Nông Dược Việt - Thuốc Trừ Sâu, Bệnh Cây Trồng

Nông Dược Việt - Thuốc Trừ Sâu, Bệnh Cây Trồng Chuyên cung cấp các loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và phân bón lá cho các loại cây trồng. Giao hàng toàn quốc.

Liên Hệ: 0838777079
Websize: nongduocviet.blogspot.com

Thuốc trừ cỏ Ngô Calaris Xtra 275SC
17/06/2023

Thuốc trừ cỏ Ngô Calaris Xtra 275SC

05/02/2022

Quy trình xử lí ra hoa sầu riêng sau khi siết nước

Định hướng nông sản hữu cơ cho tương lai
27/12/2021

Định hướng nông sản hữu cơ cho tương lai

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng đã và đang nâng cao giá trị mắc ca bằng việc sử dụng các sản phẩm hữu cơ trong quá trình chăm sóc.

Phân bón lá MKP 0-52-34 + TEThành phần: Đạm: 0 %, Lân: 52 %, Kali: 34% và vi lượng Giúp thúc lá già nhanh chóng.Phân hóa...
27/11/2021

Phân bón lá MKP 0-52-34 + TE

Thành phần: Đạm: 0 %, Lân: 52 %, Kali: 34% và vi lượng

Giúp thúc lá già nhanh chóng.

Phân hóa mầm hoa.

Hỗ trợ ra hoa trái vụ.

Chặn đọt, kìm hãm sinh trưởng.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, sạch vươn ra biển lớn
22/11/2021

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, sạch vươn ra biển lớn

Dù năm 2021, đại dịch Covid 19 diễn ra khốc liệt tại khu vực phía Nam, nhưng ngành nông nghiệp không ngừng cố gắng vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế.

18/11/2021

Bộ đôi tiêu diệt nấm rỉ sắt, đốm lá trên cây ngô (bắp).
Amistar Top + Poliram
Sạch Bệnh, Xanh Cây

Phân bón lá Siêu Lân Đỏ giúp:Cung cấp lân dễ hấp thu cho cây trồng.Kích thích bộ rễ cây phát triển.Giải độc cho cây trồn...
14/11/2021

Phân bón lá Siêu Lân Đỏ giúp:

Cung cấp lân dễ hấp thu cho cây trồng.

Kích thích bộ rễ cây phát triển.

Giải độc cho cây trồng.

Thúc lá nhanh già, chuẩn bị cho quá trình làm bông.

Phân hóa mầm hoa cho cây.

Giá: 135.000đ/ lít, can 5lit: 520.000đ

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Đạm cá hữu cơ - chiết xuất từ cá tươi vùng biển sâuGiá: 140.000đ/lít, can 5 lít chỉ 550.000đGiúp kích thích bộ rễ cây tr...
10/11/2021

Đạm cá hữu cơ - chiết xuất từ cá tươi vùng biển sâu

Giá: 140.000đ/lít, can 5 lít chỉ 550.000đ

Giúp kích thích bộ rễ cây trồng phát triển mạnh

Cung cấp dưỡng chất phát triển cành, lá

Giúp trái lớn nhanh, nặng kí, mùi nồng

Phục hồi vườn cây nhanh sau thu hoạch

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thuốc trừ sâu Cyperkill 25EC xuất xứ từ công ty UPL Ấn Độ.Diệt trừ hầu hết các loại côn trùng gây hại như rầy xanh, sâu ...
08/11/2021

Thuốc trừ sâu Cyperkill 25EC xuất xứ từ công ty UPL Ấn Độ.

Diệt trừ hầu hết các loại côn trùng gây hại như rầy xanh, sâu đục thân, sâu đục trái, sâu cuốn lá, bọ trĩ...

Chai 450ml phun được 200-300lit nước.

Giá: 140.000đ mua từ 3 chai miễn phí giao hàng toàn quốc.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thuốc trừ cỏ trên ruộng ngô Calaris Xtra 275SC Diệt trừ hầu hết tất cả các loại cỏ trên ruộng ngôPhun trùm lên ngô lẫn c...
05/11/2021

Thuốc trừ cỏ trên ruộng ngô Calaris Xtra 275SC

Diệt trừ hầu hết tất cả các loại cỏ trên ruộng ngô

Phun trùm lên ngô lẫn cỏ mà không ảnh hưởng đến cây ngô kể cả ngô biến đổi gen và ngô thường.

Giảm chi phí cho công làm cỏ.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thuốc trừ sâu Map Permethrin 50ECDiệt trừ hầu hết các loại côn trùng gây hại như sâu ăn lá, sâu xanh, bọ xít muỗi, rầy t...
04/11/2021

Thuốc trừ sâu Map Permethrin 50EC

Diệt trừ hầu hết các loại côn trùng gây hại như sâu ăn lá, sâu xanh, bọ xít muỗi, rầy thánh giá, bọ cánh cứng, rầy mềm, rầy xanh...

Không sót một con, không còn một mống

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thuốc xử lí ra hoa nhãn các loại như nhãn hương chi, nhãn IDO, thanh nhãn...Quy cách: túi 1kg và bao 20kgHướng dẫn sử dụ...
02/11/2021

Thuốc xử lí ra hoa nhãn các loại như nhãn hương chi, nhãn IDO, thanh nhãn...

Quy cách: túi 1kg và bao 20kg

Hướng dẫn sử dụng: mặt sau của SP

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thuốc trừ sâu Không Rầy 54WP Đặc trị rầy nâu, bọ trĩ, rệp sáp, rầy mềm...Lưu dẫn, nội hấp cực mạnh Không hôi, không nóng...
31/10/2021

Thuốc trừ sâu Không Rầy 54WP

Đặc trị rầy nâu, bọ trĩ, rệp sáp, rầy mềm...

Lưu dẫn, nội hấp cực mạnh

Không hôi, không nóng an toàn cho cây trồng.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thuốc trừ sâu Vua Trĩ 25ml/bìnhChúc mừng nhà nông  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ...
30/10/2021

Thuốc trừ sâu Vua Trĩ 25ml/bình

Chúc mừng nhà nông

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Thuốc trừ sâu Rholam Super 50SG hiệu Cà ĐỏChúc mừng nhà nông ! ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ,  ...
30/10/2021

Thuốc trừ sâu Rholam Super 50SG hiệu Cà Đỏ

Chúc mừng nhà nông !

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

PHÒNG TRỪ RẦY XANH GÂY HẠI SẦU RIÊNGTrong những năm gần đây, diện tích trồng cây sầu riêng luôn được mở rộng từ đồng bằn...
28/10/2021

PHÒNG TRỪ RẦY XANH GÂY HẠI SẦU RIÊNG

Trong những năm gần đây, diện tích trồng cây sầu riêng luôn được mở rộng từ đồng bằng sông Cửu Long đến tận miền Đông Tây Nguyên, nguyên do là cây mang lại hiệu quả kinh tế bởi năng suất cao, chất lượng ngon đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong canh tác cũng luôn gặp không ít khó khăn nhất là rầy gây hại lá non làm cháy lá, rụng lá, chết đọt khô cành ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây, giảm năng suất chất lượng trái.

Qua khảo sát thực tế và tìm hiểu các tài liệu có được. Hiện tại, ngoài rầy phấn hay còn gọi là rầy nhảy gây hại trên cây sầu riêng còn có đối tượng mới mà nông dân hay gọi là rầy xanh. Theo kết quả bước đầu của đề tài “Nghiên cứu xác định loài rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng và biện pháp quản lý tổng hợp hiệu quả, an toàn tại tỉnh Bến Tre” cho thấy rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng được xác định là rầy xanh hai chấm giống với rầy xanh trên cây bông và được xem là loài mới ở Việt Nam và xuất hiện ở Bến Tre.

Theo Ts Lại Văn Dũng, Viện bảo vệ thực vật thì rầy xanh có rất nhiều cây ký chủ phụ như cà tím, đậu bắp, ớt, dâm bụp, cây cối xay, mướp, đậu phộng… nên chúng dễ trú ẩn và dòng đời ngắn trong khoảng 12-14 ngày, trứng được đẻ bên trong lá non vừa nhú khoảng 1cm và mỗi con thành trùng cái đẻ trung bình 22-28 trứng/con, sau 3-4 ngày trứng nở thành rầy non với tỷ lệ trên 95% làm mật số gia tăng nhanh nên dễ phát sinh thành dịch gây hại đọt non sầu riêng. Đặc biệt, sức gây hại của rầy xanh lại tập trung ở các lứa rầy non với từ 7-8 ngày tuổi. Bên cạnh đó, cũng tùy vào nhiệt độ và ẩm độ ngoài trời mà diễn biến mật số rầy xanh nhiều hay ít trong các tháng của năm, theo kết quả điều tra cũng như thực tiễn sản xuất có những đợt dịch rầy xanh xuất hiện với mật số tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 12, mật số rầy xanh thấp nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 7.

Như vậy, rầy xanh trưởng thành thường trú ẩn ở những cây ký chủ phụ xung quanh vườn sầu riêng, khi sầu riêng ra đọt non thì rầy xanh mới tìm đến đẻ trứng vào bên trong 2 phiến lá chưa mở, sau đó trứng nở thành rầy non và gây hại bên trong phiến lá, nếu mật số cao thì lá non sẽ rụng trước khi nở lá. Đây là điểm lưu ý thứ nhất.

Thứ hai, ngoài việc chọn đúng thuốc thì lượng nước phun trên cây để ngừa và tiêu diệt rầy xanh cũng hết sức quan trọng mà người dân ít quan tâm, thường chỉ chú ý việc tăng liều khi pha thuốc, có khi tăng gấp 2-3 lần so khuyến cáo. Liều thì mạnh nhưng do lượng nước ít nên khi phun thuốc không đủ để tiếp xúc, phủ đều trên bề mặt lá nơi rầy xanh gây hại hay trú ẩn, kết quả chỉ diệt được một số rầy xanh nhưng hệ quả là tạo nên tính kháng thuốc của rầy ngày một cao.

Thứ ba, phun như thế nào để diệt được rầy xanh thì chưa được quan tâm, với một lượng dung dịch và nồng độ thuốc phù hợp cho một đơn vị diện tích, nhưng khi phun mà không phủ đều hết tán cây sầu riêng và tiếp xúc đối tượng cần phun, cả cây ký chủ phụ thì kể như chưa đạt.

Rầy xanh gây hại nặng làm rụng lá non sầu riêng.
Thứ tư, thời điểm phun có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa nhất là đối với rầy xanh trên cây sầu riêng, một khi đã thấy rầy xuất hiện thì gần như 30% lá sầu riêng đã bị gây hại và tiến hành phun trị thì không kịp, lá non vẫn bị rụng, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây theo từng giai đoạn.

Ngoài ra, do tính kháng thuốc của rầy xanh hiện tại khá cao do việc phòng trị của người làm vườn chưa tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng, cũng như hiệu lực thuốc gần đây có thời gian rất ngắn chỉ khoảng 1-2 ngày sau khi phun nên một số cây ra đọt không đồng loạt (trước hoặc sau kỳ phun) vẫn hay bị rầy xanh tấn công nên cần phải phun bổ sung hay rút ngắn thời gian phun lặp lại.

Như vậy, để phòng trừ rầy xanh gây hại sầu riêng có hiệu quả cần quan tâm những điểm lưu ý trên và thực hiện tốt nguyên tắc 4 đúng sau:

Đúng thuốc: Cần sử dụng nhóm thuốc phù hợp với rầy xanh, rầy phấn tránh sự kháng thuốc như Imidaclorid (Map Jono 700WP, Sạch Rầy 250WP...), Fenobucarb( Bassa, Rockfos,...)
Đúng liều, lượng: Cần pha đúng theo liều khuyến cáo của nhà sản xuất và lượng nước đủ để phun cho vườn cây. Thực tiễn sản xuất cho thấy lượng phun hợp lý phải từ 10-20 lít/cây/lần phun đối với cây đã cho trái và tùy cây có tán lớn nhỏ.
Đúng lúc: Thời điểm phun tốt nhất là khi cây vừa nhú đọt non và cần phun lặp lại sau đó 7-10 ngày để tiêu diệt lứa rầy non (nếu còn) và nên phun vào buổi chiều để tăng hiệu lực của thuốc đối với rầy xanh.
Đúng cách: Phải biết điều chỉnh béc phun phù hợp theo từng vị trí của cây cao, thấp, trong hay ngoài tán để có hình thức phun mưa, phun sương hay phun dạng khói…

Thông tin sản phẩm tại: nongduocviet.blogspot.com

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Phòng Trừ Sâu Đục Thân Hại Sầu Riêng Sâu đục thân trên cây sầu riêng là một trong những vấn nạn thường xuyên xảy ra và đ...
26/10/2021

Phòng Trừ Sâu Đục Thân Hại Sầu Riêng

Sâu đục thân trên cây sầu riêng là một trong những vấn nạn thường xuyên xảy ra và được nhiều bà con nông dân tìm biện pháp khắc phục nhất.
Sâu đục thân hay còn gọi là bù xè là một trong những loài sâu hại xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn sầu riêng kinh doanh, chúng thường tấn công vào thân chính hoặc cành lớn là ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, khiến năng suất của vườn giảm sút nghiêm trọng. Rất nhiều bà con ở các tỉnh Khánh Hòa đã để vườn sầu riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng rồi mới phòng trừ thì đã quá muộn. Để giúp bà con nhận biết ngay dấu hiệu của loài sâu hại này và có biện pháp phòng trừ hiệu quả chúng ta cùng tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Đặc điểm hình thái

Sâu đục thân (Plocaederus ruficoruis) thuộc họ xén tóc Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera), những con xén tóc trưởng thành thường có thân màu nâu, kích thước thân thường dài từ 25 đến 30 mm, trên thân có phủ một lớp lông màu xám, trong giai đoạn trưởng thành thì sâu đục thân thường không còn khả năng gây hại đến cây sầu riêng.

Sâu non có thân hình dài từ 30 -45 mm, thân mình có màu trắng sữa. Những con trưởng thành thường đẻ trứng vào những kẻ của thân cây, các vết nứt hoặc nhánh cây nên khi trứng nở những con ấu trùng có thể men theo những đường này tấn công vào thân hoặc cành cây và cắn phá. Sau khi lớn ấu trùng sẽ chui ra khỏi cây để làm kén.

Triệu chứng gây hại.

Những con sâu non sau khi chui vào trong thân cây và cắn phá sẽ tạo thành những đường hầm trong thân cây, sâu non có đường di chuyển không nhất định và chúng cũng không thải phân ra các lỗ đục nên rất khó để có thể phát hiện.

Biện pháp phòng trừ.

Nên thường xuyên thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm những cành hay thân cây bị sâu đục thân tấn công để cắt bỏ, có thể tiến hành khui lỗ đục và bắt bằng tay.
Sâu đục thân thường ẩn nấp trong thân cây nên khi ấu trùng đã chui vào bên trong chúng ta thường rất khó có thể tiêu diệt tận gốc vào sâu hại này. Để phòng trừ và trị sâu hại kịp thời chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả dưới đây:
Dùng hoạt chất: Fenobucarb +Alpha-Cypermethrin (Cypermethrin) + Profenofos. Nếu ko đủ thì dùng 2 trong 3 hoạt chất trên. Sau đấy lấy xi-lanh bơm vào lỗ đục cao nhất rồi dùng bông nhúng thuốc vít vào tất cả các lỗ xông hơi vậy ko con nào sống sót.
Không nên chặt hoặc lột vỏ gốc cây điều vì đây là nơi trú ẩn và đẻ trứng của sâu đục thân.
Tiến hành cưa bỏ những cành bị sâu đục và tiêu hủy ra khỏi vườn.
Xén tóc rất thích ánh đèn nên bà con có thể tiến hành dùng bẫy đèn để bắt những con trưởng thành vào đầu mùa mưa.
Nếu phát hiện ra những cành bị sâu hại nhiều thì có thể dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng vào thuốc trừ sâu rồi gắn vào đầu dây kẽm rồi nhét vào lỗ đục. Tiếp đến dùng đất sét hoặc vật liệu nhét bịt lỗ đục để giết chết sâu non ở trong thân cây.

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêngSầu riêng trồng nhiều ở ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ. Những năm gần đây di...
25/10/2021

Phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây sầu riêng

Sầu riêng trồng nhiều ở ĐBSCL và miền Đông Nam Bộ. Những năm gần đây diện tích cây sầu riêng gia tăng nhanh do lợi nhuận cao, nhiều diện tích trồng tiêu ở miền Đông và Tây Nguyên chuyển sang trồng sầu riêng do giá tiêu rẻ và dịch bệnh chết nhanh. Việc mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh cao để nhanh thu lợi làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh hại, trong đó bệnh Vàng lá - Thối rễ là loại bệnh hại gây nhiều lo lắng cho nhà vườn trồng sầu riêng.

Bệnh Vàng lá Thối rễ cây sầu riêng do nấm Fusarium sp., Phytopthora sp. hay Pythium sp. gây ra. Bệnh có thể gây hại trên vườn sầu riêng mới trồng hoặc vườn sầu riêng đã cho trái nhiều năm. Bệnh gây thối rễ cám, vỏ rễ tuột, rễ lớn thâm đen hoặc thối ngang cổ rễ tùy theo mức độ bệnh và loài nấm tấn công. Bệnh nhẹ thì làm cây vàng lá, sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng trái. Bệnh nặng làm thối cả bộ rễ, chết cả cây và lây lan các vườn khác, gây thiệt hại kinh tế rất lớn. Xin giới thiệu bà con biện pháp phòng trừ bệnh Vàng lá Thối rễ hiệu quả cho vườn cây sầu riêng.

1. Triệu chứng nhận biết bệnh Vàng lá - Thối rễ sầu riêng
Triệu chứng trên cây: Bệnh nhẹ cây ra đọt non chậm, hoặc không ra đọt so với cây bình thường, lá hơi bị vàng, chóp lá bị cháy. Khi bệnh nặng cả cây bị vàng lá và rụng nhiều, cây còi cọc, các nhánh non đầu cành bị rụng hết lá và khô chết.
Triệu chứng trên rễ: khi xới lớp đất mặt sẽ thấy phần rễ mền bị thối có màu nâu, vỏ rễ bị tuột ra. Bệnh nặng làm rễ lớn bị thối đen và khô, mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây, cây trở nên còi cọc, rụng lá. Toàn bộ rễ cái bị chết dẫn đến chết cả cây.

2. Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát triển
Tác nhân trực tiếp gây bệnh là do các loại nấm Fusarium, Pythium, Phytophthora, trong đó nấm Phytophthora palmivora là chủ lực, ngoài ra tuyến trùng gây tổn thương rễ tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm nhanh hơn.
Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển gồm:
Nguồn bệnh trong vườn: Ở miền Đông và Tây Nguyên, phần lớn các vườn sầu riêng được trồng trên các vườn hồ tiêu cũ. Khi trồng mới sầu riêng bà con không tiến hành xử lí đất vườn nên nấm bệnh, tuyến trùng ở trong đất không bị tiêu diệt. Chúng tiếp tục phát triển gây hại lên cây sầu riêng. Miền Tây thì tàn dư thực vật nhiễm bệnh bỏ trong mương vườn, bệnh lây lan qua nước tưới, dòng chảy mương vườn.
Vườn thoát nước kém, bị ngập úng trong mùa mưa: Nấm Phytophthora xâm nhiễm rễ cây bằng động bào tử có roi bơi được trong nước, mùi rễ cây ngập nước hấp dẫn chúng đến tấn công và lây lan khắp nơi. Rễ cây bị ngập thiếu ôxy để hô hấp, chất độc tích lũy trong đất lâu ngày làm rễ bị ngộ độc và suy yếu, dễ bị nấm tấn công. Miền Đông mô trồng là mô âm dễ bị úng rễ khi mưa nhiều.
Đất trồng thiếu phân hữu cơ, bón phân hóa học thời gian dài làm đất bị chua, đất dẽ chặt, ít vi sinh vật có lợi, pH thấp < 5 là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

3. Biện pháp phòng trừ
3.1. Biện pháp canh tác
Với vườn chuẩn bị trồng: Đất trồng tiêu phải thu gom tiêu hủy gốc tiêu bị bệnh, vun mô, đánh rãnh thoát nước không cho ngập úng trong mùa mưa, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ + vôi vào hố trước khi trồng, trồng cây giống sạch bệnh. Sau đó tiếp tục các biện pháp canh tác và xử lý thuốc như vườn đã trồng cây.
Với vườn đã trồng: xem lại hệ thống thoát nước, không để ngập úng kéo dài trong mùa mưa, vệ sinh vườn, nguồn nước tưới sạch bệnh. Trồng cỏ hợp lý để giữ ẩm trong mùa nắng và chống xói mòn trong mùa mưa.
Bón bổ sung phân chuồng, bón vôi hằng năm để giúp đất tơi xốp, tăng pH của đất, hạn chế các loại nấm bệnh trong đất (pH từ 5-6 là tốt nhất). BónSuper Humic (10kg/ha/lần) kết hợp nấm đối kháng Trichoderma vào các đợt bón phân trong năm (có thể giảm 2-3 tấn phân chuồng hoai mục) giúp tốt đất, tốt cây.

3.2. Biện pháp xử lý thuốc trừ bệnh
Phòng bệnh: Tưới Mataxyl 500WP + Super Humic (200g + 500g/ 200 lít), tưới 10-15 lít/ cây tùy tuổi cây. Tưới 2-3 lần trong năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Kết hợp phòng trừ nấm Phytophthora trên thân cành (gây bệnh nứt vỏ chảy nhựa) bằng quét Mataxyl +Mancozed Xanh và trên lá (gây bệnh thối lá, thối trái) bằng phun Mataxyl 500WP + Agriphos. Cây giống đem từ nơi khác về cũng phải xử lý tưới thuốc để hạn chế mầm bệnh trong bầu đất.
Xử lý các tác nhân gây vết thương, mở đường cho nấm bệnh xâm nhiễm vào cây như tuyến trùng rễ, mối, sùng trắng, xén tóc. Dùng Cyperkill, Cyper Pro tưới vào vùng rễ trừ tuyến trùng, sùng trắng. Dùng Basudin 5G rắc vào gốc và dùng nước tưới vào gốc để trừ mối.

Trị bệnh: Phát hiện sớm triệu chứng bệnh, tiến hành tưới Mataxyl 500WP + Agriphos, tưới 10-15 lít/cây, tưới 2 lần cách 7-10 ngày lần, 7-10 ngày sau xử lý lần 2 khi thấy rễ non mới ra tiến hành tưới Super Humic và bón nhẹ phân NPK giúp cây mau phục hồi.
* Chú ý: Trước khi xử lý thuốc trừ bệnh cần vệ sinh vườn, thu dọn cỏ dại, lá cây dưới gốc, xới nhẹ gốc bằng cuốc 3 răng để toàn bộ lượng thuốc tưới thấm vào rễ cây nhanh hơn.

PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNGNGUYÊN NHÂNDo nấm Phomopsis durionis gây ra.TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆNBan đầ...
24/10/2021

PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ BỆNH ĐỐM LÁ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG

NGUYÊN NHÂN
Do nấm Phomopsis durionis gây ra.

TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN
Ban đầu vết bệnh trên lá là những đốm bằng đầu kim, mỗi vết bệnh có quầng vàng xung quanh, vết bệnh có dạng oval, có màu tro hay nâu sáng với đường kính khoảng 1 mm, như bị hoại tử, lâu dần sẽ tăng kích thước và khiến lá cây bị rụng Bệnh dễ thấy trên mặt trên của lá, rất khó thấy ở mặt dưới lá.

Cây sầu riêng có biểu hiện đốm giữa lá to bằng hạt đỗ màu vàng, cây chậm phát triển, khi bị tấn công lá của cây có xu hướng rụng sớm, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp cuả cây, bệnh thường nghiêm trọng hơn khi cây sầu riêng còn nhỏ.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Thường xuyên thăm vườn và theo dõi nếu phát hiện lá bị bệnh tấn công thì nhanh chóng ngắt bỏ đi, tiêu hủy an toàn để tránh tình trạng lây lan trong vườn.

Bón phân đầy đủ, cân đối cho cây, không bón nhiều phân đạm. Kết hợp bổ sung phân hữu cơ vi sinh cho cây để cây đủ dinh dưỡng phát triển và khả năng kháng bệnh tốt hơn.

Đồng thời định kỳ bổ sung thêm các nấm đối kháng như Trichoderma để phòng trừ tác nhân gây bệnh trong đất.

Khi cây vừa mới xuất hiện bệnh nên dùng thuốc như Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, AmistarTop...phun trên lá 2 lần cách nhau 5-7 ngày để trị bệnh cho cây.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các SP khác tại đây: nongduocviet.blogspot.com

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng1. Định hình tán câyKhi cây bắt đầu trồng đến khi ra...
21/10/2021

Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng: Tỉa cành, tạo tán cho cây sầu riêng

1. Định hình tán cây
Khi cây bắt đầu trồng đến khi ra hoa quả, hoạt động chủ yếu là tạo bộ rễ, hình thành thân chính và bộ khung cành lá. Tuy nhiên, nếu để cây tự phát triển thì các cành không đều nhau, cành khỏe, cành yếu. Cành yếu bị che khuất nên không có quả, còn cành khỏe lại mang quá nhiều quả vừa bị kiệt sức, ảnh hưởng chất lượng vừa dễ bị gẫy đặc biệt khi gió to.

Bên cạnh đó, theo thời gian một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộ phận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng cho quả nữa nếu không được cắt tỉa thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây và chất lượng của quả.

Khi cây có bộ khung cành khỏe, phân phối đều trong tán mới có thể mang một khối lượng quả lớn được.

Tỉa cành, tạo tán cho sầu riêng

Dạng hình cây sầu riêng chuẩn
+ Có 1 thân chính khỏe và mọc thẳng;

+ Có 4 - 5 cành cấp 1;

+ Cành cấp 1 đầu tiên được giữ lại cách mặt đất ít nhất 50 cm;

+ Các cành mọc đều các hướng;

+ Tán lá tròn đều, cân đối.

-> Muốn vậy thì ta phải tiến hành cắt tỉa.

* Lợi ích của tỉa cành, tạo tán
- Đốn tỉa là loại bỏ bớt cành lá thừa, giảm khả năng quang hợp nhưng lại che lấp ánh sáng của các cành, lá non đang sinh trưởng mạnh nên giúp vườn cây phân phối đều ánh sáng qua đó tăng hiệu quả quang hợp. Quang hợp tốt sẽ tổng hợp được nhiều chất hữu cơ, đường, bột, chất béo và cả chất đạm làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

- Tỉa cành, tạo tán vừa phân phối lại ánh sáng vừa phát quang những nơi rậm rạp, làm mất đi nơi ở lý tưởng cho sâu bệnh phát triển và khi xịt thuốc để xử lý sâu bệnh hay bổ sung dinh dưỡng hoặc điều tiết sự ra hoa quả vụ cũng dễ dàng phủ kín toàn bộ tán cây.

- Tỉa cành, tạo tán cũng giúp tạo cho cây bộ khung cành khỏe, phân phối đều trong tán cây để có thể mang một khối lượng quả lớn.

- Cắt bỏ bớt những cành vượt sinh trưởng mạnh nhưng không cho quả nên lấy đi nhiều dinh dưỡng của cây mà không cho sản phẩm cũng là mục đích của việc đốn tỉa, đồng thời khi tạo hình tán cây có các cành đều nhau sẽ ra hoa, kết quả tập trung, tăng sản lượng và chất lượng quả đồng đều.

- Trong một số trường hợp như vườn cây đã già cỗi, sản lượng thấp cũng phải đốn phục hồi để cải tạo lại khả năng cho quả; Đốn phục hồi cũng có thể thực hiện để ghép một giống mới vào thay thế giống đã bị lỗi thời không có thị trường tiêu thụ…

Tán cây sầu riêng qua các giai đoạn sinh trưởng

- Cây non - Đốn tạo hình: Hoạt động của bộ rễ mạnh hơn hoạt động của bộ lá, chỉ đốn rất ít.

- Cây trưởng thành: Hoạt động của bộ rễ và bộ lá cân đối, đốn nhẹ cho thoáng.

- Cây già: Đất kiệt, bộ rễ yếu, bộ lá nhiều, đốn nhiều kết hợp bón phân.

* Những điểm quan trọng cần lưu ý khi đốn tỉa:
- Phải kiểm tra theo dõi thường xuyên vườn cây để can thiệp kịp thời.

- Đốn tạo hình phải làm sớm ngay từ vườn ươm. Khi cây chưa có hoa quả, chú ý không quá nhiều, chỉ ngắt đi những nụ, mầm non, bấm ngọn và cắt bỏ những cành vô ích, mọc sai vị trí ngay từ khi còn nhỏ để tránh cây mất sức và tiết kiệm dinh dưỡng cho cây.

- Đốn khi cây cho quả quan trọng nhất là sau khi thu hoạch, cắt bỏ những cành già yếu, sâu bệnh, những cành bị oằn gãy do mang quả quá nặng… và giữa mùa mưa cũng cần phải cắt bỏ những cành vượt che lấp ánh sáng.

- Khi đốn phải xác định ở mỗi cây, đốn nhẹ, nặng, hay trung bình.

- Khi cây ra quá nhiều quả, nên bẻ bớt để tăng chất lượng quả (quả to, đồng đều và đẹp mã hơn) và quan trọng là giữ cho cây khỏe không sớm kiệt sức.

- Cây sầu riêng trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính thường cho nhiều nhánh mọc dầy gần mặt đất, do đó cần tạo hình cho cây trong những năm đầu. Ngay sau khi trồng lưu ý chọn giữ một thân chính mọc thẳng.

Sau khi các cành bên mọc ra, chọn giữ lại một số cành tốt làm giàn, loại bỏ các cành còn lại. Nên chọn các cành hợp với trục thân chính một góc khoảng 45 - 900. Trong thời gian cây tiếp tục phát triển, các cành giàn ban đầu cũng tiếp tục được chọn lại và loại bỏ các cành mới mọc xen kẻ giữa các cành giàn.

- Tỉa bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm tính từ mặt đất để giảm bớt tác hại của bệnh chảy mủ gốc. Các cành mọc khít nhau cũng cần loại bỏ.

- Tỉa bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán, những cành mọc thẳng đứng, để giúp cây được thoáng, thụ phấn dễ dàng và quả phát triển tốt hơn. Thường xuyên loại bỏ những nhánh sâu bệnh, khô chết và giập gãy.

2. Tỉa cành sầu riêng
2.1. Xác định các cành nhánh cần tỉa bỏ
- Cành mọc đứng, cành bên trong tán;

- Cành ốm yếu, cành bị sâu bệnh;

- Cành mọc quá gần mặt đất.

Nên giữ lại:

- Cành khoẻ mạnh;

- Cành ở độ cao 1m so với mặt đất (khi cây cho quả).

2.2. Xác định vị trí cắt cành
- Cắt chồi mọc từ gốc ghép;

- Cắt tất cả các cành mọc cách mặt đất ≤ 50cm;

- Để lại các cành trên thân chính cách nhau 30 cm, còn những cành khác mọc ra trên thân chính thì nên cắt bỏ;

- Cùng một vị trí trên cây nếu có 2 cành mọc ra thì để 1 cành còn cắt bỏ 1 cành;

- Tỉa bỏ hết cành vượt mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất để cây phát triển tốt;

- Cắt ngọn sầu riêng khi cây cao trên 7m, cắt ở vị trí 5 m - 5,5 m (cách ngọn 1,5 - 2m).

2.3. Chuẩn bị dụng cụ cắt cành

- Kéo cắt cành loại nhỏ: Chuyên dùng cho cắt cành, sạch sẽ, không rỉ sét, lưỡi cong, có tay cầm, có lò so trợ lực để cắt các cành nhỏ, gần vị trí đứng thao tác.

- Cưa cầm tay: Yêu cầu lưỡi cưa phải sắc, sạch (không bị rỉ sét), răng cưa đều, dùng để cắt những cành mà kéo không cắt được. Nếu cắt thân lớn, dùng cưa có răng lớn, đường mở răng rộng để dễ dàng thao tác.

- Kéo cắt cành loại cán dài: Dùng để cắt những cành ở trên cao.

2.4. Tiến hành cắt cành
- Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Khi cây nhỏ chỉ để 1 ngọn, tỉa bỏ hết chồi gốc, cắt hết cành mọc ra từ gốc ghép (chỉ thực hiện năm đầu tiên, sau sẽ hết), cành đầu tiên để cách mặt đất > 50 cm, sau đó để các cành nhỏ trên thân chính cách nhau từ 8 - 10 cm, khi cây lớn khoảng cách không nên dưới 30 cm.

Tỉa bỏ hết cành vượt mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh, cành mọc quá gần mặt đất để cây phát triển tốt.

Nếu trên một cây có 2 cành mọc cùng 1 vị trí thì cắt đi 1 cành.

Không cắt ngọn cây sầu tiêng vì tự nó đã có dạng hình tháp. Nhưng nếu sầu riêng quá cao (vượt quá 7 m) thì cắt bỏ từ 1,5 - 2 m tính từ đỉnh ngọn trở xuống.

Khi cắt cành thực hiện vào những ngày trời nhiều mây để tránh nắng làm cháy vỏ những cành nằm ở bên trên.

- Trong giai đoạn kinh doanh: Sầu riêng ra hoa kết quả trên thân chính, trên cành (kể cả cành lớn và cành nhỏ), không ra hoa ở ngọn cây. Vì vậy chỉ để lại cành khoẻ mạnh, cành mọc ngang ở độ cao 1 m so với mặt đất. Ở giai đoạn này có thể chia làm 3 lần cắt tỉa trong năm:

Lần 1: Sau thu hoạch, cắt bỏ cành khô, cành bị bệnh, ốm yếu, cành bị kiệt sức vì đã ra nhiều quả.
Lần 2: Cắt tỉa vào tháng 8 - 9, trước khi bón phân lần thứ 2, cắt bỏ những cành vượt, cành bệnh, cành khô, cành rết (cành có nhiều cành con hai bên), làm cho thông thoáng, nhiều ánh sáng, cắt tỉa xong mới bón phân.
Lần 3: Vào thời điểm cây cho quả bằng quả quýt, cắt tỉa lần này kết hợp với tỉa quả để dồn sức cho những quả còn lại.
Công tác tỉa cành tạo tán cần được tiến hành thường xuyên, liên tục mới có thể tạo được cây sầu riêng có bộ tán thông thoáng cân đối.

2.5. Vệ sinh vết cắt
Gọt nhẵn vết cắt, quét sơn, vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính ≥ 1cm. Hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.

Nếu cắt ngọn để khống chế chiều cao cây: Quét hỗn hợp Agri-fos + Mancozeb để phòng bệnh và dùng vỏ chai thuốc cắt đôi rồi úp lên vết cắt.

2.6. Chăm sóc, kiểm tra sau khi cắt tỉa
- Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừa đốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau.

- Cây sau cắt tỉa rất dễ bị bệnh xì mủ thân, thối rễ gây chết cây, nên xịt thuốc để phòng bệnh xảy ra.

- Bón phân và tưới nước giúp cây nhanh hồi phục, có thể dùng phân bón gốc hoặc phân bón lá.

- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm cũng như các cành mới mọc ra sai vị trí thì tiếp tục cắt tỉa.

3. Tạo tán cho sầu riêng
- Khi cây còn nhỏ không nên tỉa bỏ ngọn cây. Nên tỉa bỏ những cành dày đặc, cành vượt, cành đan chéo nhau trên thân cây.

- Tuyển chọn lại 4 - 5 cành phân bố đều theo các hướng, cách nhau 30 cm. Cành thứ nhất cách mặt đất 50 - 80 cm, nên theo định hướng tạo dáng cây có một bộ khung cơ bản thông thoáng.

- Ở giai đoạn kinh doanh, nếu cây quá cao (lớn hơn 7 m) thì nên cắt ngọn để hảm bớt chiều cao thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hoạch (cắt tại vị trí cách gốc 5 - 5,5 m).

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây sầu riêng - Bộ NN&PTNT

, , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , ,

Address

Eakly
Buon Me Thuot
63000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nông Dược Việt - Thuốc Trừ Sâu, Bệnh Cây Trồng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Nông Dược Việt - Thuốc Trừ Sâu, Bệnh Cây Trồng:

Videos

Share

Category


Other Buon Me Thuot pet stores & pet services

Show All