Hiệu thuốc thú y Hoàng Nam Tây Ninh- Green Free

Hiệu thuốc thú y Hoàng Nam Tây Ninh- Green Free Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Hiệu thuốc thú y Hoàng Nam Tây Ninh- Green Free, Veterinarian, Gia Lâm.
(2)

Khuyến cáo người nuôi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên gia súc21/09/2021Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm da...
05/10/2021

Khuyến cáo người nuôi tiêm phòng vaccine viêm da nổi cục trên gia súc
21/09/2021
Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục trên gia súc tại nhiều địa phương, ngành chức năng đã khuyến cáo người dân cần tiêm phòng vaccine cho gia súc.Bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò xuất hiện tại Bà Rịa-Vũng Tàu từ ngày 24/6. Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 866 ổ bệnh. Tuy một số địa phương đã không phát sinh ổ dịch mới, nhưng được đánh giá là nguy cơ lây lan sẽ vẫn còn rất cao.



Theo báo cáo của Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tính đến nay toàn tỉnh ghi nhận 866 ổ bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò tại 45/65 địa bàn cấp xã của 6/8 huyện, thị, thành phố, với số lượng bò bệnh là 1.887 con. Tổng số bò bị bệnh chết là 162 con đã được tiến hành tiêu hủy.



Hiện nay, các địa phương là huyện Long Điền, huyện Đất Đỏ và thành phố Bà Rịa đã có thời gian từ 32 đến 38 ngày không phát sinh ổ dịch mới. Hiện nay, các ổ dịch mới phát sinh chủ yếu trên địa bàn huyện Châu Đức, tại huyện Xuyên Mộc và thị xã Phú Mỹ.



Trên địa bàn toàn tỉnh có 4 xã đã công bố dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò gồm: xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc) và các xã Suối Rao, Đá Bạc, Sơn Bình (huyện Châu Đức).
Huyện Châu Đức là địa phương có số hộ chăn nuôi bò nhiều nhất của tỉnh, chính vì vậy đây cũng là địa phương có số ổ bệnh viêm da nổi cục nhiều nhất của tỉnh. Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Đức, toàn huyện xuất hiện 604 ổ bệnh, xảy ra tại 16/16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với tổng số bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh là 1.340 con, số chết và tiêu hủy 149 con.



Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, ngụ thôn 4, xã Bình Trung, huyện Châu Đức đang nuôi 13 con bò. Đàn bò của gia đình ông đã tiêm vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục được 7 ngày, do chưa đủ thời gian phát huy tác dụng của vaccine nên hiện nay gia đình ông đang có 1 con bò bị bệnh, ông Hùng đã mua thuốc về điều trị được 5 ngày và đến nay sức khỏe của con bò này đã gần như khỏi bệnh.



Hiện nay, mỗi nay gia đình ông Hùng thu nhập từ việc nuôi bò thương phẩm cho thu nhập từ 180-200 triệu đồng/năm, nên khi xuất hiện bệnh viêm da nổi cục ông rất lo lắng đã cố gắng tìm kiếm nguồn vaccine để tiêm cho đàn bò.



Riêng xã Bình Trung, huyện Châu Đức đến nay có 37 ổ bệnh, với 68 con bị bệnh, trong đó có 9 con đã bị chết phải tiêu hủy.



Ông Đỗ Chí Khởi, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Đức nhận định, thời gian tới, nguy cơ bệnh viêm da nổi cục trên bò tiếp tục phát sinh lây lan ra trên diện rộng. Bởi vì, hiện đang là mùa mưa rất thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển.



Cùng với đó, tỷ lệ tiêm phòng vaccine trên bò của địa phương còn thấp, chưa đạt yêu cầu theo kế hoạch đề ra (tỷ lệ tiêm phòng đạt khoảng 65%), một số người dân chăn nuôi vẫn trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước nhưng tỉnh vẫn chưa cấp vaccine để tiêm phòng theo kế hoạch đã phê duyệt. Trong khi đó, bệnh có thể lây truyền qua các loại côn trùng trung gian như: ruồi, muỗi, ve, mòng nên người chăn nuôi rất khó kiểm soát.



Theo ông Nguyễn Xuân Trung, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đến nay, nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, một số hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã mua vaccine viêm da nổi cục để tiêm phòng cho đàn trâu, bò. Đa số các trường hợp tiêm phòng đều được lực lượng thú y phường, xã hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi.



Còn đối đàn trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục tiếp tục được lực lượng thú y hướng dẫn, hỗ trợ điều trị, theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh, đến nay hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có tiến triển tốt. Tỷ lệ trâu, bò chết do nhiễm bệnh viêm da nổi cục thấp, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi.



Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp phòng chống dịch khẩn cấp với một số nội dung chủ yếu: Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tích cực thực hiện các giải pháp nhằm ngăn ngừa dịch bệnh viêm da nổi cục lây lan.



Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát chăn nuôi, hướng dẫn phác đồ điều trị triệu chứng, kế phát; hướng dẫn người dân cách tiêu hủy khi có trâu, bò chết do bệnh viêm da nổi cục. Đặc biệt, khuyến cáo, hướng dẫn người chăn nuôi tổ chức tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục, giới thiệu địa chỉ liên hệ vaccine viêm da nổi cục để người dân có thể mua.



* Tại tỉnh Trà Vinh, nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh thành lập 4 chốt kiểm dịch động vật và tổ chức lực lương chuyên môn kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò ra vào trên địa bàn.



Cụ thể các chốt kiểm dịch động vật được tổ chức tại đoạn Quốc lộ 60, cầu Cổ Chiên, xã Đại Phước, huyện Càng Long; chốt đoạn Quốc lộ 60, phà Đại Ngãi, thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần; chốt đoạn Quốc lộ 53, cầu Mây Tức, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long; chốt đoạn Quốc lộ 54 tại Cầu Trà Mẹt, xã Thông Hoà, huyện Cầu Kè.



Các chốt kiểm dịch này sẽ trực thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát 24/24 giờ mỗi ngày đối với tất cả các phương tiện vận chuyển trâu, bò và sản phẩm từ trâu, bò ra vào địa bàn tỉnh, khi phát hiện trâu, bò và các sản phẩm từ trâu, bò ra vào tỉnh trái phép sẽ phối hợp đơn vị có liên quan xử lý theo quy định của pháp luật.



Từ ngày 7/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh công bố dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên phạm vi toàn tỉnh. Tính đến ngày 21/9, dịch bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò đã xảy ra tại 105 ấp, khóm của 30 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố, gồm: Cầu Kè, Trà Cú, Duyên hải, Cầu Ngang, Châu Thành, thị xã Duyên Hải, với tổng số 3.382 con bò mắc bệnh và có 43 con buộc tiêu huỷ.



Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh Lê Văn Đông, để nhanh chóng ngăn chặn dịch lây lan diện rộng, đơn vị đã cấp phát gần 150.000 liều vaccine cho các địa phương khẩn trương tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu, bò. Tính đến nay, có hơn 34.000 số hộ đã thực hiện tiêm ngừa cho đàn trâu, bò gia đình, với tổng số bò được tiêm phòng vaccine là 145.826 con.



Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh còn cử 36 cán bộ kỹ thuật để hỗ trợ người chăn nuôi và các địa phương phòng, chống dịch bệnh; tổ chức cấp phát và phun xịt gần 3.000 lít thuốc sát trùng để tiêu độc, khử trùng phòng tại các ổ dịch đã xảy ra, khống chế không cho dịch bệnh lây lan.



Tỉnh Trà Vinh hiện có tổng đàn trâu, bò trên 220.000 con; trong đó, có hơn 202.810 trong diện phải tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục. Ngành nông nghiệp Trà Vinh đang tiếp tục vận động các hộ chăn nuôi đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục để hạn chế thiệt hại./.

1. Chuẩn bị ao, thả giống:• Ao cá/tôm trong mùa lạnh cần được chọn ở nơi khuất gió là tốt nhất, bờ ao chắc chắn và có th...
05/10/2021

1. Chuẩn bị ao, thả giống:
• Ao cá/tôm trong mùa lạnh cần được chọn ở nơi khuất gió là tốt nhất, bờ ao chắc chắn và có thể giữ mực nước ổn định cao >2m nhằm tránh cho nhiệt độ nước thay đổi nhanh, liên tục làm ảnh hưởng đến sức khoe tôm cá. Ở một số khu vực đón gió mùa Đông Bắc liên tục, có thể làm đáy ao phía Đông Bắc sâu hơn và cần che bạt tránh gió trên bờ ao. Khi gió lạnh về, khu vực bờ này sẽ ấm hơn và cá sẽ tập trung nhiều hơn.
• Chỉ thả giống khi nhiệt độ thực sự ổn định, không thả khi đang mùa gió lạnh tràn về. Nhiệt độ nước tôm cá cần được trại giống thuần cho đúng nhiệt độ môi trường trước khi thả. Nếu sau khi thả giống lại gặp những cơn mưa bất thường, ngay lập tức dùng vôi bột rải đều trên khắp bờ, mặt ao với lượng 2kg/100m2 để khắc phục tình trạng pH giảm đột ngột làm tăng độc tính của khí H2S, ảnh hưởng đến sức khoe cá/tôm nuôi
2. Quản lý các yếu tố môi trường
• Giữ mực nước sâu >2m để ổn định nhiệt độ môi trường, hạn chế các hoạt động dễ gây shock cá như: kéo lưới sang cá, chài kiểm tra … Che chắn ao bằng bạt, lưới kín để chắn gió. Trên mặt nước ao, bè có thể thả một ít bèo dâu để làm giảm mặt tiếp xúc với không khí, từ đó hạn chế được sự chênh lệch nhiệt độ.
• Tạo nơi trú ẩn (nếu nhiệt độ quá lạnh) tôm, cá, có thể dùng chà cây ở một vùng nhỏ nào đó trong ao. Tuy nhiên phải đảm bảo rằng cây, chà làm nhà cho tôm cá phải được sát trùng và phơi thật kỹ
• Định kỳ dùng vôi bột hay một số thuốc sát trùng như đồng sulfat; thuốc tím, muối, BKC, … theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn chặn sự xâm nhập của các mầm bệnh. Đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi, tôm cá sẽ di chuyển xuống đáy ao. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý môi trường đáy ao vì nơi đây chính là nơi tích tụ các mùn bã hữu cơ, khí độc, nấm và vi khuẩn có hại. Có thể tăng cường sục khí để cung cấp đầy đủ oxy cho các tầng nước, hạn chế tình trạng stress cho tôm, cá.
• Với ao tôm, có thể bơm nước từ đáy ao lắng qua để có thể cung cấp thêm nước sạch có nhiệt độ ổn định.
• Trong một số trường hợp, có thể gây màu nước để giúp hấp thu tối đa năng lượng mặt trời.
• Với các hệ thống nuôi bể; nuôi trong nhà kín, có thể sử dụng một số hệ thống nâng nhiệt để giữ nhiệt độ ổn định khi trời lạnh.

05/10/2021

👉 Vật Nuôi Còi CỌC CHẬM LỚN
👉 Đề kháng kém hay bệnh
-> BÀ con vất vả mãi chỉ đủ ăn
-> Chỉ 1 thìa / ngày. TĂNG CÂN CỨ VÙ VÙ
-> Vật nuôi phát triển an toàn, hiệu quả nhanh
-> Sản phẩm vỗ béo vật nuôi số 1 Việt Nam
Có đầy đủ sản phẩm cho gia cầm, gia súc và thủy cầm
- Để lại SĐT để được nhà thuốc hỗ trợ chi tiết nhất
Nhà thuốc thú y Hoàng Nam- nhà phân phối chính hãng sản phẩm Greenfree
Hotline 0966.5657.96
Miễn phí giao hàng toàn quốc

05/10/2021

🔥Siêu tăng trưởng số 1 hiện nay 🔥
- Giảm 1/3 thời gian chăn nuôi
- Hiệu quả sau 5-7 ngày sử dụng
- Giúp vật nuôi hấp thu tốt, Tăng nạc, tăng chất lượng thịt
- Tăng sức đề kháng chống chọi bệnh
- Để lại SĐT để được nhà thuốc hỗ trợ chi tiết nhất
Nhà thuốc thú y Hoàng Nam- nhà phân phối chính hãng sản phẩm Greenfree
Hotline 0966.5657.96
Miễn phí giao hàng toàn quốc

Còn nỗi đau nào hơn, chỉ tại cái nghèo mà ra cả
04/10/2021

Còn nỗi đau nào hơn, chỉ tại cái nghèo mà ra cả

Từ sự giới thiệu của một phụ nữ, nông dân nghèo Cần Thơ sang Trung Quốc làm phẫu thuật hiến thận để lấy tiền đổi đời rồi về quê rủ bạn bè, người thân làm theo.

HIỆU QUẢ TRONG VIỆC LIÊN KẾT NUÔI VỊT TRỜICũng là thành viên tham gia từ những ngày đầu HTX mới thành lập cho đến nay, ô...
04/10/2021

HIỆU QUẢ TRONG VIỆC LIÊN KẾT NUÔI VỊT TRỜI
Cũng là thành viên tham gia từ những ngày đầu HTX mới thành lập cho đến nay, ông Châu Văn Bao, ấp Phước Lợi B, xã Mỹ Phước (Mỹ Tú) chia sẻ: “Trước đây, tôi nuôi vịt đẻ chạy đồng nhưng lợi nhuận không tốt, thấy hộ nuôi vịt trời đạt hiệu quả nên tôi chuyển đổi sang mua giống vịt trời về nuôi, với số lượng đàn vịt sinh sản là 200 con. Để tạo nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, đàn vịt sinh sản ra, tôi lấy số trứng ấp nở bán con giống và chừa lại vịt con nuôi lớn bán thịt. Do nuôi vịt theo hình thức liên tiếp nên mỗi tháng đều có vịt thịt khoảng 400 con xuất bán ra thị trường, trọng lượng vịt tầm 800 gram/con, giá bán 60.000 – 80.000 đồng/con (tùy thời điểm), trừ chi phí lợi nhuận tầm 20 triệu đồng”.
Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân rất hào hứng khi tham gia vào HTX, bởi họ nhận thấy HTX là nơi để họ cùng nhau chia sẻ các kinh nghiệm sản xuất, được Nhà nước và các cấp, các ngành quan tâm trong việc hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết cho sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ liên kết các công ty, doanh nghiệp khâu đầu vào, đầu ra sau thu hoạch.
Chị Nguyễn Thị Nguyền cho biết thêm: “Nhờ tham gia HTX mà số lượng trứng vịt trời ấp nở ra con được nhiều người biết đến và tiêu thụ tốt hơn, nhất là đơn đặt hàng từ các hộ chăn nuôi có nhu cầu đặt vịt nuôi liên tục cùng với đó là được ngành chuyên môn tập huấn kỹ thuật chăn nuôi nên việc nuôi vịt đạt hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, thành viên có sự gắn kết hỗ trợ nhau, trong việc vận chuyển đưa giống vịt trời đến tận tay người tiêu dùng…”.
“Sau gần 6 năm tham gia HTX Chăn nuôi vịt trời Trường Giang, tôi thấy đời sống gia đình ngày càng ấm no, sung túc, bởi ngoài việc chăn nuôi vịt trời sinh sản tại nhà cung ứng con giống cho bà con trong và ngoài địa phương, tôi còn tham gia vào việc thu gom vịt trời thịt, vịt giống vận chuyển đến các khách hàng đặt mua kiếm thêm thu nhập. Thông qua cách kinh doanh này, mỗi tháng tôi bỏ túi hơn 7 triệu đồng” – đó là lời chia sẻ của ông Châu Văn Bao.
Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước (Mỹ Tú) Lê Vũ Phương thông tin: “Theo quan sát, tôi nhận thấy vịt có sức đề kháng tốt với môi trường sống xung quanh, đầu ra con giống và con thịt rất tốt nhờ sự liên kết hộ chăn nuôi khi họ vào HTX nên tạo số lượng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu người chăn nuôi và người sử dụng vịt làm thức ăn. Tới đây, địa phương tiếp tục giới thiệu mô hình nuôi vịt trời đến các hộ dân, nhất là hộ có hoàn cảnh khó khăn tham gia nuôi vịt, nhằm giúp họ vươn lên thoát nghèo vì vịt dễ nuôi, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết và vịt ăn được các loại cây như lục bình, chuối cây, bèo… nên chi phí thức ăn không đáng kể, thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định, đảm bảo lợi nhuận khi xuất bán…”.

Ông Vuông làm giàu bằng mô hình chăn nuôi tổng hợpLựa chọn mô hình trang trại và đầu tư có bài bản, hiện nay ông Nguyễn ...
04/10/2021

Ông Vuông làm giàu bằng mô hình chăn nuôi tổng hợp
Lựa chọn mô hình trang trại và đầu tư có bài bản, hiện nay ông Nguyễn Đình Vuông (thôn Xuân Viên, xã Văn Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đã là chủ của một mô hình chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập hàng năm hàng trăm triệu đồng. Đây là một hộ nông dân điển hình về làm kinh tế giỏi của xã Văn Phương.
Bí quyết của ông Nguyễn ĐÌnh Vuông: Để đàn vịt đẻ đều cần phải cho ăn đủ dinh dưỡng.
Bí quyết của ông Nguyễn Đình Vuông: Để đàn vịt đẻ đều cần phải cho ăn đủ dinh dưỡng.
Sau khi nghỉ công tác tại một doanh nghiệp trên địa bàn Nho Quan, trở về quê nhà Văn Phương nơi gia đình đang sinh sống, ông Nguyễn Đình Vuông không ngừng trăn trở với bài toán làm kinh tế, cải thiện đời sống gia đình. Ông giành nhiều thời gian tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế của vùng quê ông; nghiên cứu những mô hình kinh tế mà người dân lân cận đã triển khai thành công. Qua đó ông nhận thấy có thể thuê quỹ đất sẵn có trên địa bàn xã để xây dựng mô hình trang trại tổng hợp.
Cuối năm 2004, ông Vuông đấu thầu 3,8ha diện tích đất hồ trên địa bàn để chăn nuôi vịt, gà và thả cá. Mô hình đòi hỏi đầu tư ban đầu để cải tạo hồ đầm và xây dựng chuồng trại khá lớn, tiềm lực không đủ, ông đã thế chấp tài sản vay 400 triệu đồng từ Ngân hàng NN&PTNT để hiện thực hóa kế hoạch làm trang trại chăn nuôi tổng hợp của mình.
Ao chuồng hoàn thành, ông mua vịt, gà, ngan, bò và cá giống về thả nuôi. Trước khi bắt tay vào làm trang trại, ông đã có kế hoạch sẽ nuôi con gì, do đó ông chủ động tìm tòi học hỏi kỹ thuật chăn nuôi; trong quá trình làm trang trại, ông còn học hỏi thêm từ những người đã có kinh nghiệm. Thông qua đó áp dụng đúng và đủ các kiến thức kỹ năng đã thu nhận được, do vậy việc chăn nuôi của ông diễn ra khá thuận lợi.
Ông Nguyễn Đình Vuông chia sẻ: Con nuôi trong trang trại của ông chiếm số lượng lớn là vịt đẻ lấy trứng gần 3000 con, sau đó là cá. Vì nuôi thả với một số lượng lớn nên hàng ngày ông luôn phải sát sao theo dõi từ nguồn nước, nguồn thức ăn cho tới việc vệ sinh chuồng trại luôn được sạch sẽ, để hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nguồn thức ăn dành cho vịt chủ yếu là cám viên, còn bò, gà và cá chủ yếu là bã sắn… Bí quyết của ông Vuông để cho đàn vịt đẻ đều, chất lượng trứng tốt là phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng.
Từ gần 3.000 con vịt đẻ, mỗi ngày thu được hơn 2000 quả trứng, giá của mỗi quả trứng bán buôn dao động từ 2.000 -2.500 đồng, như vậy tính nguyên tiền bán trứng vịt mỗi ngày gia đình ông thu 4-5 triệu đồng. Cùng với các vụ quét lưới thu cá thịt cho khoảng 120 triệu đồng/2 vụ… Theo cách tính của ông Vuông, mỗi năm với mô hình trang trại tổng hợp này, trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu về khoảng 200 triệu đồng.
Ông Vuông cũng cho biết: Dù chỉ là một mô hình chăn nuôi trang trại nhưng muốn thành công thì cần phải có kiến thức, quyết tâm dám nghĩ, dám làm. Không những vậy, muốn tồn tại và phát triển thì cần phải tư duy linh hoạt, sáng tạo, nghiên cứu nắm vững thị trường… có như vậy mới đảm bảo đem lại giá trị thu nhập cao.
Do trang trại của ông có diện tích khá lớn, xung quanh là ruộng canh tác lúa của bà con trong xã, do đó ông Vuông còn luôn chú ý đến việc xả nước từ hồ ra ruộng lúa để phục vụ cho bà con sản xuất. Ông Vuông chia sẻ thêm: Công việc này không phải chính quyền xã nhắc nhở mà tôi luôn chủ động xả nước giúp đỡ bà con; đó cũng là một cách thay nước, làm sạch môi trường sống cho các con nuôi trong hồ đầm...
Hiện nay, nói đến gia đình ông Nguyễn Đình Vuông, người dân trên địa bàn ai cũng biết và đều nói rằng gia đình ông Vuông giỏi làm kinh tế. Mô hình chăn nuôi tổng hợp của ông cũng đã được nhiều hộ dân trong huyện tham quan, học hỏi và áp dụng có hiệu quả.

04/10/2021
03/10/2021

Address

Gia Lâm
10000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hiệu thuốc thú y Hoàng Nam Tây Ninh- Green Free posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category