22/04/2018
CHÓ DỄ BỊ SỐC NHIỆT VÀO MÙA NẮNG NÓNG VÀ CÁCH SƠ CỨU CHÓ LÔNG DÀI
Chó bị sốc nhiệt là hiện tượng cơ thể chúng phải hứng chịu sự thay đổi nhiệt độ trong 1 khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn từ trong nhà mát mẻ chạy ra đường giữa trưa nắng, đang tắm biển nước mát chạy lên cát nóng, đang trong xe hơi máy lạnh khi chủ xuống xe tắt máy chó để quên trong xe bít bùng ngạt thở vì thiếu oxy, v.v...
Chó , nhất là chó lông dài đc nuôi khá phổ biến tại VN như Alaskan Malamute , Samoyed, Siberian Husky, Chowchow, Ngao Tạng, Collie, New Foundland, Bernese Mountain Dog ( chó tam sắc), Golden Retriever, German Shepherd Dog (GSD, chó chăn cừu Đức), v.v..vì vẻ đẹp bên ngoài của chúng, nhất là hợp vs gu người Việt. Tuy nhiên, chúng ko có khả năng giải phóng nhiệt tốt như con người . Cơ thể của chúng sinh ra để hấp thụ nhiệt hơn là giải phóng nhiệt.
Chúng hấp thụ nhiệt nhanh hơn con người , vì thế chúng ta không thể nào kịp nhận ra rằng chó của mình đang trở nên quá nóng cho đến khi triệu chứng sốc nhiệt xuất hiện.
Đột quỵ vì nhiệt ở chó là 1 triệu chứng rất nghiêm trọng và thường bất ngờ làm chúng ta không trở tay kịp, có thể gây đột tử trong vòng vài phút. Hiểu được cách xử lý đột quỵ của chó có thể cứu mạng cún yêu của bạn ko khó.
Các biểu hiện chó bị sốc nhiệt
* Thở 1 cách bất thường, thở nhanh và rất mạnh
* Cực kỳ khát nước
* Nhiệt độ trực tràng cao
* Lừ đừ mệt mỏi
* Nôn mửa
* Mất phương hướng ( đi liêu xiêu)
* Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
* Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn sẽ thấy lõm luôn và không phẳng lại
* Suy sụp hoặc hôn mê
* Sủi bọt mép
* Tăng nhịp tim
NHANH CHÓNG ĐƯA VÀO CHỔ MÁT HOẶC ĐƯA VÀO PHÒNG CÓ ĐIỀU HOÀ, HOẶC DÙNG QUẠT
Cách hạ nhiệt khẩn cấp :
Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt các cách như sau:
+ Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó�+ Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.�+ Nếu nguy cấp chó có triệu chứng co giật, có thể thả ngay vào 1 bồn tắm hoặc thau nước mát (nước k quá lạnh)�+ Không nên sử dụng đá cục hay nước đá, vì độ lạnh sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn hoặc gây hạ thân nhiệt thì càng nguy hiểm hơn
mà chỉ đc phép chườm nước đá lạnh vào bên trong háng nhằm giảm nhiệt độ tại trực tràng và chườm lên trán
Quạt và dùng tay làm tơi lông của chó
Quạt gió sẽ giúp hổ trợ làm mát cho chú chó sau khi đã được làm mát bằng nước, dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí đc lưu thông.
Đo nhiệt độ cơ thể cho chó
Một con chó bị sốc nhiệt sẽ có nhiệt độ vượt ngưỡng 103ºF (39,5ºC) hoặc cao hơn đến 40oC
Không nên cố đo nhiệt độ nhiều lần gây khó chịu cho chó. Nên sử dụng nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ.
Nếu sử dụng nhiệt kế thủy ngân, bạn sẽ phải giảm thủy ngân xuống dưới 94ºF (34,4ºC) bằng cách lắc nhẹ nó.
* Đưa nhẹ nhàng nhiệt kế vào hậu môn khoảng hai phút đối với nhiệt kế thủy ngân, hoặc đến khi có tiếng bíp với nhiệt kế số.
* Nhiệt độ trực tràng bình thường là khoảng 100,5ºF – 102,5ºF (38,6ºC đến 38,9ºC). Nếu nhiệt độ của chú chó cao hơn mức này, rất có khả năng đột quỵ nhiệt.
* Tiếp tục theo dõi nhiệt độ trực tràng của chú chó đang khi chúng hồi phục. Nếu thermometer trở về mức bình thường (dưới 103ºF hoặc 39,5ºC), bạn có thể ngừng việc làm mát, tuy nhiên, hãy để chú chó trong một khu vực mát mẻ và đảm bảo chúng có nước uống. Khi nhiệt độ cơ thể đã giảm xuống mức bình thường, chú chó sẽ tiếp tục tự làm mát khi còn được ở nơi mát mẻ.
* Khi chó của bạn bắt đầu đi lại được, hãy thử cho chúng một lượng nước nhỏ để uống
Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp điện giải ( gói bột Oresol - muối khô) cho chó, tiếp tục cho chúng uống khi chúng muốn.
Khi bạn làm mát cho chú chó, hãy gọi để thông báo cho một phòng khám thú y hoặc các nhà chăn nuôi có kinh nghiệm để được hướng dẫn xử lý.
Ngay khi nhiệt độ trực tràng đạt đến mức thích hợp, hãy đưa chú chó đến phòng khám (cấp cứu) thú y. Nên cảnh giác, ngay cả khi chú chó không còn triệu chứng nào, chúng vẫn có thể đang bị nội thương. Tốt nhất nên đi khám lại để chắc chắn chú chó đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Một vài kinh nghiệm xử lý khi chó bị sốc nhiệt
Quan trọng là bạn cũng phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì thế, hãy giữ bình tĩnh nhất có thể, làm việc một cách có phương pháp để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường. Giữ tập trung để chắc chắn là bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống sót cho chú chó.
Cảnh giác về những điều có thể gây shock nhiệt ở chó :
* Bị nhốt trong ô tô, ngay cả khi đã hé mở cửa kính, ngay cả khi không phải là mùa hè. Bị nhốt ở ngoài trời mà không có bóng râm hoặc quên cho uống nước
* Vận động quá mức trong điều kiện trời nắng nóng
* Chó béo phì và chó mõm ngắn cũng dễ bị shock nhiệt
Các bạn cần hiểu Chó không có tuyến mồ hôi nên cần phải thở dốc để giải phóng nhiệt phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân để thích nghi với môi trường xứ lạnh nhằm giảm sự thoát thân nhiệt.
Tại VN vào mùa hè trời oi bức nên lông ở gan bàn chân cần cắt tỉa gọn sạch để tránh giữ nhiệt trong người chúng. Tuyệt đối ko cho vận động trong mùa hè nóng trong khoảng thời gian từ sau 9g sáng cho đến trước 8g tối. Cần thiết cho đi dạo thì nên thử nhiệt độ trên nền sân bê tông hoặc đường nhựa bằng cách bỏ chân trần để chắc rằng nền đường đã nguội mát.
Nên cho cún uống nước có pha đường gluco hoặc muối khô Oresol để bù nước vào mùa hè, tăng khả năng điện giải và đề kháng
Không cho chó ra đường vào ngày nắng nóng (nhất là đối với các bé cún có bộ lông tối màu, hặc gam màu nóng. vì khoa học chứng minh rằng những màu này hấp thu nhiệt rất mạnh.
Không nên cho các bé cún có bộ lông dày đi tắm biển vào mùa hè vì khi 4 bàn chân của chúng chạy tiếp xúc trực tiếp trên cát nóng sẽ làm cún bị yếu do nhiệt độ tăng cao gây thở dốc (nhiệt độ TB của chó là 38 độ C), do nóng quá chúng thích lao ngay xuống nước,cũng có thể khi đi từ dưới nước lên sau khi bơi. Điều này dễ làm cho chúng bị cảm gây hô hấp kém và đột tử sau vài phút,
Không cho chó giao phối sau 9h sáng cho đến trước 9h tối
* Với chó đực. hoạt động giao phối là hoạt động rất gây mất sức. vì thế vào thời điểm này cũng dễ gây thiếu oxy dẫn đến đột quỵ
* Với chó cái điều này ít nguy hiểm hơn nhưng hiệu quả không cao vì khi nhiệt độ tăng cao, tinh trùng chó đực khi đi vào tử cung hầu như không hoạt động tích cực nên yếu và dễ chết khiến tỉ lệ đậu thai không cao.
Vào thời điểm trời đang nóng , ko nên cho chó đột ngột vào phòng điều hoà 1 cách đột ngột mà phải có quá trình thay đổi dần dần sau 15p, cần hạ dần độ lạnh từng bước.
Thời tiết mùa hè, tất cả các cún đều biếng ăn và các bạn cũng ko nên quá lo lắng về vđ này. Hãy giảm khẩu phần ăn còn 2/3 và cần thiết thì giảm lượng đạm. Tuyệt đối ko ép cún ăn nhiều dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá vì bao tử cũng cần giảm tải trong mùa hè ơi bức.
Bài sưu tầm viết đã lâu nhưng đăng lại lên đây chắc cũng là điều hữu ích cho ae mới chơi cún có thể nắm bắt ít nhiều kinh nghiệm.