04/05/2022
góc chia sẻ kinh nghiệm từ trải nghiệm đến, tìm, và học từ mọi người về cách Phòng + Trị các loại rêu hại hay gặp trong Thuỷ Sinh
1) Rêu Tóc, Chùm xanh, Lông Tơ, Sừng Hươu...:
_ Nguyên nhân: Hầu hết do thừa dưỡng ( chủ yếu là Fe), thừa đèn, lượng CO2 ít, hoặc có thể hệ vi sinh yếu, thiếu đa lượng…
_ Cách trị:
+ Giảm đèn và chia ánh sáng ngày 2 lần: sáng 4h + tối 4-5h (6am-10am + 6pm-10pm)
+ Tăng nhẹ lượng CO2.
+ Nếu có châm phân nước thì hãy ngừng châm cho đến khi nào bể ổn định trở lại rồi mới xem xét châm lại.
+ Có thể gỡ tay, dùng bàn chải, chuốt mi gỡ bỏ.
+ Đánh Cidex 14 theo đúng liều lượng ( Cách pha và sử dụng, Thay nước bể để phần cuối bài viết )
+ Kết hợp thả cá mún, otto, bút chì, Tép gì cũng được - khi đánh thuốc rêu tóc sẽ bị tái đi, thả tép và cá vào chúng nó sẽ ăn hết phần rêu tái, giúp hiệu quả nhanh, bể sạch sẽ nhanh.
+ Trồng thêm các loại cây cần nhiều dưỡng để hấp thụ bớt dưỡng thừa trong bể, giúp bể ổn định lại dưỡng.
Vì đây là 1 trong những loại rêu cứng đầu nhất, khó xử lý nên ta phải đánh thuốc cho phần rêu hại yếu và tái đi thì Cá, Tép mới có thể vừa miệng ăn và dọn sạch được - theo kinh nghiệm cá nhân thấy tép rất thích ăn phần rêu hại bị tái do đánh thuốc.
*** Cũng có khá nhiều người chỉ cần thả 1 lượng tép nhất định cũng có thể dọn được rêu tóc 1 cách nhanh chóng, và hầu hết đây là rêu tóc có độ dày của sợi mỏng, mềm, dễ xử lý.
*** Anh em có thể dành riêng 1 bể cubic tầm 30-40 nhỏ nuôi full tép suối hoặc full tép mũi đỏ, mỗi khi bị rêu tóc ở các bụi rêu, bucep, ráy,... thì anh em tách bỏ ra cho vào bể tép đó bỏ đói tép 3 ngày để tép có thể xử lý chỗ rêu tóc 1 cách tự nhiên, không dùng hoá học 👍🏻
Và sau khi hết rêu tóc thì nên bỏ ra luôn vì khi ăn hết rêu tóc, tép mũi đỏ sẽ ăn luôn cả cây...
2) Rêu Đốm Xanh, bám lá, bám kính...:
_ Nguyên nhân: Ánh sáng mạnh + dư hữu cơ và vi lượng…
_ Cách trị:
+ Giảm đèn và chia ánh sáng ngày 2 lần: sáng 4h + tối 4-5h (6am-10am + 6pm-10pm).
+ Ngừng châm phân nước nếu có. Sau khi xử lý rêu xong mới xem xét châm lại và đo đếm lại liều lượng châm sao cho phù hợp.
+ Cắt bỏ những lá bị hỏng nặng, úa, không còn khả năng cứu.
+ 1 tuần thay 2-3 lần nước. Mỗi lần thay 30-40% nước bể.
+ Tăng lượng CO2.
+ Thả ốc Netira, ốc táo… và 1 số loại cá: otto, tỳ bà...
+ Có thể sử dụng Cidex14- Dung dịch Phòng Dung dịch Phòng và Trị rêu hại trong Thuỷ Sinh
3) Rêu Chùm Đen:
_ Nguyên nhân: Lâu không vệ sinh hồ, hồ bẩn, lọc bẩn, cho cá tép ăn dư thức ăn nhiều, lâu không thay nước,...
_ Cách trị:
+ Vệ sinh hồ: Vệ sinh Lọc, thay ngay 40-50% nước bể, cắt bỏ những lá, rễ bị dính quá nhiều, dày rêu chùm đen.
+ Cho cá, tép nhịn 3 ngày mới cho ăn 1 lần.
+ Tăng nhẹ lượng CO2 sao cho phù hợp.
+ Đánh Cidex 14 theo đúng liều lượng ( Cách pha và sử dụng, Thay nước bể để phần cuối bài viết )
+ Kết hợp thả cá mún, otto, bút chì, Tép gì cũng được - giúp hiệu quả nhanh - những sinh vật này sẽ dọn phần rêu hại bị tái do đánh thuốc.
4) Rêu Nhớt Xanh, Tảo Lam:
_ Nguyên nhân: Dòng chảy lọc yếu, lọc tắc, yếu, CO2 ít ( có người cho rằng do lượng CO2 nhiều ) và lượng NO3 thấp ( có vẻ đây là nguyên nhân chính )
_ Cách trị:
+ Giảm đèn và chia ánh sáng ngày 2 lần: sáng 4h + tối 4-5h (6am-10am + 6pm-10pm).
+ Vệ sinh lọc, bổ sung vi sinh.
+ Hạn chế cho cá, tép ăn ( 3 ngày 1 lần ).
+ Điều chỉnh lại lượng CO2 phù hợp.
+ Thả ốc Netira, cá otto…
+ Đánh Cidex 14 theo đúng liều lượng ( Cách pha và sử dụng, Thay nước bể để phần cuối bài viết )
+ Không đánh Cidex 14 thì có thể dùng thuốc kháng sinh Erythromicin ( 1 viên 500mg ta lấy ước lượng sao cho đúng 100mg tương ứng 20 lít nước hồ ). Nghiền nhuyễn ra và pha vào nước đổ loang đi khắp bể. Sau 4-5 ngày bể sẽ đỡ khá nhiều rêu nhớt xanh này và hãy thay 30-40% nước bể sau 4-5 ngày đánh thuốc kháng sinh.
***1 số trường hợp hay gặp khi dùng thuốc kháng sinh để diệt rêu thì ốc thường ngửa bụng và chết hết.
5) Tảo Nâu:
_ Nguyên nhân: Do chất lượng đèn, thời gian để đèn nhiều, vi sinh kém, dư hữu cơ, thừa vi lượng…
_ Cách trị:
+ Giảm đèn và chia ánh sáng ngày 2 lần: sáng 4h + tối 4-5h (6am-10am + 6pm-10pm).
+ Điều chỉnh lại lượng CO2 phù hợp.
+ Ngừng châm các loại phân nước, chờ xử lý xong mới xem xét châm lại phân nước và đong đo lại liều châm phân nước.
+ Đánh Cidex 14 theo đúng liều lượng ( Cách pha và sử dụng, Thay nước bể để phần cuối bài viết )
+ Kết hợp thả cá như otto, thả Ốc Netira …
6) Rêu Nước Xanh:
_ Nguyên nhân: Do để đèn nhiều, vi sinh chưa ổn định, có thể bị ánh nắng mặt trời chiếu vào bể, thiếu CO2, có thể 1 số trường hợp do cá, tép chết lai rai không vệ sinh kịp, xác cá tép phân huỷ chậm… hoặc có thể do thừa NH3
_ Cách trị:
+ Giảm đèn và chia ánh sáng ngày 2 lần: sáng 4h + tối 4-5h (6am-10am + 6pm-10pm).
+ Chỉnh lượng CO2 ở mức hợp lý.
+ Hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu vào bể.
+ Tắt đèn 1 vài ngày, hoặc chùm kín bể không cho ánh sáng chiếu vào ( không khuyến khích )
Hoặc có thể dùng đèn UV để diệt
+ Đánh Cidex 14 theo đúng liều lượng ( Cách pha và sử dụng, Thay nước bể để phần cuối bài viết )
Hướng dẫn sử dụng Cidex 14 trong việc Phòng và Trị rêu hại trong Thuỷ sinh:
Đầu tiên pha loãng với nước tỉ lệ 50:50 ( nước máy không Clo hoặc nước lọc, nước RO càng tốt ) - Muốn giữ được chất lượng lâu nên tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp.
_ Trị rêu hại:
Lấy 1ml cidex Đã pha tương ứng 10 lít bể
Đánh đều 3-4 ngày và Thay 1/3 nước bể rồi tiếp tục đánh trong 10-12 ngày tiếp theo. ( 1 tuần nên thay 2-3 lần nước bể )
Nếu bể bị 1 vùng có khả năng kiểm soát nên lấy xi-lanh châm thẳng vào khu vực rêu hại. Nếu bị rêu hại chiếm gần hết bể hãy lấy đúng liều và pha loãng ra 1 cốc nước to đổ loang ra khắp bể.
Có thể Không tắt hoặc tắt lọc và CO2 trong 15-20p khi đánh Cidex 14. Tuỳ thuộc vào tình trạng bể bị rêu nặng hay nhẹ và bể có những cây gì có nhạy cảm không.
Khi nào thấy rêu hại gần như không còn sẽ ngừng đánh thuốc, hoặc có thể dùng chuyển sang cách Phòng rêu hại.
_ Phòng rêu hại:
Châm 1ml tương ứng 40 lit bể
Tuần 1-2 lần châm chia đều ngày trong tuần. Khi thay nước thì các bạn châm vào 5 ml cho 40 lít nước đã thay.
Ví dụ: châm thứ 3 + thứ 5, cuối tuần rảnh thay 1/3 nước bể. Hoặc 1 tuần thay 2 lần 1/3 nước bể: thứ 4 + Chủ nhật
*** Sẽ thực sự an toàn cho cá tép khi sử dụng đúng liều ( chẳng may châm quá liều x2,5 lần cũng không sao nhưng mình không khuyến cáo ) Và quan trọng hơn là Thay Nước đúng hạn. Tránh việc “ Dục Tốc Bất Đạt” - vội vàng hấp tấp đánh x4 x5 lần liều. Điều này có thể may mắn rêu hại nhanh chóng biến mất nhưng đồng thời sẽ gây nguy hiểm cho cây và cá tép và thậm chí cháy xót hỏng hết cây.
*** 1 số ít cây nhạy cảm khi đánh thuốc: Dùi Trống Huyết, Minifiss, Minitaiwan, Phụng Vỹ Đài, MiniPelia, Hẹ xoắn, Trân châu ngọc trai, ... nếu đánh thuốc khi trong bể có những cây này nên thay nước sớm hơn và nhiều hơn và Không Tắt Lọc khi đánh thuốc. Tránh xịt thẳng trực tiếp vào, nên cách ít nhất 20cm để xịt.
*** 1 số trường hợp không may bị nhờn thuốc: Không đánh thuốc trong vòng 2 tuần và thay nước 1 tuần 2-3 lần. Sau đó đánh thuốc sẽ hiệu quả trở lại.
___ Bài viết có thể có sơ xuất chưa đầy đủ nội dung hoặc thiếu xót, sai xót, mong mọi người đóng góp để hoàn thiện hơn.
Hiện mình đang phân phối sỉ lẻ Cidex 14 – Dung dịch Phòng và Trị rêu hại trong Thủy Sinh - Chuyên dùng cho Thủy Sinh nên rất An toàn cho Cá, Tép, Ốc ...
(Dung dịch đã có 1 lượng CO2 dạng lỏng - tương đương như Excel)
Có 2 loại giá khá mềm cho ae dùng:
500ml và 1000ml
Thành phần: 2,5-2,7% Glutaraldehyde-C5H8O2 và 1 lượng CO2 dạng lỏng.