My Beloved Fish

  • Home
  • My Beloved Fish

My Beloved Fish Đây là blog cá nhân
(2)

25/03/2020

Bad Day 😷

21/03/2020

cá Piraiba được mệnh danh là loài cá da trơn lớn nhất Nam Mỹ, với chiều dài tối đa lên đến 3,6m (12 feet) và cân nặng có thể lên đến hơn 200kg. Miệng của con thủy quái này rộng đến hơn 40cm và có thể dễ dàng nuốt trọn một con mồi lớn. Loài cá da trơn này sử dụng màu sắc trên cơ thể để ngụy trang trong việc đi săn, với màu xanh xám ở lưng và màu trằng dưới vùng bụng. Chúng ăn mọi loại con mồi từ cá lớn đến các loài thú và có cả con người, may mắn là con người không phải thức ăn ưa thích của chúng. Số vụ người chết và mất tích liên quan đến cá da trơn Nam Mỹ được thống kê là khá thấp. Tuy nhiên, chúng vẫn là một trong những loài thủy quái nước ngọt đáng sợ nhất.
---------------------------------------------------------------
Name: Piraiba catfish (Brachyplatystoma Filamentosum)
Video Source: Mat

20/03/2020

Nhà nhà người người hạn chế ra đường, cùng nhau ở nhà ngắm cá 🤣

1. Nguồn gốc cá lau kính tại Việt Nam:- Cá Lau Kính được du nhập vào Việt Nam từ thập niên 80, sản xuất giống trong nước...
16/03/2020

1. Nguồn gốc cá lau kính tại Việt Nam:

- Cá Lau Kính được du nhập vào Việt Nam từ thập niên 80, sản xuất giống trong nước từ thập niên 90. Chúng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào VN qua đường kinh doanh cá cảnh. Cá lau kính đen có mặt sớm nhất tại Việt Nam.

- Biên độ sinh thái rộng và khả năng sống mạnh mẽ giúp cá lau kính trở thành một loài ngoại lai xâm lấn lý tưởng. Chúng đã trở thành loài xâm lấn ở Việt Nam với mật độ ngày càng dày đặc tại các kênh, rạch, ao, đìa.

- Ở nhiều nơi trên thế giới, sự phát triển đàn của cá lau kính đã trở thành vấn nạn đối với hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản, ảnh hưởng lên cấu trúc quần đàn các loài cá bản địa.

2. Giới thiệu về cá lau kính:

- Nguồn gốc: Nam Mỹ

- Danh pháp khoa học: Hypostomus Plecostomus

- Tên Tiếng Việt: Cá tỳ bà, lau kính, nô lệ

- Tên tiếng Anh: Pleco, Plecostomus

- Kích thước: có thể đạt tới 24'' - tức 70cm

- Độ pH thích hợp: từ 6.0 - 8.0

- Môi trường sống: tầng đáy

- Sinh sản: đẻ trứng, cá có khả năng sinh sản quanh năm

- Chăm sóc: dễ nuôi, nuôi cộng đồng với các loài cá khác tốt.

❌ Lưu ý: không được nuôi chung với các loài cá da trơn vì chúng mút nhớt làm các loài cá khác giảm khả năng phát triển.

- Thức ăn: cá ăn tạp từ rong tảo bám trên nền đáy hoặc chất nhầy trên bề mặt kính, dưa leo, bí đỏ, bí ngòi, cho tới ăn xác chết động vật, ăn được cả cám chuyên dùng cho cá tầng đáy.

- Khu vực phân bố: sinh sống ở những nơi nước tĩnh và cả ở các suối có nước chảy nhanh. Chúng có mặt ở các ao cạn và cả ở các hồ sâu, chủ yếu phân bố trong vùng nước ngọt nhưng có thể sống được trong vùng nước lợ ở cửa sông. Chúng có thể chịu đựng được tình trạng nước bị nhiễm bẩn cao có hàm lượng oxy hòa tan thấp và ở những vực nước tù đọng với nhiều khí sulfur hydro.

3. Tên tiếng anh của 3 loài Pleco chính tại Việt Nam:

* Lau kính đen: Suckermouth Pleco

* Lau kính vàng: Albino Chocolate Pleco

* Lau kính beo: Pleco L - 083 or L - 165

--------------------------------------------------------
Bạn có góp ý hoặc thắc mắc hãy để lại comment bên dưới để cùng nhau thảo luận ❤️

https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/
--------------------------------------------------------
Nguồn: google

♨️ CÁCH NHẬN BIẾT SAM VÀ SO ĐỂ TRÁNH NGỘ ĐỘC ĐÁNG TIẾC ♨️Sam biển và So biển ?- Sam biển (Sam lớn) còn có tên là Tachypl...
11/03/2020

♨️ CÁCH NHẬN BIẾT SAM VÀ SO ĐỂ TRÁNH NGỘ ĐỘC ĐÁNG TIẾC ♨️

Sam biển và So biển ?
- Sam biển (Sam lớn) còn có tên là Tachypleus tridentatus. Khu vực phân bố của Sam là các vùng ven biển. Môi trường sinh sống thiết yếu là các dải cát tại khu vực có thủy triều cao. Sam biển sống thành từng cặp và mỗi cặp sam làm tổ, sinh sống một vợ một chồng và sống cùng nhau cho đến hết đời.

- So biển (Sam nhỏ) còn có tên gọi là Carcinoscorpius rotundicauda. Khu vực phân bố của So biển cũng là phía ven biển, trong các lạch nước ngọt. So biển có hình hài rất giống Sam biển, nhưng kích thước nhỏ hơn và không đi theo thành từng cặp. Trong So biển có chứa độc tố tetrodotoxin gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Cách nhận biết Sam và So:
*Sam và So rất dễ bị nhầm vì chúng có vẻ bên ngoài khá tương đồng nhau. Tuy vậy, giữa chúng vẫn có một số điểm khác biệt, được thể hiện như sau:

- Môi trường sống: Đối với con Sam, môi trường sinh sống thiết yếu là các dải cát có thủy triều cao. Đối với So biển, môi trường sinh sống thiết yếu là các lạch nước ngọt.

- Đuôi: Cách dễ dàng nhận biết nhất giữa con Sam với con So chính là ở phần đuôi.

+ Đuôi Sam có tiết diện hình tam giác, với 3 cạnh kéo dài đến tận cuối phần đuôi. Ở đỉnh tam giác có g*i nhọn giống như lưỡi cưa.

+ Đuôi So thì ngược lại, có tiết diện hình tròn hoặc hình bầu dục và không có g*i nhọn như Sam biển.

- Kích thước: Sam thường có kích thước lớn So biển, chiều dài của Sam là 17 - 34 cm, cân nặng có thể đạt 3,8 kg. Trong khi So nhỏ hơn, chiều dài thân chỉ từ 20 - 25cm, cân nặng thường dưới 1 kg.

- Di chuyển: Sam thường đi theo cặp, con đực thường bám trên lưng con cái. Trong khi So biển thì di chuyển đơn lẻ. Tuy nhiên, vào mùa sinh sản con So biển cũng đi theo cặp với nhau, nên cần chú ý kỹ.

Độc tố trong con So biển gây chết người❗️❗️❗️

- Trong So biển có chứa độc tố Tetrodotoxin rất nguy hiểm. Độc tố này tập trung chủ yếu trong buồng trứng của con so. Độc tố sinh ra càng nhiều trong mùa so sinh sản. Độc tố từ buồng trứng này có thể lan sang các bộ phận khác. Độc tố hấp thu vào cơ thể một cách rất nhanh, từ sau 30 phút đến 2 giờ bạn sẽ có những triệu chứng ngộ độc và có thể tử vong nếu bệnh nhân không được đưa đến bệnh viện kịp thời.

- Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho chứng ngộ độc từ Tetrodotoxin. Mặc khác, chất độc Tetrodotoxin sẽ không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao, do đó khi nấu chín, con So vẫn còn chất độc trong cơ thể.

Triệu chứng ngộ độc So biển: ☣️☣️☣️

- Khi ăn phải So biển, từ 30 phút đến 2 giờ sẽ có những dấu hiệu như: tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng.

- Trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ, toàn thân biểu hiện mệt, khó thở, hạ huyết áp...là bạn đã ngộ độc. Khi phát hiện cần chủ động nôn hết thức ăn và nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế.

Xử lý tình trạng ngộ độc so biển: 😨🤢🤮

- Nếu bạn phát hiện có dấu hiệu sớm khi nạn nhân còn tỉnh táo: cần chủ động gây nôn, tống hết thức ăn ra ngoài, nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện để cấp cứu.

- Trong quá trình điều trị, các nhân viên y tế sẽ có các nghiệp vụ để chống rối loạn tim mạch, hô hấp, thần kinh và tiết niệu bằng dịch truyền. Cấp thuốc điều trị các triệu chứng về hô hấp, thở oxy, thở máy nếu nạn nhân suy hô hấp, máy tạo nhịp, lợi tiểu, lọc thận tùy theo biểu hiện của bệnh.

* Không áp dụng bất cứ cách xử lý độc chưa có sự xác nhận của y tế *

Nguồn: thông tin từ internet

CÁ RỒNG - BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ THỊNH VƯỢNG TRONG VĂN HOÁ NGƯỜI HOA Cá rồng (龍魚) nằm trong họ cá xương nước ngọt. Theo các c...
07/03/2020

CÁ RỒNG - BIỂU TƯỢNG CỦA SỰ THỊNH VƯỢNG TRONG VĂN HOÁ NGƯỜI HOA

Cá rồng (龍魚) nằm trong họ cá xương nước ngọt. Theo các công bố khoa học, họ cá rồng là một họ cá nguyên thủy, chúng đã được ghi nhận từ thời hạ Đệ Tam, được đặt trong bộ cá vây tia.

Hiện nay trên thế giới chỉ còn 10 loài còn tồn tại và chúng phân bố như sau: 3 loài ở Nam Mỹ, 1 loài ở châu Phi, 4 loài còn sống ở châu Á và 2 loài có mặt ở Úc.

là một trong những loài cá quý được xếp vào hạng “cá tứ linh” và được nhiều người nuôi trong nhà để đem lại may mắn. Cá rồng có mình dài, râu rộng, vảy to, hình dáng dữ dằn.

Đối với văn hóa người Hoa, từ lâu Cá Rồng đã trở thành một biểu tượng phong thủy không thể thiếu trong việc mang lại giàu sang cho chủ nhân của nó. Từ xưa, người ta tin rằng, cá rồng là hóa thân của Thần Rồng cho nên nó tượng trưng cho quyền lực và vị thế thống trị.

Người Hoa còn cho rằng cá rồng đại diện cho tài lộc, nuôi cá rồng trong nhà không những sẽ giúp cho gia chủ thêm tài lộc thịnh vượng mà còn có khả năng trấn trạch, trừ tà, giúp nhà chủ được may mắn.

Cho nên không ít gia đình người Hoa có thú nuôi cá rồng trong nhà, đặc biệt là các gia đình làm ăn . Có những con trị giá lên đến hàng tỷ đồng .
_____________________
#堤岸
Nguồn: CholonDowntown

CÁC THUẬT NGỮ VÀ TÊN GỌI CỦA CÁ RỒNG - AROWANA FISHI. 💫CÁC THUẬT NGỮ💫1. Fafulong (Âm Hán-Việt: Phúc Long): Là những con ...
04/03/2020

CÁC THUẬT NGỮ VÀ TÊN GỌI CỦA CÁ RỒNG - AROWANA FISH

I. 💫CÁC THUẬT NGỮ💫

1. Fafulong (Âm Hán-Việt: Phúc Long): Là những con cá rồng bị tật xương sống, ngay phần gáy (gần đầu) cá bị gãy khúc và nhô lên.

2. King: Là những con cá rồng bị tật xương sống, ngay phần giữa lưng cá bị gãy khúc và nhô lên khiến hình dáng cá bị gù.

3. Grand Tail: Đuôi cá phát triển to dị thường, người ta hay gọi là bộ đuôi phượng hoàng.

4. Batik (tên gọi của Myanma): Là những con cá rồng có châu vằn vện trên vảy. Loại này ở Malaysia người ta còn gọi chúng là Nami.

5. Short body (đoản thân): Là những con cá rồng bị tật xương sống khiến thân rất ngắn.

6. Body short: Ý nói đến những con cá có dáng ngắn và mình dày hơn những con bình thường. Loại này không phải là dòng cá short (đoản thân).

7. King short: Là những con cá rồng bị tật xương sống khiến thân rất ngắn lại bị gẫy khúc ngay giữa lưng. Nhìn dáng cá vừa lùn vừa gù rất độc đáo.

8. Spoon head: Những con cá có đầu hình chiếc muỗng, thông thường thuật ngữ này hay dùng cho những cá thể có phần đầu hình chữ V.

9. Bullet head: Những con cá có đầu hình viên đạn, thông thường thuật ngữ này hay dùng cho những cá thể có phần đầu hình chữ U.

10. Yi Tiao Long-YTL (Nhất Điều Long): Là những cá thể có hàng vảy thứ 6 (trên lưng) xếp chồng lên nhau thẳng tắp một đường và liền lạc.

11. Certificate: Giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc và dòng cá do tổ chức Cites quy định. Cites là viết tắt của cụm từ "Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora" là Tổ chức đảm bảo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.

12. Crossback Belly: Là cá rồng đột biến về sự phát triển viền vảy và màu sắc, ánh kim và màu sắc của những cá thể này phát triển ở cả phần bụng cá (hàng vảy 1, 2), đó là sự khác thường so với những cá thể thông thường. Và lòng vảy của dòng này luôn có màu nâu chocolate nhìn rất hấp dẫn.

13. Pom (White tank treatment/WTT): Là phương pháp chúng ta nuôi cá trong môi trường hoàn toàn trắng, đảm bảo không để ánh sáng bị phân tán ra ngoài môi trường xung quanh, kết hợp cùng đèn Led trắng (thay cho ánh sáng mặt trời) chiếu sáng 24/24 để kích thích vảy cá leo cao.

14. Tanning: Là phương pháp chúng ta tem đèn ngang bể cá, mục đích là để quang phổ của bóng đèn gây lão hoá vảy cá, giúp chúng sản sinh tế bào tạo ra màu sắc nhiều hơn, đậm hơn.

I. 🐟TÊN GỌI CÁC DÒNG CÁ🐟

1. Red Tail Golden (Âm Hán-Việt: Kim Long Hồng Vỹ): Là loài kim long có nguồn gốc ở Indonesia.

2. Highback (Âm Hán-Việt: Cao lưng): Là dòng cá được lai tạo từ các dòng cá nguyên thuỷ của Indonesia và Malaysia. Có thể chúng được phối từ 2 cá thể khác dòng và cũng có thể chúng được phối chéo để cho ra đời những dòng cá mới, mang đầy đủ nét đẹp nổi trội của các dòng cá nguyên thuỷ. Tuỳ vào con giống lai tạo mà chúng sẽ được các trại cá đặt cho những cái tên khác nhau, trong đó phổ biến nhất gồm:
2.1. Highback Golden (Âm Hán-Việt: Cao Lưng Hồng Vỹ): Là con lai giữa Red Tail Golden và Quá bối.
2.2. Premium Red Tail Gold: Là dòng lai chéo giữa Highback Golden và Quá bối.
2.3. Supreme Red Tail Gold: Là dòng lai giữa Premium Red Tail Gold và Quá bối.
2.4. Và từ các dòng lai được tuyển chọn những cá thể xuất chúng, người ta tiếp tục cho lai chéo với nhau để tạo ra các dòng cao lưng mang phẩm chất ngày càng cao hơn và đẹp hơn như Super Highback (Cao Lưng chất lượng tốt), Highback High Quality (Cao Lưng phẩm chất cao), Special Highback (Cao lưng đặc biệt)...
2.5. Highback Splendour: Là dòng lai giữa Huyết Quá Bối (con lai giữa Huyết long và Quá bối) với một con Highback phẩm chất tốt.

3. Crossback/Xback (Âm Hán-Việt: Quá Bối): Là tên gọi chung dành cho dòng kim long có ánh kim lan đến hàng vảy trên lưng. Trong giòng họ nhà rồng vàng (kim long) cũng dựa vào nền vảy mà người ta sẽ chia nó ra thành nhiều chi, mỗi một chi sẽ có 1 cái tên thể hiện màu sắc chủ đạo của nền vảy:
3.1. Blue Based Crossback/ Electric Blue Crossback/ Royal Blue Crossback/ Emerald Blue Crossback: Quá bối có nền vảy lam.
3.2. Golden Based Crossback / Pahang Gold Crossback : Quá bối nền vảy vàng.
3.3. Purple Based Crossback / Sapphie Crossback : Quá bối nền vảy lam ánh tím.
3.4. Platinum Crossback: Quá bối vảy bạch kim.
3.5. Golden Head Crossback: Quá bối đầu vàng.
3.6. Fullhelmet Crossback: Quá bối phủ kín đầu vàng (cao cấp hơn loại đầu vàng thông thường).
3.7. Crossback 24K: Quá bối có màu vàng, trong bể kính có ánh đèn vàng, nhìn cá như thỏi vàng di động.
3.8. Crossback 24K9999: Quá bối có màu vàng và ánh kim cực mạnh. Loại này cao cấp hơn Quá bối 24K.

4. Chủng loại lai giữa quá bối và huyết long cũng được chia ra nhiều loại, dựa vào đặc tính di truyền của mỗi cá thể mà chúng được phân loại ra thành những chi khác nhau:
4.1. Tong Yan: Cá thể mang gen của huyết long nhiều hơn, tuy nhiên vẫn có những nét đặc trưng của quá bối.
4.2. Red Splendour: Cá thể có các đặc điểm nổi trội của huyết long, hầu như ít thấy đặc điểm của quá bối.
4.3. Crossback Splendour/Rose Gold : Cá thể mang cả 2 đặc điểm của huyết long và quá bối.

5. Banjar Red/Armou Red
Trước đây giới chơi cá rồng thường hay gọi loại này là "huyết long loại 2". Nhưng sau này nhiều người không đồng ý với tên gọi này nên tại Việt Nam gọi cá dòng này là hồng long.

6. Super Red Arowana
Đây không phải tên của một dòng cá như nhiều người lầm tưởng. Thực tế nó là tên quốc tế để dùng cho tất cả các dòng cá mà viền vảy có màu đỏ, Việt Nam gọi chung là huyết long. Một số Certificate của huyết long Indo (ví dụ các trại 3bro, Elkindo, N1wanred...) thường có cụm từ "Super Red Arowana" in trên đó. Trong dòng họ nhà rồng đỏ (huyết long), dựa vào nền vảy mà người ta cũng sẽ chia nó ra thành nhiều chi, mỗi một chi sẽ có 1 cái tên thể hiện màu sắc chủ đạo của nền vảy như:
6.1. Blood Red: Huyết long nền vảy đỏ đậm.
6.2. Chilli Red: Huyết long nền vảy đỏ tươi.
6.3. Blue Based Red: Huyết long nền vảy lam.
6.4. Green Based Red: Huyết long nền vảy lục.
6.5. Emerald Red: Huyết long nền vảy lục lam.
6.6. Violet Fusion: Huyết long nền vảy ánh tím.

👍Đọc bài thấy hay thì chia sẻ cho A/e cùng xem nha mọi người👍
https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/
❤️Nguồn và hình ảnh: Internet, page Hugo Dương

13/02/2020

•Hujeta Gar Fish - loài cá săn mồi tầng mặt•

—Vài thông tin về Hujeta Gar—

•Ctenolucius hujeta còn được gọi là silver gar, rocket gar, hujeta gar and freshwater barracuda là một loài cá nước ngọt nhỏ, cỡ trung bình được tìm thấy ở Nam Mỹ, chủ yếu là Colombia, nơi nó được gọi là "agujeta" . Mẫu vật lớn có thể đạt chiều dài 30 cm (12 inch). Loài săn mồi ăn thịt này, nhanh nhưng rụt rè, thức ăn chủ yếu là cá nhỏ. Nó dành phần lớn thời gian ở tầng mặt của nước, và hay nhảy lên khỏi mặt nước.

•Size: có thể đạt tới 12 inch (30cm) ngoài tự nhiên. Tuy nhiên, trong bể cá, chúng hiếm khi đạt chiều dài hơn 8 đến 10 inch (20 - 22 cm). Tốc độ phát triển chậm khi đạt tới size 15 - 17cm. Tuổi thọ trung bình từ 5 đến 8 năm.

•Ngoại hình: khá giống với cá sấu hỏa tiễn về ngoại hình, nhưng hujeta gar lại có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với người anh em của chúng. Hàm trên hơi cong về phía trước và hàm dưới có 2 cái râu dựng thẳng lên trên, ngay đuôi có 1 chấm đen đặc trưng.

•Nhiệt độ nước: trung bình từ 72 - 77*F (22,2*C - 25*C)

•Độ pH: từ 5.0 - 7.5 - Cá hoạt động tốt với độ pH trung tính.

•Phân biệt trống mái: Con cái trưởng thành thường lớn hơn và có thân hình tròn trịa hơn con đực. Những con đực có vây hậu môn lớn hơn. Các tia vây bên ngoài trên vây hậu môn của con đực ngắn hơn và các tia ở giữa là dài nhất. Vây hậu môn của con đực có một cạnh sờn. Vây hậu môn của con cái có hình tam giác và các tia vây ngoài dài hơn với các cạnh thẳng.

•Sinh sản: Rất khó sinh sản trong môi trường nuôi nhốt. Bắt cặp đẻ từ 2 đến 1 nhóm nhỏ có thêm con đực. Nhiệt độ thích hợp sinh sản từ 77 - 82*F (25-28*C) và với ấu trùng nở ở 81*F (27*C). Đẻ trứng dính trên thành hồ, cá bố mẹ sẽ thay phiên quạt nước lên trứng để chăm sóc trứng. Trứng sẽ nở trong khoảng 20 giờ và cá con sẽ bơi tự do trong 60 giờ. Cá con bơi tự do có thể cho ăn được bobo. Chúng phát triển nhanh chóng và nên được cho ăn 3 lần/ngày. Nếu không, chúng sẽ là loài ăn thịt đồng loại và sẽ ăn thịt nhau rất nhanh.

•Thức ăn: cá ăn thiên về động vật và các động vật có kích thước nhỏ: cá chép, cá trăm, cá lóc, giáp xác, trùng chỉ, côn trùng,....

•Chăm sóc: không quá cầu kỳ, cá khỏe dễ nuôi, nên nuôi nhóm từ 4 con trở lên. Phù hợp với những người mới chơi, cá cần có không gian bơi, môi trường nước chảy chậm, yên tĩnh và nên sủi oxy trong hồ. Mỗi tuần thay 30% nước để luôn đảm bảo nguồn nước sạch.

•Tính cách: hòa bình, tập tính bầy thường đi từ 3 đến 5 cá thể trong hồ và đặc biệt Không xảy ra hiện tượng cắn nhau giữa những con to với những con lệch size khác trong đàn. Cá nuôi cộng đồng tốt với các loại cá có kích thước tầm trung, cá cộng đồng đừng nhỏ hơn miệng hujeta gar là được.

•Lưu ý: cá hay nhảy lên mặt nước, hồ cần nắp đậy hoặc che chắn cẩn thận, hạn chế dùng vợt bắt cá vì dễ làm lưới và mỏ cá dính với nhau, gây tổn thương cho cá.

👍Đọc bài thấy hay thì chia sẻ cho A/e cùng xem nha mọi người👍
https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/
---------------------------------------------------------------------
Nguồn: Bài viết dựa trên tham khảo và kinh nghiệm bản thân
://animal-world.com/encyclo/fresh/characins/FreshwaterBarracuda.php

13/02/2020
Về tới nhà thấy bọn nhỏ khoẻ là vui rồi, sẵn chụp chân dung cho mấy bé, xếp hàng ngay ngắn để đợi chụp hình 🤣🤣🤣
02/02/2020

Về tới nhà thấy bọn nhỏ khoẻ là vui rồi, sẵn chụp chân dung cho mấy bé, xếp hàng ngay ngắn để đợi chụp hình 🤣🤣🤣

02/02/2020

Cute phô mai que quá 😘
Tên tiếng anh: Pacific spiny lumpsucker

01/02/2020

Cá săn mồi một khi đã ngoạm chặt con mồi thì khó mà chạy thoát.

Cá tầm thìa Trung Quốc (Psephurus gladius - tên tiếng trung là: 白鲟, bính âm: báixún)Một trong những loài cá nước ngọt lớ...
04/01/2020

Cá tầm thìa Trung Quốc (Psephurus gladius - tên tiếng trung là: 白鲟, bính âm: báixún)
Một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới (con trưởng thành có thể dài tới 7 mét) được cho là đã tuyệt chủng do đánh bắt quá mức và sự xuất hiện của đập Tam Hiệp.

Theo South China Morning Post, các nhà khoa học Trung Quốc xác định cá kiếm sông Dương Tử (còn gọi là cá tầm thìa Trung Quốc) đã tuyệt chủng trong giai đoạn từ 2005-2010. Tuyên bố này được đưa ra dựa trên một nghiên cứu khoa học đăng trên tạp chí Science of the Total Environment tuần trước.

Lần cuối cùng nhìn thấy loài cá khổng lồ này - vốn được coi là vua của các loại cá nước ngọt ở Trung Quốc - đã là từ năm 2003

+ Cá tầm thìa trên thế giới chỉ có 2 loại đó là Cá tầm thìa Bắc Mỹ (Polyodon spathula) và Cá tầm thìa Trung Quốc (Psephurus gladius). Cá tầm thìa Bắc Mỹ có số phận may mắn hơn nhiều so với người anh em cùng họ khác cha xấu số khi được xác nhận đã tuyệt chủng. Tuy nhiên số lượng cá tầm thìa Bắc Mỹ ngoài tự nhiên vẫn đang giảm mạnh và biến mất ở nhiều nơi. Chúng hiện được tìm thấy ở 22 tiểu bang ở Hoa Kỳ và những quần thể đó được bảo vệ theo luật tiểu bang, liên bang và quốc tế.

👍Ủng hộ mình bằng cách tham gia vào group nha mọi người👍
https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/
---------------------------------------------------------------------
Nguồn: internet

04/01/2020

Cá bơn hay cá thờn bơn là một họ (Soleidae) trong số các loài cá thân bẹt tìm thấy ở cả đại dương và các vùng nước ngọt, thức ăn của chúng là các loài động vật giáp xác nhỏ và các loài động vật không xương sống khác. Họ này có trên 100 loài. Các loài này là các động vật ăn ở tầng nước đáy và là các động vật ăn thịt.

Các đặc điểm phân biệt của cá bơn là thân bẹt hình trái xoan với các mắt tạo cặp trên cùng một bên, điều này làm cho chúng trở thành ngoại lệ của quy tắc đối xứng hai bên, mặc dù các mắt của chúng là nằm ở các bên khác nhau trong giai đoạn đầu của sự phát triển.

Cá bơn đã thích nghi để sống ở dưới đáy biển với các mắt của chúng hướng lên trên còn bên không có mắt thì hướng xuống dưới. Thông thường chúng được che phủ trong bùn, điều này cùng với màu sẫm của chúng làm cho chúng không dễ bị phát hiện.

Khi cần thiết, cá bơn có thể thay đổi màu để phù hợp với môi trường.
Source: Nature Says
👍Đọc bài thấy hay thì chia sẻ cho A/e cùng xem nha mọi người👍
https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/

Bánh mì phải có pateTết này vui quá đúng không cả nhà 🤣Pet đầu tiên của năm 2020 về nhà mới -01/01/2020-
01/01/2020

Bánh mì phải có pate
Tết này vui quá đúng không cả nhà 🤣
Pet đầu tiên của năm 2020 về nhà mới
-01/01/2020-

Các bước cần làm khi đón cá về hồ mới cho người mới tập chơi ❤️Bước 1 (Có thể bỏ qua nếu bạn đã chuẩn bị xong):Chuẩn bị ...
31/12/2019

Các bước cần làm khi đón cá về hồ mới cho người mới tập chơi ❤️
Bước 1 (Có thể bỏ qua nếu bạn đã chuẩn bị xong):
Chuẩn bị hồ và nước sạch để đón cá mới (không nên sử dụng nước máy vì trong nước máy có chứa Clo, không tốt cho cá. Nếu dùng nước máy thì cho chạy lọc và sủi oxy qua đêm để bay hết lượng Clo có trong nước). Châm vi sinh cho hồ và đổ muối hột vào (Tuyệt đối không được dùng muối I-ot, vì I-ot tốt cho người chứ không tốt cho cá) với tỷ lệ 100g muối/100 lít.

Để biết hồ của bạn bao nhiêu lít, bạn tính theo như sau:
[(Dài x Rộng x Cao): 1000]
=> VD: Hồ của bạn là [(120x50x40):1000) = 240 lít.

Bước 2: Sau khi mua cá về, ngâm bọc cá trong hồ từ 15 - 30 phút.
* Vì sao phải ngâm bọc cá trong hồ ?
1. Ngâm bọc cá giúp cân bằng nhiệt độ nước bên trong bọc và nhiệt độ nước trong hồ, giúp cá điều chỉnh thân nhiệt hợp lý trước khi vào môi trường mới tránh tình trạng shock nhiệt và chết ngay khi vừa mua vài tiếng.
2. Hạn chế đi mua cá vào buổi trưa vì thời gian đó là lúc nhiệt độ bên ngoài đạt cực nóng, di chuyển cá vào lúc này sẽ không tốt cho cá. Nếu đi nắng về nên ngâm bọc cá tầm 30 phút hơn trong hồ.
3. (Dành cho người mua cá ở xa) Khi vận chuyển hàng từ các quốc gia khác (thường là những quốc gia có khí hậu nóng quanh năm như Thailand, Indo, Ấn Độ,...) hoặc gầm xe, khoang hàng, các tỉnh trong nước, với các loài cá sống, người bán nên bỏ thêm từ 3-4 bịch đá vào trong thùng cá để ức chế vi khuẩn phát sinh trong quá trình vận chuyển. Vì khi vận chuyển xa, vi khuẩn phát sinh cực kỳ nhiều ( nhớt cá, dịch tiêu hoá của cá, phân cá,... ). Vì vậy quá trình cân bằng nhiệt khá cần thiết với những loài cá nhạy cảm như cá vàng,...

Bước 3: Mở bọc cá - châm nước từ hồ chính vào bọc cá từ từ để cá quen với nước mới trong 5 - 15 phút.
* Vì sao phải châm nước vào ?
1. Sau khi thực hiện xong bước 1. Đến bước tiếp theo để cá quen với môi trường nước mới. Tránh tình trạng chênh lệch Ph, nồng độ muối trong nước giữa 2 nơi khác nhau.
2. Nên bỏ thêm sủi oxy vào khi vừa mở bọc để cá đỡ mệt và giúp cá hô hấp tốt hơn trong thời gian đang thích nghi với môi trường mới.

Bước 4: Đổ bỏ đi 2/3 lượng nước trong bọc, tiếp tục cho thêm nước mới bằng lượng nước đã bỏ đi, tiếp tục ngâm bọc 10 - 15 phút.

Bước 5: Đổ cá ra nhẹ nhàng tránh làm cá hoảng loạn, gây shock cá.

😂 Riêng mình thì hơi lười nên vừa xong bước 3 là mình nhảy sang bước 5 luôn. Chỉ khi nào gặp trường hợp cá nôn ói trong quá trình vận chuyển mình mới áp dụng bước 4 😂

📍Lưu ý 1: nên tắt đèn hồ cá khi thực hiện quá trình cho cá vào hồ mới để tránh cá shock. Cá mới về không nên cho ăn ngay, chỉ cho cá ăn sau 24h ở hồ mới. Cá mới mua về bỏ ăn vài bữa là chuyện thường nên bạn đừng quá lo lắng.

📍📍Lưu ý 2: không nên mua cá khi vừa mới được người bán cho ăn xong. Khi cá đang no, trong quá trình vận chuyển sẽ dễ làm cá nôn ói thức ăn gây dơ nước, cá dễ bị sình bụng và bỏ ăn khi về hồ mới.

--> Đây là những kinh nghiệm bản thân + tham khảo đúc kết từ nhiều người chơi khác nhau. Sẽ có rất nhiều cách khác nhau từ mỗi người chơi, có góp ý hay thắc mắc các bạn hãy cmt lại cho mình biết để cùng nhau thảo luận, học hỏi thêm kinh nghiệm.
👍Đọc bài thấy hay thì chia sẻ cho A/e cùng xem nha mọi người👍
https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/

Danh sách các loại cá nước ngọt
30/12/2019

Danh sách các loại cá nước ngọt

—Cá phượng hoàng—•Bộ: Perciformes - Họ: Cichlidae•Cỡ cá tối đa: 5 - 7cm•Nhiệt độ nước: 25 - 29*C — pH nước: 5-12•Điều ki...
30/12/2019

—Cá phượng hoàng—

•Bộ: Perciformes - Họ: Cichlidae
•Cỡ cá tối đa: 5 - 7cm
•Nhiệt độ nước: 25 - 29*C — pH nước: 5-12
•Điều kiện chăm sóc: cá khoẻ, dễ nuôi nhưng cần có bộ lọc thường xuyên hoạt động và thay nước định kỳ vì cá nhạy cảm với nitrit độc hại.
•Cá thích hợp nuôi trong bể thuỷ sinh với các loại cá hiện lành khác.
•Thức ăn: Cá ăn tạp thiên về động vật, thức ăn bao gồm trùn chỉ, lăng quăng, thức ăn viên,...
•Sinh sản: Cá bắt cặp sinh sản, đẻ trứng dính lên giá thể được dọn sẵn, cá bố mẹ chăm sóc trứng và cá con.
•Phân biệt giới tính: cá trống màu sắc sặc sỡ hơn so với cá mái.Con trống có chớp vây lưng phía trước đen dài và dựng cao hơn hẳn các vây lưng khác, còn đối với mái có chóp vây lưng đều thẳng hàng hơn.Trống có đốm đen trên thân bự hơn hẳn cá mái.Vệt đen chạy dài ngay mắt ở cá trống sẽ ngắn hơn so với vệt đen của cá mái.
-> hiện nay trên thị trường có xuất hiện 2 loại mới là phượng hoàng lùn màu xanh và vàng, loại truyền thống ngày xưa với thân dài và loại vây dài hiện ít phổ biến hơn.

👍Đọc bài thấy hay thì chia sẻ cho A/e cùng xem nha mọi người👍
https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/
---------------------------------------------------------------------
Nguồn: Bài viết dựa trên tham khảo và kinh nghiệm bản thân

🐟🐟🐟 - Nuôi cá dưỡng TÂM. •Cá và nước tượng trưng cho sự tĩnh lặng của đất trời, nó nằm ngoài những cái xô bồ, vội vã ngo...
03/08/2019

🐟🐟🐟 - Nuôi cá dưỡng TÂM.
•Cá và nước tượng trưng cho sự tĩnh lặng của đất trời, nó nằm ngoài những cái xô bồ, vội vã ngoài cuộc sống, chỉ còn lại cái êm đềm, thướt tha và tĩnh lặng. Khi trong lòng có điều gì bồn chồn, bất an, các bạn thử ngồi xuống nhìn ngắm cá trong bể xem, cái TÂM sẽ được ổn định ngay. Mỗi ngày bỏ ra 30' ngắm bể cá sẽ giúp các bạn giữ được cái TÂM luôn tĩnh.
🐦🐦🐦- Nuôi chim dưỡng CHÍ.
•Ở đây là CHÍ (chí hướng, ý chí) chứ kg phải là TRÍ (trí tuệ, trí óc).
•Người nuôi chim sẽ chứng kiến các giai đoạn của con chim: Từ khi mới bị nhốt vào lồng, mất tự do, buồn chán, kg ăn kg hót cho đến khi quen lồng, quen cuộc sống tù túng, chịu ăn, chịu sống... cho đến lúc chim hót... Từ đó rút ra các chân lý trong việc rèn luyện ý chí, vượt qua khó khăn cho bản thân, hướng cho con người đạt được những tầm cao mới về tư tưởng và có chí hướng lớn, suy nghĩ dài hạn.
🌳🌳🌳 - Nuôi cây dưỡng THẦN.
•THẦN ở đây là THẦN THÁI, chỉ về phong thái, cốt cách. Cây nuôi ở đây là cây cảnh, nuôi cả chục năm mà sự cao lớn hơn lên chỉ là rất nhỏ. Với việc cảm nhận THẾ và DÁNG của cây cảnh sẽ kích thích trí tưởng tượng và cách thức chăm sóc, uốn nắn cây của chủ nhân. Từ đó cũng hình thành lên phong thái, cốt cách riêng biệt cho chủ nhân. Cái thần từ tâm sinh ra, phải được nuôi dưỡng như sự nuôi nấng chăm sóc hay uốn nắn 1 cái cây vậy, phải trải qua tự rèn, tự uốn nắn rất nhiều.

---------------------------------------------------------------------
👍Đọc bài thấy hay thì chia sẻ cho A/e cùng xem nha mọi người👍
https://www.facebook.com/groups/hoiquancasanmoi/
---------------------------------------------------------------------
Nguồn: internet

Xin chào mọi người ☺️ Đây là loài cá hung dữ với 2 răng nanh dài dùng để săn con mồi. Ai mà bị nó cắn là xác định ngắm g...
01/08/2019

Xin chào mọi người ☺️
Đây là loài cá hung dữ với 2 răng nanh dài dùng để săn con mồi. Ai mà bị nó cắn là xác định ngắm gà khoả thân nha :))


Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when My Beloved Fish posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to My Beloved Fish:

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Contact The Business
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share