Giúp Nhà Nông Làm Giàu - Từ Nông Nghiệp

  • Home
  • Giúp Nhà Nông Làm Giàu - Từ Nông Nghiệp

Giúp Nhà Nông Làm Giàu - Từ Nông Nghiệp Cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất đến người tiêu dùng với 3 tiêu ch?

Những lưu ý khi nuôi heo náiNuôi heo (lợn) nái từ quy mô lớn trang trại đến cấp độ nhỏ gia đình là một nghề rất phổ biến...
29/03/2022

Những lưu ý khi nuôi heo nái

Nuôi heo (lợn) nái từ quy mô lớn trang trại đến cấp độ nhỏ gia đình là một nghề rất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp ở Long An. Đến nay kỹ thuật nuôi heo nái đã có nhiều bước tiến triển rõ rệt so với trước đây nhờ ứng dụng công nghệ về giống, dinh dưỡng, vệ sinh thú y, chuồng trại, trang thiết bị chuyên dùng.
Dù vậy, qua khảo sát thực tế vẫn còn không ít nơi chăn nuôi heo nái gặp phải các trở ngại như: heo cái hậu bị chậm hoặc rối loạn lên giống, tỷ lệ đậu thai thấp, heo nái đẻ ít con, heo con yếu, heo con chết non,… dẫn đến hiệu quả kinh tế của người nuôi không được như mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các trở ngại nêu trên. Tuy nhiên, về cơ bản nếu muốn khắc phục, cải thiện, người nuôi heo nái cần tập trung rà soát lại hiện trạng để áp dụng 6 biện pháp quản lý và kỹ thuật sau đây.

1. Luôn sử dụng con giống tốt

Giống heo phù hợp nuôi sinh sản hiện nay là giống Yorkshire và Landrace thuần hoặc heo lai (cha) Yorkshire x (mẹ) Landrace (nếu sử dụng tinh nọc là giống Landrace và mẹ là giống Yorkshire thì khả năng sinh sản của heo cái lai sau này vẫn được nhưng có thấp hơn đôi chút).

Heo cái hậu bị cần có nguồn gốc rõ ràng và trong quá trình nuôi cần đánh giá sức phát triển, ngoại hình để có thể quyết định lưu giữ hay loại thải. Nên mua heo cái hậu bị có trọng lượng ít nhất trên 60 kg thay vì mua heo nhỏ lúc lẻ bầy, sẽ giúp giảm tình trạng heo không đạt yêu cầu phải loại thải.

Khi heo đẻ, cần tiếp tục theo dõi, ghi lại số liệu liên quan đến sức sinh sản, chất lượng heo con ở tất cả các lứa đẻ, nếu không đạt cần mạnh dạn loại thải. Tâm lý của nhiều hộ chăn nuôi vẫn thiên về việc lưu giữ heo cái đã đầu tư dù không đạt hơn là loại thải để mua nhập heo cái khác, thực tế khi phân tích về hiệu quả kinh tế thì loại thải để đầu tư mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

2. Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp và ổn định

Nhu cầu dinh dưỡng của heo nuôi sinh sản có thể phân thành 4 giai đoạn khác nhau về số lượng và thành phần các chất bên trong khẩu phần thức ăn: hậu bị, mang thai, nuôi con và nái khô chờ phối. Việc cung cấp thức ăn không đầy đủ, không phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng đều ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sinh sản. Đa phần các trường hợp chậm lên giống lúc heo kết thúc giai đoạn hậu bị đều có nguyên nhân từ nguồn thức ăn không phù hợp, hoặc cho ăn quá nhiều hoặc cho ăn không đủ, không cân đối các chất dinh dưỡng, chưa kể những heo này dễ gặp tình trạng đậu thai ít, heo con chết non hoặc yếu. Tương tự, nếu ở giai đoạn mang thai, heo cái không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để bào thai phát triển thì cũng gặp tình huống sinh sản kém. Hoặc như heo nái sau lẻ bầy nếu thiếu dinh dưỡng sẽ chậm lên giống trở lại. Tất cả các tình huống này đều làm tăng chi phí nuôi.

Trước đây, người nuôi heo nái gặp khá nhiều khó khăn trong việc phối trộn thức ăn sao cho phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của heo cái nhưng hiện nay thì việc phát triển công nghiệp thức ăn đóng bao chuyên dùng đã giúp giải quyết một cách đơn giản khó khăn này. Người nuôi giờ đây chỉ cần mua và sử dụng các loại thức ăn đã phối trộn phù hợp cho heo cái ở các giai đoạn sinh trưởng theo đúng khuyến cáo định lượng của nơi sản xuất thức ăn. Đây là giải pháp có thể nói là tốt nhất trong việc áp dụng chế độ dinh dưỡng - thức ăn dành cho heo nuôi sinh sản. Người nuôi chỉ còn tập trung theo dõi, đánh giá thể trạng, kết quả sinh sản của heo nái để nếu cần có thể điều chỉnh tăng, giảm đôi chút số lượng thức ăn hoặc bổ sung một số chất vi dinh dưỡng (khoáng, vitamin, axit amin hoặc một số loại men tiêu hóa) nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả thức ăn.

3. Tạo tiểu môi trường chăn nuôi thích hợp với đặc điểm sinh lý của heo nuôi sinh sản

Đối với các trường hợp xây chuồng trại mới hay cải tạo chuồng trại đã có đều cần đáp ứng được các yêu cầu sau: sạch sẽ, thông thoáng, thuận tiện công việc vệ sinh và xử lý chất thải. Trong thực tế, đặc điểm khí hậu ở Long An và các địa phương khu vực miền Đông và Tây Nam bộ có khoảng thời gian lạnh ngắn và mức độ lạnh cũng không cao, còn tình trạng nóng thì diễn tiến thường xuyên, nhất là vào mùa khô; trời nóng sẽ gây tác động xấu đến sức khỏe và sức sinh sản của heo cái mạnh hơn trời lạnh. Trong điều kiện khí hậu như thế, yêu cầu chung là chuồng trại và khu vực xung quanh cần áp dụng càng nhiều biện pháp giảm nhiệt càng tốt như: nuôi mật độ thưa hơn mức kỹ thuật khuyến cáo chung, tăng độ cao chuồng nuôi, sử dụng các loại vật liệu xây dựng có tính năng cách nhiệt, trồng cây xanh che bớt nắng, đào ao gần nơi nuôi kết hợp lấy mặt nước giảm nhiệt và xử lý sinh học chất thải, lắp đặt hệ thống phun sương trong chuồng.…

4. Áp dụng cách chăm sóc thích hợp

Nguyên tắc chung là tạo môi trường yên tĩnh để hạn chế các tác động gây stress (choáng) do tiếng động lớn, chuyển chuồng, xua đuổi hay heo cắn nhau, nhất là khi heo mang thai và đẻ. Tốt nhất là từ lúc phối giống, heo hậu bị nên nuôi tách riêng cá thể bằng chuồng lồng để vừa thuận tiện theo dõi (đánh giá thể trạng, sức khỏe, phối giống, sử dụng vắc-xin,…) vừa giảm thiểu được các tác động gây stress. Cách nuôi riêng cá thể này tiếp tục áp dụng cho các giai đoạn mang thai, đẻ nuôi con và cả nái khô chờ phối lại.

Heo cái hậu bị nên nuôi tách riêng để vừa thuận tiện theo dõi vừa giảm thiểu các tác động gây stress
5. Áp dụng chặt chẽ quy trình vệ sinh thú y

Cần thực hiện chuẩn xác lịch trình phòng bệnh (vắc-xin và thuốc thú y), vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải, kiểm soát người và phương tiện ra vào nơi chăn nuôi,… theo phương thức chăn nuôi an toàn sinh học cho mọi thời điểm, tình huống, lúc không có dịch bệnh cũng như lúc có dịch đe dọa.

6. Ghi và lưu giữ toàn bộ số liệu về diễn tiến chăn nuôi

Đây là một yêu cầu rất cần thiết vì giúp người chăn nuôi không chỉ đánh giá được toàn bộ tiến trình sinh trưởng, sinh sản của heo cái để có những điều chỉnh kịp thời về con giống, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y,… mà còn để đúc kết chính xác hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi qua con số thu, chi cụ thể. Trong thực tế, hầu như toàn bộ các trang trại chăn nuôi đều thực hiện việc quản lý sổ sách như trên. Ngược lại đối với cơ sở nuôi heo quy mô trung bình và nhỏ cấp nông hộ thì rất ít trường hợp áp dụng do chưa quen hoặc ghi chưa chính xác, ghi không đủ, ghi gián đoạn,… Trở ngại này chính là nguyên nhân làm hạn chế nâng cao tay nghề của người nuôi cho dù phần lớn người nuôi heo nái ở nông hộ đều có quá trình chăn nuôi lâu dài cùng với không ít kinh nghiệm thực tiễn.

Việc áp dụng đầy đủ và đồng bộ 6 biện pháp cơ bản về quản lý và kỹ thuật nuôi heo nái nêu trên chắc chắn sẽ giúp cho người nuôi cải thiện được hiệu quả kinh tế từ chi phí và công sức lao động đã bỏ ra vì cùng lúc hạn chế được đến mức tối đa các rủi ro thiệt hại do heo nái bệnh, heo nái xấu phải loại thải,… và nâng cao thu nhập từ tăng số lượng và chất lượng heo con sinh ra từ đàn heo mẹ khỏe mạnh./.

28/03/2022
Một số đặc điểm của bệnh viêm da nổi cụcThời gian gần đây, dịch bệnh viêm da nổi cục có chiều hướng gia tăng tại Trung Q...
26/03/2022

Một số đặc điểm của bệnh viêm da nổi cục

Thời gian gần đây, dịch bệnh viêm da nổi cục có chiều hướng gia tăng tại Trung Quốc. Tính đến ngày 27/7/2020, đã phát hiện tổng số 13 ổ dịch tại Trung Quốc; đặc biệt trong khoảng thời gian từ ngày 15-20/7/2020, đã ghi nhận 5 ổ dịch mới tại tỉnh Quảng Tây (cách biên giới với Việt Nam khoảng 200 km).
Bệnh viêm da nổi cục (tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là L*D), còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò. Vi rút không gây bệnh trên người. Đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.

Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất, gây thiệt hại về năng suất do sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai, tổn thương da, giảm tăng trọng và có thể chết, gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại.

1. Đặc điểm của vi rút gây bệnh

Vi rút gây bệnh viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh đậu trên dê, cừu.

Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ -80 độ C trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 6 tháng.

Vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc a xít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37 độ C.

Hóa chất sử dụng để diệt vi rút viêm da nổi cục bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 - 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.

Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng.

2. Đặc điểm dịch tễ

Động vật mẫn cảm với vi rút viêm da nổi cục là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10 - 20%; tỷ lệ chết khoảng 1 - 5%. Thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 4 - 14 ngày.

Côn trùng chân đốt được xem là véc tơ truyền bệnh viêm da nổi cục. Mặc dù đến nay chưa xác định được véc tơ truyền bệnh cụ thể, muỗi, ruồi cắn và ve đực có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây truyền vi rút. Vai trò của các véc tơ truyền bệnh là khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau, phụ thuộc vào nguồn và đặc điểm của mỗi loại véc tơ. Trâu, bò đực nhiễm bệnh có thể bài thải vi rút qua tinh dịch; tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bằng chứng về đường lây truyền bệnh viêm da nổi cục thông qua tinh dịch. Ngoài ra, cũng chưa rõ có hay không việc truyền lây vi rút qua đường thức ăn và nước uống nhiễm mềm bệnh. Tiếp xúc trực tiếp được cho là không đóng vai trò quan trọng trong lây truyền vi rút viêm da nổi cục.

Các nốt sần và vảy da chứa một lượng vi rút viêm da nổi cục tương đối cao. Vi rút có thể được phân lập từ những bệnh phẩm này trong 35 ngày và có thể lâu hơn. Vi rút có thể được phân lập từ máu, nước bọt, dịch tiết ở mắt và mũi và tinh dịch. Vi rút được tìm thấy trong máu trong khoảng từ 7 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh, với mức độ thấp hơn so với trong các nốt sần ở da tại cùng thời điểm lấy mẫu. Sự bài thải của vi rút trong tinh dịch có thể kéo dài tới 42 ngày. Cũng có bằng chứng về sự lây truyền vi rút qua nhau thai. Vi rút viêm da nổi cục không gây bệnh mạn tính. Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng mang vi rút trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.

3. Triệu chứng, bệnh tích

Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu dưới đây:

- Sốt cao, có thể trên 41độ C.

- Giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú.

- Suy nhược, bỏ ăn và hốc hác.

- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt.

- Sưng hạch bạch huyết bề mặt.

- Hình thành các nốt sần có đường kính từ 2–5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt. Các nốt sân này có hình tròn, chắc, tròn và nhô cao, liên quan đến da, mô dưới da và đôi khi cả các cơ bên dưới.

- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.

- Các chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, chẳng hạn như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

- Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời.

- Bò mang thai có thể sảy thai và động dục trong vài tháng.

Một số hình ảnh về dấu hiệu của bệnh viêm da nổi cục


4. Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán sơ bộ tại thực địa dựa trên những biểu hiện như sốt và các nốt sần đặc trưng trên da trâu, bò mắc bệnh.

Chẩn đoán tại thực địa cần được xác nhận bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm các mẫu da tổn thương, vảy, máu được chống đông bằng EDTA hoặc gạc nước bọt. Vảy và da dễ thu mẫu và có thể được gửi đi mà không cần bảo quản trong môi trường vận chuyển mà có thể để trong ống lấy mẫu sạch hoặc các loại dụng cụ khác.

5. Kinh nghiệm phòng, chống bệnh của một số nước

Kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh tại các nước Châu Âu và Tây Á cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò.

Đối với những nước không có dịch bệnh, cần hạn chế nhập khẩu trâu, bò và một số sản phẩm trâu, bò; áp dụng biện pháp giám sát phát hiện bệnh trong phạm vi tối thiều là 20km từ quốc gia hoặc vùng có dịch.

Đối với những nước có dịch bệnh, hạn chế vận chuyển trâu, bò trong khu vực có dịch; tiêu hủy trâu bò biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tiêm phòng.

6. Phòng bệnh

Các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: Chủ động theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh, tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh, tiêm phòng cho trâu, bò, vệ sinh, tiêu độc khử trùng và tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh (ruỗi, muỗi, côn trùng hút máu,…) tại khu vực chuồng nuôi.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 10 loại vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) của các nhà sản xuất tại các nước Nam Phi, Morocco, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên bang Nga, Kenya, Ethiopia,….

Ngoài ra, còn nhiều loại vắc xin phòng bệnh Đậu dê, Đậu cừu của các nhà sản xuất tại nhiều nước (bao gồm: Việt Nam, Jordan, Ấn Độ,….) có thể sử dụng để phòng bệnh vì chủng vi rút gây bệnh VDNC cùng họ với vi rút gây bệnh Đậu dê, có mức tương đồng kháng nguyên và gien di truyền trên 95%; các tổ chức quốc tế như FAO, OIE và các nước (như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Jordan, và nhiều nước khác) cũng đã sử dụng vắc xin Đậu dê để tiêm (với liều cao gấp 5-10 lần) cho đàn gia súc và có hiệu quả phòng được bệnh VDNC.

23/03/2022

=> Rút ngắn 1/3 thời gian chăn nuôi , tiết kiệm chi phí
=> Tăng chất lượng thịt, tăng nạc, nở ức, bụng đùi
=> Tăng lợi nhuận gấp 3 lần

05/03/2022

GIẢI PHÁP VÀNG CHO NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM

Một số lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh1. Quây úmĐể tập trung nguồn nhiệt, tránh gió lùa, trong thời gian úm nên sử d...
20/02/2022

Một số lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh

1. Quây úm

Để tập trung nguồn nhiệt, tránh gió lùa, trong thời gian úm nên sử dụng các tấm cót quây với chiều cao 50 cm, thường quây hình tròn hoặc hình ê-líp để nguồn nhiệt tỏa đều trong quây. Mỗi quây có đường kính 1,5 – 2 (m) nuôi úm 120 - 200 con. Chất độn chuồng nên đổ dày đều 5 - 7 cm để giữ ấm cho gia cầm. Từ ngày thứ 5 tăng diện tích quây để gà có thể di chuyển dễ dàng đến máng ăn, máng uống. Gia cầm non cần được đưa vào khu vực nuôi úm ngay sau khi xuống chuồng, phân bổ số lượng gia cầm đồng đều vào các quây úm.

Một số lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh hình ảnh 1
Gia cầm non cần được đưa vào khu vực nuôi úm ngay sau khi xuống chuồng. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn

2. Nhiệt độ chuồng nuôi úm

Việc giữ ấm cho gia cầm con theo nhu cầu sinh lý trong các tuần tuổi đầu (đặc biệt là 2 tuần đầu) mới xuống chuồng rất quan trọng. Nếu không đảm bảo đủ nhiệt độ, tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng sẽ bị ảnh hưởng các bệnh hô hấp, tiêu hoá dễ phát sinh.

Từ ngày 22 - 28 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở gia cầm để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.

Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gia cầm đối với nhiệt độ:

+ Nếu gia cầm tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt độ gia cầm bị lạnh.

+ Nếu gia cầm tản xa nguồn nhiệt nháo nhác, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.

+ Nếu gia cầm tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm cần phải che kín hướng gió thổi.

+ Khi đủ nhiệt gia cầm vận động ăn uống bình thường ngủ, nghỉ tản đều.

Cần quan sát kỹ các biểu hiện của gia cầm trong giai đoạn nuôi úm bởi vì đây là chỉ dẫn tốt nhất về nhiệt độ hợp lý.

Một số lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh hình ảnh 2
Dùng đèn để úm gà trong mùa lạnh. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn
Thiết bị sưởi ấm: có thể dùng bóng điện, bóng hồng ngoại ở những nơi có điện hoặc đèn thắp sáng, lò ủ trấu, đốt củi khô ở vùng sâu vùng xa (có ống thoát khói cao, không để khói ảnh hưởng đến gia cầm). Vị trí đặt thiết bị sưởi ấm trong quây hay trong ô chuồng cao hay thấp tuỳ thuộc vào yêu cầu về nhiệt độ ở từng giai đoạn.Chú ý khi dùng bóng hồng ngoại để sưởi ấm, nếu để bóng thấp, nhiệt độ quây úm cao dễ gây khô chân, khô niêm mạc của gia cầm.

Yêu cầu về nhiệt độ (oC) đối với gà:

Ngày tuổi

Nhiệt độ tại quây úm

Nhiệt độ chuồng nuôi

0-3

37

31 - 32

4-7

35

31 - 32

8-14

32

29 - 30

15-21

29

28 - 29

22-35



21 - 28

Yêu cầu về nhiệt độ (0C) đối với vịt, ngan:

+ Ngày tuổi 1 - 3: 32 - 33oC

+ Ngày tuổi 4 - 5: 29 - 31oC

+ Ngày tuổi 6 - 14: 25 - 28oC

+ Từ 15 ngày tuổi: 24 - 25oC

3. Độ thông thoáng

Gia cầm non cần phải được nuôi dưỡng trong điều kiện nhiệt độ phù hợp có đủ không khí sạch. Tuy nhiên chuồng úm gia cầm 1 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí gần như bằng không nhưng vần đủ không khí cung cấp cho gà.

Khoảng 3 ngày sau cần phải thay đổi không khí với tốc độ 0,2 m/giây để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm gia cầm chậm phát triển. Điều kiện ngột ngạt, ẩm thấp có thể làm cho bệnh tật phát sinh, các bệnh ký sinh trùng, bệnh cầu trùng và nhiều bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh. Gia cầm càng lớn, lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ càng nhiều, lượng chất thải lớn do đó không khí chuồng nuôi chứa nhiều khí độc như NH3, H2S, nếu không đủ thông thoáng dễ phát sinh các bệnh đường hô hấp....

4. Mật độ

Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng nuôi, thời tiết, khí hậu mà quyết định mật độ nuôi. Trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ phù hợp sẽ cho khả năng tăng trưởng càng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh càng thấp.

Mật độ nuôi vận dụng cho nuôi nền sử dụng chất độn:

Gà lông màu: 20 - 40 con/ m2

Mật độ nuôi vận dụng trên sàn:

Gà lông màu: 25-50 con/ m2

Ngan, vịt siêu thịt 1 tuần tuổi: 15 - 20 con/m2 nền chuồng, 2 tuần tuổi: 8 - 10 con/m2 nền chuồng, từ 3 - 8 tuần tuổi: 6 - 8 con/m2 nền chuồng. Từ 9 - 25 tuần tuổi: 5 - 6 con/m2 nền chuồng.

5. Chăm sóc nuôi dưỡng:

- Kỹ thuật cho uống:

Nước là nhu cầu đầu tiên của gia cầm khi mới xuống chuồng. Nước cung cấp cho gia cầm uống phải đảm bảo vệ sinh, không được lạnh, tốt nhất là hơi ấm trong 2 ngày đầu. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu có thể pha vào nước vitamin C hoặc vitamin tổng hợp, liều theo hướng dẫn sử dụng.

Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gia cầm con dễ tiếp cận không bị máng ăn che khuất.

Chú ý đặt máng uống cân và độ cao phù hợp để gia cầm non dễ uống nhưng không nhảy vào máng hoặc vảy nước làm ướt nền chuồng sẽ gây ướt lông làm gia cầm bị lạnh.

- Thức ăn và kỹ thuật cho ăn:

Thức ăn đảm bảo giá trị dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng giống gia cầm.

+ Máng ăn: 1-3 ngày đầu có thể dùng giấy xi măng, giấy báo cũ trải lên chất độn chuồng để gia cầm dễ ăn. Trong 1-3 tuần đầu sử dụng khay ăn bằng tôn, nhựa với kích thước 3 x 50 x 80 cm cho 100 gia cầm con. Sau 3 tuần nên thay máng ăn dài hoặc máng P50 cho hợp vệ sinh.

Khi dùng máng treo cần phải thường xuyên điều chỉnh độ cao ngang vai gia cầm để ăn dễ dàng và tránh bị rơi vãi thức ăn.

+ Kiểm soát thức ăn

Thức ăn nuôi gia cầm con phải được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng. Sử dụng các nguyên liệu mới, chất lượng tốt, không nấm mốc.

+ Kỹ thuật cho ăn

Sau khi gia cầm đã được uống nước thì cho chúng ăn.

Đối với gia cầm con: Cần cho gia cầm ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gia cầm. Mỗi lần cho ăn cần loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn trong máng để tận dụng cám cũ.

Chỉ nên cung cấp một lượng thức ăn nhỏ và sẽ cấp bổ sung khi gia cầm ăn hết thức ăn. Tránh cấp lượng thức ăn lớn gia cầm không ăn hết dẫn đến ẩm, hôi làm mất tính thèm ăn của gia cầm. Hơn nữa thức ăn cho nhiều dẫn đến rơi vãi lẫn với chất độn chuồng, gây nấm mốc, khi gia cầm ăn vào sẽ độc hại, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng hoặc hít bào tử nấm vào phổi sẽ gây nấm phổi.

Một số lưu ý khi úm gia cầm trong mùa lạnh hình ảnh 3
Với những ngày quá lạnh, nên tiêm hoặc nhỏ vắc-xin cho gia cầm vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày. Ảnh: khuyennongvn.gov.vn
6. Thú y phòng bệnh

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh: đảm bảo yếu tố cách ly, vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng nuôi và môi trường xung quanh. Thường xuyên quan sát, theo dõi sức khỏe đàn gia cầm.

+ Dùng vắc-xin phòng bệnh: Thực hiện tốt lịch phòng bệnh cho gia cầm bằng vắc-xin, tuy nhiên, với những ngày quá lạnh, nên tiêm hoặc nhỏ vắc-xin cho gia cầm vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, thao tác phải nhanh, đảm bảo nhiệt độ quây úm duy trì ổn định. Trước và sau khi dùng vắc-xin 2-3 ngày, bổ sung vitamin tổng hợp để tăng sức khỏe cho gia cầm và đáp ứng miễn dịch tốt hơn.

13/02/2022

SIÊU TĂNG TRƯỞNG VẬT NUÔI

SIÊU TĂNG TRƯỞNG VẬT NUÔI KHUYẾN MÃI LỚN
08/02/2022

SIÊU TĂNG TRƯỞNG VẬT NUÔI KHUYẾN MÃI LỚN

KỸ THUẬT VỖ BÉO BÒ THỊTMiền Trung và Tây nguyên là khu vực có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nu...
04/02/2022

KỸ THUẬT VỖ BÉO BÒ THỊT

Miền Trung và Tây nguyên là khu vực có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò. Tổng đàn trong khu vực này có tới 1,4 triệu con, chiếm trên 40% đàn bò toàn quốc. Đàn bò được nuôi chủ yếu nhằm mục tiêu sinh sản và lấy thịt.Trong những năm qua, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước về phát triển chăn nuôi bò thịt, hàng ngàn bê lai hướng thịt được sinh ra và đã cung cấp một số lượng thịt bò lớn cho xã hội.

Nguồn thịt bò cung cấp cho nhu cầu của xã hội hiện nay chủ yếu là những bò loại thải có thể trạng yếu. Vì thế những bò đem giết thịt có tỷ lệ thịt xẻ thấp, chất lượng thịt kém. Hàng năm tại khu vực miền Trung và Tây nguyên có từ 130-150 ngàn bò loại thải được bán giết thịt. Giả thiết rằng với số lượng bò như trên được nuôi vỗ béo trước khi bán thịt thì số lượng và chất lượng thịt bò được tăng lên đáng kể.
Trước nhu cầu về thịt của xã hội ngày càng tăng thì việc chăm sóc, vỗ béo đàn bò thịt, chủ yếu là bò già không còn khả năng sinh sản; bê và bò đực không còn sức kéo từ lâu là một vấn đề nan giải, ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao năng suất chăn nuôi ở nhiều địa phương. Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật vỗ béo bò trước khi giết thịt như sau:
1. Phân loại bò để vỗ béo
Những con bò không sử dụng để cày kéo, vắt sữa, sinh sản, bò gầy do thiếu dinh dưỡng được phân nhóm theo tuổi, giống, giới tính, thể trạng, tầm vóc.
Chọn bò để vỗ béo: bò lý tưởng để nuôi vỗ béo là bò có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt. Loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh. Thời gian cần thiết vỗ béo bò chỉ cần khoảng 2 tháng. Bò cái loại càng gầy, càng xấu có thể mang lại nhiều lợi nhuận ở giai đoạn đầu vỗ béo vì tiêu tốn thức ăn ít. Bò gầy thường mua giá rẻ hơn, hoặc vỗ béo bò đực tơ lai Sind siêu thịt.
2. Tẩy ký sinh trùng
Muốn vỗ béo bò, trước hết phải tẩy ký sinh trùng theo các phương pháp dưới đây:
* Đối với ngoại ký sinh trùng
Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như Neuguvon hoặc Asuntol hòa thành dung dịch tắm hoặc xoa. Pha và sử dụng thuốc Nevugvon với liều phổ biến 1à 25g/lít nước, bổ sung 50ml dầu ăn và 20g xà phòng bột lắc đều trước khi sử dụng. Dùng bình phun đều lên cơ thể bò, đặc biệt là vùng bẹn, nách và yếm. Có thể đeo găng tay, dùng giẻ để bôi thuốc. Không để thuốc bám vào người, quần áo. Không hút thuốc, ăn uống trong khi pha và bôi thuốc.
* Đối với nội ký sinh trùng
Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt lực rộng như: Levamisole, Tetramisole điều trị nội ký sinh trùng đường ruột và Fasinex điều trị sán lá gan.
Liều lượng: Levamisole 7,5%, dùng 1ml/20kg thể trọng. Fasinex dùng 1 viên /75kg thể trọng.
Cách sử dụng: Cho uống, trộn vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn.
3. Thức ăn
Trong điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta có hai cách vỗ béo thích hợp là:
Vỗ béo bằng chăn thả: chăn thả trâu bò trên bãi chăn 8-10 giờ mỗi ngày để tận dụng cỏ tươi mà không tốn công phu cắt và vận chuyển về chuồng. Ban đêm bổ sung thêm thức ăn tinh và muối ăn. Cách vỗ béo này áp dụng cho những nơi có đồng bãi chăn thả rộng và năng suất cỏ tươi tương đối khá, bảo đảm cho trâu bò mỗi ngày thu lượm được 20-25kg cỏ tươi.
Vỗ béo bằng hình thức bán chăn thả: áp dụng cho những nơi ít bãi chăn (như vùng đồng bằng, vùng ven đô, khu công nghiệp). Trâu bò chỉ tận dụng được một phần hoặc một nửa khẩu phần thức ăn trên bãi chăn. Phần còn lại phải bổ sung tại chuồng nuôi, trong đó phải lưu ý đến thức ăn tinh.
Nhu cầu thức ăn và năng lượng vỗ béo bò: Để bò có tốc độ lớn nhanh nhất thì lượng thức ăn đảm bảo năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Ví dụ, bò nặng 200kg cần khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày, còn thức ăn thô xơ khoảng 15 - 20kg. Khẩu phần hoàn chỉnh là đủ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bò. Bò có thể tự do lựa chọn sau khi đã trộn lẫn hoàn toàn cả hai loại thức ăn tinh và thô với nhau. Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh vô cùng quan trọng. Lúc đầu nên cho bò ăn nhiều thức ăn thô xanh, ít thức ăn tinh để bò làm quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể bị chết do ngộ độc axít (acidosis). Thức ăn thô xanh cần sử dựng kết hợp với thức ăn tinh để tạo ra một khẩu phần ăn hoàn chỉnh.
Bò bị bệnh thông thường phải điều trị khỏi bệnh trước khi đưa vào vỗ béo.
Thức ăn dùng vỗ béo bò bao gồm: thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin. Căn cứ vào nguồn thức ăn sẵn có để lựa chọn các nguyên liệu chính như sau:
* Thức ăn thô xanh: Các loại cỏ, thức ăn ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm công nghiệp (bã bia, rượu, rỉ mật, bã đậu, bã dứa, vỏ hoa quả) chiếm 55-60% vật chất khô trong khẩu phần.
* Thức ăn tinh: Các loại hạt ngũ cốc, họ Đậu, cám (cám gạo, cám mỳ...), các loại khô dầu, thức ăn hỗn hợp... chiếm 40-45% vật chất khô trong khẩu phần.
Trên cơ sở các loại nguyên liệu thức ăn trên, bổ sung khoáng và vitamin phối hợp thành khẩu phần hoàn chỉnh để vỗ béo bò theo 4 công thức (xem bảng)

Nguyên liệu
Công thức
1
2
3
4
Sắn lát (%)
40
40
50
50
Bột ngô (%)
10
10
10
10
Rỉ mật (%)
30
30
20
20
Khô dầu lạc (%)
18
12
18
12
Bột keo dậu (%)
-
6
-
6
Urê (%)
-
0.5
0.5
1
Bột xương (%)
1
1
1
1
Muối ăn (%)
1
0,5
1
0,5


Khi cho bò ăn theo khẩu phần vỗ béo, chúng ta phải tập dần để bò quen với thức ăn mới, sau đó tiến hành cho ăn thúc
* Phương pháp cho bò ăn: Tốt nhất là trộn vào máng ăn hỗn hợp bao gồm các nguyên liệu như sau: 5 kg mía chặt nhỏ hoặc cỏ xanh chặt nhỏ và 4kg thức ăn tinh hỗn hợp (65% bột khoai mì), rơm để riêng nếu bò muốn ăn và uống nước tự do. Phương pháp vỗ béo sử dụng cây mía chặt nhỏ hoặc cỏ xanh cộng với thức ăn tinh (khoai mì) rất thuận tiện và rẻ tiền. Nguyên liệu thô dùng để phối hợp thức ăn tinh thường không phải nghiền nhỏ trừ ngô (bắp) khi cần được thay thế cho tấm. Phối hợp 100 kg thức ăn trộn bằng xẻng trên nền nhà bằng xi măng, gạch hoặc bê tông. Việc cân đo số lượng thành phần các nguyên liệu thức ăn rất quan trọng, đặc biệt đối với 3% urê có trong khẩu phần. Vì nếu urê vượt quá giới hạn cho phép có thể gây ngộ độc do hàm lượng Amôniăc, vì vậy cần tuân thủ theo sự hướng dẫn khi cân nguyên vật liệu để phối hợp thức ăn cũng như khi cho bò ăn loại khẩu phần này.
Ngoài ra cần giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát về mùa nông, ấm về mùa mưa. Thức ăn phải bảo quản nơi khô ráo, tuân thủ đúng theo quy trình phòng bệnh và định kỳ xổ lãi cho bò.
4. Chuồng trại và phương thức vỗ béo
Vỗ béo bằng phương thức nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp thức ăn, nước uống và cho ăn tự do theo yêu cầu. Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, bò đi lại tự do trong chuồng. Theo dõi số lượng thức ăn hàng ngày để bổ sung và điều chỉnh lượng thức ăn kịp thời.
Chuồng trại: Mục tiêu là để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng, quản lý đàn bò. Xây dựng chuồng nuôi bò thịt phụ thuộc vào qui mô chăn nuôi hộ gia đình hay trang trại, phương thức chăn nuôi là nuôi thả hay nuôi nhốt, .. nhưng chú ý phải được xây dựng ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hướng chuồng xây theo hướng Nam hoặc Đông Nam, diện tích chuồng nuôi bình quân 3-5 m2/ con. Tuỳ theo qui mô mà chuồng có thể xây dựng 1 dãy hoặc 2 dãy. Nền chuồng phải làm chắc, không láng trơn, có độ dốc 2-3% về phía rãnh thoát. Cần trang bị máng ăn, máng uống dọc theo hành lang, kích thước máng ăn 60 cm x 120 cm, cao phía sau 80 cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo. Kích thước máng uống dài x rộng x sâu là 60 cm x 60 cm x 40 cm. Rãnh thoát nước thải thiết kế phía sau rộng 30 cm, sâu 30 cm, độ dốc 5-8%. Ngoài ra cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1-1,5m, hệ thống cây xanh chống nóng cho bò trong mùa hè, ..vv.
5. Vệ sinh thú y
Tiêu độc, khử trùng và vệ sinh chuồng trại.
Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Định kỳ tẩy uế chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng nuôi, phát quang bờ bụi, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò. Thức ăn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, an toàn vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay, định kỳ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng cho bò, nhất là bò trước khi vỗ béo. Đồng thời tiêm vacxin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh bắt buộc cho bò 2 lần / năm như: bệnh tụ huyết trùng trâu bò, lở mồm long móng, ...
Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.
Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y.
6. Thời gian vỗ béo
Thời gian vỗ béo từ 50 đến 60 ngày (dự kiến tăng trọng 800-1200g/con/ngày). Nếu vỗ béo kéo dài trên 60 ngày thì khả năng tăng trọng sẽ giảm, tiêu tốn thức ăn cao và hiệu quả thấp.
7. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò vỗ béo:
Vỗ béo là biện pháp tích cực để phát huy cao độ khả năng sinh trưởng bù của bò khi ở giai đoạn trước không nuôi thâm canh. Hiệu quả nuôi phụ thuộc vào các yếu tố chính sau:
+ Giá trị bò mua vào để vỗ béo: Lợi nhuận càng cao khi giá mua vào càng thấp, trong điều kiện vỗ béo những bò đã trưởng thành thì giá mua vào phải thấp hơn giá bán tại thị trường.
+ Giá bán ra sau khi vỗ béo: Giá bán cao, lãi xuất cao.
+ Chi phí thức ăn: Tận dụng các loại phụ phẩm, tăng cường chế biến thức ăn để nâng cao tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ tiêu hoá, giảm lãng phí để hạ thấp giá thành.
+ Thời gian nuôi: Những bò trưởng thành thường vỗ béo trong 2 tháng và bê vỗ béo trong 3 tháng.
+ Chi phí chuồng trại thấp khi sử dụng các loại chuồng nuôi đơn giản, hợp vệ sinh

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Giúp Nhà Nông Làm Giàu - Từ Nông Nghiệp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share