Vilian.PetHealth

Vilian.PetHealth Góc chia sẻ thông tin và trải nghiệm của tụi mình trong quá trình học tập và làm việc tại châu Âu
(3)

Gợi ý chẩn đoán nhanh viêm phúc mạc nhiễm vi khuẩnViêm phúc mạc nhiễm vi khuẩn là một tình trạng cấp tính xảy ra thứ phá...
27/08/2024

Gợi ý chẩn đoán nhanh viêm phúc mạc nhiễm vi khuẩn

Viêm phúc mạc nhiễm vi khuẩn là một tình trạng cấp tính xảy ra thứ phát do một số nguyên nhân phổ biến như:
- Dạ dày-ruột: thủng dạ dày-ruột do loét, dị vật, ung thư ở ruột, ống cho ăn hoặc biến chứng sau phẫu thuật dạ dày-ruột
- Viêm và áp xe ở gan, tuỵ hạch bạch huyết
- Hệ tiết niệu: biến chứng sau phẫu thuật bàng quang, thận
- Hệ sinh dục: viêm tử cung mủ và biến chứng sau phẫu thuật
- Vết thương: chó cắn, bục chỉ may

Viêm phúc mạc nhiễm vi khuẩn thường dẫn đến sốc và có tỷ lệ tử vong từ 20% to 68%. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán vàng của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn là nuôi cấy với kết quả sau 2 ngày và đây là một vấn đề khó khăn trong thực hành lâm sàng. Vì vậy, chẩn đoán viêm phúc mạc nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều vào
- Khả năng phán đoán lâm sàng của bác sỹ: Lưu ý sự thay đổi của các dấu hiệu lâm sàng qua các giai đoạn khác nhau của sốc. Nhìn chung, chó thường biểu hiện ngược lại với mèo, chó sẽ có tăng nhịp tim, thân nhiệt, còn mèo sẽ giảm nhịp tim và thân nhiệt. Xem thêm tại https://www.facebook.com/photo.php?fbid=416466534041167&set=pb.100070334711903.-2207520000&type=3
- Một số đặc điểm của dịch xoang bụng. Lưu ý đây là dịch bụng lấy bằng phương pháp chọc hút

Để kiểm tra nhanh đặc điểm xoang bụng, hai phương pháp thường được sử dụng là:
- Soi kính hiển vi: nhiều vi khuẩn nội bào, nhiều bạch cầu trung tính thoái hoá hoặc toxic → chủ quan, phụ thuộc vào người đọc mẫu
- Kiểm tra Glucose:
1. Sử dụng Glucometer (thiết bị đo đường huyết cầm tay):
Glucose trong máu cao hơn glucose trong dịch xoang bụng 2.1 mmol/l (hoặc 37.8 mg/dL)
Nói cách khác: Glucose trong máu - Glucose dịch xoang bụng > 2.1 mmol/l (hoặc 37.8 mg/dL)
→ khả năng cao viêm phúc mạc nhiễm khuẩn
2. Sử dụng máy xét nghiệm (kết quả đáng tin cậy hơn sử dụng glucometer)
Glucose trong máu cao hơn glucose trong dịch xoang bụng 1.1 mmol/l (hoặc 20 mg/dL)
Nói cách khác: Glucose trong máu - Glucose dịch xoang bụng > 1.1 mmol/l (hoặc 20 mg/dL)
→ khả năng cao viêm phúc mạc nhiễm khuẩn

Giải thích:
Khi vi khuẩn xuất hiện trong xoang bụng, vi khuẩn sử dụng glucose để sinh sôi và phát triển khiến cho lượng glucose trong dịch xoang bụng thấp hơn so với glucose trong máu.
Tương tự, lactate cũng có thể được dùng nhưng với kết quả ngược lại. Sự hiện diện của vi khuẩn trong dịch xoang bụng sẽ làm cho lactate trong dịch xoang bụng tăng cao hơn so với lactate trong máu.

Kết luận:
Do tính cấp tính của của Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn và thường cần phẫu thuật sớm, các phương pháp chẩn đoán nhanh nhờ vào đặc tính của dịch xoang bụng được sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, cần kết hợp nhiều yếu tố như bệnh sử, dấu hiệu lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và phương pháp nuôi cấy để có được chẩn đoán cuối cùng.

BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Wroclaw, Poland

Tham khảo:
Ettinger’s Textbook of Veterinary internal medicine
https://www.veterinary-practice.com/article/emergency-diagnosis-septic-peritonitis-dogs
https://www.dvm360.com/view/septic-peritonitis-assessing-reliability-point-care-glucometers-diagnosis
https://www.vetfolio.com/learn/article/septic-peritonitis-etiology-pathophysiology-and-diagnosis
https://www.cliniciansbrief.com/article/bacterial-septic-peritonitis #

Các em mèo tai cụp, bất kể là lai hay thuần chủng, sẽ chịu nhiều đau đớn trong cuộc đời nhưng mèo lại giỏi giấu đau nên ...
15/08/2024

Các em mèo tai cụp, bất kể là lai hay thuần chủng, sẽ chịu nhiều đau đớn trong cuộc đời nhưng mèo lại giỏi giấu đau nên chủ nuôi sẽ khó phát hiện.
Vì phúc lợi động vật giảm, nên mèo tai cụp đã bị cấm ở nhiều nước trên thế giới.

Loạn sản xương sụn ở mèo tai cụp 🐈

Từ khoá: osteochondrodysplasia, Scottish Fold cat, welfare

💡Loạn sản xương sụn là một rối loạn trên mèo tai cụp Scotland, tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy, vấn đề này có thể xảy ra ở tất cả các cá thể mèo tai cụp.

🔑 Loạn sản xương sụn là những bất thường ở xương và sụn ở nhiều nơi trong cơ thể và đây cũng là nguyên nhân khiến phần tai của mèo cụp xuống. Vì vậy tai cụp được dùng như một dấu hiệu để phát hiện, theo dõi tiến triển và can thiệp loạn sản xương sụn.

📌 Phát triển bất thường của xương khiến cho xương bàn tay và bàn chân của mèo bị ngắn lại, đốt sống của gốc đuôi cũng bị ngắn lại và to ra. Các thay đổi này gây biến dạng xương và có thể gây ra tổn thương ở các khớp. Viêm và tổn thương khớp lâu ngày dẫn đến thoái hoá khớp và hình thành các g*i xương và mảnh xương mới xung quanh ổ khớp khiến cho việc di chuyển của mèo trở nên khó khăn hơn. Việc kéo dài tình trạng này sẽ gây ra hiện tượng dính khớp.

➡️Do đó, các dấu hiệu lâm sàng bao gồm giảm vận động, đi khập khiễng, thay đổi dáng đi hoặc không thể nhảy. Chân sau thường sẽ bị nghiêm trọng hơn chân trước. Trong trường hợp nặng, có thể nhìn thấy rõ bàn chân to ra bằng mắt thường. Phần gốc đuôi cũng có thể tăng kích thước hoặc ít linh hoạt hơn.

🔎 Thời gian khởi phát dấu hiệu lâm sàng, mức độ nghiêm trọng và tốc độ tiến triển bệnh có thể khác nhau. Đối với cá thể mang cả hai alen giống nhau (đồng hợp tử), tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn, dấu hiệu lâm sàng sẽ được ghi nhận sớm hơn (vài tuần tuổi) và trong vài trường hợp còn có thể phải an tử. Đối với cá thể chỉ mang một alen gây bệnh (dị hợp tử), dấu hiệu lâm sàng có thể xuất hiện trễ hơn (vài tháng hoặc vài năm tuổi).

🩻Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để phát hiện và theo dõi tiến triển bệnh.

💊Loạn sản xương sụn hiện chưa có phương pháp điều trị. Kiểm soát đau là trọng tâm của liệu pháp can thiệp. Phương pháp cắt xương hoặc thủ thuật làm cứng khớp có thể được cân nhắc thực hiện. Thuốc kiểm soát đau có thể cần được sử dụng suốt đời. Chủ nuôi cần theo dõi các em mèo tai cụp để có thể kịp thời đưa đến bác sỹ thú y kiểm tra để giảm thiểu những khả năng mèo phải âm thầm chịu đựng cơn đau trong thời gian dài.

BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Khoa Thú y, trường Đại Học Khoa học Môi trường và Đời sống Wroclaw, Ba Lan

Tham khảo
Feline Orthopedic Surgery and Musculoskeletal Disease
https://www.ufaw.org.uk/cats/scottish-fold-osteochondrodysplasia
https://icatcare.org/advice/scottish-fold-disease-osteochondrodysplasia/

Ung thư tế bào mast - Loét dạ dày ruột và Hội chứng DarierCa bệnh: Sau khi bác sĩ sờ khám khối tròn trên cơ thể, khối nà...
18/04/2024

Ung thư tế bào mast - Loét dạ dày ruột và Hội chứng Darier

Ca bệnh: Sau khi bác sĩ sờ khám khối tròn trên cơ thể, khối này tăng kích thước rất lớn ngay sau đó và trở lại kích thước trước đó vào ngày hôm sau.

💡1. Tác động tại chỗ của Ung thư tế bào mast - Darier’s syndrome (Hội chứng Darier’s):
- Các hạt trong tế bào mast dễ dàng được tiết ra (degranulation) và gây các phản ứng dị ứng ngay cả với những đụng chạm nhẹ như là sờ nắn lúc khám và thường gặp sau khi sinh thiết khối u.
- Các phản ứng xảy ra đột ngột sau khi khám có thể gây ra hiện tượng đỏ, sưng to, hoặc ngứa. Khối u trở về kích thước trước đó sau 24 tiếng đồng hồ.
- Đây là một hiện tượng phổ biến gợi ý cho chúng ta rằng nhiều khả năng đây là khối u tế bào mast.

🔎 2. Tác động toàn thân của Ung thư tế bào mast - loét dạ dày ruột
Cơ chế:
- Histamine và các chất trung gian gây viêm khác bị rò rỉ ra liên tục từ khối u tế bào mát gây ra một loạt các phản ứng trong cơ thể.
- Nồng độ histamine cao trong máu (hyperhistaminemia) kích thích các thụ thể H2 ở dạ dày sản xuất nhiều axit và tăng nhu động dạ dày ruột.
- Đồng thời histamine còn gây ảnh hưởng đến nội mạc các mạch máu nhỏ và tăng tiết fibrolysin tạo ra các khối máu đông gây hoại tử niêm mạc dạ dày.

Dấu hiệu lâm sàng:
- Loét dạ dày ruột được ghi nhận trong 35-83% ca bệnh ung thư tế bào mast, phổ biến nhất là loét dạ dày và ít hơn là loét tá tràng.
- Các dấu hiệu lâm sàng có thể xảy ra như ói ra có máu, biếng ăn, đi phân có chứa máu🩸, phân đen, thiếu máu, đau bụng, và nặng hơn có thể gây thủng dạ dày, ruột, viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết

🩹Vết thương sau phẫu thuật loại bỏ khối u cũng chịu ảnh hưởng của các hoạt chất tiết ra từ tế bào mast và gây ra khó lành cùng với nhiều biến chứng hậu phẫu.

Ít phổ biến hơn, tuy nhiên, nếu histamine bị tiết ra quá nhiều có thể gây ra phản ứng phản vệ.

Thuốc kháng histamine và bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được sử dụng trong liệu trình điều trị nếu sự xuất hiện của các dấu hiệu lâm sàng liên quan.

BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Wrocław, Poland

Tham khảo
Veterinary Surgical Oncology - Simon T. Kudnig, Bernard Séguin
BSAVA Manual of Canine and Feline Oncology - Duncan Lascelles, Jane Dobson
Saunders Solutions in Veterinary Practice: Small Animal Oncology - Rob Foale, Jackie Demetriou
https://doi.org/10.3390/cells11040618
https://doi.org/10.1111/j.1476-5829.2012.00341.x
https://veterinarypartner.vin.com/default.aspx?pid=19239&id=4952018

Hành vi hung hăng ở mèoCác vấn đề hành vi ở chó và mèo thường là do quá trình “xã hội hoá” (socialisation) chưa được phù...
06/03/2024

Hành vi hung hăng ở mèo

Các vấn đề hành vi ở chó và mèo thường là do quá trình “xã hội hoá” (socialisation) chưa được phù hợp. Đây là quá trình cho chó mèo tiếp xúc với loài khác và các tác nhân khác trong môi trường sống theo từng độ tuổi nhất định. Xem thêm về Hành Vi Của Mèo AAFP (American Association of Feline Practitioners) của tụi mình tại - https://thuvienthuy.com/2023/10/07/guideline-hanh-vi-cua-meo-aafp-2004/

Phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề hung hăng ở mèo phụ thuộc vào việc tìm hiểu đúng nguyên nhân gây ra hành vi này. Nhưng phần lớn các trường hợp hung hăng là do nhiều yếu tố kết hợp rất phức tạp vì vậy, không có một công thức chung cho hành vi này. Rất cần sự kiên nhẫn và yêu thương từ chủ nuôi để có thể từng bước cải thiện đổi vấn đề hành vi ở thú cưng.

Hành vi hung hăng ở mèo được chia ra thành rất nhiều loại, sau đây là một số loại phổ biến:
1. Hung hăng giữa mèo với mèo
- Loại hung hăng dễ nhận biết nhất, thường xảy ra giữa những mèo đực chưa triệt sản. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra giữa mèo cái với nhau hoặc giữa mèo đực và mèo cái
- Hung hăng đối với mèo bên ngoài (không phải mèo cùng nhà) là loại hung hăng phổ biến nhất (~40%)
- Loại mâu thuẫn giữa mèo trong cùng một nhà thường khó nhận biết hơn (chiếu ~27%)
- Triệt sản có thể sẽ hữu ích trong việc giảm loại hành vi hung hăng này

2. Hung hăng do sợ hoặc tự vệ
- Khi mèo cần tự vệ.
- Mèo sẽ thể hiện tư thế như cúi người, tai phẳng ra sau, cụp đuôi vào người, nghiêng né ra xa hoặc nằm nghiêng về một bên, giãn đồng tử
- Một số dấu hiệu hung hăng như khè, gầm gừ, xửng lông, cào và cắn.
- Phương pháp tốt nhất là nên chờ đợi cho đến khi mèo không còn sợ và bình tĩnh trở lại vì nếu chủ nuôi vô tình vuốt ve mèo hoặc tỏ ra sợ hãi, mèo sẽ học được điều đó và sẽ tiếp tục hung hăng ở những lần sau.
- Sau đó, nếu có thể, tránh các tình huống có thể gây ra sợ hãi cho mèo. Nếu không thể tránh được, có thể tập cho mèo dần quen với nỗi sợ bằng cách tiếp xúc với nỗi sợ mỗi lúc 1 ít và thưởng nếu mèo không có những hành vi hung hăng.

3. Hung hăng để bảo vệ lãnh thổ
- Mèo đực và mèo cái đều có bản năng bảo vệ lãnh thổ. Mèo đực thường bảo vệ một vùng lãnh thổ rộng hơn mèo cái
- Hành vi hung hăng bảo vệ lãnh thổ có thể hướng đến cả chó, con người hoặc các loài vật khác.
- Mèo có thể hung hăng thể hiện bản năng bảo vệ lãnh thổ đối với một vài thành viên nhất định trong nhà.
- Một số tình huống dễ xảy ra hành vi hung hăng bảo vệ lãnh thổ như: mèo con đang bước vào giai đoạn trưởng hành, đưa một em mèo mới về nhà, thay đổi thành viên trong gia đình hoặc nơi sống của gia đình.

4. Hung hăng chuyển hướng lên đối tượng khác
- Loại nguy hành vi hung hăng nguy hiểm nhất vì xảy ra bất ngờ, khó dự đoán và thường gây sợ hãi và nhiều tổn thương.
- Quan trọng là đây lại là loại hung hăng phổ biến ở mèo.
- Hành vi này xảy ra khi mèo nhìn thấy một đối tượng (mèo khác, chó, hoặc con người) ở một nơi là mèo không thể tiếp cận, ví dụ như bên kia cửa sổ).
- Mèo sẽ thể hiện bằng cách tấn công bất ngờ lên những đối tượng ở gần như chó, con người hoặc một mèo khác bên cạnh.
Hành vi này có thể kéo dài vài giờ

5. Hung hăng do đau
- Hành vi hung hăng do đau có thể hướng đến chó, mèo khác, con người hoặc vật dụng trong nhà.
- Mèo thể hiện tư thế như đang hung hăng do tự vệ.
- Bất cứ trường hợp hành vi hung hăng nào của mèo cũng nên được kiểm tra cẩn thận về khả năng bị đau, nhất là những tình trạng đau mãn tính như đau khớp, đau răng, đau do vết thương nhỏ, áp-xe.

6. Một số loại hung hăng khác
- Hung hăng do bản năng làm mẹ: Có thể hướng đến bất cứ động vật nào khác hoặc con người.
- Hung hăng do săn mồi: Vì săn mồi là hành vi tự nhiên của loài mèo, một số chuyên gia không xem đây là một hành vi hung hăng (không phải do mâu thuẫn, xung đột)
- Hung hăng khi đang chơi đùa: nguyên nhân cho tình trạng này vẫn chưa được xác định rõ. Chủ nuôi nên vuốt ve mèo nhẹ nhàng để hạn chế mèo có các hành vi hung hăng. Nếu hành vi hung hăng xảy ra, phương pháp tốt nhất vẫn là chờ đợi như đã trình bày bên trên. Nên hạn chế cho mèo chơi với trẻ em nếu đã có tiền sử hung hăng khi chơi đùa mà chưa được giải quyết triệt để.

BSTY Bùi Phương Anh, BSTY Huỳnh Thế Vinh - Wrocław, Poland

Tham khảo:
Linda P. Case - Canine and Feline Behavior and Training_ A Complete Guide to Understanding our Two Best Friends (Veterinary Technology)
BSAVA Manual of Canine and Feline Behavioural Medicine, 2nd Edition
https://www.vet.cornell.edu/departments-centers-and-institutes/cornell-feline-health-center/health-information/feline-health-topics/feline-behavior-problems-aggression
https://academicworks.cuny.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1253&context=hc_sas_etds

Siêu âm trong theo dõi thai kỳ chó mèoLink download pdf chi tiết kèm hình ảnh https://drive.google.com/file/d/1AIbxfGPB9...
21/02/2024

Siêu âm trong theo dõi thai kỳ chó mèo

Link download pdf chi tiết kèm hình ảnh https://drive.google.com/file/d/1AIbxfGPB9hlfHyC6Go4aoq-ZEpjAx25S/view?usp=sharing

Tính từ ngày giao phối (ngày bắt đầu chảy dịch hồng từ âm hộ không phải là ngày 0 của chu kỳ, nếu các bạn thấy cần thiết thì mình sẽ thực hiện video giải thích về chu kỳ sinh dục của chó và mèo sau nhé):

1. Nửa đầu thai kỳ
Ngày 14-15
- thấy túi phôi hình tròn → đo đường kính của túi phôi để dự đoán ngày sinh (inner chorionic diameter - ICC) bằng cách vẽ 2 đường vuông góc trên hình ảnh túi phôi. Lấy trung bình của các phép đo và tính theo công thức để có số ngày dự sinh:
- Chó nhỏ: số ngày dự sinh = (mm - 68.68)/1.53;
- Chó trung bình đến to: số ngày dự sinh = (mm - 82.13)/1.8;
- Mèo: số ngày dự sinh = (mm - 62.03)/1.1

Ngày 16-26
- nhìn thấy phôi thai và tim thai
- túi phôi ở dạng dài → đo ICC không còn chính xác để dự đoán ngày sinh

2. Nửa sau thai kỳ
Đo kích thước hộp sọ và chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi để tính ngày dự sinh: đa số các máy siêu âm có chức năng này nên mình sẽ không trình bày phương pháp tính thủ công.

Xquang không chính xác khi sử dụng để dự đoán ngày sinh, chỉ sử dụng để xác định số lượng thai và được thực hiện an toàn từ ngày 45

Tim thai là một dấu hiệu rất tốt chỉ ra nếu phôi thai đang có vấn đề bất thường, đang bị stress:
- Tim thai bình thường: 220- 240
- Tim thai khi thai bị stress nhẹ: 220-180
- Tim thai khi thai bị thiếu oxy nghiêm trọng: < 180

Ngày 29-32
- thấy hộp sọ và xương sống
- thấy bàng quang, dạ dày

Ngày 35-41
- thấy sự khác biệt ở độ hồi âm của phổi và gan
- thấy được thận và mắt

Ngày 55-61
- nhu động ruột của phôi thai là một dấu hiệu của quá trình sinh con được bắt đầu

BSTY Bùi Phương Anh, BSTY Huỳnh Thế Vinh - Wroclaw, Poland

Tham khảo
BSAVA Manual of Canine and Feline Reproduction and Neonatology, 2nd Edition
Feline Reproduction by Aime K. Johnson, Michelle Anne Kutzler, 2022
Canine reproduction and neonatology
https://www.vin.com/apputil/content/defaultadv1.aspx?pId=11372&id=5709772&print=1

Sốc là một quá trình “động” khi tình trạng lâm sàng của thú bệnh thay đổi rất nhanh qua các giai đoạn và nhận diện chủ y...
05/02/2024

Sốc là một quá trình “động” khi tình trạng lâm sàng của thú bệnh thay đổi rất nhanh qua các giai đoạn và nhận diện chủ yếu qua các dấu hiệu lâm sàng. Chính vì vậy mình sẽ chia sẻ ở đây dấu hiệu lâm sàng của từng giai đoạn sốc để các BS có thể nhận diện và kịp thời xử lý.

Chi tiết sinh lý các biến đổi trong từng giai đoạn mình sẽ diễn giải cụ thể hơn bằng 1 video cho mọi người dễ hiểu nhé. Và video này cũng sẽ giúp các bạn hiểu vì sao giai đoạn đầu của sốc ở mèo lại khó phát hiện và thường được ghi nhận và can thiệp ở giai đoạn trễ khiến tỷ lệ tử vong tăng.

Link download bảng dấu hiệu sốc trên chó mèo sử dụng tại phòng khám
https://drive.google.com/file/d/1akzYbONa-botcrW0vXtJ64k4JSx9FD2g/view?usp=sharing

Ở chó:
1. Giai đoạn 1 - bù trừ
- Tình trạng nhận thức bình thường, có thể kích động/tăng kích thích
- Tăng nhịp thở >50 nhịp/phút
- Nhịp tim > 180 nhịp/phút
- Niêm mạch bình thường hoặc đỏ (có thể nhạt tùy loại sốc nhưng thường sẽ đỏ)
- CRT < 1 giây
- Mạch đập mạnh
- Thân nhiệt 37.7 – 39.3⁰C
- Huyết áp động mạch (ABP) – bình thường/tăng (SYS > 100 mmHg, MAP > 80 mmHg)
(Xuất hiện > 2 dấu hiệu kể trên có thể được chỉ định là sốc)

2. Giai đoạn 2 - Mất bù
- Tình trạng nhận thức bình thường hoặc giảm
- Tăng nhịp thở >50 nhịp/phút
- Nhịp tim > 150 nhịp/phút, nhịp tim nhanh
- Niêm mạch nhạt
- CRT < 2 giây
- Không thấy mạch hoặc mạch yếu
- Thân nhiệt: hơi thấp nhưng vẫn trong khoảng bình thường (37.7⁰C), lạnh ở tay chân và các bộ phận ngoại biên
- ABP thấp (SYS < 100 mmHg, MAP < 80 mmHg)
(Xuất hiện > 2 dấu hiệu kể trên có thể được chỉ định là sốc)

3. Giai đoạn 3 - không hồi phục
- Mất nhận thức hoặc rối loạn nhận thức
- Khó thở, thở chậm
- Nhịp tim < 140 nhịp/phút
- Niêm mạc: trắng, xám
- CRT > 2 giây
- Không thấy mạch hoặc mạch yếu
- Thân nhiệt thấp 2 dấu hiệu kể trên có thể được chỉ định là sốc)

Ở mèo
1. Giai đoạn 1 - bù trừ (giai đoạn này ở mèo thường xảy ra trong thời gian rất ngắn và khó phát hiện do cơ chế bù trừ)
- Tình trạng nhận thức bình thường, có thể kích động/tăng kích thích
- Tăng nhịp thở >60 nhịp/phút
- Nhịp tim rất nhanh > 240 nhịp/phút
- Niêm mạch bình thường hoặc đỏ (có thể nhạt tùy loại sốc nhưng thường sẽ đỏ)
- CRT < 1 giây
- Mạch đập mạnh
- Thân nhiệt 37.7 – 39.3 °C
- ABP – bình thường/tăng (SYS > 100 mmHg, MAP > 80 mmHg)
(Xuất hiện > 2 dấu hiệu kể trên có thể được chỉ định là sốc)

2. Giai đoạn 2 - Mất bù
- Tình trạng nhận thức bình thường hoặc giảm
- Tăng nhịp thở >60 nhịp/phút
- Nhịp tim >180 nhịp/phút hoặc chậm
- Niêm mạch nhạt
- CRT < 2 giây
- Không thấy mạch hoặc mạch yếu
- Thân nhiệt < 36.7⁰C, lạnh ở tay chân và các bộ phận ngoại biên
- ABP thấp (SYS < 100 mmHg, MAP < 80 mmHg)
(Xuất hiện > 2 dấu hiệu kể trên có thể được chỉ định là sốc)

3. Giai đoạn 3 - không hồi phục
- Mất nhận thức hoặc rối loạn nhận thức
- Khó thở, thở chậm
- Nhịp tim < 160 nhịp/phút, nhịp tim chậm
- Niêm mạc: trắng hoặc trắng với một số đốm xám xanh
- CRT > 2 giây
- Không thấy mạch hoặc mạch yếu
- Thân nhiệt thấp 2 dấu hiệu kể trên có thể được chỉ định là sốc)

Lưu ý rằng các dấu hiệu sẽ có thể thay đổi tuỳ vào các loại sốc đang xảy ra trên thú bệnh (sẽ được diễn giải cụ thể hơn ở video sau).

Tham khảo:
Textbook of veterinary internal medicine - Ettinger Feldman
Thomovsky E, Johnson PA. Shock pathophysiology. Compend Contin Educ Pract Vet 2013;35(8):E1-E9.
https://www.vin.com/apputil/content/defaultadv1.aspx?pId=11181&catId=30081&id=3852140 #:~:text=Clinical signs in the dog,reducing organ pathology and mortality.
Laforcade A, Silverstein DC. Shock. In: Silverstein DC, Hopper K, eds. Small Animal Critical Care Medicine. 2nd ed. St Louis: Elsevier; 2015:26-30.
Hopper K, Silverstein DC, Bateman S. Shock syndromes. In: DiBartola SP, ed. Fluid, Electrolyte, and Acid-Base Disorders in Small Animal Practice. 4th ed. St. Louis: Elsevier; 2012:557-583.

Chắc các bạn còn nhớ Trang Thư Viện Thú y của tụi mình chứ nhỉ. Cùng tham khảo Tài liệu hướng dẫn Điều trị viêm tuỵ cấp ...
24/01/2024

Chắc các bạn còn nhớ Trang Thư Viện Thú y của tụi mình chứ nhỉ. Cùng tham khảo Tài liệu hướng dẫn Điều trị viêm tuỵ cấp của team tụi mình nhé !!!

Viêm tụy cấp tính thường liên quan đến cơn đau vùng bụng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng nhẹ, không đặc hiệu, tự phục hồi hoặc các triệu chứng nghiêm trọng dẫn đến sốc ti...

Nuôi mèo KHÔNG được xem là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm Toxoplasma, vì vậy, đừng vội từ bỏ các em mèo của bạn 🐱1️⃣. Con ...
05/01/2024

Nuôi mèo KHÔNG được xem là một yếu tố nguy cơ gây nhiễm Toxoplasma, vì vậy, đừng vội từ bỏ các em mèo của bạn 🐱

1️⃣. Con đường chính nhiễm toxoplasma trên người là do ăn thức ăn chưa được nấu chín kỹ (chủ yếu là thịt heo 🐖) và rau củ quả 🥬🥕chưa được rửa sạch. Mèo nhà hiếm khi là nguyên nhân gây nhiễm toxoplasma ở người → nuôi mèo KHÔNG được xem là một yếu tố nguy cơ nhiễm toxoplasma
- Ký sinh trùng Toxoplasma cũng không truyền qua người khi vuốt ve và chơi với mèo 🐈 (ký sinh trùng không tồn tại trên lông mèo)

2️⃣. 80% người khoẻ mạnh không thể hiện triệu chứng gì sau khi nhiễm toxoplasma, và bệnh cũng có thể tự hết.

3️⃣. Nhiễm qua phôi thai
- Phụ nữ nhiễm toxoplasma một thời gian dài trước khi mang thai sẽ tạo miễn dịch và bào thai sẽ không bị ảnh hưởng nếu người mẹ bị tái nhiễm lúc mang thai.
- Dù mẹ🤰nhiễm toxoplasma lần đầu (chưa có miễn dịch) lúc mang thai thì tỷ lệ phôi thai nhiễm toxoplasma bị ảnh hưởng chỉ chiếm khoảng 0.01% (2011 UK NSC review).

Khả năng truyền qua thai nhi phụ và mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian nhiễm bệnh trong suốt thai kỳ:
- nhiễm bệnh ở giai đoạn sớm của thai kỳ: ít có nguy cơ truyền qua phôi thai nhưng sẽ gây nhiều tác động nguy hiểm nếu Toxoplasma truyền qua thai nhi
- nhiễm bệnh ở giai đoạn trễ của thai kỳ: nhiều khả năng truyền qua thai nhi nhưng không gây vấn đề nghiêm trọng đối với thai nhi

4️⃣. Mèo thải oocyst (kén trứng) qua phân chỉ trong một thời gian khá ngắn (10-14 ngày)
- Dọn phân mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh vì oocyst (kén trứng) cần tới 24 tiếng mới ở trạng thái có thể gây bệnh được, trước ⏰24 tiếng, oocyst không có hại khi ăn phải.
- Phụ nữ mang thai🤰và các đối tượng suy giảm miễn dịch nên mang găng tay khi dọn khay vệ sinh mèo và làm vườn.
- Vệ sinh chậu cát thường xuyên bằng các sản phẩm diệt khuẩn

5️⃣. Mèo chỉ nuôi trong nhà và chỉ ăn thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn được nấu chín kỹ thì gần như an toàn, ít có khả năng nhiễm Toxoplasma (Không ăn thịt sống và không săn/ăn mồi săn được)
- nấu thịt bằng microwave không giúp đảm bảo tiêu diệt được nang toxoplasma 100% do sự phân bố nhiệt không đồng đều
- đông lạnh thịt ở nhiệt độ ❄️ -12C đến -20C trong 3 ngày sẽ giúp diệt được nang toxoplasma.

BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Wroclaw, Poland

Tham khảo
https://www.vet.cornell.edu/departments-centers-and-institutes/cornell-feline-health-center/health-information/feline-health-topics/toxoplasmosis-cats
Veterinary parasitology 4th edition
Textbook of clinical parasitology dogs and cats
https://www.cdc.gov/parasites/toxoplasmosis/disease.html
https://icatcare.org/our-campaigns/position-statement-on-cats-and-toxoplasmosis/
https://icatcare.org/advice/toxoplasmosis-and-cats/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/16882298/
https://bmcinfectdis.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12879-021-06619-1
https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwj_w7ev-8WDAxVXVfEDHQWEAZ0QFnoECCUQAQ&url=https://legacyscreening.phe.org.uk/policydb_download.php?doc=1141&usg=AOvVaw0PWDNuLf8LAdKKx6ZGm6V0&opi=89978449

30/12/2023

Giật hàm như đang nhai kẹo cao su - loại co giật điển hình của Bệnh Ca-rê ở chó

Như trên video thì các em cún có biểu hiện giật hàm liên tục như hành động của người đang nhai kẹo cao su (chewing gum fits/ chewing gum seizure) là loại co giật cục bộ điển hình của bệnh Ca-rê (canine distemper). Loại co giật cục bộ này cũng có thể xảy ra ở những bệnh lý thần kinh khác.

Khác với co giật toàn thân, đa số các trường co giật cục bộ, thú bệnh còn ý thức và thường không phải điều trị. Tuy nhiên, loại co giật này thường ít được biết đến nên chủ nuôi sẽ thường không chú ý vẫn cần phải theo dõi về tuần suất và khả năng biến chuyển thành co giật toàn thân.

Co giật điểm còn thể hiện ở hành vi như đang táp ruồi. Hành vi này có phần phức tạp hơn vì ngoài nguyên nhân co giật, táp ruồi còn có thể liên quan đến yếu tố rối loạn hành vi đi kèm với rối loạn tiêu hoá và nhiều vấn đề liên quan khác.

Thể thần kinh của bệnh Ca-rê
- khoảng 30% chó bệnh Ca-rê sẽ có triệu chứng thần kinh
- dấu hiệu lâm sàng về thần kinh xuất hiện trong khoảng từ 1-6 tuần sau khi khởi phát bệnh
- dấu hiệu thần kinh cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn ban đầu khi chó chưa thể hiện dấu hiệu lâm sàng
- các dấu hiệu thần kinh thường sẽ trở nặng hoặc giữ nguyên chứ không thuyên giảm ngay cả khi chó đã hồi phục và qua giai đoạn nguy hiểm

BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Khoa Thú y, Đại học Wrocław, Poland

Tham khảo
BSAVA Manual of Canine and Feline Neurology - Simon R. Platt_ Natasha Olby (2013)
https://www.vin.com/vetzinsight/default.aspx?pId=756&id=4951440
https://www.vet.cornell.edu/departments-centers-and-institutes/riney-canine-health-center/canine-health-information/managing-seizures

29/12/2023

Bảng danh sách thuốc giải độc và hướng xử lý độc cơ bản sẽ được tặng kèm cho các học viên tham dự khoá học Ngộ độc của VSAVA. Các bác sĩ có thể đặt tại khu vực điều trị để có thể sử dụng một cách hiệu quả và tiện lợi nhất nhé.

Đăng ký ngay tại
http://dangky.vsava.com/ce012024

Nhờ các đóng góp ý kiến từ khảo sát đợt trước của các BS, nay tụi mình cố gắng xây dựng 1 nội dung phù hợp với tình hình...
21/12/2023

Nhờ các đóng góp ý kiến từ khảo sát đợt trước của các BS, nay tụi mình cố gắng xây dựng 1 nội dung phù hợp với tình hình VN nhất có thể.

Hy vọng sẽ đem lại 1 góc nhìn khả quan trong xử lý ngộ độc ở VN ạ ❤️❤️❤️

THÔNG BÁO Tổ chức Khoá huấn luyện “CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC VẤN ĐỀ NGỘ ĐỘC TRÊN THÚ NHỎ”           Kính gửi: Quý Hội viên, Quý Thầy Cô, Anh Chị và các Bạn sinh viên Nhằm góp phần nâng cao kiến thức cũng như chuyên môn ...

Một số khác biệt về bệnh lý gan mật ở chó và mèo1️⃣. Chó 🐶: 2 ống tuỵ riêng biệt, không nhập vào chung với ống mậtMèo 🐱:...
20/12/2023

Một số khác biệt về bệnh lý gan mật ở chó và mèo

1️⃣. Chó 🐶: 2 ống tuỵ riêng biệt, không nhập vào chung với ống mật
Mèo 🐱: ống mật nhập vào chung với ống tuỵ và đi ra ở tá tràng
→ mèo thường bị viêm đường mật đi kèm với viêm tuỵ do vi khuẩn từ hệ tiêu hoá và loại viêm đường mật đặc trưng và phổ biến nhất ở mèo là neutrophilic cholangitis / cholangiohepatitis (ít xảy ra ở chó)
Khác với chó 🐶, khi bị sỏi mật, cần phải phẫu thuật loại bỏ sỏi. Tuy nhiên ở mèo 🐱, sỏi mật thường gây ra do vi khuẩn trong bệnh neutrophilic cholangitis / cholangiohepatitis, vì vậy, cần điều trị bằng kháng sinh trước, vì phẫu thuật ngay có thể tăng nguy cơ khuếch tán vi khuẩn đến các cơ quan khác và gây nhiễm trùng huyết.

2️⃣. Chó 🐶 thường bệnh ở nhu mô gan
Mèo 🐱 thường bệnh về đường mật

3️⃣. Bệnh gan mãn tính
Chó 🐶: giảm kích thước gan
Mèo 🐱: kích thước gan không thay đổi hoặc tăng nhẹ, chỉ giảm kích thước khi đã ở giai đoạn cuối cùng

4️⃣. Mèo 🐱thiếu enzyme glucuronyl transferase nên chuyển hoá các chất ở gan kém hơn chó → khả năng ngộ độc cao hơn ở chó

5️⃣. Mèo 🐱không bị tăng ALP do steroid, Chó 🐶bị tăng ALP do steroid → ứng dụng trong chẩn đoán từ kết quả xét nghiệm sinh hoá

6️⃣. Chó 🐶 ALP có chu kỳ bán rã (half-life) dài hơn ở mèo → đánh giá khả năng hồi phục bệnh không nên dựa vào mức độ giảm của ALP trong thời gian ngắn ở chó

7️⃣. Đặc điểm của loài ăn thịt bắt buộc trong chuyển hoá của mèo 🐱:
- gan tự tạo đường liên tục dù chế độ ăn không có nhiều tinh bột (constant high gluconeogenesis)
- vai trò đặc biệt của arginine trong chuyển hoá và vận chuyển mỡ ở gan khiến cho mèo có nguy cơ rất cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ (một trong những bệnh gan phổ biến nhất ở mèo)
- arginine còn có vai trò trong chu trình chuyển hoá urea từ ammoniac nhưng mèo lại chỉ sản xuất được một lượng arginine rất ít ở tế bào ruột và ở thận, vì vậy, arginine từ thức ăn rất quan trọng trong bệnh não-gan (co giật do lượng ammoniac cao) (Sinh lý: Đạm từ khẩu phần ăn → ammoniac → chuyển hoá ammoniac thành urea ở gan → chuyển hoá urea và thải ra nước tiểu qua thận. Do đó, tăng ammoniac trong máu khi gan tổn thương, không thể thực hiện chức năng chuyển hoá hoặc thiếu arginine và tăng urea trong máu khi thận tổn thương, không thể đào thải ra ngoài)
- vai trò đặc biệt của taurine trong hình thành muối mật để hấp thu mỡ từ thức ăn (các động vật có vú khác có thể sử dụng glycine trong trường hợp thiếu taurine nhưng mèo không có khả năng này). Tuy nhiên, chó có khả năng tổng hợp đủ taurine và mèo thì không.

BSTY Bùi Phương Anh - BSTY Huỳnh Thế Vinh
Veterinary Medicine Faculty - Wrocław university of Environmental and Life Science

Tham khảo:
https://wsava.org/global-guidelines/liver-disease-guidelines/
Textbook of veterinary internal medicine, Saunders Elsevier, Stephen J. Ettinger, Edward C. Feldman, 7th edition
https://www.researchgate.net/publication/326712935_Acquired_urea_cycle_amino_acid_deficiency_and_hyperammonaemic_encephalopathy_in_a_cat_with_inflammatory_bowel_disease_and_chronic_kidney_disease
https://www.sciencedirect.com/topics/pharmacology-toxicology-and-pharmaceutical-science/taurine
https://www.vin.com/apputil/content/defaultadv1.aspx?pId=8768&id=3850186&print=1
https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1111/j.1748-5827.1990.tb00672.x
https://journals.sagepub.com/doi/10.1177/1098612X18818666
https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjC4bvO55uDAxXSSfEDHRrNAV44ChAWegQICRAB&url=https://acikders.ankara.edu.tr/mod/resource/view.php?id=77404&usg=AOvVaw1wLI_AwII6tXKNngQbH6nL&opi=89978449
https://repository.si.edu/bitstream/handle/10088/18202/serc_Eisert_2011_cats.pdf?sequence=1&isAllowed=y

Bộ tiêu chí định hướng chẩn đoán viêm da cơ địa trên chó (Favrot’s criteria)Với sự khó khăn trong chẩn đoán viêm da cơ đ...
11/12/2023

Bộ tiêu chí định hướng chẩn đoán viêm da cơ địa trên chó (Favrot’s criteria)

Với sự khó khăn trong chẩn đoán viêm da cơ địa trong điều kiện cho phép của Thú y Việt Nam, tụi mình xin chia sẻ một công cụ giúp định hướng chẩn đoán với độ đặc hiệu tương đối cao nhưng lại sử dụng khá đơn giản.

1️⃣ Bộ 1 :
1. Tuổi khi khởi phát tổn thương da: < 3 tuổi
- Viêm da cơ địa có thể bắt đầu sớm từ 6 tháng tuổi

2. Chủ yếu chỉ sống trong nhà
- 82% chó bị viêm da cơ địa chỉ sống trong nhà (tuy nhiên điều kiện sống có thể sẽ khác so với ở Việt Nam)

3. Không có tổn thương da lúc khởi phát ngứa
- Phân biệt nguyên nhân ngứa dựa vào tổn thương lúc khởi phát:
- Ngứa do dị ứng: Ngứa trước khi xuất hiện những tổn thương khác trên da (Ngứa nguyên phát/Primary pruritus), Mức độ ngứa khá nặng
- Ngứa do nhiễm như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng: Ngứa sau khi xuất hiện những tổn thương trên da (Ngứa thứ phát/secondary pruritus), Mức độ ngứa vừa và nhẹ
→ Tuy nhiên, rất khó để chủ nuôi có thể nhận biết chính xác tình trạng này

4. Tổn thương ở bàn chân trước
- Viêm da cơ địa gây ngứa đi kèm với nhiễm khuẩn thứ phát do chó liếm gây viêm kẽ bàn chân
- các khu vực thường bị ảnh hưởng nhất là vành tai (58%), nách (62%), bụng (66%), bàn chân trước (79%) và bàn chân sau (75%), môi (42%) và vùng đáy chậu (43%)

5. Tổn thương ở mặt trong vành tai
- ~40% chó bị viêm da cơ địa thể hiện viêm tai ngoài
- Phân biệt với viêm tai ngoài nguyên phát: không đi cùng với tổn thương ở bàn chân như ở viêm da cơ địa

6. Không tổn thương ở viền tai
- phân biệt với Sarcoptes spp. gây tổn thương ở viền tai

7. Không tổn thương ở vùng lưng

💡Sử dụng chủ yếu để đánh giá xác suất của chẩn đoán lâm sàng viêm da cơ địa ở chó:
- Trả lời “có" cho 5/7 tiêu chí trên → độ nhạy 77.2%, độ đặc hiệu 83%
- Trả lời “có" cho 6/7 tiêu chí trên → độ nhạy 42%, độ đặc hiệu 93.7%

2️⃣ Bộ 2:
1. Tuổi khi khởi phát tổn thương da: < 3 tuổi
2. Chủ yếu chỉ sống trong nhà
3. Giảm ngứa khi dùng Corticosteroid (78% chó bị viêm da cơ địa đáp ứng tốt với corticosteroid)
4. Nhiễm nấm mãn tính và tái phát nhiều lần
5. Tổn thương ở bàn chân trước
6. Tổn thương ở mặt trong vành tai
7. Không tổn thương ở viền tai
8. Không tổn thương ở vùng lưng

💡Sử dụng chủ yếu cho các nghiên cứu:
- Trả lời “có" cho 5/8 tiêu chí trên → độ nhạy 85.4%, độ đặc hiệu 79.1% → nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc bệnh, cần độ nhạy cao
- Trả lời “có" cho 6/8 tiêu chí trên → độ nhạy 58.2%, độ đặc hiệu 88.5% → nghiên cứu đánh giá các liệu pháp điều trị và tác dụng phụ của thuốc, cần độ đặc hiệu cao

‼️Lưu ý:
- Cần kết hợp thêm các phương pháp khác để loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh khác ví dụ, tổn thương da do ký sinh trùng. Bộ tiêu chí này không nên được dụng riêng lẻ như một công cụ chẩn đoán khẳng định Viêm da cơ địa
- Viêm da cơ địa thường đi kèm với dị ứng thức ăn, và bộ tiêu chí này không thể chỉ ra chó có bị dị ứng thức ăn hay không. Cần tiến hành các thử nghiệm loại trừ dị ứng thức ăn
- Stress cũng có khả năng gây ra ngứa cho các thú cưng.

BSTY Bui Phuong Anh - Wrocław, Poland

Tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4531508/
https://bmcvetres.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12917-015-0515-5/tables/4
https://www.fecava.org/wp-content/uploads/2019/09/winter-2015.pdf
https://www.zora.uzh.ch/id/eprint/116541/1/Favrot_2015_Buenos_Aires_Diagnosis_atopic_dermat.pdf

Adres

Wroclaw

Ostrzeżenia

Bądź na bieżąco i daj nam wysłać e-mail, gdy Vilian.PetHealth umieści wiadomości i promocje. Twój adres e-mail nie zostanie wykorzystany do żadnego innego celu i możesz zrezygnować z subskrypcji w dowolnym momencie.

Skontaktuj Się Z Firmę

Wyślij wiadomość do Vilian.PetHealth:

Widea

Udostępnij

Kategoria