Cám Chim Cảnh Dinh Dưỡng

  • Home
  • Cám Chim Cảnh Dinh Dưỡng

Cám Chim Cảnh Dinh Dưỡng Cám dinh dưỡng kích lửa

16/04/2022
Nuôi chim vành khuyên số lượng lớn - test líu - test cám - lọc chim ưng ý theo sở thích❤️❤️❤️Đây là hình thức nuôi chim ...
15/04/2022

Nuôi chim vành khuyên số lượng lớn - test líu - test cám - lọc chim ưng ý theo sở thích
❤️❤️❤️
Đây là hình thức nuôi chim khuyên theo đàn, hay còn gọi là nuôi khuyên công nghiệp. Với hình thức này, có thể test được nhiều loại cám, test được nhiều chim khuyên, để chọn ra được những con khuyên ưng ý. Có thể cho tặng, giao lưu, kỉ niệm anh em, người thân.
👍👍👍
Hình thức này luôn bắt đầu từ những con chim mộc. Tuyển chọn mộc, dưỡng mộc, test mộc líu, thay lông và quyết định có nuôi hay không. Để nuôi chim với hình thức này thì anh em cần 1 số loại lồng cơ bản sau:
+ Lồng sắt nuôi tập trung để nuôi chim mộc
+ Lồng phóng khuyên để dưỡng cốt tập lực
+ Lồng tách riêng từng con để test líu
+ Lồng tập trung thay lông cho chim đã lọc ưng ý
+ Lồng đơn nuôi khuyên cố định.
👍👍👍
Đối với hình thức nuôi khuyên công nghiệp thì nuôi dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Cám mộc, cám dưỡng được dùng chủ yếu lên đến 90% và 10% còn lại là hoa quả mồi tươi và cám líu. Lý do:
+ Cám mộc thì dành cho chim mộc, để vào cám, tập cho chim ăn cám
+ Cám dưỡng để nuôi lông, dưỡng cốt dưỡng lực, lấy lại mầu sắc cho chim, khoẻ chim.
+ Hoa quả mồi tươi bổ sung cho chim có chất
+ Cám líu thì có tác dụng hỗ trợ test líu và hỗ trợ lên lửa cho chim líu bền
👍👍👍
💕Tuyển chọn: chim mộc được tuyển chọn về từ 2 nguồn chính đó là bẫy và chọc mộc. Thông thường thì anh em sẽ bắt những con trống, mau mỏ, đầy đủ lông cánh, bóng bộ tuỳ vào sở thích của từng người. Tất cả những con chim này mang về được thả tập trung vào 1 lồng sắt, gọi là lồng nuôi mộc. Lồng nuôi mộc được bịt nóc, để máng nước, máng ăn, bố trí cầu đứng phù hợp tránh tật lỗi. Sau khi đã có lồng mộc hợp lý thì sẽ nuôi tầm 10 đến 20 chim mộc, hoặc có thể hơn. Với số lượng chim nhiều như vậy thì cám cho ăn sẽ là cám gà, cám trứng, cho ăn kèm hoa quả mồi tươi đủ loại, tắm nước phơi nắng cho bọn chim mộc hàng ngày. Đối với lồng nuôi mộc tập trung thì nên dùng loại lồng to, để khay nước cho chim tự tắm, hoặc anh em nếu có điều kiện thì nuôi kiểu avi kết hợp với tiểu cảnh để làm đẹp cho không gian sống của chính nhà mình. Như vậy anh em đã có những con chim mộc biết ăn cám, quen sinh hoạt trong lồng tập trung, biết ăn các loại hoa quả và các loại mồi tươi.
+ Nuôi bằng cám gà cám trứng vì : lợi ích về kinh tế, đủ chất cho chim mộc hấp thụ, tránh tình trạng phân nát vỡ hoạ, sau này tách riêng thì dùng dc nhiều loại cám. Trong quá trình nuôi bằng cám gà cám trứng có thể bị bạc lông nhưng không lo vì sau này tách riêng sẽ cho ăn cám dưỡng để lại lại sắc tố lông
+ Chim khuyên là chim đi đàn: nên chúng sẽ học nết ăn uống sinh hoạt lẫn nhau
+ Nuôi chim lồng avi nên lưu tâm chuột bọ, hướng gió
💕💕💕
Sau khi đã có những con chim mộc ăn cám cứng trong lồng avi, thì lúc này anh em sẽ chọn những con lông đẹp nhất, mau mỏ nhất, khoẻ mạnh nhất ra lồng phóng khuyên để dưỡng cốt tập lực. Số còn lại vẫn nuôi trong lồng mộc tập trung.
+ Ở giai đoạn này, anh em có thể bắt 3 đến 5 con để thả lồng lực. Lồng lực cũng nên được bố trí khoa học về cầu cóng, bịt nóc tránh tật lỗi. Cám cho chim ăn ở giai đoạn này là cám dưỡng. Anh em thoải mái dùng cám dưỡng của bất cứ hãng nào. Nhưng khi đã dùng ổn định 1 loại cám dưỡng thì ko nên đổi sang cám dưỡng loại khác. Nuôi chim kị nhất là đổi cám. Anh em muốn test cám thì lại lọc chim trong lồng mộc tập trung để test vì lồng tập trung đang ăn cám gà cám trứng nên sau khi tách, ra lồng thì muốn cho ăn cám dưỡng gì cũng được.
+ Chăm chim ở giai đoạn này thì cám chăm chủ yếu là cám dưỡng, hoa quả đủ loại, mồi tươi đủ loại, tắm nước phơi nắng vệ sinh lồng nuôi hàng ngày
+ Như thế là anh em có 3 đến 5 con chim mộc ăn tốt cám dưỡng. Cám dưỡng lúc này sẽ có tác dụng dưỡng cốt dưỡng lực và lấy lại mầu sắc nếu chim bị mất mầu lông.
+ Sau khi chim ăn tốt cám dưỡng, khoẻ mạnh, thì anh em lại tách những con khoẻ mạnh nhất là lồng tách đơn. Có nghĩa là 1 con chim 1 lồng. Lồng này cũng nên bố trí cầu cóng hợp lý và bịt nóc tránh tật lỗi. Chim được tách ra nên nuôi bằng cám dưỡng, ăn kèm mồi tươi hoa quả đủ loại, tắm nước phơi nắng hàng ngày và tập cho chim thói quen sống độc lập. Vì đã qua 1 thời gian nuôi theo đàn, nên sau khi con chim được tách độc lập, nó sẽ biết ăn cám, hoa quả, mồi tươi. Sáng và chiều tối cho ăn 100% cám dưỡng, trưa chiều tắm cho chim và cho chim ăn kèm hoa quả mồi tươi, đến chiều tối bỏ hết, chỉ để cho chim ăn cám.
+ Đều tay chăm dưỡng đến khi con chim mộc ăn cám dưỡng phân khuôn, họng đen, mắt lồi, hót chuyện nhiều , kêu gắt thì lúc này ta mới pha thêm 30 đến 50% cám líu để hỗ trợ chim líu. Vì chim được dưỡng cốt tốt, nên khi thêm cám líu và treo thoáng chim sẽ bật líu.
+ Ổn định tỉ lệ % cám dưỡng và líu đến khi chim líu trơn mỏ. % cám líu được tăng lên căn cứ vào sức chịu cám của chim mộc. Với chim mộc thì tỉ lệ % cám dưỡng và cám líu 50/50 là đẹp. Kết hợp quy trình nuôi dưỡng, anh em sẽ có 1 chú chim khoẻ mạnh, líu bằng lực.
+ Sau khi chim mộc líu, anh em sẽ biết được giọng líu của con chim mộc đó, thỉnh thoảng xách chim mộc líu đi chơi để test thái độ líu.
+ Lúc này, căn cứ vào giọng líu, thái độ líu, ta sẽ quyết định có giữ lại nuôi hay không hoặc là sẽ cho tặng giao lưu với anh em
👍👍👍
Đối với các chim mộc khác thì ta sẽ nuôi tương tự như quy trình trên. Dần dần sẽ lọc hết được giọng líu và thái độ líu của các con chim mộc. Sau khi đã có những con chim mộc ưng ý và quyết định nuôi, thì đến giai đoạn chim mộc thay lông. Lúc này, ta sẽ cho những con chim mộc ưng ý đó vào 1 lồng để thay lông tập trung. Trút lông tự nhiên và lên lông do người nuôi dưỡng. Chế độ chim thay lông gồm có: cám dưỡng, hoa quả mát chứa nhiều nước, dế, để khay nước tắm tập trung và phơi nắng hàng ngày. Tạm gọi đây là lồng tập trung chim chọn lọc ( avi thửa )
+ Trong avi thửa sẽ có những con xong lông sớm và có những con xong lông muộn. Anh em nên có 1 cái avi thửa rộng rãi cho chim sinh hoạt, bay nhảy thoải mái 1 chút, khay nước đủ lớn chim tự tắm. Quá trình xong lông sẽ diễn ra trong 1 thời gian tương đối lâu. Tranh thủ lúc này anh em test những con chim trong avi mộc
+ Sau khi chim trong avi thửa xong lông, anh em lại tách những con chim khoẻ mạnh mau mỏ nhất ra lồng đơn.
+ Sau khi chim xong lông, anh em cố dưỡng cho con chim đạt lửa tự nhiên, líu bằng cám dưỡng, để con chim luôn đẹp lông và sau này líu bền. Con chim bật líu bằng cám dưỡng rồi thì anh em mới pha thêm cám líu. Chơi như vậy chim mới líu bền được, và tỉ lệ tăng % cám líu cũng dựa theo sức chịu đựng của con chim.
+ Sau khi chim đã líu trơn mỏ, anh em sẽ xách đi chơi để test nốt lần cuối cùng trước khi quyết định nuôi lâu dài
+ Con chim được nuôi lâu dài là con chim anh em đã test ưng ý về giọng líu và thái độ líu. Những con chim đó được gọi là chim 1 vụ ( thay 1 vụ lông ). Anh em cứ chơi cho đến khi con chim thay lông lần thứ 2 trong lồng. Giai đoạn này nên cho chim độc lập, 1 mình 1 lồng. Ổn định cám bã. Không thay đổi cám đảo cám. Và theo quy trình dưỡng đến khi chim xong lông.
+ Đối với những con chim thửa, việc ổn định cám là rất quan trọng. Anh em phải nuôi theo tiêu chí đó là nhất lực nhì tài. Vì mình biết con chim đó rất rõ về giọng líu và thái độ líu rồi nên cứ phải nuôi cho chim thật khoẻ và phải đạt được lửa tự nhiên, tức là phải líu trơn mỏ bằng cám dưỡng. Phải kiên trì, dưỡng cho thật sâu, nuôi con chim thật khoẻ, đừng lạm dụng cám líu mà chỉ dùng cám líu để hỗ trợ chim líu bền qua các lần chim lên lửa tự nhiên.
👍👍👍
Tất cả giai đoạn và quá trình nên mang tính chất luân phiên. Anh em lúc nào cũng sẽ có chim líu để chơi, giao lưu, kỉ niệm,
+ Tuyển mộc: nhất thanh nhì tướng
+ Nuôi dưỡng: nhất lực nhì tài
❤️❤️❤️❤️❤️
Chúc anh em có những chú chim ưng ý.

CÁC BƯỚC THUẦN HÓA CHIM HỌA MI- Để thuần hóa chim hoa mi, trước hết chúng ta bắt đầu thuần hóa chim mộc. Những người buô...
15/04/2022

CÁC BƯỚC THUẦN HÓA CHIM HỌA MI
- Để thuần hóa chim hoa mi, trước hết chúng ta bắt đầu thuần hóa chim mộc. Những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của nó nữa.trước hết chúng ta bắt đầu thuần hóa chim mộc. Những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ătrước hết chúng ta bắt đầu thuần hóa chim mộc. Những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ătrước hết chúng ta bắt đầu thuần hóa chim mộc. Những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũi”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũi là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen “đứng cầu”, ăn cám. Tất nhiên thời gian đầu, người chủ còn cho chim ă
- Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát và nhận biết được giá trị của từng con. Họ đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Thông thường, chúng ta mua chim khi chim ở giai đoạn này. Không biết dùng từ nào cho chính xác nhưng có lẽ ta tạm gọi những chú chim như vậy là “chim tạm”.
- Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn rách đầu chảy máu như thường nhưng bù lại chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Nhiều khi để theo dõi chim, tôi phải nấp sau những bức tường lắng nghe xem hôm nay chim của mình có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều. Bạn nên có một con chim mái tương đối thuần để “ốp” chim đực làm cho chim đực bớt hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách “ốp đực” không có gì là phức tạp cả. Bạn treo chim mái ở cạnh chim đực, mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái của bạn thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Tôi thật may mắn khi đang sở hữu một con chim mái thuộc loại “đỉnh”. Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là nó vẫy vẫy hai đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muốn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng “xốn xang” đáp lại tình cảm của cô nàng, quên cả hoảng sợ.
- Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng vì vậy bạn không nên để những con chim đực “tạm” ở gần những con chim “thuần”. Nếu như bạn nuôi khướu, việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những “lãnh địa” riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ “phá đám”; họa mi đực thuần sẽ có hành động “dằn mặt” con chim mới khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần mở mỏ định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy chú chim mới mang về còn lâu mới dám thể hiện giọng ca của mình. Kinh nghiệm rút ra là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.
- Có thể nói chăm sóc chim “tạm” là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ “mộc”, người chủ chỉ việc tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng cũi thì ở giai đoạn “chim tạm” bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Bạn nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mỗi giờ trong ngày, chẳng hạn sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định… để tạo cho chim có những “phản xạ có điều kiện” phù hợp với cuộc sống trong lồng.
- Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, do chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải chấp nhận một thực tế là không thể ngày nào cũng “sờ mó” vào lồng chim được. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Tất nhiên lồng chim của bạn lúc này rất “nặng mùi” và không còn cách nào khác là phải “sống chung” với thứ mùi mới mẻ này. Giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình để “không ai đụng cham đến ai cả”.
- Cùng với thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người hơn, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… Và, như tôi đã trình bày ở phần trên, nếu có thể, hãy luôn cho chim đực được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực, khi nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình và thể hiện những “tuyệt chiêu” mà có khi bạn cũng không ngờ tới.
- Khi con chim mới về nhà bạn, trừ khi bạn mua “chim thuộc”, không bao giờ bạn có ngay một chú chim ưng ý cả. Hoặc là không hót, hoặc là lông cánh rách, hoặc là nát mặt chảy máu… hoặc là tất cả những điều đó. Nhưng bạn yên tâm, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim của bạn không sớm thì muộn cũng sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Tôi còn nhớ khi mới mang chim về, mỗi lần cho chim tắm tôi xót hết cả ruột khi nhìn chú chim bay nhảy loạn xạ, rách đầu rách mặt… Nhưng đó là thực tế mà mỗi người chúng ta phải chấp nhận khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.
Lưu ý:
- Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào cũng phải dịu dàng, nhẹ nhàng và âu yếm chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng như thế nào tới mức độ thuần của chim nhưng tôi dám chắc rằng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.
- Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thường, bạn vẫn nên cho chim đực “ốp mái” để kích thích “nam tính” trong chúng. Cũng giống như con người, tôi nghĩ rằng sự hưng phấn trong “tình yêu” có thể giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải truốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình. Như thế, người nuôi chim chúng ta chỉ có lợi mà thôi.
- Tóm lại việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy hạnh phúc vô cùng.
- Sẽ đến một lúc nào đó, khi bạn mở áo lồng chim, cho chim ăn hay tắm cho chim… bạn sẽ thấy chú chim không còn bay nhảy lộn xộn nữa mà chỉ nhảy vài cái lấy lệ. Trông thấy bạn nó không còn sự hoảng sợ nữa mà như nhìn thấy người quen. Vào mỗi buổi bình minh, bạn treo chim ra ngoài đón những tia nắng ban mai dịu nhẹ, âm áp, chú chim của bạn bình tĩnh mở mỏ cất tiếng hót đón chào ngày mới… Khi ấy, có thể nói bạn đã thành công trong việc thuần hóa chim họa mi rồi.
- Bằng kinh nghiệm và những phương pháp của mình, tôi thấy thông thường phải mất từ 4 đến 6 tháng để có một chú chim họa mi tương đối thuần, trường hợp cá biệt cũng có những con lên đến một năm hoặc hơn. Ngoài những kinh nghiệm mà tôi đã trình bày ở trên, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thuần hóa họa mi là cách chọn chim của bạn như thế nào nữa. Và đấy là một chủ đề mà tôi rất muốn trao đổi với các bạn trong những ngày sắp tới. Tôi cũng xin thừa nhận rằng, từ trước tới giờ chỉ toàn nuôi mi hót nên không có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi mi chọi. Vậy bạn nào có kinh nghiệm hay xin góp ý để học hỏi nhé.

CHIM KHƯỚU THƯỜNG GẶP CÁC BỆNH GÌ ? CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO? Chim khướu đang là một trong những loài chim đang n...
15/04/2022

CHIM KHƯỚU THƯỜNG GẶP CÁC BỆNH GÌ ? CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
Chim khướu đang là một trong những loài chim đang nhận được sự yêu thích của những người chơi chim. Tuy nhiên chim khướu lại rất dễ mắc bệnh. Nhưng bạn không cần lo lắng, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu một số bệnh của chim khướu để tìm cách phòng tránh cũng như là cách chữa trị.
Vào mùa xuân là thời điểm chim khướu rất hay dễ mắc bệnh. Nên bạn cần chăm sóc và quan sát chim kỹ hơn vào mùa này. Chim khướu không có quá nhiều bệnh và cách chữa trị không phải là quá khó. Sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn cách chăm sóc và chữa trị khi chim bị bệnh nhé.
1. Dấu hiệu bệnh ghẻ chân chim Khướu
Khi mắc bệnh ghẻ ở chân thì chim khướu sẽ bị ngứa ngáy ở chân, đứng ngồi không yên và dùng mỏ mổ vào chân liên tục. Nếu không chữa trị cho chim kịp thời thì nó sẽ để lại một số hậu quả như chim càng ngày càng bị lở loét làm cho chim đau đớn, sưng tấy làm cho chim không thể đứng được.
Nguyên nhân bệnh ghẻ chân chim Khướu
Một trong những nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở chân cho chim khướu đó chính là bạn không tắm nước thường xuyên cho chim. Chim không được vệ sinh sạch sẽ nên ký sinh trùng sẽ bám vào làm ổ và gây bệnh cho chim.
Hay bạn không vệ sinh sạch sẽ chỗ ở cho chim. Lồng của chim bạn nên vệ sinh mỗi ngày để đảm bảo môi trường sống tốt cho chúng. Loại bệnh này do vi rút Chorioptes tấn công, để ngăn chặn sự tấn công của vi rút thì bạn hãy nhớ vệ sinh lồng cũng như tắm nước cho chim thường xuyên nhé.
Cách chữa trị bệnh ghẻ chân chim Khướu
Để chữa bệnh ghẻ ở chân cho chim khướu không hề khó. Đầu tiên là bạn hãy vệ sinh sạch sẽ cho lồng của chim sau đó phơi nắng, có thể thay một chiếc lồng mới cho chim khướu nếu lồng của nó đã quá cũ.
Tiếp đến là đến công đoạn ngâm nước muối cho chim. Nước muối sẽ giúp chim sát khuẩn cũng như làm mềm những nốt sần trên chân chim để bạn có thể dễ gỡ. Công việc cuối cùng là bôi thuốc cho chim. Bạn có thể bôi thuốc xanh hay xịt Frontline để thay thế. Công việc này bạn sẽ làm hàng ngày thì chẳng mấy chốc chim sẽ khỏi bệnh.
2.Chim Khướu bị khàn tiếng
Bệnh khàn tiếng là một trong những bệnh thường gặp ở chim Khướu. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Dấu hiệu chim Khướu bị khàn tiếng
Dấu hiệu để nhận biết bệnh khàn tiếng của chim khá dễ. Khi bạn thấy chim ít hót chim hay khi chim rảy mỏ thì sẽ có văng nhớt ra ngoài. Bên cạnh đó chim còn có một số triệu chứng khác nhu chim ít di chuyển, dáng lù rù, chim còn bị sổ mũi và lông của chúng lại xù lên. Đây là những dấu hiệu rõ nhất để phát hiện bệnh.
Nguyên nhân chim Khướu bị khàn tiếng
Đối với bệnh khàn tiếng của chim thì nguyên nhân chính là do chim bị cảm gió. Khi bạn treo lồng của chim ở những nơi có gió lùa, gió lạnh thì chim sẽ rất dễ mắc bệnh khàn tiếng. Bên cạnh đó có thể là do thức ăn của chúng. Nếu thức ăn của chim khướu có quá nhiều dầu thì chim cũng sẽ rất dễ mắc bệnh này.
Cách chữa trị chim Khướu bị khàn tiếng
Bạn có thể cho chim uống nước chanh pha đường thì chỉ khoảng 1 tuần chim sẽ khỏi bệnh ngay. Hoặc bạn cũng thể cho chim dùng thuốc để chữa bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc đặc trị bệnh khàn tiếng dành riêng cho chim khướu, và khi sử dụng thuốc thì bạn nên xin sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Bên cạnh đó bạn nên trùm áo lồng cho chim cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó reo lồng cho chim ở nơi tránh gió, thoáng. Khi chim bị bệnh thì nếu bạn cho chim ăn mồi tươi như cào cào, châu chấu, sâu tươi phải cẩn thận vì chim ăn rất dễ bị sặc. Hay chữa bệnh cho chim vào những ngày đầu, vì để bệnh nặng chim rất dễ chết.
3. Bệnh tiêu chảy ở chim Khướu
Cũng giống như những loài chim cảnh khác, chim Khướu rất hay mắc chứng tiêu chảy. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không được chữa kịp thời có thể dẫn đến chết chim. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh và cách phòng trị nhé!
Dấu hiệu chim Khướu bị tiêu chảy
Khá giống với một số loài chim khác khướu cũng rất dễ bị bệnh tiêu chảy. Khi mắc bệnh sức khỏe của chim bị ảnh hưởng rất lớn nên chúng thường rất ít hót. Chim hay ủ rũ, trông có vẻ rất mệt mỏi ít di chuyển. Chim cũng sẽ bỏ ăn, hay chướng bụng lên và phân chim thường là lỏng, có dạng nước.
Nguyên nhân chim Khướu bị tiêu chảy
Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy cho chim khướu đó chính do thức ăn. Có thể là do thức ăn kém chất lượng, thức ăn bị ẩm mốc, ôi thiu hoặc khi bạn đột ngột thay đổi chức ăn mới cho chim. Hay có thể là do lồng của chim, lồng chim không sạch sẽ chim cũng sẽ dễ mắc bệnh này.
Cách chữa trị chim Khướu bị tiêu chảy
Bạn có thể chữa bệnh cho chim bằng cách cho chim uống nước trà hoặc nước chè xanh. Lúc đầu bạn có thể cho chim uống nước đặc rồi sau đó loãng dần đến khi lành. Khi chim đã lành thì bạn không nên đột ngột đổi lại cho chim uống nước lọc ngay mà hãy pha nước chè loãng với nước lọc cho chim uống khoảng 5 ngày.
Đối với thức ăn của chim nếu thức ăn bị ôi thiu hay ẩm mốc, kém chất lượng thì tốt nhất bạn nên bỏ đi. Để chim kịp từ từ thích nghi thì thức ăn mới bạn nên đổi từ từ. Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh lồng và cóng ăn, uống của chim.Bạn cũng nên bổ sung thức ăn tươi cho chim thay vì chỉ cho chim ăn mỗi cám.
4. Bệnh trúng gió ở chim Khướu
Chim Khướu rất dễ bị trúng gió nếu thời tiết thay đổi đột ngột. Hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh này nhé!
Dấu hiệu chim Khướu bị trúng gió
Bệnh trúng gió hay còn gọi là cảm mạo của chim có dấu hiệu giống với một số bệnh khác của chim khướu nên khó để phân biệt. Tuy nhiên bệnh của chim khướu lại rất dễ để chữa trị và chỉ cần bạn thay đổi một số thói quen hằng ngày cho chim là được.
Nguyên nhân chim Khướu bị trúng gió
Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại thì chim sẽ rất dễ bị bệnh. Hay bạn treo lồng của chim ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh làm cho chim không thích nghi được. Hay bạn tắm nắng cho chim quá lâu hay bạn treo lồng của chim nơi có gió lùa sau khi tắm nước, việc này sẽ làm cho chim bị sốc nhiệt.
Cách điều trị bệnh trúng gió
Bạn chỉ cần giữ ấm cho chim thì bệnh này sẽ khỏi. Bạn hãy lấy áo lồng trùm kín lồng của chim lại, tốt nhất là trùm cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó bạn treo lồng của chim ở nơi ấm áp, không có gió lùa. Nhỏ 1-2 giọt dầu gió vào lồng. Như vậy sau vài ngày chim sẽ khỏe bình thường.
5. Bệnh ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trên hầu hết các loài vật nuôi và chim Khướu cũng không phải ngoại lệ. Đối với loại bệnh này, cách chữa trị cũng rất đơn giản. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Dấu hiệu bệnh ký sinh trùng
Khi bạn thấy chim hay dùng mỏ để rỉa vào lông nhiều lần trong ngày thì có thể chim đã bị rận, mạt tấn công. Khi bị rận mạt ký sinh trong lông chim cũng sẽ hay bị xù lên và nhấm nhá tưa ra. Bên cạnh đó thì chim cũng sẽ ốm yếu hơn, xấu xí hơn.
Nếu lâu ngày bạn không cho chim tắm nắng hay tắm nước thì chim cũng sẽ bị bệnh rận mạt. Hay khi bạn cho để lồng chim cạnh chuồng gà, ổ gà hay bồ câu thì chim khướu cũng rất dễ lây từ những con vật này. Hoặc khi bạn đưa chim đi tập dượt thì nó cũng có thể lây rận mạt của các loài chim khác.
Nguyên nhân của bệnh
Do rận mạt ký sinh dưới lông và cắn chim hút máu. Rận mạt chính là một trong những kẻ thù số một của chim khướu nên ta cần loại trừ nó cho chim khướu.
Cách chữa trị bệnh ký sinh trùng
Cách chữa trị rận mạt cho chim khướu rất đơn giản. Bạn có thể pha nước muối rồi cho chim tắm. Hoặc bạn có thể dùng thuốc Frontline xịt trực tiếp vào gốc lông của thân và cánh chim. Khi sử dụng thuốc này cho chim thì bạn nên cẩn thận để thuốc không xịt vào mắt của chim khướu.
Đối với tắm nước muối cho chim thì bạn nên tắm nhiều lần cho chim để nó khỏi hẳn. còn với việc xịt thuốc thì bạn có thể sử dụng một lần là sau đó chim sẽ khỏi hẳn.
6. Chim Khướu thay lông thất thường
Dấu hiệu của bệnh
Thay lông là một chuyện rất bình thường của chim khướu hay bất kể các loài chim khác. Tuy nhiên thay lồng quá nhiều lại là một vấn đề đáng lo ngại của chim khướu. Đây cũng là một loại bệnh thường gặp của chim khướu. Chim thay lông liên tục và không đều thì chắc chắn chim đã bị bệnh thay lông thất thường.
Nguyên nhân chim Khướu thay lông thất thường
Do môi trường sống bị ô nhiễm hoặc thức ăn kém dinh dưỡng cũng sẽ gây ra bệnh này cho chim. Vậy nên bạn phải chú ý đến môi trường và thức ăn của chim.
Cách chữa trị bệnh
Khi chim bị bệnh thay lông thất thường thì bạn nên bổ sung thức ăn tươi cho chim và hạn chế cho chim ăn cám. Bên cạnh đó bạn cũng nên vệ sinh cho lồng sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Thời gian bị bệnh này sức đề kháng của chim rất yếu nên nó cũng dễ bị mắc một số bệnh khác.
Bạn hãy để chim sống ở một nơi yên tĩnh, tránh người và vật xung quanh phá hoại. Khoảng 1 đến 3 tháng cho chim sống yên tĩnh và bổ sung chất dinh dưỡng cho chim thì chim sẽ khỏe mạnh lên. Mỗi ngày bạn nên bổ sung cào cào, châu chấu, sâu tươi và trứng kiến cho chim.
7. Bệnh viêm tuyến nhờn ở chim Khướu
Dấu hiệu bệnh
Khi mắc bệnh viêm tuyến nhờn thì chim sẽ có các dấu hiệu như mệt mỏi, lông tả tơi. Chim cũng sẽ biếng ăn hơn bình thường, bên cạnh đó chim cũng sẽ sưng mủ tuyến nhờn.
Nguyên nhân mắc bệnh
Tuyến nhờn của lông sẽ làm cho chim trở nên mượt lông hơn. Nhưng khi chim bị cảm nắng, cảm lạnh hay bị thương làm nhiễm trùng tuyến nhờn thì rất dễ để chim mắc bệnh này.
Cách chữa trị bệnh
Để chữa trị bệnh bệnh tuyến nhờ cho chim thì có rất nhiều cách để chữa trị. bạn có thể chữa bệnh cho chim bằng một trong những cách mà tôi sẽ gợi ý sau đây.
Bạn có thể dùng muối iốt để khử trùng cho tuyến nhờn. Hoặc bạn có thể dùng kim châm các vết mủ và nặn mủ ra cho sạch, đến khi ra máu tươi là được. Sau khi “phẫu thuật nhẹ” cho chim thì bạn hãy bôi muối iốt hoặc cồn vào vết thương của chim. Sau đó bạn hãy cho chim tắm nắng (nếu nắng quá gắt thì phải cho chim nơi râm mát).
8. Bệnh suy nhược ở chim Khướu
Dấu hiệu bệnh
Khi bị bệnh này chim thường có vẻ buồn chán, ít hót, không bay nhảy và rất biếng ăn. Bệnh này có thể ngừa được bằng cách cho chim ăn thức ăn bổ dưỡng, thực hiện chế độ sống phù hợp cho chim như tắm nắng hàng ngày và cho chim đi ngủ sớm.
Nguyên nhân của bệnh
Bệnh suy nhược của khướu có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh. Như không tắm nắng thường xuyên cho chim, thức ăn thiếu chất dinh dưỡng,…
Cách chữa trị bệnh
Bạn có thể dùng sữa tươi để chữa bệnh suy nhược cho chim khướu. Bạn hãy lấy sữa cho chim uống thay nước trong một khoảng thời gian thì chim sẽ khỏi. Tuy nhiên sữa có một nhược điểm là sẽ gây tiêu chảy cho chim (có con bị con không). Nếu chim bị tiêu chảy thì ngưng uống 1 vài ngày rồi lại cho uống tiếp.
Trên đây tôi đã chia sẻ cho bạn một số bệnh hay gặp ở chim khướu. Với những gì tôi chia sẻ mong bạn sẽ chăm sóc tốt cho chú chim khướu của mình khỏe mạnh. Chúc bạn thành công.

Thông thường chim sẽ đạt đỉnh lửa trước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai thá...
15/04/2022

Thông thường chim sẽ đạt đỉnh lửa trước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai tháng hay một vài tuần trước thay lông, tùy mỗi con và mỗi người nuôi. Khi chim đạt đỉnh lửa sẽ rất căng lửa nhưng chim căng lửa chưa chắc đã là đỉnh lửa. Đỉnh lửa là điểm lửa sung mãn nhất trong chu kì của chim khi lông đã già, vì thức ăn đưa vào không (ít)dồn vào việc nuôi lông mà dồn vào giọng hót, tiếng ché. Đỉnh lửa mang tính chu kì. Có thể chú chim đó không hay, nhưng khi đã đạt đỉnh lửa- đó là khoảng thời gian hay nhất của nó.trước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai tháng hay một vài tuần trước thay lông, tùy mỗi con và mỗi người nuôi. Khi chim đạt đỉnh lửa sẽ rất căng lửa nhưng chim căng lửa chưa chắc đã là đỉnh lửa. Đỉnh lửa là điểm lửa sung mãn nhất trong chu kì của chim khi lông đã già, vì thức ăn đưa vào không (ít)dồn vào việc nuôi lông mà dồn vào giọng hót, tiếng ché. Đỉnh lửa mang tính chu kì. Có thể chú chim đó khôtrước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai tháng hay một vài tuần trước thay lông, tùy mỗi con và mỗi người nuôi. Khi chim đạt đỉnh lửa sẽ rất căng lửa nhưng chim căng lửa chưa chắc đã là đỉnh lửa. Đỉnh lửa là điểm lửa sung mãn nhất trong chu kì của chim khi lông đã già, vì thức ăn đưa vào không (ít)dồn vào việc nuôi lông mà dồn vào giọng hót, tiếng ché. Đỉnh lửa mang tính chu kì. Có thể chú chim đó khôtrước khi nó bước vào giai đoạn thay lông, khoảng thời gian này có thể là một, hai tháng hay một vài tuần trước thay lông, tùy mỗi con và mỗi người nuôi. Khi chim đạt đỉnh lửa sẽ rất căng lửa nhưng chim căng lửa chưa chắc đã là đỉnh lửa. Đỉnh lửa là điểm lửa sung mãn nhất trong chu kì của chim khi lông đã già, vì thức ăn đưa vào không (ít)dồn vào việc nuôi lông mà dồn vào giọng hót, tiếng ché. Đỉnh lửa mang tính chu kì. Có thể chú chim đó khô
Xả lửa. Khi chim căng lửa hay đã ở đỉnh lửa, cần phải xả lửa. Không nên xả lửa ở nhà. Một chú chim hay trước mắt càng nhiều người thì nó càng hay vì nhiều người muốn được sở hữu. Đẩy giá chú chim lên cao.
Chim luôn trải qua các thời kì lửa của nó, nó không ổn định, lúc yếu lúc căng. Cuộc sống cũng có lúc thăng lúc trầm. Thất bại hay thành công chỉ là bắt đầu hay kết thúc một thời kì nào đó mà thôi.
Thắng không kiêu, bại không nản.
Việc giữ lửa ổn định cho chim vô tình rèn cho chủ nhân tính kiên nhẫn- Đức tính quý để làm nên thành công và để bình thản đón nhận cả thất bại.
Chúc các AE luôn giữ lửa ổn định cho chim.

Nhà nuôi chim lên em bán luôn cám chim cho các bác - Là 1 người yêu thích chim cảnh từ nhỏ lên em cũng hiểu phải chăm só...
15/04/2022

Nhà nuôi chim lên em bán luôn cám chim cho các bác
- Là 1 người yêu thích chim cảnh từ nhỏ lên em cũng hiểu phải chăm sóc sao cho hiệu quả ...
Nâng niu từng chút một , Lên em đã cho ra đời Cám Chim Dinh Dưỡng Kích Lửa - Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho chim cảnh giúp chim khỏe mạnh hơn
- Các bác ủng hộ shop nha

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cám Chim Cảnh Dinh Dưỡng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share