V.Vet Wisdom

V.Vet Wisdom Kiến thức thú y thú nhỏ

Axit Ursodeoxycholic (UDCA) trong điều trị bệnh lý gan mật(Cholurso*, Destolit*, Axit Ursodeoxycholic*, Ursofalk*) Viên ...
16/10/2023

Axit Ursodeoxycholic (UDCA) trong điều trị bệnh lý gan mật
(Cholurso*, Destolit*, Axit Ursodeoxycholic*, Ursofalk*)
Viên nang Ursodiol: 300 mg; Actigall® (Rx)
Viên nén Ursodiol: 250 mg & 500 mg; URSO® 250 & - Forte (Axcan Pharma); (Rx)
Dạng bào chế 💊
Uống: viên 150 mg, 250 mg, 300 mg, 500 mg; viên nang 250 mg; Hỗn dịch 50 mg/ml.
1. Cơ chế tác động ⚙️
- UDCA là một loại axit mật tương đối ưa nước có tác dụng bảo vệ tế bào trong hệ mật.
- Ursodiol ức chế sự tổng hợp và bài tiết cholesterol ở gan. Ursodiol cũng làm giảm sự hấp thu cholesterol ở ruột. Bằng cách giảm độ bão hòa cholesterol trong mật, ursodiol hòa tan sỏi mật chứa cholesterol (axit mật kỵ nước). Axit mật kỵ nước gây độc cho màng tế bào bao phủ bề mặt ống mật trong gan và có thể gây ứ mật.
- Ursodiol cũng làm tăng lưu lượng mật và ở những thú mắc bệnh gan mãn tính, làm giảm tác dụng gây độc tế bào gan của muối mật bằng cách giảm tác động của chúng và có thể bảo vệ tế bào gan khỏi các axit mật độc hại (ví dụ, lithocholate, deoxycholate và chenodeoxycholate).
- Nó cũng có tác dụng điều hòa miễn dịch và có thể làm thay đổi quá trình tự hủy của tế bào gan.
2. Chỉ định 👩‍⚕️
- Điều trị bổ trợ cho thú mắc bệnh gan, đặc biệt khi có ứ mật (độc tính của mật).
- Ursodiol giúp làm chậm sự tiến triển của các rối loạn viêm gan, đặc biệt là viêm gan tự miễn và nhiễm độc gan cấp tính.
- Ở thú nhỏ, ursodiol có thể hữu ích như liệu pháp bổ trợ để kiểm soát sỏi mật có chứa cholesterol
- Ursodiol sẽ không làm tan sỏi vôi hóa cản quang hoặc sỏi sắc tố mật thấu quang.
- Việc sử dụng UDCA không làm thay đổi xét nghiệm kích thích axit mật của những con chó khỏe mạnh bình thường, nhưng sự gia tăng nhẹ đã được chứng minh ở cả axit mật trước và sau bữa ăn ở mèo khỏe mạnh.
3. Quá liều/ngộ độc cấp tính 🤢
- Quá liều ursodiol rất có thể gây ra tiêu chảy.
- Điều trị, nếu cần, có thể bao gồm liệu pháp điều trị hỗ trợ, uống thuốc kháng axit có chứa nhôm, ví dụ, hỗn dịch nhôm hydroxit, rửa dạ dày (nếu dùng liều quá cao), sử dụng than hoạt tính hoặc hỗn dịch cholestyramine.
4. Chống chỉ định ❌
- Nên cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng ursodiol và nguy cơ ở những thú bệnh bị biến chứng liên quan đến sỏi mật (ví dụ như tắc nghẽn đường mật, rò đường mật, viêm túi mật, viêm tụy, viêm đường mật).
- Mặc dù ursodiol có thể hữu ích trong điều trị bệnh nhân mắc bệnh gan mãn tính, nhưng một số bệnh nhân có thể bị suy giảm chuyển hóa axit mật.
5. Tác dụng phụ ‼️
- Hỗn dịch Ursofalk có chứa tá dược xylitol, vì vậy cần thận trọng khi dùng sản phẩm này cho chó và mèo.
- Tác dụng phụ dường như rất hiếm. Tiêu chảy là tác dụng phụ được ghi nhận thường xuyên hơn ở người. Một số bệnh nhân không có khả năng sulphate hoá axit lithocholic (một chất chuyển hóa tự nhiên của UDCA), một chất độc gan; tác dụng này chưa được thể hiện rõ ràng trong thú y.
- Ursodiol chưa được biết là có bài tiết qua sữa hay không.
6. Tương tác thuốc 💡
- Thuốc kháng axit có chứa nhôm có thể liên kết với UDCA, do đó làm giảm hiệu quả của thuốc. UDCA có thể làm tăng sự hấp thu cyclosporin dẫn đến tăng nồng độ cyclosporin trong huyết thanh.
7. Liều lượng 💉
- Chó, Mèo sử dụng trong viêm gan hoạt động mãn tính, xơ hóa và xơ gan: 10–15 mg/kg p.o. q24h hoặc hàng ngày.
BSTY Bùi Phương Anh - Wroclaw, Poland
Tham khảo 📚
Day DG, Meyer DJ, Johnson SE et al. (1994) Evaluation of total serum bile-acids concentration and bile-acid profiles in healthy cats after oral administration of ursodeoxycholic acid. American Journal of Veterinary Research 55, 1474–1478 Deitz KL, Makielski KM, Williams JM et al. (2015) Effect of 6–8 weeks of oral ursodeoxycholic acid administration on serum concentrations of fasting and postprandial bile acids and biochemical analytes in healthy dogs. Veterinary Clinical Pathology 44, 431–436
BSAVA Small Animal Formulary, 10th edition
Plumb’s Veterinary Drug Handbook, 9th edition
Nguồn: Vilian.PetHealth

Hướng dẫn khâu các mũi khâu cơ bản
07/10/2023

Hướng dẫn khâu các mũi khâu cơ bản

Một số sự thật về Demodex sppFact 1: Demodex là sinh vật hội sinh trên da của chó, mèo và người.Demodex Canis là sinh vậ...
06/10/2023

Một số sự thật về Demodex spp

Fact 1: Demodex là sinh vật hội sinh trên da của chó, mèo và người.
Demodex Canis là sinh vật hội sinh (commensal) sống trên da, chỉ tăng số lượng và gây tổn thương da trong trường hợp cơ thể chó bị suy giảm miễn dịch. Demodex sống trên da của chó mẹ và được truyền qua chó con trong thời gian bú mẹ. 50% chó trưởng thành là vật chủ mang mầm bệnh (asymptomatic carriers). Do đó, chẩn đoán cần dựa vào số lượng lớn Demodex tìm thấy, số lượng lớn ấu trùng hoặc tỷ lệ giữ ấu trùng và Demodex trưởng thành vì một vài con Demodex vẫn được tìm thấy trên da khoẻ mạnh. (Ấu trùng có 3 cặp chân, Demodex trưởng thành có 4 cặp chân)

Fact 2: Tổn thương da do Demodex thường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang mắc những bệnh nền khác bên trong.

75% tổn thương da do Demodex Canis thường xuất hiện khi cơ thể gặp những rối loạn như suy giảm miễn dịch, bệnh nội tiết như Tiểu đường (diabetes mellitus), sử dụng Glucocorticoid trong thời gian dài hoặc ung thư.

Fact 3: Không nên sử dụng chó bị Demodex làm giống để tránh nguy cơ truyền qua đời sau.
Trong trường hợp chú chó mẹ A sinh ra những em cún con B và C mắc bệnh Demodex từ nhỏ thì chó mẹ A không nên sinh sản tiếp vì những yếu tố di truyền như sức đề kháng yếu và nhạy cảm với Demodex sẽ được truyền qua thế hệ sau.

Fact 4: Đối với chó trưởng thành, Demodex canis không truyền từ chó này sang chó khác và không thể truyền từ môi trường sang cho chó vì Demodex Canis không thể rời khỏi vật chủ, không thể sống bên ngoài môi trường. Thời điểm duy nhất chó nhiễm Demodex là trong 72 giờ đầu sau sinh khi chó mẹ làm vệ sinh và cho chó con bú.

Fact 5: Demodex ở chó không lây qua mèo
Demodex là loài ký chủ đặc hiệu, nghĩa là chỉ gây bệnh cho ký chủ đặc hiệu của loài đó, ví dụ Demodex canis chỉ gây bệnh trên chó. Demodex ở mèo gây ra bởi Demodex cati, Demodex gatoi. Demodex canis có thể gây tổn thương da trên mèo nhưng do Demodex canis không thể sinh sản và phát hiển trên ký chủ khác ngoài chó, vì vậy, chúng không thể sinh sản và phát triển trên cơ thể mèo. Những tổn thương da do Demodex canis gây ra trên mèo chỉ xuất hiện một đợt, cụ thể như những vết đỏ, rụng lông trên da sẽ tự hết trong vài ngày.

Fact 6: Demodex không gây ngứa
Ngứa nhiều là đặc trưng của nhiễm ghẻ Sarcoptes scabiei, trái ngược với Demodex. Nhiễm Demodex không gây ngứa. Ngứa chỉ xảy khi những tổn thương da do Demodex đi kèm với nhiễm khuẩn thứ phát trong trường hợp nhiễm Demodex toàn thân. Tổn thương da do Demodex thường xảy ra do suy giảm miễn dịch, vì vậy, nhiễm khuẩn thứ phát cũng nên được cân nhắc để có một liệu trình điều trị hiệu quả.

Tham khảo:
Veterinary parasitology 4th edition - Wiley Blackwell - MA Taylor, RL Coop, RL Wall
Textbook of clinical parasitology dogs and cats (2018) - Frédéric Beugnet Lénaïg Halos Jacques Guillot
Nguồn: Vilian.PetHealth

DOXYCYCLINE sử dụng AN TOÀN trên chó và mèo có vấn đề về THẬN.Doxycyline là kháng sinh BÁN TỔNG HỢP giảm được nhiều tác ...
04/10/2023

DOXYCYCLINE sử dụng AN TOÀN trên chó và mèo có vấn đề về THẬN.

Doxycyline là kháng sinh BÁN TỔNG HỢP giảm được nhiều tác dụng phụ so với những kháng sinh TỰ NHIÊN khác trong nhóm Tetracycline

- Doxycycline AN TOÀN KHI SỬ DỤNG TRÊN CHÓ VÀ MÈO CÓ VẤN ĐỀ VỀ THẬN do Doxycycline được ĐÀO THẢI CHỦ YẾU QUA MẬT và phân.

- Doxycycline có khả năng hấp thụ cao hơn khi sử dụng đường uống và ít bị ảnh hưởng bởi những loại thuốc/thức ăn sử dụng cùng lúc có chứa Ca2+, Mg2+, Fe2+ như sữa, thịt bò, phô mai, các loại gel dinh dưỡng NHƯNG hiện vẫn chưa có đủ nghiên cứu về mức độ của sự ảnh hưởng này vì vậy, vẫn nên HẠN CHẾ sử dụng cùng lúc với những sản phẩm kể trên để đảm bảo được hiệu quả điều trị.

- Doxycycline ÍT GÂY TÁC DỤNG PHỤ LÊN RĂNG VÀ XƯƠNG như những Tetracycline khác NHƯNG vẫn cần thận trọng khi sử dụng.

- Doxycycline đường uống gây kích ứng và co hẹp thực quản ở mèo vì vậy nên cho mèo uống một ít nước trước khi uống thuốc và cho mèo uống nhiều nước (6ml) ngay sau khi uống thuốc để hạn chế tác dụng phụ này.

Tham khảo:
Small Animal Clinical Pharmacology and Therapeutics 2nd edition, Dawn Merton Boothe 2012
Small animal Clinical Pharmacology Second Edition, 2008, JILL E MADDISON, STEPHEN W PAGE and DAVID B CHURCH
Nguồn: Vilian.PetHealth

Chẩn đoán hệ tiết niệuNguồn: Vilian.PetHealth
04/10/2023

Chẩn đoán hệ tiết niệu
Nguồn: Vilian.PetHealth

CHUYÊN MỤC HÀNH VI THÚ CƯNGTOPIC 1 - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHÓ CON VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ 🧠Tương tác với chó con đú...
02/10/2023

CHUYÊN MỤC HÀNH VI THÚ CƯNG
TOPIC 1 - CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CHÓ CON VÀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ 🧠
Tương tác với chó con đúng cách để tránh các vấn đề về hành vi trong giai đoạn trưởng thành
Những tác động trong quá trình phát triển của chó con gây ảnh hưởng lâu dài trong suốt cuộc đời của chúng. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu các câu hỏi phổ biến như thời điểm nào nên tách bầy và cho chó con về nhà mới, thời điểm nào nên bắt đầu huấn luyện chó con, v.v..
Trong lần trước chuỗi bài viết về Những rối loạn về giống, mình đã thêm rất nhiều hình ảnh mô tả bệnh lý giúp bài viết thêm sinh động và dễ hiểu. Còn trong chuyên mục Hành vi Thú cưng, mình bonus rất nhiều ảnh ảnh về các chú cún con đáng yêu ạ hihi.
Link download bài viết chi tiết đây nhé mọi người.
https://drive.google.com/.../1Z21w.../view...
1️⃣ I) Thời kỳ sơ sinh (Ngày 0 - 13)
- Chó con chưa thể nghe hoặc nhìn, chó con sơ sinh được bảo vệ hiệu quả khỏi hầu hết các tác động của môi trường ảnh hưởng đến tâm lý.
- Chó con được bế và chạm nhiều sẽ được tăng cường sự phát triển hoàn thiện của hệ thần kinh, lông mọc nhanh và tăng cân nhanh hơn, mở mắt sớm hơn và tăng cường phát triển khả năng vận động.
- Việc được bế/chạm sớm có thể giúp cải thiện khả năng học tập các mệnh lệnh sau này và giúp chó con ổn định hơn về mặt cảm xúc.
- Phản xạ la của thú non (những âm thanh cao) khi chúng đói 🍼🍼🍗 hoặc bị lạnh
2️⃣ II) Thời kỳ chuyển tiếp (13-21 ngày)
- Vào cuối giai đoạn chuyển tiếp, chó con bắt đầu tương tác với các cá thể khác và nhiều kiểu hành vi xã hội trưởng thành bắt đầu xuất hiện.
- Nhẹ nhàng cho chó con tiếp xúc với tất cả các loại kích thích trong thời gian ngắn trong ngày và nên thực hiện mỗi ngày trong giai đoạn này có khả năng giúp tăng cường sự phát triển về thể chất và tinh thần!! (dù rằng giai đoạn này khả năng học hỏi của chó con còn kém)
- Phản xạ la từ Thời kỳ sơ sinh đã thay đổi. Chó con la không phải khi đói và lạnh như thời kỳ trước mà chúng la khi chúng đi xa mẹ và anh chị em cùng lứa.
3️⃣ III) Thời kỳ xã hội hóa (tiếp xúc với các cá thể khác, bao gồm động vật khác và con người)
1. Giai đoạn nhận thức (21 - 28 ngày)
- Chó con đang học được rằng mình là một con chó và rất cần một môi trường ổn định (Hạn chế stress và nhiều thay đổi trong môi trường sống).
- Răng 🦷 đã mọc nhiều sau 4 tuần tuổi → ăn dặm lần đầu tiên
2. Giai đoạn xã hội hóa với chó (21 - 49 ngày)
- Cún con học nhiều hành vi khác nhau của loài chó qua tương tác với mẹ và anh chị em cùng lứa
- Việc cai sữa bắt đầu vào khoảng 4 tuần tuổi và kết thúc khi chó con ở 7 tuần tuổi.🍼🍼🍼
- Đây là thời điểm tốt để bắt đầu cung cấp thức ăn thích hợp cho chó con !! (Thức ăn khô nên ngâm trong nước ấm trước khi cho ăn)
→ Khi cai sữa sớm, đột ngột hoặc tách biệt chó mẹ và đàn con sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực kéo dài qua nhiều năm cho cả chó mẹ và chó con.
3. Giai đoạn xã hội hóa con người (5 đến 12 tuần):
- Chủ nuôi nên bế chó con trên tay thường xuyên nhất có thể, vuốt ve chúng, kiểm tra tình trạng mắt, tai, bàn chân, kiểm tra răng và chăm sóc chúng.
- Trong những hoạt động này, con chó không chỉ học được rằng tiếp xúc với con người là một trải nghiệm thú vị mà còn trải qua, ít nhất là vào thời điểm ban đầu: một chút căng thẳng nhẹ.
→ Điều này cho phép phát triển khả năng đối phó với căng thẳng, cần thiết ở tuổi trưởng thành.💡💡
- Chó con bắt đầu làm quen và gắn bó với các địa điểm cũng như thích nghi với nhiều tác nhân kích thích mà nó đã tiếp xúc.
→ thời điểm hoàn hảo để đổi chủ nuôi, đổi môi trường sống (7 tuần tuổi), tập tiếp xúc với mèo hoặc các động vật khác trong nhà ‼️‼️ℹ️
- Giai đoạn này chó con đã có khả năng học cách tôn trọng các cá thể khác, học các hành vi đơn giản: ngồi, đứng yên, chạy đến khi được gọi tên.
4. Giai đoạn chịu sự tác động của nỗi sợ thứ nhất (8 - 11 tuần) - The first Fear Impact Period
- Không được phép để trẻ em hoặc động vật khác làm tổn thương hoặc khiến chó con sợ hãi
- Nếu chó con có những trải nghiệm “tồi tệ” hoặc đáng sợ trong thời gian này, những ấn tượng đó có thể sẽ tồn tại suốt đời và xuất hiện trở lại khi trưởng thành.
→ ❌ Cố gắng tránh làm chó con sợ hãi trong thời gian này
4️⃣ IV) Thời kỳ vị thành niên/tuổi trưởng thành
1. Giai đoạn phân cấp (13 - 16 tuần)
- Chó con bắt đầu thử khả năng thống trị và năng lực lãnh đạo.
- Khen thưởng 💝 khi chó con có những phản xạ hành vi tốt là công cụ hiệu quả nhất để huấn luyện.
2. Giai đoạn bản ngã (4-8 tháng) - "Flight Instinct Period”
- Thời gian này kéo dài từ vài ngày đến vài tuần (thông thường là 2 tuần).
- Xuất hiện sớm hơn ở chó nhỏ và chậm hơn ở chó lớn
- Chó con bắt đầu thử các giới hạn → chúng sẽ giả vờ như chúng không nghe khi bạn gọi chúng và tiếp tục thực hiện điều chúng muốn. 🫣🤭🙄😬🥹😅🤪
→ Vì vậy, cách bạn dạy chó trong giai đoạn này sẽ thể hiện việc thú cưng của bạn có vâng lời hay không trong tương lai. ‼️
- Giai đoạn này tương ứng với thời kỳ thay răng (đến tháng thứ 6, thay răng được hoàn thành) và các vấn đề về hành vi trở nên phức tạp hơn do quá trình phát triển sinh lý của hành động nhai.
5️⃣ V) Thời kỳ trưởng thành
1. Giai đoạn chịu sự tác động của Nỗi sợ thứ hai (6 - 14 tháng) - The second Fear Impact Period
- Còn được gọi là "Giai đoạn sợ hãi các tình huống”
- Những con chó nhỏ có xu hướng trải qua những giai đoạn này sớm hơn những con chó lớn.
🚫 Các tình huống bị ép buộc có thể khiến con chó sợ hãi và những giọng điệu nhẹ nhàng sẽ giảm sự sợ hãi của chúng.
✅ Việc huấn luyện trong giai đoạn này sẽ đạt được thành công, đồng thời giúp chó vượt qua được nỗi sợ và xây dựng sự tự tin.
2. Giai đoạn trưởng thành (1 - 4 năm):
- Những giống chó khổng lồ tiếp tục phát triển và thay đổi về thể chất sau 4 tuổi.
- Con chó trung bình phát triển đến mức trưởng thành hoàn toàn trong khoảng 1-1.5 tuổi tới 3 tuổi.
6️⃣ VI) Thời kỳ tuổi già
🦮 Tuỳ thuộc vào thể trạng của chó mà thời kỳ tuổi già bắt đầu vào thời điểm sớm hay muộn.
- Chó nhỏ vóc lão hoá chậm hơn và có tuổi thọ cao hơn, tầm 14-15 năm, do đó, chúng sẽ bước vào giai đoạn tuổi già từ 10 năm tuổi
- Các giống chó lớn hơn ví dụ các giống chó spaniel lai có tuổi thọ 12 năm sẽ bước sang giai đoạn tuổi già từ 8 năm tuổi
🐈 Sự phân biệt tuổi già theo thể trạng này không áp dụng ở mèo do không có sự khác biệt nhiều về thể trạng ở mèo. Mèo thường bước vào giai đoạn tuổi già từ 10 năm tuổi.
BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Wrocław, Poland
Tham khảo:
Canine and Feline Behavior and Training - A Complete Guide to Understanding our Two Best Friends - Delmar Cengage Learning (2009)
https://gahumane.org/.../GAHS_behaviortips...
https://www.nutrenaworld.com/blog/puppy-socialization-–-fear-periods #:~:text=There are two major fear, behavioral patterns are still present.
Awareness Centered Training - Act By Maureen Ross
https://www.akc.org/.../dont-panic-training-through-and.../
Nguồn: Vilian.PetHealth

🐈🐈 Sưng phù đệm bàn chân ở mèo do tế bào plasmaKeyword: Pillow foot / plasma cell pododermatitis💡💡Sưng phù đệm bàn chân ...
02/10/2023

🐈🐈 Sưng phù đệm bàn chân ở mèo do tế bào plasma
Keyword: Pillow foot / plasma cell pododermatitis
💡💡Sưng phù đệm bàn chân là một rối loạn miễn dịch xảy ra ở mèo nhiều hơn ở chó. Vấn đề này được ghi nhận ở khoảng hơn 50% mèo dương tính với vi rút giảm bạch cầu (FeLV) và đặc biệt là Vi rút suy giảm miễn dịch (FIV).
🦠🦠 Sưng đệm bàn chân cũng có thể xảy ra khi mèo không thể hiện bất kỳ triệu chứng bệnh lý nào, tuy nhiên, trong những trường hợp này, vẫn nên xét nghiệm sàng lọc hai loại vi rút kể trên.
🩺🩺 Đệm bàn chân sưng, bề mặt có thể tróc vảy màu trắng, và nghiêm trọng hơn có thể gây loét đi kèm với nguy cơ nhiễm trùng thứ phát. Mèo thường không thể hiện triệu chứng, chỉ chảy máu và đau gây ra đi khập khiễng khi đệm bàn chân có loét. Tổn thương có thể được tìm thấy ở một hoặc nhiều bàn chân.
🔎🔎 Một số bất thường khác đi kèm bao gồm tăng kích thước hạch bạch huyết, sưng ở mũi, xoang miệng và cả viêm cầu thận hoặc viêm hệ hô hấp.
🔬🔬 Tuy các dấu hiệu bệnh lý khá điển hình, sinh thiết vẫn cần được thực hiện để chẩn đoán phân biệt với vấn đề do bạch cầu ái toan (eosinophilic granuloma complex), hoặc những vấn đề thường xảy ra chỉ ở 1 bàn chân như khối u, côn trùng cắn hoặc dị vật. Rất nhiều tế bào plasma được tìm thấy trong mẫu rút dịch bằng kim tại vị trí sưng.
🩸🩸 Một số thay đổi trong kết quả xét nghiệm máu có thể kể đến như tăng gammaglobulin, thiếu tiểu cầu, tăng bạch cầu, tăng tế bào lympho và thiếu máu.
💊💊 Điều trị có thể bằng thuốc ức chế miễn dịch như glucocorticoid, doxycycline, cyclosporin hoặc phẫu thuật rạch thoát dịch kết hợp với liệu pháp chườm lạnh. Đa số các trường hợp ghi nhận mèo đáp ứng tốt với doxycycline liều 10mg/kg PO q24h. Cần lưu ý nguy cơ viêm thực quản khi sử dụng doxycycline đường uống trên mèo. Nên duy trì sử dụng doxycycline trong vài tuần ngay cả khi triệu chứng đã được cải thiện.
BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Wrocław, Poland
Tham khảo:
PMID: 35502252
https://www.veterinary-practice.com/.../feline-plasma...
https://www.mckeevervetderm.com/.../feline-plasma-cell...
https://veterinarypartner.vin.com/default.aspx?pid=19239...
https://dermvetolympia.com/plasma-cell-pododermatitis/
BSAVA Manual of Canine and Feline Dermatology - Hilary Jackson_ Rosanna Marsella - (2012)
Nguồn: Vilian.PetHealth

Chấn thương răng là 1 loại chấn thương chiếm 26,2% chấn thương của loài chó và mèo. Loại chấn thương thường gặp nhất ở r...
30/09/2023

Chấn thương răng là 1 loại chấn thương chiếm 26,2% chấn thương của loài chó và mèo. Loại chấn thương thường gặp nhất ở răng là gãy răng.

Mặc dù nhiều hệ thống phân loại đã được phát triển để mô tả sâu hơn về răng bị gãy, nhưng người ta vẫn chấp nhận rằng răng có lộ tủy được gọi là gãy xương phức tạp và những răng không lộ tủy được gọi là gãy xương không biến chứng.

Để phân loại được mức độ gãy cần xem vết nứt giới hạn ở thân răng xem nó ảnh hưởng đến chân răng hay liên quan đến cả hai từ đó mới có thể đưa ra kết luận. Có thể chẩn đoán bằng cách xem trực tiếp hoặc X-quang cận mặt hoặc CT cắt lớp

Các dấu hiệu lâm sàng khi bị gãy răng:
- Thích ăn thức ăn mềm
- Liếm mép, vuốt mặt hoặc miệng,
- Khó tiếp nhận thức ăn
- Giảm hứng thú chơi đùa.

Các trường hợp gãy răng thì cần xử lý như thế nào ?
Tùy vào trường hợp gãy răng lộ tủy hay không lộ tủy sẽ có các cách khác nhau
Các trường hợp gãy răng lộ tủy, tủy đổi màu,...( răng chết ) cần nhổ bỏ hoặc triệt tủy. Tuy nhiên ở chó, các răng như răng nanh, răng hàm nên điều trị tủy trong các trường hợp.
Tham khảo thêm tại: https://todaysveterinarypractice.com/dentistry/diagnosis-and-treatment-of-fractured-teeth/?fbclid=IwAR3uCgscFzT564Pmu1rwQsSz2_OZpQoSfsnaKzfGKSjR1MLVL1CtZY3EJg8

Tối ưu phương pháp tiêm truyền tủy xương trên chó và mèo Nguồn: VSADIA
29/09/2023

Tối ưu phương pháp tiêm truyền tủy xương trên chó và mèo
Nguồn: VSADIA

Sự lành vết thương “giả” ở mèo 🐈- b**g vết thương sau khi cắt chỉ phẫu thuật———Keyword: false healing, cat, slow rate of...
29/09/2023

Sự lành vết thương “giả” ở mèo 🐈
- b**g vết thương sau khi cắt chỉ phẫu thuật
———
Keyword: false healing, cat, slow rate of wound healing, pseudo-healing in cat
🔎 Sự lành vết thương “giả” được ghi nhận ở mèo nhiều hơn ở chó. Đó là khi lớp da bên ngoài nhìn có vẻ đã lành sau phẫu thuật và được cắt chỉ, tuy nhiên, chỉ với một vài lực nhẹ như khi mèo vận động thông thường, vết thương sẽ b**g ra trở lại.
📌 Quá trình liền vết thương trải qua 4 giai đoạn
- Giai đoạn 1 - Đông và cầm máu - Hemostasis
- Giai đoạn 2 - Viêm - Inflammation
- Giai đoạn 3 - Tăng sinh - Proliferation
- Giai đoạn 4 - Tái tạo - Remodeling
1. Giai đoạn Đông và cầm máu 🩸: xảy ra ngay khi vết thương xuất hiện, nhằm mục đích giảm nguy cơ mất máu. Tuy có sự chênh lệch giữa số lượng cũng như phân bố mạch máu ở hai bên phần hông của cơ thể, nhưng yếu tố này không đóng vai trò quan trọng trong sự khác nhau giữa quá trình liền vết thương ở chó và mèo
2. Giai đoạn viêm 🦠:
- Ở mèo, giai đoạn viêm và tế bào viêm hoạt động tại vị trí vết thương ít hơn ở chó. Vì lí do này, những tín hiệu được tiết ra từ tế bào viêm để thu hút và kích thích các tế bào khác tham gia vào giai đoạn sau của quá trình sửa chữa mô tổn thương cũng sẽ ít và chậm hơn. Điều này cũng đã được ghi nhận khi so sánh giai đoạn tăng sinh và tái tạo ở chó và mèo.
3. Giai đoạn tăng sinh 🩺:
- Giai đoạn tăng sinh ở mèo, nguyên bào sợi (fibroblast) xuất hiện khá trễ (https://doi.org/10.1111/j.1532-950X.2004.04081.x)
so với chó và lượng mô hạt được hình thành ở giai đoạn sớm là rất ít so với chó.
- Thêm vào đó, sự phân bố mô hạt cũng khác biệt. Ở chó, mô hạt được hình thành từ đáy của vết thương và đầy dần lên bề mặt. Ngược lại, ở mèo, mô hạt hình thành trước ở những vùng rìa mép vết thương và dần tiến vào trong trung tâm. Đây là một sự khác biệt đáng kể trong vấn đề liền da giả ở mèo.
4. Giai đoạn tái tạo 🧬:
- Quá trình collagen được sản xuất, biệt hoá và trưởng thành cũng ở tốc độ khá chậm so với chó.
- Vào ngày thứ 7, sự khác biệt rất lớn được nhận thấy ở lực kéo để làm b**g vết thương trên chó và mèo. Ở mèo, chỉ cần một lực nhỏ hơn rất nhiều so với ở chó cũng có thể làm b**g và rách vết thương ra trở lại.
💡Vì vậy, lời khuyên được các chuyên gia đưa ra rằng nên tiến hành cắt chỉ phẫu thuật ở mèo nên để duy trì trong thời gian lâu hơn ở chó để tránh tình trạng b**g vết thương. Đồng thời, một số đường may như xa-gần-gần-xa, đệm đứng, nệm nằm nên được sử dụng để hỗ trợ giảm lực kéo tác động lên vết thương khi nguyên bào sợi và collagen hình thành chậm.
BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Wrocław, Poland
Tham khảo:
https://doi.org/10.1111/j.1532-950X.2004.04081.x
https://doi.org/10.1111/vde.13032
https://www.vin.com/doc/?id=10876881
https://www.zf.uni-lj.si/images/zalozba/24_-_Perc_B.pdf
Small Animal Surgery by Theresa Welch Fossum, 2019
https://doi.org/10.1177/0022034509359125
Manual of Small Animal Soft Tissue Surgery by Karen M. Tobias
Nguồn: VSAVA - Chi Hội Thú Y Thú Nhỏ Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NHANH TẠI PHÒNG KHÁM vấn đề RỐI LOẠN MIỄN DỊCH dẫn đến số lượng hồng cầu không tăng sau khi điều t...
27/09/2023

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN NHANH TẠI PHÒNG KHÁM vấn đề RỐI LOẠN MIỄN DỊCH dẫn đến số lượng hồng cầu không tăng sau khi điều trị ký sinh trùng máu ở chó mèo
Tham khảo phần trước https://www.facebook.com/.../a.12238646.../6947581615311938/
Như bài vừa rồi mình đã chia sẻ về rối loạn miễn dịch là nguyên nhân rất phổ biến khiến cho hồng cầu bị phá huỷ ở lách (chủ yếu ở lách, số ít ở gan) và đây là tán huyết ngoại mạch (extravascular hemolysis) sẽ làm SỐ LƯỢNG HỒNG CẦU GIẢM CHẬM và không nguy hiểm như tán huyết nội mạch.
Tuy nhiên, tán huyết ngoại mạch sẽ đi kèm:
TĂNG bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu đơn nhân (monocyte)
và sẽ KHÔNG làm TĂNG Hemoglobin trong máu và không có hemoglobin trong nước tiểu,
trái ngược với tán huyết nội mạch (tán huyết nội mạch: phản ứng sau khi truyền máu, nọc độc).
1. Phương pháp slide agglutination:
Chuẩn bị 1 lam kính, mẫu máu có EDTA, nước muối sinh lý tiệt trùng
Bước 1: nhỏ một giọt máu có chứa EDTA lên lam kính
Bước 2: nhỏ vào vị trí của giọt máu trên lam kính 1 giọt nước muối sinh lý tiệt trùng (nếu là mèo thì nhỏ 2 giọt nước muối sinh lý)
Bước 3: đảo nhẹ lam kính để hỗn hợp trộn đều vào nhau
Bước 4: đọc kết quả
Mẫu máu vẫn đều màu -> âm tính (kiểm tra lại bằng Coomb’s test nếu có điều kiện)
Mẫu máu không đều (hình đính kèm), nhìn như dạng hạt -> dương tính. Kiểm tra lại bằng cách nhỏ thêm 1-2 giọt nước muối sinh lý vào lam kính, tiếp tục đảo trộn đều hồn hợp và đọc kết quả lại như trên.
Cơ chế hoạt động:
Khi rối loạn miễn dịch, kháng thể gắn vào cả những hồng cầu khoẻ mạnh bình thường (hồng cầu không còn bị nhiễm ký sinh trùng máu). MỘT KHÁNG THỂ GẮN VÀO BỀ MẶT CỦA 2 HOẶC NHIỀU HỒNG CẦU (ví dụ 1 IgM có thể gắn vào 5 hồng cầu như hình đính kèm) và TẠO NÊN SỰ KẾT CỤM HỒNG CẦU.
****Dạng nhiều hạt trong mẫu máu dương tính trên lam kính là sự kết cụm của hồng cầu (agglutination), KHÔNG PHẢI LÀ SỰ TÁN HUYẾT.
Vì sao khi dương tính vẫn nên kiểm tra lại bằng thêm nước muối sinh lý, nhất là ở mèo?
- Hồng cầu của mèo thường kết chuỗi lại với nhau (Rouleaux) (hình đính kèm) và đây là sinh lý bình thường ở mèo. Khi nhìn BẰNG MẮT THƯỜNG, KẾT CỤM HỒNG CẦU (agglutination do rối loạn miễn dịch) và KẾT CHUỖI HỒNG CẦU (bình thường ở mèo) LÀ NHƯ NHAU.
- Nhưng khi cho THÊM NƯỚC MUỐI SINH LÝ VÀO MẪU DƯƠNG TÍNH vào và trộn đều thì các KẾT CHUỖI SẼ TÁCH NHAU RA VÀ CHO KẾT QUẢ ÂM TÍNH.
- Ngược lại, kết cụm hồng cầu được gắn với nhau bằng kháng thể do rối loạn miễn dịch là một liên kết khá chắc và sẽ không bị tách ra khi pha loãng thêm nữa với nước muối sinh lý và vẫn cho kết quả dương tính với mẫu máu dạng nhiều hạt.
Tham khảo về kết chuỗi và kết cụm hồng cầu
https://www.facebook.com/vilian.pethealth/videos/223583999690188
2. Chẩn đoán bằng kính hiển vi:
- Kết cụm hồng cầu cũng được tìm thấy qua kính hiển vi phân biệt với kết chuỗi hồng cầu.
- **** Ngoài ra, SPHEROCYTE (hồng cầu hình cầu, không còn hình đĩa lõm 2 mặt) cũng là một trong những điểm đặc biệt của rối loạn miễn dịch gây phá huỷ hồng cầu. Trên kính hiển vi, spherocyte được thể hiện là hồng cầu KHÔNG CÓ VÒNG NHẠT MÀU Ở TRUNG TÂM CỦA TẾ BÀO.
- Spherocyte là kết quả của quá trình thực bào không hoàn toàn (partial phagocytosis) khi hồng cầu bị kháng thể gắn vào.
BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Wrocław, Poland
Tham khảo:
Pathologic basis of veterinary disease-Elsevier by Britton, Robert_Huff, Theodore G._Zachary, James F sixth edition (2017)
https://canadawestvets.com/.../05-AndrewMackin...
https://todaysveterinarypractice.com/diagnosis-of-immune.../
https://beva.onlinelibrary.wiley.com/.../j.2042-3292.2012...
Nguồn: Vilian.PetHealth

Tắc ống dẫn lệ là tình trạng quá trình thoát nước mắt từ mắt bị tắc nghẽn hoặc suy giảm.Nguyên nhân bao gồm: do viêm nhi...
27/09/2023

Tắc ống dẫn lệ là tình trạng quá trình thoát nước mắt từ mắt bị tắc nghẽn hoặc suy giảm.
Nguyên nhân bao gồm: do viêm nhiễm hệ thống ống lệ mũi, tắc nghẽn cơ học do chấn thương, khối u, bấm sinh hoặc do dị vật làm tắc ống lệ.
Phương pháp xử lý cần phải tùy thuộc vào nguyên nhân và EduVET xin chia sẻ một số phương pháp xử lý sau đây:
- Đặt ống thông: Bằng cách đặt một ống silicone được đặt vào trong ống lệ xuyên đến xoang mũi. Được chỉ định cho trường hợp tắc ống lệ do viêm; tắc ống lệ mũi
- Phẫu thuật mở túi lệ: thủ thuật này được sử dụng để loại bỏ tắc nghẽn ở ống lệ hoặc túi lệ.
- Phẫu thuật nối kết mạc-miệng: Thủ thuật để dẫn lưu dịch lệ
- Trường hợp hẹp ống lệ bẩm sinh: Thường xảy ra nhất ở chó, dễ thấy nhất ở ống lệ dưới. Trường hợp xảy ra nhiều nhất do có một lớp trên mạc làm tắc lỗ lệ, khi đó dịch lệ chảy ra sẽ làm ống lệ phồng lên. Cắt bỏ kết mạc phồng lên này và tạo ống thông để đảm bảo quá trình lành vết thương.
- Trường hợp tắc ống mũi lệ: thường xảy ra ở mèo con, thường là di chứng của viêm kết mạc do herpectic và và nhiễm trùng đường hô hấp trên. Điều trị bằng cách đặt ống thông, phẫu thuật tạo đường từ kết mạc vào xoang mũi (Khi ống lệ từ mắt vào mũi bị tắc nghẽn)
Nguồn: EduVET-Phát Triển Y Khoa Thú Nhỏ

Notoedres cati - Loại Ghẻ Gây Ngứa Dữ Dội Ở Mèo 🤫💬 Notoedric mange, thường được gọi là ghẻ ở mèo, cực kỳ dễ lây lan do g...
26/09/2023

Notoedres cati - Loại Ghẻ Gây Ngứa Dữ Dội Ở Mèo 🤫
💬 Notoedric mange, thường được gọi là ghẻ ở mèo, cực kỳ dễ lây lan do ghẻ Notoedres cati (N. cati) gây ra. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa dữ dội ở mèo.
💬 Phân bố: trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến mèo, thỏ, chuột và đôi khi cả người.
💬 Vòng đời: các con cái của N. cati đẻ trứng trong các hang ở lớp biểu bì. Sau khi ấu trùng nở ra từ trứng, chúng thường rời khỏi hang và di chuyển lên bề mặt da. Ấu trùng di chuyển qua da, sau đó chuẩn bị đào hang để lột xác sang giai đoạn sau. Con trưởng thành có thể xuất hiện sớm nhất là 12 ngày sau khi ấu trùng nở ra từ trứng.
💬 Lây truyền sang người: có.
Một số người nuôi mèo nhiễm ghẻ N. cati có dấu hiệu phát ban ngứa trên cánh tay và cẳng tay.
💬 Triệu chứng nhiễm ghẻ Notoedres cati ở mèo:
Ngứa dữ dội là dấu hiệu chính. Các dấu hiệu lâm sàng cũng bao gồm rụng lông và hình thành các lớp vảy trên da.
Có thể quan sát thấy việc cạo lông một phần trên đầu, đáy chậu và cẳng chân trong giai đoạn đầu của bệnh.
Bệnh do N. cati gây ra bắt đầu ở rìa giữa của loa tai và sau đó lan ra tai, mặt, bàn chân và chân sau do tiếp giáp và tiếp xúc.
Các phản ứng có thể nghiêm trọng, đặc biệt là ở mèo con, gồm sụt cân, sốt và rụng lông. Nếu mèo bị ức chế miễn dịch, chúng có thể bị đe dọa tính mạng và dẫn đến tử vong.
Mèo con bị nhiễm N. cati mãn tính có thể trở nên suy nhược, tăng bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan tương đối và tuyệt đối. Mèo thường tự gây tổn thương bản thân.
Nguồn: Elanco Pets Vietnam

Breed-predisposing disorders/những rối loạn liên quan đến giống chó và mèo đã được quan tâm đúng mức ở Việt Nam? ⁉️⁉️Mìn...
26/09/2023

Breed-predisposing disorders/những rối loạn liên quan đến giống chó và mèo đã được quan tâm đúng mức ở Việt Nam? ⁉️⁉️
Mình nhận thấy những rối loạn liên quan đến giống chó và mèo (Breed-predisposing disorders) cần được quan tâm nhiều hơn vì tính hữu dụng của nó trong công việc hàng ngày của BSTY.
Một chuyên gia thú y ở Mỹ 🇺🇸đã nói “Khi nhìn thấy giống chó mèo và một số dấu hiệu lâm sàng cũng đủ để BSTY có 1 list những chẩn đoán phân biệt ngay trong đầu để tiến hành các xét nghiệm liên quan”.
Từ trong trường đại học, các sinh viên thú y cũng đã quá quen thuộc với việc nhìn vào giống chó mèo và nói lên được các vấn đề hay gặp ở giống đó vì những vấn đề breed-predisposing này đã được lưu tâm và xuất hiện khắp các bài giảng của các giáo sư.
Cân nhắc các bệnh thường gặp theo giống chó và mèo đóng một phần quan trọng trong thực tiễn khám chữa bệnh hàng ngày của các bác sĩ thú y trên toàn thế giới.
Nhìn chung, các giống thuần chủng sử dụng nguồn gen nhỏ hơn, kém đa dạng hơn nhiều so với chó và mèo ta hoặc giống lai. Do đó, lượng gen ít sẽ khiến tỉ lệ tạo ra tổ hợp gen chứa các bệnh di truyền trở nên nhiều hơn. Càng thuần chủng, chó mèo sẽ có nguy cơ mắc các rối loạn di truyền cao hơn. 🧬🧬
Vì lí do này, các nhà nghiên cứu của Học viện thú y Hoàng gia Anh 🇬🇧(Royal Vet College) đã tạo ra một nguồn tổng hợp các bệnh thường gặp theo giống chó và mèo với hy vọng có thể đem lại lợi ích cho công việc chẩn đoán và tăng hiệu quả điều trị của các bác sĩ cũng như giúp chủ nuôi thực hiện những biện pháp phòng bệnh từ sớm cho thú cưng.
Nhất là trong điều kiện khó khăn về mặt phương tiện chẩn đoán ở Việt Nam 🇻🇳, đây sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ khi cân nhắc về các chẩn đoán phân biệt của mình.
Ví dụ những ghi nhận về rối loạn thường gặp trên các giống chó như:
- Chó German Shepherd (77 rối loạn),
- Boxers (76 rối loạn),
- Labrador Retrievers (70 rối loạn)
- Golden retrievers (66 rối loạn)
Với mục tiêu tăng phúc lợi động vật và giảm thiểu số lượng chó mèo bị bỏ rơi, hiểu biết về giống và đặc biệt là các bệnh thường xảy ra trên giống cũng sẽ giúp chủ nuôi có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng với những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai trước khi cân nhắc sở hữu một em thú cưng.
Cùng tụi mình tìm hiểu về Những rối loạn thường gặp theo giống chó và mèo trong chuỗi các bài viết trong chuyên mục này nhé.
✨✨✨ Điểm cộng là, tụi mình đã chuẩn bị nhiều hình ảnh mô tả các bệnh một cách sinh động để mọi người có thể hiểu và dễ nhớ thêm nhiều bệnh học thú vị khi nghiên cứu về bệnh ở một giống nào đó.
🐱🐱🐱 Một số rối loạn trên mèo Anh Lông Ngắn (Chi tiết trong file pdf https://drive.google.com/.../1PxtIux16ypjwby2oaHC.../view...)
- Bệnh cơ tim phì đại
- Viêm tử cung mủ (Phức hợp tăng sản nang nội mạc tử cung -viêm tử cung mủ)
- Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm ở mèo (FIP)
- Bệnh máu khó đông B (hemophilia 😎
- Bệnh tăng sinh tế bào lympho
- Bệnh đĩa đệm (IVDD)
- Bệnh thận đa nang (PKD)
- Sỏi tiết niệu – canxi oxalate
- Đẻ khó
Thông tin thêm về các giống khác, các bạn có thể tham khảo thêm ở trang của team của mình https://thuvienthuy.com/chuoi-bai-viet-cac-benh-thuong.../
BSTY Bui Phuong Anh - Wroclaw, Poland
Nguồn: Vilian.PetHealth

Address

Hanoi

10000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when V.Vet Wisdom posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Videos
  • Claim ownership or report listing
  • Want your business to be the top-listed Pet Store/pet Service?

Share