13/11/2022
VẤN ĐỀ LỘT XÁC Ở TÔM – TƯỞNG DỄ MÀ KHÔNG DỄ
Có lẽ rằng, trong đa số bà con nuôi tôm đều xem vấn đề lột xác của tôm là một kiến thức cơ bản mà ai cũng phải biết khi làm trong nghề này. Một số người chỉ nhìn nhận việc lột xác của tôm dưới góc độ cung cấp đủ khoáng chất cần thiết cho tôm. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn giản như vậy. Lột xác là quá trình sinh hóa quan trọng nhất của con tôm. Bởi vì tôm chỉ có thể phát triển và lớn lên thông qua quá trình lột xác. Có thể nói vui rằng: Chỉ cần tôm sống và lột xác là bà con chúng ta ấm no. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận sâu hơn về vấn đề này.
Trước tiên, nói về vấn đề lột xác mà không đè cập đến khoáng chất thì rất thiếu sót.
👉Phân loại khoáng theo nguồn gốc:
- Khoáng vô cơ: Hấp thu qua cơ chế thẩm thấu, tỷ lệ hấp thụ thấp
- Khoáng hữu cơ: Hấp thu trực tiếp, tỷ lệ hấp thu gần như hoàn toàn
👉Phân loại khoáng theo nhu cầu của tôm:
- Khoáng đa lượng: 7 khoáng đa lượng bao gồm Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phốt-pho (P), Kali (K) và Lưu huỳnh (S)
- Khoáng vi lượng: 16 khoáng vi lượng bao gồm nhôm (Al), Arsen (As), Cô-ban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Man-gan (Mn), Molybden (Mo), Se-len (Se), Silic (Si), Ni-ken (Ni), thiếc (Sn), Va-na-di (V), Kẽm (Zn).
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, không phải khoáng đa lượng đóng vai trò quan trọng hơn khoáng vi lượng. Mỗi nhóm khoáng đều có một vai trò nhất định mà nếu thiếu hụt chúng đều gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm. Sở dĩ khoáng đa lượng lại cần “đa lượng” là vì chúng đa phần đóng vai trò cấu thành nên bộ xương ngoài (vỏ), giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của tôm với môi trường, là thành phần của các mô cơ quan. Còn khoáng vi lượng lại cần “vi lượng” vì nó là chất xúc tác, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình sinh hóa bên trong con tôm.
👉Tìm hiểu kĩ hơn một chút, ta lại thấy rằng các loại khoáng chất không hoạt động riêng lẻ mà chúng cần có sự kết hợp một cách phù hợp. Nói cách khác, cần một tỷ lệ nhất định giữa các khoáng chất để việc trao đổi khoáng chất được diễn ra tốt nhất. Ví dụ như: Tỷ lệ Na: K và Mg: Ca tốt nhất nên tương ứng là 28: 1 và 3,4: 1, tỷ lệ Ca:K nên là 1:1. Ở những vùng nước có tỷ lệ Ca: K và Na: K cao, việc bổ sung K để giảm tỷ lệ này ở những vùng nước có độ mặn thấp sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm.
👉Đấy là một góc độ phổ biến mà chúng ta thường nhìn nhận về vấn đề lột xác của tôm. Nhưng như đã nói từ đầu, hôm nay chúng ta sẽ xem xét dưới một cái nhìn hoàn toàn khác: Những thay đổi trên cơ thể tôm trong quá trình lột xác!
🦐Vỏ tôm không hoàn toàn cấu tạo từ Kitin(hay chitin), là một loại đường dẫn suất của glucose. Cấu trúc của Kitin được so sánh với Cellulose polisaccharide, chúng có độ cứng. Bà con đừng lầm tưởng là các khoáng là làm nên độ cứng của vỏ tôm nhé. Mà các khoáng chất nó là nhu cầu cho tôm mau lớn.
🍤Hơn nữa quá trình lột xác là để chuẩn bị cho tôm lớn lên. Do đó cần tập trung dinh dưỡng là Acid amin(chất đạm), tất nhiên không thể thiếu các Vitamin và Khoáng chất.
Chúng ta sẽ lần lượt giải đáp 2 câu hỏi:
✅Làm sao để tôm lột xác thành công?
✅Làm sao để tăng tuần suất lột xác?
1. LÀM SAO ĐỂ TÔM LỘT XÁC THÀNH CÔNG?
Có thể chia quá trình lột xác thành 3 giai đoạn:
👉Giai đoạn tiền lột xác: Trước khi lột xác, tôm không ngừng tích lũy dĩnh dưỡng để phát triển về thể chất. Chúng tái sử dụng lại các khoáng chất trong lớp vỏ cũ để hình thành lớp vỏ sơ cấp mới dưới biểu bì. Đặc biệt ở giai đoạn này là sự tích lũy lipid ở gan tôm. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với giai đoạn về sau. Tôm không thể tự tổng hợp chất béo mà phải hấp thu hoàn toàn qua chế độ ăn. Tuy nhiên, tôm chỉ có thể hấp thu các axit béo chuỗi ngắn mà không thể hấp thu được các axit béo chuỗi trung bình và dài. Để hấp thu được, cần bổ sung các chất nhũ hóa có tác dụng nhũ tương hóa chất béo thành các vi hạt có thể hấp thu được.
👉Giai đoạn lột xác: “Bơm đầy nước” vào cơ thể rồi sau đó tách lớp vỏ cũ ra khỏi cơ thể bằng một cú búng mạnh, lớp vỏ mới được hình thành. Lúc này tôm sẽ ngừng ăn, nguồn cung cấp năng lượng duy nhất là lipid đã được tích lũy sẵn ở gan tôm. Nếu không tích lũy đủ năng lượng để thực hiện lột xác sẽ gây ra các hiện tượng như tôm dính vỏ, mềm vỏ, thậm chí là chết.
👉Giai đoạn sau lột xác: Sẽ cần khoảng 2 tiếng để lớp vỏ mới cứng trở lại. Tôm cần huy động nguồn dự trữ trong cơ thể để làm cứng và khoáng hóa lớp biểu bì yếu của nó. Hàng rào bảo vệ vật lý vẫn chưa hoàn toàn hoạt động. Hơn nữa, sốc thẩm thấu do lượng nước vào quá nhiều ảnh hưởng mạnh đến môi trường bên trong của tôm; các chức năng tế bào của nó bị gián đoạn bởi sự biến đổi lớn này. Quá trình lột xác phá vỡ đáng kể cơ thể tôm. Tôm đặc biệt dễ bị tổn thương và các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập ở giai đoạn này.
👉Như vậy, để tôm lột xác thành công chúng ta cần:
- Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình lột xác: Bổ sung đầy đủ khoáng chất đa lượng và vi lượng theo tỷ lệ thích hợp.
- Bổ sung Nutri Aqua chứa Acid amin, vitamin và khoáng đa, vi lượng cần thiết.
- Chuẩn bị năng lượng cho quá trình lột xác: Cần nhấn mạnh lại rằng, khi lột xác tôm sẽ ngừng ăn, nên nguồn năng lượng dữ trự trong gan là tối quan trọng. Cần sử dụng nguồn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao và bổ sung phụ gia thức ăn có tác dụng nhũ hóa như axit mật để giúp tôm hấp thu lipid tốt nhất.
2. LÀM SAO ĐỂ TĂNG TẦN SUẤT LỘT XÁC?
Như đã nói, tôm chỉ có thể tăng trưởng kích thước thông qua quá trình lột xác. Như vậy, để tôm có thể nhanh chóng đạt được size mong muốn, chúng ta cần tăng tần suất LỘT XÁC BÌNH THƯỜNG của tôm.
Quá trình lột xác được kiểm soát bởi một loại hoocmon gọi là ecdysone trong gan tụy. Ecdysone là một chất sterol và axit mật thúc đẩy sự hấp thụ các chất sterol, vì vậy nó có thể thúc đẩy quá trình lột xác của tôm. Cần bổ sung thêm dinh dưỡng Nutri Aqua để tôm tích luỹ nhanh cơ thịt, mau lớn và hình thành nhanh lớp vỏ.
Tham khảo: Phụng Sồ