AN THAI BỔ NÁI - ĐẺ CON SAI

  • Home
  • AN THAI BỔ NÁI - ĐẺ CON SAI

AN THAI BỔ NÁI - ĐẺ CON SAI 🍀🍀🍀AN THAI BỔ NÁI 🍀🍀🍀
🐖ĐẺ KHỎE - CON SAI - AN THAI - DƯỠNG

17/11/2021

GIẢI PHÁP ĐỂ HEO ĐẺ NHIỀU CON
- Heo đẻ 7-8 con thì phải xem lại. Hoá ra là có bí quyết cả.
Từ khi dùng An Thai Bổ Nái heo đẻ sai trông thấy , động dục mạnh mẽ.
✅ Được nghiên cứu dành riêng cho con nái
✅ Rụng nhiều trứng
✅ Kích lên giống
✅ Phê lì lâu
⚠️ Đẻ sai con hơn 40%
1 gói dùng liên tục được 3 tháng . Mua thử về dùng là thấy ngay
Miễn phí vận chuyển tận nhà , Kiểm tra mới cần thanh toán.
Hotline: 0967.242.523
Địa chỉ: 31ha - Học Viện Nông Nghiệp - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

GIẢI PHÁP ĐỂ HEO ĐẺ NHIỀU CON- Heo đẻ 7-8 con thì phải xem lại. Hoá ra là có bí quyết cả.Từ khi dùng An Thai Bổ Nái heo ...
17/11/2021

GIẢI PHÁP ĐỂ HEO ĐẺ NHIỀU CON
- Heo đẻ 7-8 con thì phải xem lại. Hoá ra là có bí quyết cả.
Từ khi dùng An Thai Bổ Nái heo đẻ sai trông thấy , động dục mạnh mẽ.
✅ Được nghiên cứu dành riêng cho con nái
✅ Rụng nhiều trứng
✅ Kích lên giống
✅ Phê lì lâu
⚠️ Đẻ sai con hơn 40%
1 gói dùng liên tục được 3 tháng . Mua thử về dùng là thấy ngay
Miễn phí vận chuyển tận nhà , Kiểm tra mới cần thanh toán.
Hotline: 0967.242.523
Địa chỉ: 31ha - Học Viện Nông Nghiệp - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

17/11/2021

AN THAI BỔ NÁI - NHANH LÊN GIỐNG
⚠️ Đẻ sai con hơn 40%
✅ Được nghiên cứu dành riêng cho con nái
✅ Rụng nhiều trứng
✅ Kích lên giống
✅ Phê lì lâu
1 gói dùng liên tục được 3 tháng . Mua thử về dùng là thấy ngay
Miễn phí vận chuyển tận nhà , Kiểm tra mới cần thanh toán.
Hotline: 0967.242.523
Địa chỉ: 31ha - Học Viện Nông Nghiệp - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

⭕⭕⭕ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH NHÂN TẠO     ⭐ Thụ tinh nhân tạo của lợn đã được sử dụng từ đầu những ...
12/10/2021

⭕⭕⭕ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP THỤ TINH NHÂN TẠO
⭐ Thụ tinh nhân tạo của lợn đã được sử dụng từ đầu những năm 1990 nhưng chỉ trở nên phổ biến sau năm 2001 khi lợn đực và tinh dịch đông lạnh được nhập khẩu.
⭐ Một số trung tâm giống cung cấp tinh dịch lợn ra đời.
⭐ Ảnh hưởng di truyền của lợn đực giống nhập khẩu có giá trị nhân giống ước tính cao hơn, đã được lan truyền rộng rãi hơn so với giai đoạn trước đây.
𝟏, Ư𝐮 đ𝐢ể𝐦 𝐜ủ𝐚 𝐭𝐡ụ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐡â𝐧 𝐭ạ𝐨 𝐜𝐡𝐨 𝐥ợ𝐧
✔ Tinh dịch từ một loạt các con lợn đực được thử nghiệm hiệu suất hàng đầu của một số giống có sẵn từ các ngân tinh dịch tốt.
✔ Ảnh hưởng di truyền của lợn đực tốt có thể được lan truyền rộng rãi hơn.
✔ Thụ tinh nhân tạo cho lợn là một phương pháp rẻ tiền, an toàn để đưa gen mới vào đàn lợn, đặc biệt là từ những đàn được phân loại là không có mầm bệnh cụ thể, bệnh tối thiểu hoặc tình trạng sức khỏe cao, so với việc thụ tinh trực tiếp từ con đực giống.
✔ Thụ tinh nhân tạo cho lợn khắc phục sự khác biệt về kích thước giữa lợn đực giống và lợn nái. Nó có thể được sử dụng trong thời gian thiếu hụt tạm thời của lợn đực giống.
𝟐, 𝐍𝐡ượ𝐜 đ𝐢ể𝐦 𝐜ủ𝐚 𝐭𝐡ụ 𝐭𝐢𝐧𝐡 𝐧𝐡â𝐧 𝐭ạ𝐨
✔ Giảm tỷ lệ đẻ (50%) với tinh dịch đông lạnh.
✔ Thấp hơn kết quả trung bình với tinh dịch ướp lạnh được lưu trữ lâu hơn 72 giờ.
♕, Cho dù sử dụng tinh dịch được thu thập tại trang trại hoặc mua nó từ một trung tâm giống, bạn nên chú ý những điều sau để quá trình thụ tinh thành công tốt đẹp:
• Phát hiện động dục ở lợn nái
• Đúng thời điểm thụ tinh
• Sử dụng đúng kỹ thuật
•Bảo quản và xử lý tinh dịch đúng cách.

❌❌❌MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC HEO BỎ ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ❗❗⭐ Việc thay đổi thời tiết hoặc môi trường sống khi...
11/10/2021

❌❌❌MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN VIỆC HEO BỎ ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ❗❗
⭐ Việc thay đổi thời tiết hoặc môi trường sống khiến heo cảm thấy không thoải mái. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chán ăn của đàn heo. Đặc biệt, chứng bỏ ăn thường xảy ra ở heo nái sau quá trình cai sữa. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ diễn ra vài ngày. Sau khi cơ thể ổn định và điều tiết tốt trở lại, heo sẽ ăn uống theo chế độ bình thường.
👉 Đối với những con heo có tình trạng biếng ăn dài ngày, người chăn nuôi nên tập thay đổi thói quen ăn uống của heo. Có thể loại cám đang dùng không hợp khẩu vị và vệ sinh khiến heo không cảm thấy ngon miệng.
👉 Nguyên nhân thứ nhất: Do sự thay đổi thời tiết khiến cơ thể heo mệt mỏi, ốm vặt. Nếu người chăn nuôi thấy đàn heo có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi kèm theo bỏ ăn thì phải cách ly heo và điều trị với kháng sinh. Thông thường, tình trạng ốm vặt kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày. Bệnh này không gây nguy hiểm cho heo.
👉 Nguyên nhân thứ hai: Bỏ ăn có thể xuất hiện cho vi khuẩn đường ruột khiến heo không cảm thấy ngon miệng. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như cầu trùng, viêm phổi, tiêu chảy. Bên cạnh dấu hiệu chán ăn, heo sẽ có thân nhiệt tăng bất thường (40 – 42 độ C). Để điều trị tình trạng heo bỏ ăn khi mắc bệnh, người chăn nuôi cần chữa dứt điểm triệu chứng bệnh lý trước.
⭕Trường hợp bỏ ăn thì nên giải quyết như nào? Do chưa đủ điều kiện để chẩn đoán bệnh nên ta có thể điều trị theo phương pháp tổng thể như sau:
• Sáng dùng những kháng sinh có hoạt phổ rộng để tiêm (VD:amoxicyllin). Chiều dùng các chế phẩm từ Ceftiofur.
• Dùng thuốc trợ sức trợ lực tiêm cho heo bệnh ngày 2 lần( catosal, satosal, VitaminC+B1+Cafein)
• Bổ sung các chất điện giải như GlukoKC, Multivit.... Có thể bổ sung thuốc hạ sốt hòa thêm với nước cho heo uống để heo tỉnh táo.
👍👍👍 Điều trị liên tục từ 5-7 ngày để đạt hiệu quả cao! Chúc mọi người điều trị thành công! Theo dõi page để tham khảo thêm thông tin bổ ích nhé❗

❌❌❌BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN Ở LỢN - PHẦN 2 🍀CÁCH ĐIỀU TRỊ👍Trong bài viết trước, Tâm Vet đã giúp bạn chỉ ra những triệu chứng ...
10/10/2021

❌❌❌BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN Ở LỢN - PHẦN 2
🍀CÁCH ĐIỀU TRỊ
👍Trong bài viết trước, Tâm Vet đã giúp bạn chỉ ra những triệu chứng của bệnh liên cầu khuẩn trên lợn. Vậy trong phần này, sẽ hướng dẫn cho bạn cách phòng trị bệnh!
✅Đầu tiên, bạn cần thực hiện bước hộ lý sau:
• Nhanh chóng chuyển heo bệnh ra khỏi chuồng đưa đến chuồng cách ly, đảm bảo chuồng khô thoáng và ấm áp.
• Cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ.
• Phun sát trùng chuồng trại từ 1 – 2 lần.
✅ Cách phòng và trị bệnh:
• Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm như Amoxicillin, Penicillin, Ampicillin hoặc Trimethoprim/ Sulfa. Tốt nhất nên sử dụng các loại kháng sinh có tác động kéo dài.
👉 Đối với những trại chưa ổn định, để phòng bệnh cần phải:
• Xác định thời điểm phát hiện bệnh để có kế hoạch chủ động phòng ngừa trước 2 - 3 ngày bằng kháng sinh.
• Pha kháng sinh vào bồn nước uống hoặc trộn kháng sinh vào thức ăn cho ăn từ khi bắt đầu cai sữa cho đến 6 tuần tuổi để phòng bệnh.
👉 Đối với trại chưa bị bệnh
• Nếu trại chưa bị bệnh, nên cố gắng giữ cho đàn heo không bị tiếp xúc với mầm bệnh.
• Nhập heo từ những trại sạch bệnh, rõ nguồn gốc.
• Nên tự chủ động trong việc sản xuất con giống.
👉 Điều trị những heo bệnh:
• Hạ sốt bằng Anagin C, Gluco – Namin
• Kháng viêm: Dexamethasone, Diclofenac
• Tiêm kháng sinh tổng đàn, nên dùng Peni-Strep L.A/ Amoxicillin L.A
• Trợ sức, trợ lực bằng: Canxi B12, Catosal, Ketovil…
👉 Đề phòng các yếu tố
• Mật độ chăn nuôi đông, kém thông thoáng, thiếu không khí, chuồng trại mất vệ sinh
• Vòng chu chuyển heo liên tục
• Trại nhiễm PRRS có thể sẽ kích thích Streptococcus phát triển
• Thả chung nhiều nhóm heo khi cai sữa trong một ô chuồng
• Cắt tai, bấm răng, thiến... không đúng kỹ thuật, không sát trùng vết cắt...
• Sàn chuồng, nền chuồng úm không đảm bảo dễ gây tổn thương ở chân, khớp.

💪💪💪Chúc các nhà chăn nuôi thành công!

❌❌❌BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN Ở LỢN - Phần I      ⭐Đặc điểm bệnh:💢Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh phổ biến trên lợn và có thể lây s...
09/10/2021

❌❌❌BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN Ở LỢN - Phần I
⭐Đặc điểm bệnh:
💢Bệnh liên cầu khuẩn là bệnh phổ biến trên lợn và có thể lây sang người. Ở lợn, vi khuẩn gây bệnh chính là Streptococcus suis (S.suis). Bệnh do Streptococcus khá đa dạng, từ viêm màng não đến thể nhiễm trùng máu, viêm đa thanh dịch, viêm khớp, viêm nội mạc, viêm phổi. Nó còn liên quan đến một số ca viêm xoang mũi và sảy thai.
💢 Bệnh thường xuất hiện ở 1 số ít cá thể, bệnh số thấp ở giai đoạn theo mẹ (10 - 25%) hoặc có thể tăng cao (50%) ở giai đoạn cai sữa (trong thể viêm màng não). Tỷ lệ chết thường thấp, chỉ 2 - 5%.
💢Liên cầu khuẩn có khoảng 34 serotype khác nhau, nhưng type II đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua sự tiếp xúc của các cá thể lợn bệnh và lợn khỏe hoặc thông qua các hạt khí dung. Vi khuẩn khá đề kháng với nhiệt độ nhưng tương đối nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh (không nhạy với nhóm Aminoglycosides).
💢 Bệnh xảy ra chủ yếu ở lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa.
⭐Triệu chứng bệnh:
💢 Với lợn con trên dưới 1 tuần tuổi có các biểu hiện:
• Xáo trộn vận động, liệt nhẹ; viêm khớp, sờ thấy nóng. Lợn có vẻ đau đớn đi lại khó khăn, cắt khớp ra có thể thấy mủ bên trong.
💢 Với lợn con cai sữa:
• Khoảng 10 – 15 ngày sau cai sữa xuất hiện các triệu chứng thần kinh, run rẩy, trợn mắt, nghiêng đầu; có thể xuất hiện viêm khớp, nằm kiểu bơi chèo, cuối cùng dẫn đến chết.
• Ở thể cấp tính: Vào giai đoạn đầu của thể viêm màng não ta thấy lợn thường nằm sấp, run rẩy, lông dựng đứng. Sau 2 - 3 tiếng thì lợn bắt đầu trợn mắt, nằm nghiêng một bên, sùi bọt mép. Vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn (nhiễm trùng máu), có thể viêm khớp và viêm phổi kèm theo xuất huyết.
💢 Với lợn thịt:
• Thấy dạng viêm loét sùi van tim
💢 Ở lợn nái:
• Con nái có hiện tượng sốt cao đột ngột; nhiễm trùng huyết trong giai đoạn mang thai, giai đoạn trước và sau khi đẻ gây sảy thai, đẻ non, thai chết yểu, lợn con sinh ra nhỏ, yếu. Lợn nái có thể chết đột ngột do nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng do sự phân hủy của thai.

👉👉👉Cùng theo dõi page để tìm hiểu cách chữa trị bệnh này ở phần sau nhé❗❗

💯💯💯AN THAI BỔ NÁI🐖🐖🐖✅Lên giống nhanh, động dục mạnh✅Đẻ con sai 14 - 18 con ✅Tăng độ đồng đều, heo con mau lớn    👉Hiệu q...
08/10/2021

💯💯💯AN THAI BỔ NÁI🐖🐖🐖
✅Lên giống nhanh, động dục mạnh
✅Đẻ con sai 14 - 18 con
✅Tăng độ đồng đều, heo con mau lớn
👉Hiệu quả tốt, lợi nhuận cao
Các trang trại lớn dùng nhiều và phản hồi rất tốt 💯💯💯

📞 Liên hệ ngay: 0983211202
🏢 Công Ty Cổ Phần Tâm Vet
🚌315 Park River Ecopark Xuân Quang, Văn Giang, TP Hưng Yên
🌈TÂM VET: TRAO TẬN TÂM - NHẬN NIỀM TIN 🌈

⭕⭕⭕Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục của heo nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng si...
07/10/2021

⭕⭕⭕Viêm tử cung là một trong những tổn thương đường sinh dục của heo nái sau khi sinh, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, heo con không có sữa sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Heo nái chậm động dục trở lại, không thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh, mất khả năng sinh sản.
💥Nguyên nhân:
• Can thiệp không đúng kỹ thuật khi lợn đẻ khó
• Cơ quan sinh dục ngoài bẩn.
• Heo đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp.
• Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.
• Heo bị nhiễm trùng từ chuồng trại do chuồng trại vệ sinh chưa tốt
• Do nước dùng trong chăn nuôi bị nhiễm khuẩn
• Các viêm nhiễm ở các cơ quan khác. Như viêm vú, viêm chân móng không được điều trị dứt điểm, gây vây nhiễm cơ quan sinh dục hoặc gây nhiễm khuẩn huyết, viêm lan đến cơ quan sinh dục
• Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn.
💥Triệu chứng cơ bản:
❌Thể cấp tính:
👉Heo bỏ ăn, hoa sung tấy đỏ dịch từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục có đôi khi kèm lẫn máu. Heo bồn chồn đứng nằm không yên, thường sốt nhẹ trên 40 độ, giảm hoặc mất sữa và đôi khi không cho con bú.
❌Thể mạn tính:
👉Đang nuôi con
•Heo sốt nhẹ hoặc không sốt, có dịch nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch này chảy ra từng đợt, từ vài ngày đến một tuần, khác với thể cấp tính Hoa của heo không sưng. Heo ăn kém, ít sữa hoặc mất sữa. Heo con dễ bị tiêu chảy do lượng sữa không đủ.
👉Sau cai sữa
•Sau khi cai sữa heo nái lên giống có thể ra mủ. để đảm bảo tỷ lệ đậu thai nên điều trị trước khi phối giống. vì nếu không điều trị triệt để sau khi phối thường không đậu, hoặc khó đậu. nếu đậu thai cũng ít, khả năng thai yếu còi cọc tăng lên do quá trình viêm nhiễm ảnh hưởng đến sự cung cấp dưỡng chất nuôi thai.

👍👍👍Cùng Tâm Vet Jsc xem cách phòng bệnh và điều trị ở dưới cmt nhé💯!

💢💢💢STRESS NHIỆT TRÊN HEO (PHẦN 2) - BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 🍀 Giải pháp dài hạn 👍 Chọn nơi thoáng mát, cao ráo để đặt chuồ...
06/10/2021

💢💢💢STRESS NHIỆT TRÊN HEO (PHẦN 2) - BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
🍀 Giải pháp dài hạn
👍 Chọn nơi thoáng mát, cao ráo để đặt chuồng trại, chọn các hướng Đông - Tây dọc theo chiều dài chuồng để xây dựng.
👍 Đảm bảo độ thông thoáng của chuồng. Khoảng cách giữa các ô chuồng từ 10 - 12m. Xây hành lang rộng tối thiểu 1,5m.
👍 Có trang bị các hệ thống điều hòa nhiệt độ trong chuồng như hệ thống phun sương, phun mưa, hoặc tốt nhất là xây chuồng kín với hệ thống làm mát. Chủ động điều khiển nhiệt độ trong chuồng nuôi, tránh hiện tượng chênh lệch nhiệt độ quá cao trong chuồng tại các thời điểm trong ngày (ngày, đêm).
👍 Cung cấp nước đầy đủ (số lượng và chất lượng), tạo điều kiện cho heo tự điều hòa thân nhiệt một cách tốt nhất.
👍 Tránh việc để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mặt của heo nái bằng cách bố trí hướng chuồng cũng như trồng các loại cây lâu năm, tán rộng trong trại.
🍀 Một số giải pháp can thiệp mùa nóng
💥Nước và điện giải
👍 Đảm bảo luôn đủ nguồn nước sạch, mát cho heo mọi lúc. Bơm nước lên bể 3 lần 1 ngày, tránh nước phơi nắng cả ngày và nước nóng làm heo không uống nước dẫn đến khát – stress nhiệt.
👍Tăng số máng ăn, máng uống trong chuồng sao cho heo không phải mất quá nhiều công sức hay chen chúc để ăn.
👍 Hệ thống núm uống nước phải đảm bảo không quá ít so với số lượng heo trong ô chuồng và phải luôn hoạt động tốt. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc đó, nên cung cấp nước bổ sung trong máng để dự phòng.
👍 Cung cấp điện giải và VTM C hàng ngày vào nước cho heo uống: Sử dụng điện giải, VITAMIN C hoặc gluco KC. Pha theo đúng liều hướng dẫn. Cung cấp đủ số lượng núm uống, máng uống với kích thước và chiều cao phù hợp theo lứa tuổi heo.
💥 Nhiệt độ và độ ẩm
👍 Nhiệt độ chuồng nuôi luôn đảm bảo từ 22- 25ºC; ẩm độ < 75%. Hạn chế tối thiểu sự dao động nhiệt độ trong chuồng nuôi: dùng nhiệt kế và ẩm kế để trong chuồng để theo dõi. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn 25ºC thì có thể phun nước lên mái, phun ở dàn mát…còn nếu ẩm độ xuống thấp quá thì có thể bố trí các vòi phun sương trong chuồng.
👍 Bật dàn mát ngay từ 6h30 sáng sớm đến 19h hàng ngày giúp làm mát không khí, tránh tích nhiệt ở trần và các dụng cụ.
👍 Bật quạt từ 4 – 6 quạt tuỳ nhiệt độ môi trường để điều chỉnh và đảm bảo nhiệt độ trung bình chuồng nuôi đạt từ tối thiểu 22 – 25 độ.
👍 Ban đêm đảm bảo duy trì từ 3 – 4 quạt tuỳ điều kiện thời tiết.
💥 Điều tiết khẩu phần ăn
👍 Cho heo ăn tự do hoặc ăn nhiều bữa trong ngày, chú ý tăng khẩu phần ăn vào sáng sớm, chiều mát và đảm bảo thắp điện sáng đến 22h để heo hoạt động và ăn uống.
👍 Bổ sung vào khẩu phần ăn men tiêu hoá để heo ăn ngon hơn và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn
💥 Sử dụng thuốc cho heo mùa nóng
Khi gặp heo có biểu hiện sốt và thở gấp tỷ lệ >30% đàn, pha hạ sốt vào nước cho heo uống.
💥 Với nái đẻ:
👍 Tiêm sắt cho nái trước đẻ 5 ngày với liều lượng: 5 - 7ml/nái. Tiêm vào buổi sáng trước ăn 30’, ngày chửa thứ 113 đề phòng thiếu máu gây khó thở khi stress nhiệt.
👍 Đẻ xong sau 12 – 24 giờ tiêm Cloprostenol hoặc Vinaprost để tránh viêm.
👍 Chú ý chỉ dùng Oxytoxin khi: Cổ tử cung mở hoàn toàn và heo đã đẻ ít nhất 1 con theo tư thế - chiều - hướng của thai thuận. Khoảng cách giữa 2 con > 45 phút. Không tiêm quá 2 liều/lần đẻ.
💥 Với nái nuôi con, sắp cai sữa:
👍 Sử dụng PG-600. Tiêm vào buổi chiều ngày cai sữa, tác dụng kích thích động dục trở lại nhanh và mạnh hơn. Tránh sữa về gây sốt sữa, viêm vú...
👍 Nếu heo mẹ quá nóng, ta có thể dùng nước lạnh làm ướt cổ cho heo nhưng tuyệt đối không làm ướt heo con.

Chúc bà con thành công❗ 💪💪💪

💢💢💢STRESS NHIỆT TRÊN HEO (PHẦN 1)🐖Heo là loài động vật không có tuyến mồ hôi nên chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi cảu ...
05/10/2021

💢💢💢STRESS NHIỆT TRÊN HEO (PHẦN 1)
🐖Heo là loài động vật không có tuyến mồ hôi nên chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi cảu nhiệt độ. Stress nhiệt trên heo là tình trạng xảy ra khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao dẫn đến việc tự điều hòa thân nhiệt của chúng bị hạn chế. Thông thường, vùng nhiệt trung tính cho heo dao động từ 18℃ đến 24℃, phụ thuộc vào kích thước vật nuôi, tình trạng sinh lý, chuyển động không khí và loại sàn chuồng.
Biểu hiện và ảnh hưởng
✅Đối với heo nái hậu bị và nái sau cai sữa chờ phối
✔ Stress nhiệt làm heo chậm động dục, biểu hiện động dục không rõ ràng, thời gian dộng dục ngắn, không đồng đều ở các cá thể.
✔ Heo không đạt hưng phấn cao trong khi phối giống, thời gian phối giống ngắn, số lượng trứng rụng ít. Nhiệt độ bên trong cơ thể heo nái quá cao có thể dẫn đến làm chết tinh trùng và trứng cũng như hợp tử đã dược thụ tinh làm cho số con sinh ra chết, heo sơ sinh có trọng lượng thấp, nhỏ.
✅✅ Đối với heo nái mang thai
✔ Stress nhiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của thai và gây lốc, sảy thai tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bào thai
✔ Mang thai 0 -30 ngày: gây lốc, chết hợp tử, heo có thể dpoojng dục trở lại hoặc động dục ngầm.
✔ Mang thai 30 – 86 ngày: gây chết thai, thai gỗ. Không động dục lại do đó khó phát triển.
✔ Mang thai 86 – ngày sinh: gây chết thai, đẻ non, tỷ lệ chết cao. Heo nái sức khỏe kém do đó thời gian đẻ kéo dài, dễ bị sốt và cảm nhiễm các bệnh qua đường sinh dục
✅✅✅ Đối với heo nuôi con
✔ Lượng sữa đầu tiết ra giảm. Chất lượng sữa đầu cũng không tốt. Sau khi sinh là giai đoạn tăng khẩu phần ăn cho heo mẹ, gặp stress nhiệt, heo mẹ lười ăn làm cho sản lượng sữa nuôi heo con giảm.
✔ Chất lượng sữa tiết ra kém do đó đàn con tăng trọng kém, dễ bị tiêu chảy, sức kháng bệnh kém
✔ Heo nái cáu kỉnh, hay cắn con và đè chết con
✔ Heo nằm sấp bụng, không cho heo con bú
✅✅✅✅ Đối với heo nọc
✔ Stress nhiệt làm cho heo nọc lười phối giống, số lượng cũng như chất lượng tinh dịch giảm.
✔ Với heo nọc phối giống bằng cách nhảy trực tiếp, stress nhiệt làm giảm tính hăng của heo nọc, giảm thời gian phối giống do đó hiệu quả phối giống không cao.
✔ Nếu heo nọc bị stress nhiệt trong thời gian dài thì rất lâu sau, khi nhiệt độ mội trường trở lại bình thường, khả năng sinh dục của heo nọc mới phục hồi hoàn toàn.
✔ Nhiệt độ tốt nhất để heo nọc hoạt động là 21℃, mức nhiệt độ để heo hoạt động bình thường là 29℃

👍👍👍Cùng theo dõi page để xem phần 2 nhé ❗

⭕⭕⭕BỆNH VIÊM DA TIẾT DỊCH LỢN❌❌❌  ⭐Nguyên nhân: ✔ Bệnh viêm da tiết dịch trên heo là bệnh do vi khuẩn Staphucoccus hyicu...
04/10/2021

⭕⭕⭕BỆNH VIÊM DA TIẾT DỊCH LỢN❌❌❌
⭐Nguyên nhân:
✔ Bệnh viêm da tiết dịch trên heo là bệnh do vi khuẩn Staphucoccus hyicus gây ra chủ yếu trên heo con nhỏ hơn 8 tuổi. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể heo thường làm tổn thương da, đặc trưng là nổi nốt nhanh, mọc dầy đặc trên da, sau vỡ ra tạo thành màng nhờn, rỉ dịch, nhưng không ngứ. Bệnh dẫn đến cơ thể bị mất nước, chậm lớn, có khi gây tử vong. Tỷ lệ mắc bệnh 10 - 90%, tỷ lệ chết 5 – 90%.
✔ Bệnh thường xảy ra riêng lẻ trên một số ít heo con trong trại. Tuy nhiên, ở một số trang trại có số lượng heo con của heo nái nai tơ (heo nái đẻ lứa đầu) cao thì rất có thể bệnh sẽ xảy ra nghiêm trọng hơn với tỷ lệ heo con sơ sinh và heo cai sữa nhiễm bệnh tăng cao.
👉 Nhiễm khuẩn thường kèm sau khi da bị trầy, cắn hay bị xước do rơm lót, mùn cưa cứng và bẩn gây tổn thương da.
👉 Ghẻ cũng là những tác nhân tiền phát bệnh.
👉 Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của hiện tượng này là do những ngày trước sơ sinh, số lượng vi khuẩn Staphylococcus hyicus trong âm đạo heo mẹ tăng cao. Do đó, heo con có thể nhiễm khuẩn ngay khi vừa mới sinh ra.
⭐Triệu chứng:
✔ Bệnh thường xảy ra mạnh ở heo, khoảng 5 – 35 ngày tuổi. Lúc đầu, trên da ở vùng má, mông, đầu gối do cọ sát hay quỳ xuống nền, xuất hiện những nốt đốm mảnh, nâu nhạt. Trong vòng 3-5 ngày, nhưng nốt này lan ra khắp bụng, nách rồi trở lên thâm tím, có khi đen.
✔ Bề mặt da lở loét và bao phủ một lớp dịch nhờn, sau đông khô dính bết lông và xuất hiện những đám màu nâu trên da. Thân nhiệt không tăng và con vật không ngứa gãi
✔ Những đám gở có thể tháy ở heo lớn, dịch rỉ nhờn nhờn sau đó loét ở vùng lưng, mông, tai bị teo. Heo bệnh đau đớn da nhăn nheo, gầy yếu, giảm cân, chết. Bệnh có thể khỏi, song dể lại những sạo lớn trên thân thể
⭐Chuẩn đoán:
Chuẩn đoán bệnh: Căn cứ vào độ tuổi của heo và triệu chứng lâm sàng điển hình như lúc đầu, trên da ở vùng má, mông, xuất hiện những nốt đốm mảnh, nâu nhạt. Sau đó những nốt này lan ra khắp bụng, nách rồi trở lên thâm tím, có khi đen. Thân nhiệt không tăng và con vật không ngứa ngãi.
✔ Chuẩn đoán phân biệt: Trên lâm sàng cần chuẩn đoán phân biệt với một số bệnh sau:
👉 Viêm da do Circovirus: Làm giảm nghiêm trọng năng suất chăn nuôi, tốn kém chi phí.
👉 Viêm da trong PMWS: Sốt 41 – 42°C, đột tử, có thể xuất hiện những triệu chứng thần kinh. Sụt cân, hốc hác, lông thô ráp, da tái nhợt thô ráp, xù xì, dống vảy, đôi khi bị vàng da, chậm phát triển (giai đoạn 6 -8 tuần tuổi) và tsi bị đổi màu.
👉 Viêm da trong PDNS: Thường phát hiện triệu chứng viêm da suy thận (PDNS) TRONG NHỮNG ĐÀN BỊ PMWS. Tỷ lệ heo cai sữa khoảng 6 – 10% nhưng thông thường cao hơn 20%. Tỷ lệ chết ở heo lớn hơn có thể lên đến 10%. Trên da xuất hiện các dấu đỏ trông như những vết xuất huyết của bệnh dịch tả hay phó thương hàn. Những ca bệnh có thể kéo dài trong một đàn nhiều tháng.
👉Chúng thường đạt đến đỉnh điểm sau 6 - 12 tháng và sau đó giảm từ từ.
⭐Phòng bệnh
✔ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
✔ Chuồng trại khô ráo, độ ẩm không quá 70%, nhiệt độ không quá nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
✔ Phun sát trùng định kỳ bằng các loại sát trùng có chứa phenol.
Kiểm tra và sửa chữa chuồng trại, tránh những chỗ gồ ghề có thể gây trầy xước cho heo.
✔ Bấm nanh kỹ, cắt tai, cắt đuôi đúng kỹ thuật
✔ Hạn chế heo cắn nhau do nuôi nhốt mật độ cao hoặc stress.
✔ Thực hiên triệt để nguyên tắc cùng vào cùng ra (all in – all out) đối với heo sau cai sữa và heo thịt.

🍀Hy vọng với những chia sẻ của Tâm Vet Jsc các nhà chăn nuôi sẽ co thêm những kiến thức bổ ích 👍👍👍
CÙNG TÂM VET XEM CÁCH ĐIỀU TRỊ DƯỚI CMT NHÉ❗

02/10/2021

CÁCH ĐỂ HEO NÁI SINH 16-18 CON
⚠️ Các trang trại lớn dùng thử 1-2 gói xong mua cả thùng là rất nhiều.
✅ Kích lên giống
✅Rụng nhiều trứng
✅Đẻ sai con
✅Được Nghiên cứu tại Học Viện Nông Nghiệp dành riêng cho con nái.
⚠️Đẻ sai hơn 40%
Vận chuyển toàn quốc , kiểm tra xong mới cần thanh toán.
☎️0967.242.523
Địa chỉ: 31ha - Học Viện Nông Nghiệp - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội

❌❌❌TIÊU CHẢY Ở HEO CON❗                                                                                            💥Tron...
02/10/2021

❌❌❌TIÊU CHẢY Ở HEO CON❗
💥Trong thực tế, bệnh tiêu chảy do trực khuẩn xảy ra phổ biến nhất ở heo con còn nhỏ (giai đoạn 3 - 5 tuần tuổi) với biểu hiện tiêu chảy từ phân nhão, lỏng đến tiêu chảy nước. Thông thường, dạng tiêu chảy này xuất hiện với phân màu nâu nhạt và lỏng. Hiếm khi thấy phân có lẫn dịch nhầy hoặc máu trong trường hợp nhiễm E. coli. Trong suốt thời gian bệnh, heo con vẫn hoạt động bình thường nhưng bị sút cân nhanh do tiêu chảy. Heo con thường đáp ứng tốt với liệu trình điều trị bằng kháng sinh pha vào nước uống hoặc trộn thức ăn; tỷ lệ chết khá thấp, và heo con yếu hoặc kém vận động thường cảm nhiễm với bệnh nhất.
👍 Biện pháp phòng bệnh:
👉 Đối với heo: hàng phòng thủ đầu tiên chính là kháng thể mẹ truyền. Tôi khuyến cáo chủng một mũi vaccine phòng E. coli cho nái ở thời điểm 3 tuần trước sinh. Việc chủng ngừa như vậy giúp nái có đủ thời gian sản xuất kháng thể truyền qua sữa đầu cho heo con. Nếu tôi biết được heo con bị nhiễm E. coli ở giai đoạn cai sữa, tôi sẽ cân nhắc tiêm 1 mũi kháng sinh phổ rộng phòng cả E. coli lúc cai sữa, cùng với việc trộn kháng sinh vào khẩu phần thức ăn viên hoặc dạng nghiền ban đầu trong giai đoạn cai sữa. Cung cấp điện giải trong nước uống ngay sau khi chuyển chuồng cũng sẽ giúp ích cho heo con.
👉 Đối với môi trường: Kiểm soát về môi trường thậm chí còn quan trọng hơn việc phòng E. coli. Heo con phải được sinh ra trong một ổ đẻ sạch sẽ và khô ráo. Ngay từ khi mới sinh, heo con đã có thể nhiễm phải các chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh từ những ổ úm bẩn và không vệ sinh. Các chuồng đẻ phải được giữ ấm và khô ráo, và tiểu môi trường trong ổ úm cần có thảm giữ nhiệt hoặc đèn sưởi.
👉 Chuồng cai sữa cũng phải được làm sạch, khử trùng, và để khô trước khi tiến hành cai sữa heo con. Các chuồng nuôi đều được kiểm soát nhiệt độ ở mức 85+ºF (khoảng 30ºC) vì heo con bị lạnh rất dễ bị bệnh viêm ruột tiêu chảy (Colibacillosis). Heo con mới cai sữa không thể tự duy trì nhiệt độ cơ thể của chúng mà không có sự hỗ trợ từ môi trường. Kiểm soát nhiệt độ đóng vai trò lớn hơn trong giai đoạn từ cai sữa đến vỗ béo.
⭕⭕⭕ Bệnh viêm ruột tiêu chảy do E. coli (Colibacillosis) vẫn đang là vấn đề phổ biến nhất ở heo con mới cai sữa. Có nhiều yếu tố tham gia vào việc quản lý chăm sóc cho heo con giai đoạn này. Hãy nhớ rằng, quy trình phòng bệnh bắt đầu từ trước khi nái sinh và kéo dài qua vài tuần đầu tiên sau khi cai sữa heo con. Có nhiều phương pháp chăm sóc mà bạn có thể lựa chọn, nhưng đối với tôi phương pháp tốt nhất là khâu chuẩn bị môi trường sạch sẽ, khô ráo từ lúc sinh đến giai đoạn đầu thời kỳ cai sữa; thực hiện các bước thích hợp để phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh và bổ sung dinh dưỡng.

📢📢📢SẢN PHẨM SỐ 1 CHO HEO NÁI ĐÂY Ạ!            🐖🐖🐖AN THAI BỔ NÁI 🐖🐖🐖💪ĐẺ KHỎE - CON SAI - AN THAI - DƯỠNG NÁI 👍✅ Sản phẩm...
01/10/2021

📢📢📢SẢN PHẨM SỐ 1 CHO HEO NÁI ĐÂY Ạ!
🐖🐖🐖AN THAI BỔ NÁI 🐖🐖🐖
💪ĐẺ KHỎE - CON SAI - AN THAI - DƯỠNG NÁI 👍
✅ Sản phẩm bổ sung probiotic, acid amin, hỗn hợp vitamin và khoáng chất thiết yếu cho vật nuôi, với công thức đặc biệt bổ sung dưỡng chất cho đối tượng con nái.
✅✅ Bổ sung vi sinh vật có lợi: lactobacillus, sacharomyces, bacillus subtilis
✅✅✅Bổ sung thành phần thảo dược: Mộc hương, hoài sơn, ý dĩ, thần khúc, sơn trà.
🏦 Công Ty Cổ Phần Tâm Vet
🚌 315 Park River Ecopark Xuân Quan, Văn Giang , TP Hưng Yên
☎️ Hotline: 0983211202
🌈TÂM VET: TRAO TẬN TÂM - NHẬN NIỀM TIN🌈

🎉🎉🎉5 HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN NẾU LỢN BIỂU HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY🍁Không có gì quan trọng hơn sức khỏe của những c...
30/09/2021

🎉🎉🎉5 HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN NẾU LỢN BIỂU HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG TIÊU CHẢY
🍁Không có gì quan trọng hơn sức khỏe của những con lợn của bạn. Vì vậy điều quan trọng là phải tìm hiểu về các dâu hiệu và ảnh hưởng của bệnh đường ruột trên đàn lợn. Bệnh đường ruột là bệnh rối loạn tiêu hóa, nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến lợn suy dinh dưỡng, mất nước và có thể chết. Những bệnh này có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận do giảm tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn, cũng như tỷ lệ tử vong cấp tính, với 100% các nhóm tuổi nhất định bị ảnh hưởng.
🍁 Các bệnh đường ruột bao gồm cả bệnh nhiễm khuẩn salmonellosis và viêm ruột hồi tràng là do tiếp xúc giữa phân với miệng. Mỗi bệnh đều có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên, nhiều nhiều dấu hiệu lâm sàn tương tự nhau, bao gồm tiêu chảy, nôn mửa và mất nước. Điều quan trọng là phải làm việc với bác sĩ thú y của bạn và thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán để chuẩn đoán chính xác bệnh đường ruột mà lợn của bạn đang mắc phải. Để xác định xem một bệnh đường ruột mà lợn của bạn đang mắc phải. Để xác định xem một bệnh đường ruột có thể ảnh hưởng đến lợn của bạn hay không, hãy tự hỏi mình 5 câu hỏi sau nếu bạn nhận thấy sự suy giảm năng suất hoặc thấy các dấu hiệu lâm sàng, như tiêu chảy:
1. Vấn đề là gì?
👉Bước đầu tiên để phát hiện nguyên nhân heo bị bệnh là biết các dấu hiệu của đường ruột. Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đường ruột là tiêu chảy, nhưng thường bạn sẽ không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu tiêu chảy nào cho đến khi bệnh lây lan rộng khắp đàn của bạn. Khi bạn thấy tiêu chảy, tức là bạn đã sa sút phong độ do các tác độnh cận lâm sàng của bệnh làm giảm khả năng tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn
2. Bác sĩ xủa tôi có thể làm gì?
👉Mặc dù điều quan trọng là phải biết các dấu hiệu của bất kỳ bệnh đường ruột nào, nhưng điều quan trọng là phải làm việc với các bác sĩ thú y của bạn để xác định mầm bệnh nào đang lây nhiễm cho lợn của bạn và lợn của bạn mắc bệnh gì. Biết thêm các mầm bệnh này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị hiệu quả hơn, đặt vaccine, chương trình vệ sinh, chương trình an toàn sinh học và các kết quả sản xuất. Bằng cách trao đổi chặt chẽ với bác sĩ thú y, bạn sẽ tránh điều trị nhầm bệnh cho đàn gia súc của mình, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian chuẩn đoán chính xác đến giải quyết.
👉3. Làm cách nào để lấy mẫu xét nghiệm?
Bước tiếp theo trong việc theo dõi đàn của bạn là thu nhập các mẫu phân và mô ruột để gửi đến phòng thí nghiệm chuẩn đoán thú y với sự giúp đỡ của bác sĩ thú y. Tại sao bạn cần cả hai loại mẫu? Các mẫu phân sẽ cho bạn biết mầm bệnh nào có trong hệ thống của lợn. Các mô mẫu ruột sẽ cho bạn biết mầm bệnh nào đang thực sự gây ra các bệnh.
4. Tôi nên thực hiện những ước nào tiếp theo?
👉Tiêm phòng, an toàn sinh học, kiểm soát động vật gặm nhấm, vệ sinh môi trường và kháng sinh đều có thể là những lựa chọn để giúp đàn lợn cảu bạn. Nói chuyện với các bác ý thú y của bạn đê xác định cách hàng động tốt nhất, tùy thuộc vào bệnh và mức độ khẩn cấp của nó
5. Tôi nên ban hành kế hoạch như thế nào?
👉Với những hành động này, bạn không chỉ nên kiểm soát mọi vấn đề hiện tại mà còn phải thúc đẩy khả năng miễn dịch trong tương lai của lượn bằng cách ngăn ngừa các bệnh như PED, hoặc giảm tác động của các bệnh như Salmonella và viêm hồi tràng đối với đàn lợn của bạn. Bằng cách ban hành một chương trình an toàn sinh học mạnh mẽ, rửa xe tải và cơ sở vật chất, cũng như chuẩn bị các
khu vực cách ly để giữ lợn bị nhiễm bệnh, bạn có thể giúp giảm lây truyền mầm bệnh gây bệnh. Lợn khỏe không chỉ làm cho lợn vui mà còn làm cho người nông dân vui vẻ. Biết thêm về các tác nhân gây bệnh đường ruột có thể đưa ra kế hoạch điều trị và lựa chọn tiêm chủng hiệu quả. Nếu bạn nghi ngờ đàn của mình bị nhiễm khuẩn salmonellosis, viêm hồi tràng hoặc bất kỳ bệnh đường ruột nào khác, hoặc nếu bạn muốn ngăn chặn bệnh xâm nhập đàn của mình, vui lòng liên hệ với bác sĩ thú y của bạn.
🍀Chúc bà con thành công 💪💪💪

❌❌❌HIỆN TƯỢNG HEO MẸ CẮN CON, KHÔNG CHO CON BÚ THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO???⭕⭕⭕Nguyên nhân👉Hiện tượng lợn mẹ cắn con, không ch...
29/09/2021

❌❌❌HIỆN TƯỢNG HEO MẸ CẮN CON, KHÔNG CHO CON BÚ THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO???
⭕⭕⭕Nguyên nhân
👉Hiện tượng lợn mẹ cắn con, không cho con bú: Do nhiều nguyên nhân khác nhau:
✅ Do thiếu dinh dưỡng khi chửa, đẻ
✅ Do bị viêm vú, tắc tia sữa
✅ Do lợn con bấm nanh bị sót khi bú cắn đầu vú làm con mẹ đau
✅ Do bị stress, kích động…
✅ Do ghép đàn không đúng kỹ thuật
⭕⭕⭕Các biện pháp khắc phục:
👉Đối với heo thiếu dinh dưỡng, bị stress, kích động.
✔ Chăm sóc lợn mẹ chu đáo, cho ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là Protein; vitamin và khoáng khi chửa kỳ II và nuôi con.
✔ Bổ sung trong khẩu phần hoặc tiêm vitamin ADE, để tăng cường tiết sữa.
✔ Khi đẻ không được cho lợn mẹ ăn nhau sống do chúng hoặc con khác thải ra, không cho lợn mẹ ăn các loại thịt sống, vì như vậy sẽ tạo phản xạ cho lợn mẹ thèm ăn thịt sống dẫn đến chúng ăn thịt con.
✔ Dùng cồn 70 độ hoặc rượu mạnh > 45 độ, lấy xi lanh nhựa dung tích 3 – 5ml hút 2ml cồn hoặc rượu, nhẹ nhàng nhỏ vào hai bên lỗ tai lợn mẹ. Cồn hoặc rượu thấm vào tai trong, tai giữa của lợn mẹ làm chúng khó chịu luôn lúc lắc đầu để vẩy vật lạ ra ngoài. Khi tiến hành, chúng ta cần nhỏ cồn hoặc rượu sao cho lợn mẹ lúc lắc đầu liên tục trong 8-12 giờ, khiến chúng mệt nhoài, nhờ vậy mà quên phản xạ cắn con, trở nên thuần tính như các con lợn mẹ bình thường khác.
👉Khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con lạ khi ghép đàn
✔ Khi lợn mẹ sinh ít con, chúng ta thường mua thêm lợn con 1-2 ngày tuổi ghép đàn để tăng hiệu quả lứa nuôi. Trong nhiều trường hợp, lợn mẹ thường cắn lợn con lạ của đàn khác khi mang ghép chung.
✔ Kinh nghiệm khắc phục hiện tượng này như sau: Trước khi thả lợn lạ vào đàn mới, dùng rượu uống ngậm vào mồm phun ướt đều cả lợn con trong đàn và lợn con mới mua, để chúng có cùng mùi rượu, khiến khứu giác lợn mẹ không phân biệt được đâu là con mình sinh ra, đâu là lợn con khác đàn do vậy chúng không cắn những con được ghép chung đàn. Ngoài ra có thể dùng dầu tây, nước tỏi hoặc nước lá trầu không phun lên toàn đàn cũng có tác dụng ghép đàn nhanh.
✔ Khi mua thêm lợn con để ghép đàn, cần chú ý mua con của những lợn mẹ đẻ sai con, có lí lịch rõ ràng, không nên mua tạp nham ở chợ, không rõ lí lịch, tránh mua phải những đàn lợn nghi mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh cho đàn.
✔ Những lợn con mua về cần cho uống kháng sinh phòng tiêu chảy trong 2-3 ngày, cho bú ngay sữa đầu nếu có thể hoặc cho bú những vú căng sữa để tăng độ đồng đều của đàn.
✔ Để đảm bảo đàn lợn an toàn dịch bệnh, bà con nên tiêm sắt và tiêm phòng vắcxin theo lịch cho đàn lợn như sau: Tiêm sắt (Fe) hữu cơ dưới dạng Fedextran, Fedextrin 2 lần, mỗi con 300mg khi lợn con được 3 và 10 ngày tuổi.
👉Khắc phục hiện tượng cắn con do viêm vú, tắc tia sữa
✔ Tách lợn con, vắt sữa cho lợn con ăn hoặc pha sữa chuyên dùng cho heo con ăn trong những ngày heo mẹ mất sữa, viêm vú. Chú ý pha thêm men tiêu hoá sống để tăng khả năng tiêu hoá và đề phòng tiêu chảy.
✔ Kiểm tra nanh và dùng kìm chuyên dụng bấm nanh cho heo con
✔ Dùng dầu nóng hoặc khăn ấm mát sa bầu vú 10 – 15 phút để làm mềm bầu vú và kích thích tiết sữa.
✔ Tiêm 2 – 3 ml Oxytocin để kích thích tiết sữa và thông tắc núm vú.
✔ Tiêm khác sinh Amoxylin LA hoặc Oxytetracyclin LA để điều trị viêm vú.

Address


Alerts

Be the first to know and let us send you an email when AN THAI BỔ NÁI - ĐẺ CON SAI posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share