Tư vấn chăm sóc vật nuôi

Tư vấn chăm sóc vật nuôi chia sẻ bí quyết nuôi chó cảnh
cung cấp dòng chó Alaska đã được tiêm vacxin và có sổ theo dõi sk

Chúc mừng  vượt cạn thành công
01/11/2022

Chúc mừng vượt cạn thành công

04/10/2022

Khi chó mang thai bị ho và cách chăm sóc ra sao
Ib mình chia sẻ cụ thể

12/09/2022

🌞CÁCH CHĂM SÓC MÈO MANG THAI🔻

♻️Nhận biết mèo đã mang thai
🔹Chu kì động dục tạm dừng: Đây là dấu hiệu đầu tiên bạn nhận ra mèo cưng có thai. Nếu mèo nhà bạn thường trải qua chu kì động dục trong vòng 10 ngày đến 2 tuần, nhưng đột nhiên dừng lại thì chứng tỏ cô mèo đang mang bầu.

🔹Đầu ti căng lên và đỏ hồng hơn.

🔹Mèo thèm ăn hơn: mèo mẹ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn khi mang thai.

🔹Buồn nôn: giống như việc ốm nghén ở loài người, nôn là dầu hiệu hoàn toàn bình thường với mèo mẹ, và thường xảy ra từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 của thai kì. Nhưng nếu mèo mẹ nôn nhiều và liên tục, bạn cần đưa mèo cưng đến bác sĩ thú y nhanh nhất có thể.

🔹Bụng to ra: Vào tuần thứ 5 của thai kì, bụng của mèo mẹ bắt đầu to lên rõ ràng đến tận lúc sinh đẻ.

🔹Mèo mẹ hay quấn lấy chủ, thích được người chủ quan tâm nhiều hơn.

🔹Mèo mẹ thích nằm ở nơi yên tĩnh, riêng tư.

♻️Chăm sóc mèo mẹ mang thai
🔹Trong khi mang thai, mèo mẹ cần chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và nước uống (bạn có thế sử dụng thức ăn dành cho mèo con). Gần đến ngày sinh nở (tầm 2 đến 3 tuần trước khi sinh), người chủ nên cho mèo ăn thêm thực phẩm chất lượng cao. Mặc dù mèo cưng nhà bạn hay thèm ăn, nhưng ăn ít một từng bữa, cho nên bạn cần chia sẵn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, đừng cho nhiều thức ăn cùng lúc vì như vậy rất lãng phí và không đảm bảo vệ sinh.

🔹Khi bạn quyết định cho mèo sinh đẻ, bạn cần sắp xếp ổ nằm cho mèo con để dễ chăm sóc và tránh bị thương: bạn có thể chọn một cái hộp cho mèo mẹ, sau đó trải lớp vải mềm (chọn loại vải dễ giặt giũ, dễ thay thế được) xuống đáy hộp. Ổ nằm cho mèo mẹ nên ở chỗ yên tĩnh, dễ tìm, hoặc bạn có thể dạy mèo nằm đúng chỗ.

🔹Người chủ nên đưa mèo mẹ đi khám sức khỏe thường xuyên và trao đổi với bác sĩ thú y về việc tiêm chủng, những mối lo về sức khỏe và nhu cầu ăn uống của mèo mẹ. Ngoài ra, bạn nên giữ mèo mẹ trong nhà nhằm tránh tai nạn xảy ra với cả mèo mẹ và mèo con.

🔹Khi ngày mèo mẹ sinh đến gần, người chủ cần theo dõi mèo mẹ chặt chẽ. Hầu hết mèo sinh con ra dễ dàng mà không cần đến sự trợ giúp của con người, nhưng mèo mẹ sẽ phải khẩn trương được đưa đến bác sĩ thú y nếu gặp các trường hợp sau:

👉Nếu mèo mẹ lên cơn co thắt tử cung trước khi sinh, và chưa đẻ ra được mèo con trong vòng 15 – 20 phút.

👉Một phần bào thai, hoặc nhau thai thò ra khỏi âm hộ của mèo mẹ, và nhưng không thấy mèo mẹ đẻ được (trong vòng một đến hai phút).

👉Sau khi mèo mẹ đẻ con xong.

👉Âm hộ mèo mẹ chảy mủ có mùi hôi khó chịu sau sinh đẻ.

🔹Sau sinh, mèo mẹ chắc chắn sẽ dành toàn bộ thời gian cho con mình. Trong vài tuần đầu, mèo con quấn lấy mẹ để ổn định thân nhiệt và giữ ấm. Mèo mẹ thường xuyên liếm sạch cơ thể con mình, và thậm chí còn ăn cả chất thải của chúng. Đây là bản năng của loài mèo, nhưng nếu mèo mẹ không chịu ăn thực phẩm bình thường, hành động bất bình thường như nôn mửa, tiêu chảy, hay rùng mình, hoặc co giật, bạn cần đưa mèo mẹ đến bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe ngay lập tức.

🔹Khi mèo con được 4 đến 5 tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu cho mèo tập ăn thức ăn đặc, và đến khoảng 6 đến 8 tuần tuổi, mèo con có thể cai sữa được.

♻️Tư vấn sức khỏe trước khi mèo sinh
🔹Mèo mẹ tốt nhất nên được khám sức khỏe từ hai đến ba tuần sau ngày giao phối. Bác sĩ thú y thảo luận cùng người chủ để đề ra chế độ ăn thích hợp cho thú cưng, và có thể chữa bệnh kí sinh đường ruột cho mèo.

🔹Tiêm chủng và sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc tẩy sán dây, không được khuyến khích làm khi mèo mẹ mang thai (vì độc tố của thuốc khá cao so với sức khỏe của bào thai). Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho mèo mẹ nhận thuốc.

♻️Vài vấn đề hay gặp khi mèo mang thai.
🔹Không phải mọi kì sinh nở nào cũng thành công, chúng ta cần chuẩn bị tốt để đương đầu với một vài hiểm nguy khi phải cấp cứu cho mèo mẹ.

🔹Chứng kinh giật trong thai kỳ là một trong những tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, với các triệu chứng như cảm giác bồn chồn, cách đi, thở gấp, nhỏ nước dãi, mất khả năng phối hợp, và các cơ co thắt lại. Sau đó, bào thai tự động bị sẩy (mèo mẹ lên cơn sốt, chảy máu, thay đổi hành vi và nhiều thứ khác), và cơ thể mèo mẹ sẽ hấp thụ thai chết, dẫn đến nhiễm trùng và tử vong nếu không được cấp cứu

07/09/2022

NÊN CHÍCH VACXIN VÀ SỔ GIUN LÚC NÀO
Đầu tiên về việc chích vacxin. Nên chích vào lúc bé 6-8 tuần tuổi để tạo miễn dịch sớm. Nhưng lưu ý phải sổ giun trước tiêm 3-5 ngày và các bé phải trong tình trạng khỏe mạnh
Đối với vacxin mèo hoặc chó thì năm đầu tiên nên chích 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 21-28 ngày. Nếu đủ 3 tháng tuổi thì chích cho bé mũi dại nữa
Còn sổ giun thì 1 tháng thì nên sổ cho bé, dưới 6 tháng mỗi tháng sổ 1 lần, trên 6 tháng 3 tháng sổ 1 lần.
THÔNG TIN ĐẾN CÁC SEN
Trân Trọng

Đây là cách chăm sóc và nhận biết quá trình mang thai của các bé cún yêu 🐶🐶🐶🐶🐶Hãy lưu lại khi bạn mới bắt đầu nuôi bé cú...
06/09/2022

Đây là cách chăm sóc và nhận biết quá trình mang thai của các bé cún yêu 🐶🐶🐶🐶🐶
Hãy lưu lại khi bạn mới bắt đầu nuôi bé cún mà chưa có kinh nghiệm chăm sóc hãy theo dõi trang tư vấn chăm sóc vật nuôi 👍👍👍
Mình sẽ cố gắng cập nhật thông tin hữu ích nhất có thể để các bạn khỏi bỡ ngỡ khi chăm sóc các bé nhé
# chuyên dòng chó Alaska và chó cỏ VN

🛑🛑 Các Sen ơi, đừng lơ là trong việc tầy giun trên Cún và Mèo nhé. Trứng giun sẽ xâm nhập lên người nếu ko vệ sinh kĩ ho...
04/09/2022

🛑🛑 Các Sen ơi, đừng lơ là trong việc tầy giun trên Cún và Mèo nhé. Trứng giun sẽ xâm nhập lên người nếu ko vệ sinh kĩ hoặc không tẩy giun trên Cún và Mèo nè
Lịch tẩy giun sán cho chó mèo con, chó mèo trưởng thành:
– Lần tẩy giun đầu tiên: Chó mèo, con mới sinh được 3 tuần tuổi (thường ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Lúc này giun có thể đẻ trứng trong ruột chó mèo con do đó cần phải tẩy giun, sán trước khi trứng của chúng lan ra môi trường bên ngoài.
– Sau lần đầu tiên: Cứ 2 tuần 1 lần tẩy giun cho chó mèo cho tới khi được 3 tháng tuổi.
– Sau 3 tháng tuổi: Mỗi tháng 1 lần từ khi 3 tháng cho tới 6 tháng tuổi.
– Chó mèo trên 6 tháng tuổi: 2-3 tháng tẩy 1 lần.
– Chó mèo trên 1 năm tuổi, chó mèo trưởng thành: 1 năm tẩy 1-2 lần. Tùy theo môi trường sống và điều kiện vệ sinh có thể tẩy 3-4 lần 1 năm.

Address

Chon Thanh

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tư vấn chăm sóc vật nuôi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category