Vuonlinhthu

Vuonlinhthu Nơi chia sẻ, tâm sự về những loài thú cưng

Chả có con vật nào thích bị nhốt trong một cái chuồng cả, thả chúng ta ngoài tự nhiên để chúng tự do thì chúng sẽ cảm th...
29/09/2023

Chả có con vật nào thích bị nhốt trong một cái chuồng cả, thả chúng ta ngoài tự nhiên để chúng tự do thì chúng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn!

Không biết mấy bạn nghe câu này quen không nhưng nói thiệt là tui nghe cũng nhiều từ người lạ cũng như là trên mạng.

Chúng ta nuôi một con mèo, hoặc một con chó thì việc chúng ta chăm sóc tốt cho nó, cho ăn, cho uống tắm rửa và chữa bệnh cho chúng so với việc thả ra ngoài tự nhiên thì điều gì sẽ tốt hơn?

Nếu bạn nuôi mấy con cá 3 đuôi trong hồ mà môi trường nước lúc nào cũng sạch sẽ, bạn đáp ứng cho chúng một không gian sống hợp lý, cho ăn mỗi ngày thì liệu nuôi trong hồ sẽ tốt hơn hay thả chúng ra một dòng sông nào đó với cả đống loài vật săn mồi khác sẽ tốt hơn?

Theo quan điểm của cá nhân tui thì với bất cứ một loài động vật nào, nếu bạn có thể chăm sóc tốt được cho chúng, tạo cho chúng một khu vực nuôi thoải mái, thì sẽ chẳng có một loài động vật nào quan tâm đến khái niệm tự do cả.

- Vuonlinhthu.

Kinh nghiệm phối màu khi sinh sản thú cưng.Thông thường thì những con baby được sinh ra sẽ kế thừa ngoại hình của con bố...
08/09/2023

Kinh nghiệm phối màu khi sinh sản thú cưng.

Thông thường thì những con baby được sinh ra sẽ kế thừa ngoại hình của con bố là nhiều, và tính cách thì nó sẽ kế thừa của con mẹ! Thế nên mẹo nhỏ ở đây là khi chúng ta nuôi pet sinh sản thì ưu tiên chọn con đực đẹp và con cái dạng người 1 chút.

Và quy tắc này cũng sẽ áp dụng cho những loài vật nuôi khác điển hình như cá betta, 7 màu, chó,vv…(danh sách lấy ngẫu nhiên :v) chứ không riêng gì chuột. Tuy nhiên giả sử chúng ta có con đực vừa đẹp vừa dạng người và con cái cũng vậy thì kết quả của việc giao phối sẽ còn tuyệt hơn.

Ngoài ra thì việc chúng ta phối con đực màu gì và con cái màu gì cũng khá quan trọng. Có thể nói 80 - 90% màu lông( hoặc màu cơ thể) của con pet bạn cho giao phối sẽ giống với bố, 10% ngoại hình còn lại sẽ được kế thừa từ con mẹ.

Và giả sử bạn phối 2 con chuột màu đen hoặc 2 con 7 màu gold thì thông thường ta sẽ sinh ra những con chuột baby màu đen và 7 màu gold baby( điều này luôn đúng).

Và sẽ có thêm 1 xác xuất nhỏ là những con chuột trắng sẽ xuất hiện trong bầy baby màu đen đó. Và 7 màu gold(hơi trắng) mắt đỏ sẽ xuất hiện.

Những con này được gọi là albino và xác xuất nhân giống ra nó sẽ khá thấp, sức khỏe kém hơn những con bình thường. Tuy nhiên chúng đẹp hơn và có nhiều giá trị kinh tế hơn!

Quy tắc này áp dụng trong đa số trường hợp. Tuy nhiên bạn nuôi khi phối giống cũng nên cân nhắc là luôn luôn có trường hợp ngoại lệ!

- Vuonlinhthu.

Nhiều bạn nuôi chuột cứ nghĩ nên cho chuột ăn nhiều thật nhiều để tụi nó no, mau lớn! Chính vì vậy mà thành ra trong chu...
20/08/2023

Nhiều bạn nuôi chuột cứ nghĩ nên cho chuột ăn nhiều thật nhiều để tụi nó no, mau lớn!

Chính vì vậy mà thành ra trong chuồng nuôi có khả năng sẽ luôn trong tình trạng có thức ăn dư thừa.

Thực ra đó cũng là cách nuôi khá tai hại! Bởi vì việc bạn cho chuột ăn nhiều thức ăn có thể sẽ khiến chuột chết còn nhanh và nhiều hơn là việc bạn bỏ đói chúng :>

Có lẽ là người nuôi thì chúng ta đều biết thức ăn chính của chuột là những loại hạt, cơm, ngũ cốc, bánh mì…

Tất cả các loại thực phẩm dạng này nếu tồn đọng trong môi trường sống của chuột lâu ngày sẽ phát sinh nấm mốc...

…và điều tụi mình nên lưu tâm ở đây là kể cả có là cơ thể con người thì cũng không thể chịu được nấm mốc trong những loại thực phẩm mà tui vừa nêu.

Dễ hiểu nhất thì sau khi bị mốc thì những thực phẩm đó(bao gồm các loại hạt) sẽ được tích tụ 1 chất được gọi là aflatoxin, đây là 1 chất ko khác gì chất độc và dễ hiểu hơn nữa thì chỉ cần ăn 1 hạt cơm bị mốc thì chuột sẽ có nguy cơ cao là bị ung thư, nhiều hơn 3-4 hạt thì con chuột của bạn sẽ chết sau vài tiếng.

Cơm và bánh mì là 2 thực phẩm dễ bị mốc nhất nên tui nghĩ là tui nên liệt kê để các bạn có thể lưu tâm nhiều hơn.

Tuy nhiên thì cũng cần lưu ý với cả những loại hạt khác nữa và cũng không nên cho chuột ăn dư quá nhiều trong 1 bữa ăn(trừ khi bạn có nhiều thời gian dọn thức ăn thừa thì ko nói tới)

Trung bình thì do thời tiết Việt Nam độ ẩm cao thế nên là 1 ngày cũng đủ để nấm mốc hình thành trong các loại hạt rồi. Do vậy mà chúng ta nên cẩn thận khi cho chuột ăn hơn và biết kiểm soát lượng thức ăn chuột ăn mỗi ngày là điều cần thiết trong quá trình nuôi.

Nếu thức ăn bị mốc thì chúng ta nên dọn dẹp toàn bộ và cũng không nên bỏ phần mốc và cho chuột ăn phần chưa bị mốc. Bởi vì tế bào nấm lây lan khá nhanh mà bạn sẽ không thể thấy bằng mắt thường, điều này cũng dẫn đến những con chuột của bạn toang luôn… đấy!

- Vuonlinhthu.

Đã bao giờ các bạn nuôi thú cưng thắc mắc 1 lần trong đầu câu hỏi: Lý do tại sao mà những loài động vật bên ngoài tự nhi...
28/07/2023

Đã bao giờ các bạn nuôi thú cưng thắc mắc 1 lần trong đầu câu hỏi: Lý do tại sao mà những loài động vật bên ngoài tự nhiên hầu như không bao giờ bị bệnh, thậm chí là có cả những con vật đã già nhưng vẫn có thể săn mồi và vận động trơn tru?

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một phần của lời giải đáp, từ đó thì chúng ta có thể phòng bệnh tốt hơn cho những loài thú cưng của mình cũng như nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho vật nuôi của mình!

Tui không khẳng định 100% các loài vật nuôi đều tuân theo nguyên tắc tự nhiên trong bài viết, tuy nhiên đại đa số trường hợp đều có thể áp dụng.

Tất cả chúng ta đều biết thế giới tự nhiên khắc nghiệt hơn nhiều so với môi trường nuôi nhốt, tuy nhiên thì những loài vật bên ngoài đó sống khá trâu bò và thậm chí là trâu bò hơn môi trường nuôi nhốt rất nhiều.

Và… tui có thể tự tin khẳng định rằng nếu các loài động vật tự nhiên không bị săn bắt, không bị giết bởi những loài động vật khác thì tuổi thọ trung bình của chúng cao hơn nhiều so với các loài vật nuôi cùng loại mà chúng ta nuôi.

Những loài chó, những con mèo hoang sống trong rừng đa số toàn ăn thịt sống. Và như các bạn đã biết thì thịt sống chứa rất nhiều giun sán, vậy tại sao tụi nó vẫn ăn được mà không bị bệnh? Cộng thêm việc không phải lúc nào chúng cũng tìm và bắt được mồi, có khi vài ngày mới được ăn 1 lần? Và tuổi thọ trung bình của chó và mèo ngoài tự nhiên rơi vào khoảng 10 năm.

Trong khi chúng ta cho thú cưng của mình những bữa ăn tử tế mỗi ngày nhưng chưa chắc đã có thể nuôi được một con chó sống 10 năm.

Vấn đề chính xác nằm ở chỗ “thuận theo tự nhiên”.

Axit dạ dày của chó khá mạnh, mạnh hơn con người khoảng 10 lần thế nên chúng có thể tiêu hóa được thịt sống và phần lớn giun sán trong đó mà không gặp khó khăn gì.

Ý tui không phải là chúng ta nên cho những chú chó của mình ăn thịt sống. Không phải vậy!

Tui đang muốn nhắc tới “loại thịt mà chó ăn trong tự nhiên” một loại thịt mà không được chiên trên chảo dầu, không nướng với bơ, hay được ướp bởi bất cứ một loại gia vị nào! Đó là điểm mấu chốt mà tui muốn nhắc đến trong bài viết này.

Có thể bạn không biết nhưng có một vài nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng axit dạ dày của các loài vật nuôi yếu hơn các loài vật ngoài tự nhiên khá nhiều.

Bởi lẽ chúng ta nuôi những con thú cưng của mình bằng những loại thịt có gia vị, hay là lạm dụng thức ăn khô quá mức thì cũng xảy ra tình trạng này.

Và đó chỉ là một trong 2 vấn đề mà tui nhắc đến trong bài viết. Vấn đề thứ 2 mà tui nghĩ là thú vị hơn nhiều! Đó là.

Chúng ta cho thú cưng của mình ăn quá nhiều!

Bên ngoài tự nhiên thì ít khi các con thú được no bụng, những con ăn cỏ thì không nói, tuy nhiên thì các loài săn mồi và các loài ăn tạp khá thường xuyên phải trải nghiệm cơn đói.

Các loài này bao gồm chó, mèo, chuột, các loài cá… Chúng rất ít khi được ăn no. Có khi 1 ngày, 2 ngày, thậm chí là có những con bò sát cả tháng mới có thể tìm được 1 bữa ăn.

Bạn có thể thấy cơ thể của mỗi loài vật(trừ những con ăn cỏ) đều được sinh ra để thích nghi với cơn đói, và thậm chí là trải qua nhiều đợt tiến hóa thì thời xưa tới giờ thì quy luật này vẫn còn!

Và nghịch lý ở đây là những con vật được chúng ta nuôi lúc nào cũng được no bụng.

Có nhiều nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu về cơn đói và sự lão hóa. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin trên Google hoặc các nguồn khác.

Đó chính xác là 2 yếu tố chính dẫn đến việc những loài vật nuôi chúng ta nuôi không thể khỏe mạnh được như những con vật bên ngoài tự nhiên, nhanh già yếu hơn những con vật bên ngoài tự nhiên và dễ bị bệnh hơn.

Thức ăn không hợp tự nhiên(chứa chất bảo quản, gia vị) + ăn quá nhiều.

Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Sau khi đọc xong bài viết thì chắc bạn cũng đã biết được giải pháp tui sắp đề cập là gì.

Đó là chúng ta giảm bớt các thực phẩm trái tự nhiên, bao gồm thức ăn khô, thức ăn chứa gia vị, chiên, nướng,…

Và thứ 2 là chúng ta nên tiết chế lượng thức ăn mỗi lần cho thú cưng ăn. Không cho thú cưng ăn quá nhiều, không phải 1 ngày 3 bữa căng bụng lúc nào cũng tốt. Cơ thể của thú cưng không xử lý được nhiều thức ăn như vậy. Đặc biệt là những loài ăn mồi.

Ok sau khi đọc đến đây thì hi vọng các bạn nuôi thú cưng sẽ có một thông tin mới trực quan hơn về chế độ ăn của những loài pet của mình. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho các bạn.

Và chúc các bạn thành công trong quá trình chăm sóc con vật cưng của mình.

- Vuonlinhthu.
.

Chính là việc chúng ta cho những con pet của mình ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.Chẳng hạn như khi nuôi những c...
07/07/2023

Chính là việc chúng ta cho những con pet của mình ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau.

Chẳng hạn như khi nuôi những con chuột Hamster thì ngày hôm nay, hoặc là bữa ăn hiện tại mình cho chuột ăn yến mạch + rau diếp + cùi dừa, thì hôm sau mình sẽ chuột ăn khoai lang + dưa leo.

Việc chúng ta đổi món liên tục sẽ giúp hệ tiêu hóa của chuột dự trữ các chất dinh dưỡng từ những loại thức ăn khác nhau tốt hơn.

Bên cạnh đó thì cũng không cần thiết 1 ngày phải cho chuột ăn 2 3 món đâu.

Có thể hôm nay bạn cho chuột ăn mỗi cơm thôi cũng được, và ngày mai bạn cho chuột ăn chỉ rau xanh thôi cũng được.

Nhiều người sẽ nói là cho ăn kiểu vậy chuột sẽ bị thiếu dinh dưỡng và dễ bị bệnh. Không có chuyện đó nhé!

Kì thực là hệ tiêu hóa của chuột nói riêng và các loài động vật bậc cao khác nói chung. Tui nghĩ là khá kì diệu!

Hệ tiêu hóa của chúng có thể dự trữ các loại vitamin hôm nay mà chúng ăn, để phòng cho ngày mai giả sử có ăn thiếu :D

Và chỉ riêng điều đó cũng đủ để dập tan mọi logic về chế độ ăn của chuột thông qua các bài viết mà tụi mình có thể tìm thấy ở trên mạng.


Những bài viết về chế độ ăn của chuột trên mạng(bao gồm của tui luôn) đa số là những chế độ ăn phổ thông để giúp chuột mau lớn thôi.

Tuy nhiên thì không bắt buộc 1 ngày chúng ta phải cho chuột ăn bao nhiêu tinh bột, bao nhiêu rau, bao nhiêu trái cây theo như những bài viết ấy.

Việc đó bạn có thể tự mày mò và cho chuột ăn theo cách của bạn cũng được. Chỉ cần ghi nhớ 1 điều tui nhắc đến trong bài viết thôi! Đó là chúng ta cho chuột ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau... Và đôi khi các bạn cho nhịn cũng được :>

Điều này có khả năng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho chuột nếu bạn thực hiện đúng cách.

- Vuonlinhthu.

Cách để nuôi 1 con nhím.ㅤP5 – Sinh sản nhímㅤSau khi đọc xong p1, p2, p3, p4 về nhím thì tui tin là trong số chúng ta đã ...
03/07/2023

Cách để nuôi 1 con nhím.

P5 – Sinh sản nhím

Sau khi đọc xong p1, p2, p3, p4 về nhím thì tui tin là trong số chúng ta đã có khả năng nền tảng trong việc nuôi và chăm sóc cho nhím 1 cách tốt nhất có thể rồi. Thế nên thiết nghĩ series nhím cảnh sẽ kết thúc ở phần số 5 với chủ đề về cách nuôi sinh sản mấy con nhím.

Còn về việc phòng và trị bệnh cho nhím thì các bạn có thể xem những bài viết trong series Hamster và chuột bạch của tui, cùng là loài gặm nhấm, cùng là động vật bậc cao cho nên việc phòng trị bệnh gần như cũng sẽ tương tự nhau.



Việc chúng ta nuôi sinh sản nhím thì cũng sẽ khá giống với Hamster, thế nên với những bạn đã sinh sản thành công Hamster thì việc các bạn nuôi sinh sản được những con nhím sẽ dễ dàng hơn những bạn newbie chưa nuôi và sinh sản 1 loài gặm nhấm nào cả.

Còn về việc sinh sản nhím đối với newbie có khó hay không thì… tùy người thôi :> Đối với những người hay gây giống động vật thì khá dễ, còn những bạn chưa từng nhân giống con nào bao giờ thì các bạn chưa quen nên tất nhiên là độ khó sẽ cao.

Tuy nhiên với những bạn biết cẩn thận trong quá trình nuôi thì tui tin là chúng ta có thể gây giống được thành công thôi, không chỉ nhím mà bất cứ con gì cũng có thể.

Trước khi đi vào nội dung chính là sinh sản nhím như thế nào thì đầu tiên là tui sẽ liệt kê những tiêu chí về con đực và con cái được lựa chọn để nuôi sinh sản, từ đó thì chúng ta có thể nuôi sinh sản một cách tốt nhất và an toàn nhất. Cũng như là để yên tâm hơn về bầy nhím baby sẽ khỏe mạnh.

Những tiêu chí này sẽ ngắn gọn thôi:

1. Đầu tiên là không sinh sản đồng huyết: Cái này thì cũng sure rồi phải không!

2. Độ tuổi khuyến nghị dành cho con cái là từ 7 tháng – 1 năm tuổi. Bởi vì nếu con cái quá nhỏ thì xác suất chết khi mang thai là rất cao, nếu quá già thì nó sẽ không thể chăm con tốt được và cho tới một độ tuổi nhất định thì con nhím sẽ không thể sinh sản được nữa.

3. Cả 2 con nhím đều phải khỏe mạnh, không được bị bệnh, không bị dị tật bẩm sinh. Có thể lựa những con bị mất chân, tuy nhiên việc mất chân đó là do tai nạn chứ không phải bị tật.

4. Độ tuổi khuyến nghị dành cho con đực là từ 1 năm tuổi trở lên. Khả năng ve vãn của nhím đực sẽ càng ngày càng tăng theo năm tháng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

4 tiêu chí về nhím vậy chắc là đủ rồi. Tiếp theo thì chúng ta sẽ đến với phần chuồng nuôi, cũng như là ghép cặp như thế nào.

Đầu tiên là về lót nền.

Trong quá trình nhím phối với nhau thì các bạn sẽ không cần quá chú tâm về lót nền làm gì cả, miễn là chuồng nuôi sạch sẽ là được.

Tuy nhiên thì khi con nhím mang thai vào ngày mà nó sắp đẻ thì các bạn sẽ cần thay lót nền, bạn sử dụng lót nền tùy ý nhưng tui khuyến nghị nên sử dụng đất kết hợp cỏ khô và lá cây khô để giúp cho nhím cái làm tổ. Cũng như là sức chịu đựng nước tiểu và phân nhím của đất sẽ cao hơn những loại lót nền khác và đất sẽ là lựa chọn an toàn nhất.

Và cuối cùng là bỏ lót nền vào chuồng nhiều nhiều 1 chút. Bởi vì sau khi nhím đẻ thì phải đến 1 tháng sau các bạn mới được thay lót nền :D

Thứ 2 là về khu vực và cách phối giống.

Chúng ta sẽ bắt con cái ra và bỏ nó vào chuồng mà con nhím đực đang ở, bởi vì đó là môi trường mà con đực sẽ dễ dàng cưa cẩm con cái.

Điều này cũng giống như việc bạn đang ở 1 mình xong có con nhỏ nào vô ở chung với bạn đấy =))

Giữ nguyên như vậy cho đến khi con cái mang bầu thì chúng ta sẽ tách con đực ra.

Tiếp theo là dấu hiệu nhận biết con cái mang bầu.

Đối với những loài gặm nhấm thì tụi nó cũng là động vật bậc cao rồi cho nên cũng sẽ giống với con người ở chỗ là bụng nó sẽ căng, to ra và xệ xuống theo thời gian. Núm vú xuất hiện và bắt đầu ăn nhiều hơn.

Nếu thấy bụng con cái căng ra thì bạn nên chuyển con cái sang một chuồng nuôi khác.

Bạn có thể giữ lại con đực trong chuồng nuôi cũng được, tuy nhiên thì xác xuất bầy con bị ăn thịt là khá cao cho nên tui không khuyến khích newbie và những người không có kinh nghiệm gây giống làm điều này.

Tiếp tục đến với phần dinh dưỡng khi chăm sóc cho nhím mẹ.

Lưu ý đầu tiên là chúng ta không được để nhím mẹ đói hoặc khát nước. Luôn luôn tạo ra môi trường thoải mái nhất cho nhím mẹ.

Trong giai đoạn này các bạn sẽ nạp calo cho nhím cái thông qua những thực phẩm giàu calo như là cơm, cá, quả bơ, sâu gạo, sâu super,… Thiết yếu là để duy trì năng lượng cho nhím sinh và chăm sóc cho bầy con.

Bạn cũng có thể sử dụng thức ăn khô cho mèo hoặc cho chó để nhím mẹ ăn trong giai đoạn này cũng được. Bởi vì nó chứa nhiều calo và cũng phù hợp với những bạn newbie chưa có kỹ năng kết hợp thức ăn cho nhím.

Bởi vì việc sinh con và chăm sóc cho bầy con là một việc tốn khá nhiều calo của nhím mẹ. Cho nên các bạn cần cho nhím ăn đủ chất như ở phần 3 tui đã đề cập. Và cho con cái ăn những thực phẩm giàu calo(không được quá nhiều vì nhím cái bị béo phì).

Và cuối cùng là một số lưu ý khi chăm sóc cho nhím cái đó là:

Không để nhím bị stress

Không bỏ đói con nhím bởi vì nó sẽ ăn con khi bản thân bị đói.

Không thay lót nền trong vòng 1 tháng tính từ khi bầy con được đẻ.

Luôn tạo ra môi trường thoải mái nhất có thể cho nhím mẹ.

Nếu nhím mẹ chết thì bạn có thể mua sữa cho trẻ sơ sinh, pha với nước sôi và cho nhím con uống 1 ngày từ 3 lần trở lên(dùng ống tiêm tháo kim).

Đó cũng là toàn bộ nội dung cơ bản nhất về sinh sản nhím mà bài viết này muốn truyền tải với bạn. Theo cá nhân tui thì việc sinh sản nhím có độ khó cũng ở mức trung bình. Bởi vì nhím hay ăn con giống như chuột bạch và Hamster thế nên các bạn cần cẩn thận hết sức có thể.

Tuy nhiên thì đối với những bạn hay gây giống động vật như là những bạn nuôi cá betta, hamster chẳng hạn thì việc chúng ta chăm sóc nhím sinh sản cũng gần như tương tự thôi.

Hơn hết là nếu bạn vững kiến thức trong bài viết thì tui tin là cho dù bạn là ai thì bạn cũng có thể sinh sản nhím thành công thôi.

Chúc các bạn thành công và cảm mơn vì đã đọc hết bài viết.

- Vuonlinhthu.

27/06/2023

Mặc dù có thị lực kém, nhưng khả năng nghe của chuột vượt xa con người. Ở thời kỳ sinh sản chính là những lúc chuột mẹ thường cảnh giác nhất, chúng nhạy cảm với tiếng ồn. Do đó bạn nên làm tất cả mọi thứ để không gian xung quanh yên tĩnh nhất có thể! Nếu không kiểm soát được tiếng ồn, hãy làm sao để chuột cảm thấy an toàn! Chẳng hạn nhét cỏ khô hoặc 1 thanh tre để chuột có thể làm chỗ núp.

- Vuonlinhthu.

Có nên tin vào những bài viết hướng dẫn nuôi pet trên mạng không? Chuột không thể uống nước dừa, ăn cà chua, tỏi, cơm…?ㅤ...
20/06/2023

Có nên tin vào những bài viết hướng dẫn nuôi pet trên mạng không? Chuột không thể uống nước dừa, ăn cà chua, tỏi, cơm…?

//Note: Tui có tham khảo ở 1 số nguồn tài liệu về dinh dưỡng của những loài chuột khác nhau. Bao gồm Hamster, chuột lang, đuôi mập. Từ những loài ăn tạp đến ăn cỏ thì các nguồn tài liệu hầu hết đều khuyến nghị không nên cho chuột uống nước dừa và ăn cùi dừa bởi vì có thể gây hại cho sức khỏe cho những con chuột ấy!

Tuy nhiên thì những bài viết ấy không hề có dẫn chứng khoa học nào cả! Cụ thể là nếu nói dừa gây hại cho sức khỏe của chuột thì cụ thể là gây hại như thế nào? Chất nào trong quả dừa gây hại và tại sao?

Nói chung là không có 1 lời giải thích cụ thể nào cho những câu hỏi tui vừa nêu. Và thông thường thì dĩ nhiên tui sẽ không tin những bài viết kiểu như vậy. Chuột Hamster không ăn được cà chua, tỏi, cơm,… tui cũng không tin vào những bài viết ấy bởi lẽ họ không giải thích được lý do tại sao chuột Hamster không ăn được những món đó.

Cho nên trước khi đọc bài viết này thì cũng xin chân thành khuyên các bạn newbie mới tập nuôi chuột là tụi mình không nên tin tưởng hoàn toàn 100% vào những bài viết trôi nổi trên mạng để tránh gây hiểu lầm về dinh dưỡng cũng như hiểu sai về cách nuôi!

Hãy luôn tiếp nhận thông tin về thú cưng với 1 tinh thần biện luận bạn nhé. Pet của bạn chết bạn tự chịu, pet bạn khỏe hơn, đẹp hơn hay sống lâu hơn thì 1 mình bạn hưởng. Kể cả bài viết của tui cũng vậy, chỉ để bạn xem và tham khảo thôi.

Ok chúng ta cùng bắt đầu vào chủ đề chính của bài viết.

Quả dừa thì hầu như là không còn xa lạ gì với các bạn nữa rồi, đi vài tiệm tạp hóa là có. Đối với con người thì việc uống nước dừa có thể cung cấp cân bằng điện giải(bởi vì có nhiều khoáng chất như kali magie…) và cũng chính vì điều đó cơ thể sẽ được hạn chế tối đa việc mất nước trong ngày hè.

Bên cạnh đó thì nước dừa sẽ giúp đẹp da và tăng cường sức khỏe( đối với các loại nước trái cây thì lợi ích này gần như là điều hiển nhiên)


Và chính vì hệ tiêu hóa của con người khá giống với những loài chuột ăn hạt ngoài kia cho nên tác dụng của quả dừa đối với người gần như tương tự.

Từng có những lần tui cho Hamster uống nước dừa mỗi ngày, ăn cùi dừa mỗi ngày. Và kết quả sau 1 tháng đã làm tui khá ngạc nhiên. Đó là con Hamster uống nước dừa có bộ lông mượt và sáng hơn những con Hamster còn lại, tất nhiên là sức mạnh thể chất cũng được gia tăng. Thêm cái nữa đó là nhìn nó có vẻ trẻ hơn so với những con già nua còn lại không uống nước dừa.

Kết quả đến sau chỉ 1 tháng thì cũng là điều bình thường bởi vì chuột có tuổi thọ ngắn hơn con người cho nên khả năng hấp thụ và trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn.

Và cà chua, cơm, tỏi cũng được tui thử nghiệm 1 cách tương tự. Và kết quả cũng diễn ra theo hướng tích cực, cho nên bạn nuôi hoàn toàn có thể yên tâm cho chuột ăn.

Kết luận là chuột hoàn toàn có thể ăn và tiêu hóa những món ăn kể trên. Thậm chí những món đó rất tốt cho sức khỏe cũng như ngoại hình của chuột.

P/s: Những bài viết hướng dẫn nuôi thú cưng suy cho cùng cũng chỉ đơn giản là kinh nghiệm của 1 người nuôi đi trước, người ta trải nghiệm và hướng dẫn cho người mới những góc nhìn về loài động vật mà họ đang tìm hiểu.

Cũng chính vì kinh nghiệm của 1 người(1 cá nhân) cho nên sai sót là điều loài toàn có thể xảy ra. Kể cả bài viết của tui cũng vậy, và ý chính trong bài viết không phải để thảo luận ai đúng, ai sai. Tui chỉ muốn gợi ý cho những bạn newbie 1 thông điệp đó là chúng ta nuôi con gì thì khi tìm hiểu cũng nên có chọn lọc những kiến thức chứ không nên tin vào những kiến thức bạn đọc được 1 cách mù quáng.

Và khi thú cưng của bạn có vấn đề gì. Chẳng hạn bị 1 bệnh nào đó mà trên mạng không ai biết! Thì bạn hãy tự suy luận và tự khám phá ra cách chữa bệnh, đó là cách tốt nhất để nâng cao khả năng nuôi cũng như chữa bệnh cho thú cưng của mình( mặc dù cái giá khi thất bại hơi cao).

Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực nuôi thú cưng của mình. Cảm ơn.

- Vuonlinhthu.

Pet ABC…Thông thường thì những loài vật nuôi sẽ được phân chia làm 3 phân khúc chính.Thứ nhất là những loài ăn cỏ: Bao g...
05/06/2023

Pet ABC…

Thông thường thì những loài vật nuôi sẽ được phân chia làm 3 phân khúc chính.

Thứ nhất là những loài ăn cỏ: Bao gồm mấy con chuột lang, thỏ, bò, iguana, rùa cạn, dúi… Thức ăn chính của những loài thuộc phân khúc này là chủ yếu là thực vật. Chủ yếu là cỏ và các loại rau củ.

Đa số những loài ăn cỏ khi nuôi thì chúng ta không cần tốn quá nhiều tiền để mua thức ăn cho chúng, bởi lẽ thức ăn cho tụi này khá đa dạng và phong phú cho nên không quá khó để tìm.

Còn nhược điểm là đa số các loài ăn cỏ ị khá bẩn và có khả năng bạn sẽ phải dọn dẹp khu vực nuôi thường xuyên hàng tuần, thậm chí là hàng ngày tùy con pet bạn nuôi.

Thứ hai là những loài động vật ăn tạp: Bao gồm những con chuột Hamster, chuột bạch, vẹt, bọ cánh cứng, phần lớn các loài cá cảnh và cả con người chúng ta nữa… Những con này ăn cả thực vật lẫn động vật, bao gồm rau củ, thịt, côn trùng,…

Mặc dù có thể tiêu hóa tốt cả thực vật lẫn động vật, tuy nhiên khi các loài ăn tạp nạp quá nhiều protein có nguồn gốc từ động vật vào cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu và khả năng cao sẽ bị táo bón và nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Cũng như là Acid Amin có nhiều trong thịt đỏ như heo bò sẽ gây ra hiện tượng nhanh lão hóa cho cơ thể.

Khi chúng ta nuôi những loài thuộc dạng ăn tạp thì chế độ ăn chính nên là các loại hạt, cơm, các loại rau xanh và trái cây(đối với những loài sống trên cạn). Chúng ta cho những loài này ăn ít thịt để đảm bảo tối đa sức khỏe và khả năng phát triển của chúng.

Thứ ba là những loài ăn thịt: Những loài này ăn nhiều thịt và đa phần chúng sẽ không ăn thực vật, hoặc nếu có thì rất ít.

Có 2 nhóm phụ trong các loài thuộc động vật ăn thịt. Bao gồm những loài ăn thịt: Trăn, rắn, cá sấu,… Và những loài ăn chủ yếu là côn trùng: Tắc kè, nhện, rết…

Những loài động vật ăn thịt đa số đều không thể thuần hóa được, chúng rất khó gần. Chỉ có một số ít những loài động vật bậc cao như chó, mèo là có thể thuần hóa được.

Một điều thú vị về động vật ăn thịt là cơn đói rất quan trọng với bọn chúng! Cơn đói sẽ giúp những loài ăn thịt khỏe mạnh hơn, sống lâu hơn và nói chung là đối với hầu hết mọi loài động vật ăn thịt thì cơn đói sẽ có ích khá nhiều cho sức khỏe của chúng.

-----------------------------------------------------------------

Việc chúng ta xác định loài thú cưng mà chúng ta định nuôi thuộc phân khúc nào rất quan trọng, bởi vì bạn có thể lên thực đơn trong chế độ ăn của chúng hợp lý nhất thông qua đó.

Mặt khác bởi vì có rất nhiều loài động vật khác nhau trong từng nhóm phân khúc khác nhau, do đó bài viết này mang tính tương đối chứ không thể khẳng định 100% tất cả loài vật đều có cùng 1 chế độ ăn trong mỗi phân khúc. Tuy nhiên thì việc xác định được đúng phân khúc loài động vật bạn định nuôi sẽ giúp bạn dễ tiếp cận với loài đó hơn, từ đó việc nuôi sẽ dễ dàng hơn và tăng tỉ lệ thành công.

- Vuonlinhthu.

31/05/2023

Khi đi mua pet. Bạn không nên hỏi chủ shop là con pet này dễ nuôi không? Thông thường thì câu trả lời bạn nhận được luôn là dễ. Người ta mở tiệm pet store là để kinh doanh cho nên yếu tố quyết định luôn là phần bán được hàng. Vả lại tui đã từng nói chả có con pet nào dễ nuôi! Con pet nào lọt vào tay newbie chắc ăn luôn luôn là khó nuôi kể cả cá bảy màu. Bạn nên hỏi mấy câu kiểu như “Em thích con này quá nhưng em không có nhiều tiền. Anh giảm giá cho em chút nha?” Không biết có được giảm giá không nhưng khá đáng để hỏi thử. Hehe :v

- Vuonlinhthu.

Cách để nuôi 1 con nhím.P4 – Phân biệt giới tính của nhím như thế nào? Chúng ta sẽ có nhiều cách phân biệt khác nhau.Có ...
29/05/2023

Cách để nuôi 1 con nhím.

P4 – Phân biệt giới tính của nhím như thế nào?

Chúng ta sẽ có nhiều cách phân biệt khác nhau.

Có bạn dựa vào ngoại hình của nhím, có bạn dựa vào tính cách của nhím, thói quen ăn uống và sinh hoạt,… Tuy nhiên thì những cách trên đòi hỏi bạn phải là người nuôi có kinh nghiệm và phải quan sát lâu năm mới có thể nhận ra được.

Và độ chính xác cũng không thể đạt tới con số 100% được! Cũng giống như chó, mèo,… Nếu bạn chỉ dựa vào ngoại hình hoặc tính cách mà có thể phân biệt được giới tính của chúng với độ chính xác 100% thì bạn đích thực là siêu nhân chứ méo có thằng nào người nuôi bình thường mà biết được :v

Cho nên trong phạm vi bài viết tui sẽ chỉ hướng dẫn cách cơ bản nhất, dễ nhất với độ chính xác 100% mà ai cũng có thể làm được, ai cũng có thể phân biệt được dễ dàng.

Đó là việc chúng ta quan sát cơ quan sinh dục.

Cách này cũng có thể áp dụng cho những con nhím chưa trưởng thành, tuy nhiên sẽ khó quan sát hơn đôi chút

Bạn có thể nhìn hình bên dưới.

Nhím đực sẽ có cơ quan sinh dục cách rất xa hậu môn của chúng. Và khoảng cách này sẽ càng ngày càng xa từ khi nhím còn nhỏ cho tới khi chúng lớn, chúng càng lớn thì mọi thứ bạn quan sát sẽ còn rõ ràng hơn nữa.

Còn nhím cái thì ngược lại, chúng sẽ có cơ quan sinh dục gần với hậu môn. Khoảng cách này sẽ càng thu hẹp lại khi chúng lớn.

Đơn giản mà phải không?

- Vuonlinhthu.

23/05/2023

Khi những con chuột bị ướt cằm vào những ngày hè sẽ là báo hiệu cho việc chúng đang cảm thấy quá nóng và đó là cách để chuột có thể điều hòa thân nhiệt. Trong hầu hết mọi trường hợp thì khả năng chịu nhiệt của chuột sẽ không thể vượt quá 33 độ C và chúng sẽ bị sock nhiệt cũng như là sẽ chết nếu không được làm mát kịp thời.

Cách để nuôi 1 con nhím.ㅤP3 – Nhu cầu dinh dưỡng của nhím, cho nhím ăn gì? Thức ăn cho khô mèo thường được khuyến nghị d...
09/05/2023

Cách để nuôi 1 con nhím.

P3 – Nhu cầu dinh dưỡng của nhím, cho nhím ăn gì? Thức ăn cho khô mèo thường được khuyến nghị dùng làm món chính cho nhím có thực sự tốt?

Ok chào các bạn, đây là tập 3 của series nhím cảnh. Trải qua 2 tập trước đó, qua tập 1 và tập 2 thì có lẽ các bạn cũng đã hiểu được cách để mình có thể setup chuồng nuôi nhím sao cho phù hợp với tài chính cá nhân cũng như sở thích của các bạn.

Nếu đây là bài viết đầu tiên của tui về nhím cảnh mà bạn đọc được thì hãy quay lại đọc trước p1 và p2 bạn nhé. Đó sẽ là nền tảng cho kiến thức ở p3 này được trôi chảy hơn, bởi lẽ nếu bạn chỉ đọc p3 thì tức là bạn chỉ biết được nhu cầu dinh dưỡng của nhím thôi, còn về tập tính của nhím cũng như là cách setup chuồng nuôi cho nhím bạn không hiểu thì cũng không thể nuôi nhím 1 cách tốt nhất có thể được!

Cũng như thường lệ thì ở đầu bài viết này tui cũng xin các bạn lưu ý đó là những kiến thức, kinh nghiệm trong bài viết đều đến từ trải nghiệm cá nhân của tui, cách nuôi trong bài viết sẽ khác so với những cách nuôi nhím mà bạn đọc được trên google, youtube hay ở những nơi khác!

Và tui không nói tui đúng, họ sai. Đơn giản là tui thấy con nhím của mình sống tốt hơn so với việc áp dụng những cách nuôi khác ở trên Google nên tui viết bài này. Và nếu không thích cách nuôi của tui thì bạn hoàn toàn có thể nuôi và chăm sóc nhím cảnh theo cách của bạn. Tuy nhiên bài viết sẽ cung cấp cho bạn 1 góc nhìn khác lạ hơn về việc nuôi nhím.

--------------------------------------------------------

Nhím cần gì trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của mình?

Cũng giống như Hamster, nhím sẽ cần 4 chất chủ đạo đó là: Protein( đạm), tinh bột, xơ và béo trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng. Tuy nhiên chúng ta có thể cung cấp Protein đa dạng hơn cho nhím thông qua các loại thịt, cá, dế... Trong khi đó thì hệ tiêu hóa của mấy con chuột không đủ khỏe để tiêu hóa các loại thức ăn này nhiều giống nhím.

Sau 4 chất chủ đạo phía bên trên thì nhím cần những chất khác để bổ sung thêm ví dụ như vitamin Abcde và những khoáng chất khác như kali, magie, canxi…

Đó là nhu cầu dinh dưỡng của nhím về mặt tổng thể.

------------------------------------------------------------------------

Vậy thì hàng ngày chúng ta nên cho nhím ăn như thế nào để nhím có sức khỏe healthy đây? Có nên dùng thức ăn cho mèo để cho nhím ăn không?

Trước mắt thì tui sẽ trả lời câu hỏi thứ 2 trước nhé! Đó là tui sẽ không dùng thức ăn cho mèo trong khẩu phần ăn hàng ngày mà tui cho nhím ăn. Bởi vì 3 lý do.

Thứ nhất: Tui không biết rõ bảng thành phần trong đó có gì. Bình thường thì khi mua cho dù là thức ăn cho tui, hay cho pet thì theo thói quen tui sẽ dòm bảng thành phần trước tiên, xem coi thành phần cấu tạo nên loại cám đó có những gì. Tuy nhiên thì khi mua cám mèo thì đa phần những loại cám thường không có bảng thành phần, hoặc là nếu có thì cũng ghi khá xơ xài hoặc không rõ ràng( Bởi vì luật pháp không kiểm tra chặt chẽ những loại thức ăn cho thú cưng giống như thức ăn cho con người).

Không nói tất cả các hãng nhưng đa phần cám mèo thì ở bao bì thường thổi phồng hàm lượng dinh dưỡng có cả đống vitamin, protein và khoáng chất lành mạnh nhưng bảng thành phần thì không dám hé ra cho mình soi xem có những gì bên trong. Và chính vì lý do đó tui thực sự rất nghi ngờ loại thức ăn đại trà đó!

Thứ hai: Những loại cám mèo được bày bán thông thường thì sẽ được giới thiệu ở bao bì là được làm từ cá, hoặc là thịt,… Tùy từng loại. Và hạn sử dụng của những loại thức ăn đó được tính theo tháng hoặc năm!

Thú thiệt với các bạn thì tui là một người tìm hiểu rất nhiều về dinh dưỡng, các loại thực phẩm như cá, thịt mà có thể bảo quản được lâu như vậy thì sẽ có chất bảo quản hoặc nhiều loại muối khoáng, gia vị khác nhau. Do đó sẽ làm tăng tuổi thọ của nhím( tăng ngược theo chiều từ trên xuống :D).

Thứ ba: Châm ngôn nuôi thú cưng của tui đó là thuận theo tự nhiên, do đó tui sẽ không sử dụng những loại thực phẩm chế biến(trừ việc nuôi cá cảnh)

Và cũng do những lý do trên mà tui hiếm khi cho nhím ăn những thực phẩm cho chó hay cho mèo. Trừ một vài loại thức ăn ngoại lệ mà theo tui là an toàn để cho ăn từ 2 năm trở lên thì tui mới sử dụng!

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được rằng trong mọi loại thức ăn thì nhím sẽ thích ăn nhất là thức ăn viên cho mèo. Đó là loại thức ăn mà gần như mọi con nhím đều có thể ăn và rất thích ăn. Cho nên nếu muốn sử dụng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng thức ăn cho mèo làm món chính trong việc nuôi nhím, giá thì cũng khá rẻ chỉ từ 30k trở lên thôi.

Còn với tui thì tui sẽ không cho nhím ăn thức ăn viên cho mèo bạn nhé.

-------------------------------------------------

Vậy chúng ta quay lại với câu hỏi đầu tiên. Đó là nhím có thể ăn những loại thức ăn gì?

Thực sự thì đây cũng là một câu hỏi làm tui phải nhức đầu. Bởi vì mỗi một con nhím mà tui từng trải nghiệm nuôi thì tụi nó mỗi con ăn 1 kiểu. Do vậy mà tui không biết được 100% là tụi nhím nó ăn cái gì cả.

Con nhím A tui nuôi thích ăn rau, ăn dế, yến mạch. Nhưng cho con nhím B ăn rau, ăn dế hay yến mạch thì nó sẽ không ăn hoặc nếu có ăn thì nó sẽ nhả ra vì không hợp khẩu vị!

Chính vì lẽ đó mà không có câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi con nhím ăn gì cả. Tuy nhiên bạn đừng lo, bởi vì khi chúng ta hiểu tập tính, cũng như khẩu vị của nhím mà bạn đang nuôi thì việc tìm ra thức ăn cho nhím cũng rất đơn giản.

Nhím là một loài gặm nhấm giống như những con chuột ăn hạt( Hamster, Rat, đuôi mập,..), chúng ăn tạp. Tuy nhiên nhím có hệ tiêu hóa khỏe hơn so với những con chuột kể trên, do vậy mà chúng có thể tiêu hóa được thịt. Bao gồm cả các loại thịt đỏ như là bò hoặc heo, là các loại thịt khó tiêu nhất.

Và chính vì nhím là loài ăn tạp, do đó thức ăn chính của nhím sẽ giống như Hamster. Nhím ăn cơm, các loại hạt, các loại thịt, cá, các loại rau và trái cây đều được!

Tóm lại khi cho nhím ăn thì các bạn cần lưu ý 2 điều:

1. Nhím ăn tạp: Cơm, thịt, cá, rau củ gì nó cũng ăn hết.

2. Tùy từng khẩu vị mà sẽ có con thích ăn món này, có con thích ăn món kia, nếu bạn cho con nhím A ăn cơm mà nó không chịu ăn thì cũng không đồng nghĩa với việc con nhím B sẽ không ăn cơm.

Tiếp theo là khẩu phần ăn mà các bạn sẽ cho nhím ăn hàng ngày sẽ như sau:

Đối với kích thước thì tui sẽ lấy nhím cảnh size trưởng thành làm ví dụ. Và khung giờ cho ăn thì các bạn nên cho nhím ăn lúc 9h tối trở đi. Mỗi ngày cho ăn 1 bữa.

Hoặc bạn có thể chọn cho nhím ăn theo thói quen vào bất cứ khung giờ nào trong ngày mà bạn muốn. Bởi vì tui thích 9h nên tui cho ăn giờ đó thôi chứ không bắt buộc bạn nhé! Mỗi một con nhím đều có khả năng thích ứng với nhịp sinh học khác nhau cho nên bạn cho ăn ngày hay đêm, mấy giờ không quan trọng bằng việc bạn cho nó ăn cái gì.

Chế độ ăn hàng ngày của nhím sẽ bao gồm

2 thìa hạt(thìa trong quán phở, bún,…):

Đối với nhím thì chúng ta nên nạp Protein thông qua các hạt càng nhiều càng tốt.

Tuyệt vời hơn nữa thì tui khuyến khích mọi người nên đa dạng thức ăn hạt cho nhím. Bao gồm nhiều các loại hạt khác nhau như đậu phộng, đậu xanh, đậu nành, yến mạch,… Trừ hạt hướng dương.
ㅤ Và cũng cần lưu ý: Như tui đã nói ở trên thì mỗi con nhím sẽ có một khẩu vị khác nhau, do vậy nếu thấy bất kì một loại hạt nào mà nhím nhà bạn không ăn thì tức là chúng không thích ăn. Và loại hạt mà con nhím này không ăn, không có nghĩa là con nhím khác cũng sẽ không ăn! Điều này tương tự đối với thịt, rau, trái cây.

1 thìa rau + 1 thìa trái cây:

Đối với các loại rau thì tui đoán là bạn sẽ phải test rất nhiều thì bạn mới biết được nhím nhà bạn thích ăn rau gì! Đa số những con nhím mà tui từng nuôi đều không thích và chúng ăn rất ít các loại rau. Việc tìm ra rau mà nhím nhà bạn thích ăn thì đó cũng là chuyện khá khó, tuy nhiên thì bạn cũng hãy cố thử cho nhím ăn rau và mỗi ngày 1 loại rau để từ từ tìm hiểu rõ hơn về khẩu vị của nó bạn nhé!

Còn về trái cây thì đa số nhím sẽ thích ăn trái cây ngọt, ví dụ như nhãn, mít, đu đủ. Còn những trái cây chua như thanh long hay là xoài thì sẽ hiếm có con nhím nào chịu ăn.

1/4 thìa thịt:

Về mảng thịt này thì chúng ta nên cho nhím ăn không quá 5% tổng số lượng thức ăn hàng ngày của nhím. Và đối với thịt thì nên cho nhím ăn cá luộc, hoặc côn trùng(không cần luộc), hạn chế các loại thịt đỏ như bò, cừu, bê, heo,… Có thể tạm chấp nhận đối với thịt gia cầm: Gà, ngan,…

Lý do là bởi vì mặc dù nhím có thể tiêu hóa được tốt các loại thịt nạc, tuy nhiên các loại thịt đó chứa nhiều các animo acid. Hoạt nhất mà nếu hấp thụ quá nhiều và thường xuyên sẽ làm cơ thể nhím nhanh lão hóa, từ đó giảm tuổi thọ cũng như góp phần làm tăng sức đề kháng của nhím( tăng trừ trên xuống).

Cộng thêm 1 lý di nữa, đó là các loại thịt nạc cũng chứa 1 lượng lớn chất béo bão hòa, có khả năng làm tăng mỡ máu, và sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh nếu bạn cho nhím ăn nhiều thịt.

Do đó chúng ta cho ăn cá, ốc, tôm, các loại côn trùng,… Và hạn chế cho nhím ăn các loại thịt gia súc, gia cầm,…

Thịt sẽ chiếm từ 5% đến 10% hoặc ít hơn tổng lượng thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày, chúng ta tập trung bổ sung đạm thông qua thực vật là chủ yếu bạn nhé!

------------------------------------------------------------

Tới đây thì các bạn cũng đã có nền tảng nuôi nhím rồi. Đối với những dạng series hướng dẫn toàn tập như này thì bài viết sẽ khá dài. Nhưng cũng hi vọng các bạn kiên trì đọc hết

Bởi vì tui muốn cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về nhím hết mức có thể. Và tui cũng đã cố gắng đọc đi, đọc lại bài viết nhiều lần để rút gọn, cho nên bài viết các bạn đang đọc là bài viết tui đã cố gắng làm ngắn nhất và đầy đủ nhất có thể rồi.

Cuối cùng thì tui xin chúc các bạn thuận buồm xuôi gió trong hành trình chăm sóc thú cưng của mình.

Nếu thích bài viết nhớ bấm like để ủng hộ tui bạn nhé. Bạn có thể lưu bài viết thông qua dấu 3 chấm ở đầu bài, khi tiện các bạn có thể xem lại.

- Vuonlinhthu.

Address

Nghĩa Trang Thuận Hòa
Biên Hòa

Opening Hours

Monday 09:00 - 20:00
Tuesday 09:00 - 20:00
Wednesday 09:00 - 20:00
Thursday 09:00 - 20:00
Friday 09:00 - 20:00
Saturday 09:00 - 20:00

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vuonlinhthu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Vuonlinhthu:

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services