Viện Khoa Học Sức Khỏe Vật Nuôi

Viện Khoa Học Sức Khỏe Vật Nuôi Trang này chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho các bạn các thông tin mới nhất về ngành chăn nuôi thú y và cung cấp cho mọi người các tài liệu quan trọng

KINH NGHIỆM NUÔI DÊ ĐẠT HIỆU QUẢ Đến với trang trại nuôi dê của ông Đua, điều cảm nhận đầu tiên đó là một không gian tho...
16/07/2021

KINH NGHIỆM NUÔI DÊ ĐẠT HIỆU QUẢ
Đến với trang trại nuôi dê của ông Đua, điều cảm nhận đầu tiên đó là một không gian thoáng mát, sạch sẽ; những con dê với bộ lông trắng tinh mập mạp, khỏe mạnh và thân thiện. Để có được cơ ngơi như hôm nay, ông Đua đã trải qua cả một quá trình.
Khi nhận thấy quê hương mình có nhiều nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp dễ tìm để làm thức ăn cho dê, vì vậy ông Đua quyết định cải tạo lại 2ha đất vườn của gia đình để xây chuồng nuôi dê và trồng cỏ xung quanh (giống cỏ Mulato II) nhằm tạo nguồn thức ăn cho dê. Những ngày đầu đưa dê giống về chuồng nuôi, ông Đua cũng gặp nhiều bỡ ngỡ vì đây là mô hình mới của địa phương. Tuy nhiên, với quyết tâm của bản thân nên ông Đua không ngừng mày mò, học tập kinh nghiệm từ bạn bè đi trước và nghiên cứu trên internet về quy trình nuôi dê đạt hiệu quả. Nhờ vậy, mô hình nuôi dê lấy sữa được ông thực hiện từ năm 2005 đến nay không ngừng phát triển qua từng năm và hiện đã trở thành một trang trại với số lượng dê lớn nhất của tỉnh. Với 15 con dê giống ban đầu được ông mua từ Trung tâm giống Quốc gia nay đã nhân lên được tổng đàn khoảng 300 con, trong đó dê lấy sữa có 250 con.
Để có được những con dê mập mạp, khỏe mạnh và cho nguồn sữa dồi dào, ông Đua cho biết là chuồng nuôi dê cần xây cao khỏi mặt đất từ 0,9-1m, bề rộng của chuồng là từ 2-2,5m, còn chiều dài thì tùy thuộc vào số lượng dê được thả nuôi nhưng đảm bảo tối thiểu từ 1-1,5m/con. Việc xây chuồng cao ráo hơn mặt đất nhằm giúp cho việc vệ sinh chuồng được dễ dàng, khâu xử lý phân dê cũng thuận tiện và hạn chế việc dê tiếp xúc mặt đất để phòng ngừa một số bệnh. Vật liệu xây dựng chuồng dê là thân gỗ hoặc tre và phía trước chuồng dê sẽ làm máng để đưa thức ăn vào. Xung quanh chuồng dê, bà con làm nhà tiền chế để che nắng, mưa; trong đó lưu ý là không dựng các vách nhằm tạo sự thoáng mát.
Cũng theo ông Đua, khi bà con mới bắt dê giống thì nên lựa những con có trọng lượng từ 20kg trở lên để khi đem về nuôi dê không bị mất sức. Trong quá trình nuôi thì phải đảm bảo cho ăn, uống đầy đủ để dê khỏe mạnh và phát triển. Đối với chế độ ăn thì đảm bảo 3 cử/ngày, riêng dê trong quá trình sinh sản thì có thể tăng thêm số lần cho ăn. Về thức ăn của dê, ngoài nguồn chính là cỏ thì vẫn còn nhiều loại khác rất dễ tìm tại địa phương như rơm rạ, chuối cây, thân bắp, rau muống, lục bình hay lá mít… nên rất phù hợp cho người nông dân trong tỉnh áp dụng.
So với nhiều động vật khác như trâu, bò thì nuôi dê dễ hơn rất nhiều. Ngoài ra, dịch bệnh trên dê cũng ít, trong đó chỉ thường xuất hiện 2 loại bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, để hạn chế bệnh xuất hiện thì người nuôi cần vệ sinh kỹ chuồng trại, nhất là nước uống và thức ăn phải đảm bảo sạch. Ngoài ra, để dê phát triển mạnh khỏe hơn thì hàng tháng người nuôi nên chích thuốc bổ cho dê.
Mặt khác, có một điểm khá đặc biệt mà không phải trang trại hay chuồng nuôi dê nào cũng có là việc ông Đua mở nhạc thường xuyên trong trang trại dê của mình. Theo ông Đua, cách làm trên nhằm giúp con dê giảm stress (căng thẳng), hạn chế phá chuồng, tiết sữa được nhiều hơn do thoải mái và lớn nhanh.
Hiện tại, trang trại của ông Đua nuôi 2 loại giống dê là Saanen và Boer. Sau thời gian nuôi từ 1,5-2 năm thì trọng lượng của con dê cái có thể đạt từ 70-80kg/con và dê đực đạt khoảng 100kg/con. Dê cái trưởng thành (sau 2-3 năm nuôi) vào lúc sinh sản có thể cho từ 2-2,5 lít sữa/con/ngày. Mỗi con dê cái khi sinh sản sẽ đẻ từ 2-3 con. Với 250 con dê cái tại trang trại, hiện mỗi ngày ông Đua thu được từ 40-50 lít sữa.
Từ nguồn sữa dê trên, ông Đua phối hợp với một số đơn vị chế biến ra 4 sản phẩm đang được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và được thị trường trong, ngoài tỉnh ưa chuộng gồm: sữa dê thanh trùng, yaourt sữa dê, sữa chua dê sấy khô (sấy thăng hoa) và phô mai dê. Ngoài kinh doanh từ sữa dê thì hàng năm, ông Đua còn bán khoảng 10% số lượng dê con từ đàn dê cái tại trang trại sinh sản được để bà con trong và ngoài tỉnh mua về làm giống nhân rộng mô hình.
Ông Đua bộc bạch: “Hơn ai hết, chính bản thân mình thấu hiểu được sự khó khăn khi mới bắt đầu vào nghề. Do đó, tôi không ngần ngại chia sẻ mọi kinh nghiệm khi có ai hỏi về quy trình nuôi dê đạt hiệu quả. Đã có không ít người đến đây mua dê giống về nuôi và áp dụng tốt các hướng dẫn nên đều đạt hiệu quả kinh tế. Do dê là loài vật dễ nuôi, không cần diện tích đất rộng nên mô hình rất thích hợp với những hộ có ý chí thoát nghèo. Hiện tại, ngoài bán dê giống, hỗ trợ kỹ thuật thì tôi còn bao tiêu nguồn sữa dê khi bà con liên kết. Tới đây, ngoài tiếp tục nâng cao chất lượng và mẫu mã 4 sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh thì tôi còn dự định đưa ra thị trường thêm một sản phẩm từ sữa dê và cũng đăng ký xét đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh…”.

Dùng thảo dược trị bệnh cho vật nuôi1. Tinh dầu bạc hà Giảm ho, làm giảm các triệu chứng của bệnh như là: Hen, viêm xoan...
16/07/2021

Dùng thảo dược trị bệnh cho vật nuôi
1. Tinh dầu bạc hà
Giảm ho, làm giảm các triệu chứng của bệnh như là: Hen, viêm xoang, cúm, viêm phế quản,, chống buồn nôn, giảm đau cơ, giảm đau họng, giảm tắc nghẽn mũi hay là các dạng ho có đờm.
2. Tinh dầu khuynh diệp
Cải thiện triệu chứng của nhiều bệnh hô hấp bao gồm:hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang, cảm lạnh, ho và cảm cúm,
3. Tinh dầu kinh giới
Giúp làm sạch đường hô hấp, loại bỏ chất nhầy và đờm, làm dịu những cơn đau do viêm họng và ho, hữu hiệu cho việc phòng trị bệnh về đường hô hấp và chống dị ứng, làm dịu các phản ứng dj ứng.
👉Người ta đã nghiên cứu dùng hỗn hợp tinh dầu khuynh diệp cũng như các dạng tinh dầu kinh giới có ảnh hưởng tới sự nhiễm bệnh tự nhiên do Mycoplasma gây ra.
Nguồn: Bs Dương.

Các bạn đã bao giờ gặp rắc rối về đuôi heo khi làm việc ở trạng trại chưa?Còn mình thì Boss tí nữa là không bán được con...
15/07/2021

Các bạn đã bao giờ gặp rắc rối về đuôi heo khi làm việc ở trạng trại chưa?
Còn mình thì Boss tí nữa là không bán được con heo nào vì Cắt đuôi quá dài, cắn nhau tè le.
👉 Nhìn vào bức hình bên dưới, các bạn sẽ thấy đâu là heo bán được 🙂và đâu là heo không bán được😡 nhé!!

Trước và sau khi sử dụng Green FreeVật nuôi lớn nhanh, xuất chuồng sớmB**g đùi nở môngTiết kiệm chi phí, gia tăng thu nh...
15/07/2021

Trước và sau khi sử dụng Green Free
Vật nuôi lớn nhanh, xuất chuồng sớm
B**g đùi nở mông
Tiết kiệm chi phí, gia tăng thu nhập

Đẩy hàng về cho bà con cả nước lúc nào cũng là niềm vui
13/07/2021

Đẩy hàng về cho bà con cả nước lúc nào cũng là niềm vui

CÁCH TÍNH SỐ CHUỒNG CHO TRẠI HEO 1200 NÁI MUỐN LÀM TRƯỞNG TRẠI PHẢI BIẾTCách tính này dựa trên các chỉ tiêu như: số lứa ...
13/07/2021

CÁCH TÍNH SỐ CHUỒNG CHO TRẠI HEO 1200 NÁI
MUỐN LÀM TRƯỞNG TRẠI PHẢI BIẾT
Cách tính này dựa trên các chỉ tiêu như: số lứa đẻ trên năm, tỷ lệ thay thế đàn, số ngày, số tuần cai sữa... Các chỉ tiêu này được lấy theo tiêu chuẩn hiện nay.
Đối với chuồng đẻ
Tính trung bình hiện nay số lứa đẻ/nái/năm là 2,45, do đó với trại 1200 nái thì một tuần sẽ có số heo vào đẻ tính theo công thức sau:
Số nái đẻ = (1200 * 2, 45) / 52= 56 nái/tuần.
Vì vậy 1 tuần chuồng đẻ cần ít nhất là 56 ô nái để nhận heo vào đẻ. Và thời gian chuồng được quay vòng sử dụng là 6 tuần.
Con số 6 tuần này được giải thích như sau.
Heo mang thai chuyển sang chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến từ 5 – 10 ngày.
Sau đó nuôi con từ 21 – 24 ngày. Hiện nay thời gian cai sữa tối thiểu phải là 21 ngày và tốt nhất là 24 – 25 ngày. Cần tránh việc cai sữa sớm sẽ làm khối lượng heo con cai sữa thấp < 7kg dẫn tới việc heo bị tiêu chảy và chậm lớn bên chuồng cai sữa. Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì thời gian cai sữa tốt nhất khi heo con được 24 đến 25 ngày tuổi và trọng lượng cai sữa khoảng 7.5 – 8 kg.
Sau khi cai sữa các ô chuồng được làm vệ sinh sạch sẽ, để khô, phun thuốc sát trùng và để trống chuồng ít nhất 1 tuần. Lưu ý cần vệ sinh thật sạch và để trống chuồng đủ thời gian nhằm tránh việc heo con bị tiêu chảy và viêm da.
Như vậy, số ngày heo ở chuồng đẻ và thời gian trống chuồng = 10 + 24 + 8 = 42 ngày, tương đương với 6 tuần.
Số lượng heo sang đẻ mỗi tuần là 56 nái và thời gian cần cho mỗi nhóm là 6 tuần do đó với 1200 nái ta nên xây dựng 3 chuồng đẻ mỗi chuồng 112 ô và được ngăn làm hai dãy mỗi bên 56 ô để tiện việc vệ sinh và trống chuồng.
(56 nhân 6 = 336 ô chuồng để đủ cho heo đẻ 6 tuần tới chu kì tiếp theo)
Đối với chuồng phối và mang thai:
Vì thời gian heo ở bên chuồng đẻ khoảng 4 tuần, do đó chuồng đẻ sẽ thường xuyên có 4*56 = 224 nái. Như vậy số heo mang thai thường xuyên ở chuồng phối và mang thai sẽ là 1200 – 224 = 976 nái.
Với heo mẹ cai sữa sang cần thời gian là 1 tuần để lên giống do đó cần có thêm 56 ô cho nái cai sữa sang chờ phối.
Nên chú ý hiện nay tỷ lệ thay thế đàn / năm cần đạt được là 50% tổng đàn tức là với trại 1200 nái thì mỗi năm cần loại thải 600 nái già và thay vào đó là nái hậu bị mới. Đặc biệt với các trại có bệnh tai xanh – PRRS, việc nhập heo hậu bị từ bên ngoài và gây nhiễm chủng virus trong trang trại là rất khó, dẫn tới tình trạng heo hậu bị quá tuổi phối và cân nặng nhưng vẫn chưa thể đưa vào phối. Vì vậy, những trang trại này cần tự làm heo hậu bị.
Mỗi năm thay thế 600 nái tương đương với mỗi tuần cần thay thế 12 heo hậu bị ( chỗ này lấy 600 chia cho 52 tuần ). Heo hậu bị tính từ khi chuyển lên chuồng phối đến khi phối giống là 3 tuần, do đó thường xuyên có 12*3 = 36 heo hậu bị ở chuồng phối.
Vậy tổng số ô mang thai cần có sẽ là 976 + 56 + 36 = 1068 ô.
Như vậy với quy mô 1200 nái ta cần xây 3 chuồng mang thai mỗi chuồng có = 356 ô cho heo mẹ (lấy 1068 chia cho 356 ) và một ô cho heo đực thí tình.
Đối với chuồng heo đực
Với tỉ lệ đảm nhiệm của heo đực là 1 đực/60 nái thì chuồng heo đực chỉ cần xây 20 ô và 2 ô khai thác tinh. Lưu ý chuồng đực và phòng tinh cần xây cạnh nhau để tránh việc tinh khai thác xong phải vận chuyển xa gây chết tinh.
Đối với chuồng heo sau cai sữa
Tính trung bình số heo cai cai sữa/nái/lứa = 10 heo, mà mỗi tuần ta có 56 heo đẻ do đó ta có 560 heo con. Heo ở chuồng cai sữa 7 tuần và 1 tuần vệ sinh để trống chuồng ( tức là trong 8 tuần cần chứa 4480 heo cho tới chu kì trống chuồng tiếp theo ) như vậy với thiết kế chuồng 1120 heo/chuồng ta cần số chuồng heo cai sữa là:
= 4 chuồng.
với thiết kế chuồng ít heo hơn ta chỉ cần lần 4480 chia cho số heo trong mỗi chuồng để ra được số chuồng cần cho heo cai sữa

12/07/2021

Farm bò thịt 1400 con 😎

Cho heo uống bao nhiêu nước?Nước uống là một phần quan trọng để heo khỏe mạnh. Chắc chắn mọi người đều biết như vậy, như...
12/07/2021

Cho heo uống bao nhiêu nước?
Nước uống là một phần quan trọng để heo khỏe mạnh. Chắc chắn mọi người đều biết như vậy, nhưng lượng nước bao nhiêu và chất lượng nước thế nào thì không phải ai cũng biết tường tận.
80% trọng lượng cơ thể của 1 con heo sơ sinh được cấu thành từ nước, trong khi đó chỉ số này ở 1 con heo thịt đến tuổi xuất chuồng là 55%.
Khi heo thiếu nước uống, những hậu quả thường gặp là ăn ít đi, tăng cân chậm, ăn vào mà không hấp thụ được nhiều, nái thiếu nước sẽ giảm sữa.
Khi đi tìm các nguyên nhân gây bệnh hoặc tăng trọng kém, các lý do về thức ăn thường được xem xét kỹ và xem nhẹ yếu tố nước uống. Ở Anh Quốc, nếu bạn để heo bị khát, nhà chức trách có thể phạt bạn, vì luật pháp của họ qui định rằng heo có quyền được uống nước đầy đủ và phải là nước sạch.
Mỗi ngày phải cắt cử nhân viên đi kiểm tra xem hệ thống nước uống có hoạt động bình thường không, bao gồm xem bốn đựng nước có vật lạ không, các ống dẫn nước hoạt động tốt, và các núm cũng phải như thế.
Bên cạnh đó, là đảm bảo mọi con heo đều có thể tiếp cận để uống nước. Và lượng nước mỗi con uống bao nhiêu là tốt, bạn nên tham khảo bảng 1.
Đối với những trại có hệ thống cung cấp nước tự động, thì cần quan tâm thêm đến lưu lượng nước của vòi, và nên tham khảo tiêu chuẩn ở bảng 2.
Chiều cao của vòi nước cũng cần phù hợp với những con heo, người ta dựa vào cân nặng của heo để tính chiều cao tiêu chuẩn của vòi nước.

* MỘT CHÚT VỀ PENICILLIUMPennicillium là kháng sinh đầu tiên được tìm ra trên thế giới do nhà khoa học Alexander Fleming...
11/07/2021

* MỘT CHÚT VỀ PENICILLIUM
Pennicillium là kháng sinh đầu tiên được tìm ra trên thế giới do nhà khoa học Alexander Fleming đến từ Scottland
Với một phát hiện rất tình cờ vào năm 1928, nhận thấy một loại nấm mốc bám vào một trong những đĩa thí nghiệm đã hầu như tiêu diệt hết đám vi khuẩn mà nó chạm tới, dẫn tới luồng suy suy nghĩ loài nấm mốc này chắc hẳn chứa đặc tính kháng sinh
Sau vài tuần ông đã phân lập được nấm mốc và phát hiện nó thuộc chủng Pennicillium
* THẦN DƯỢC TRONG NHỮNG CUỘC CHIẾN
Sự phát hiện ra penicillium cũng như sự ứng dụng những đặc tính “ thần kỳ “ của nó đã làm thay đổi không nhỏ cục diện trong những cuộc chiến tranh
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, một nhóm nhà khoa học đã ứng dụng sử dụng pennicilium trong điều trị vết thương hở, sát trùng, nhiễm khuẩn và ngay sau đó một số lượng lớn đã được sản xuất cấp tốc để tiếp ứng ra chiến trường để điều trị cấp tốc và đã cứu rất nhiều sinh mạng trong chiến tranh đơn giản chỉ vì bị nhiễm trùng cấp nặng
* CƠ CHẾ VÀ TÍNH NĂNG
Pennicilium sát trùng bằng cách giết chết vi khuẩn và hạn chế sự sinh trưởng của chúng tuy nhiên nó chỉ diệt các phần tử đang trong quá trình sinh trưởng và sinh sản
* TẢN MẠN PENNICILIUM TRONG THÚ Y
Pennnicilium là một trong 4 nhóm trong nhóm Beta – lactam, (Beta – lactam là nhóm kháng sinh có cấu trúc hoá học chứa vòng Beta – lactam)
Pennicilium có phổ trên gram âm và gram dương
Trong thú y Pennilicium được sử dụng khá là phổ biến nó phòng và trị các bệnh nhiễm khuẩn gram(+) như: tụ huyết trùng, đóng dấu, viêm da, viêm vú do Staphylococus, bệnh Leptop ( bệnh lợn nghệ), viêm tiết niệu , viêm khớp,….
Pennicilium kết hợp tốt với Streptomycine, Gentamycine, Kanamycine, Coslistine,… đối kháng với một số kháng sinh như: Oxytettracyline, Doxycyline, Lincomycine,…
Đặc biệt hiệu quả trong điều trị viêm da tiết dịch
Tính hiệu quả và hoat lực của Pennicilium được cho là rất nhạy cảm với vi khuẩn Staphylococcus hyicus gây viêm da tiết dịch ở heo và gia súc
* MỘT SỐ PHÁC ĐỒ CHỮA TRỊ VIÊM DA TIẾT DỊCH Ở HEO, VIÊM DA NỔI CỤC HIỆU QUẢ Ở TRÂU BÒ:
Phác đồ 1: sử dụng penni – strep + gluco k c namin trợ sức trợ lực, tạo da non + Nano bạc sát trùng + xịt tetrablue (oxy tetracyline + xanh metylen)
Phác đồ 2: Flu viêm (flufinicol) + trypahorse (diệt ký sinh trùng máu) + Huyễn dịch kéo dài LA (K/s Cefquinome, Tulathromycine) + Sát trùng Nano bạc
Phác đồ 3: Flu viêm + Martosal + Martin LA + iod sát trùng
Đặc biệt nếu có ve ghẻ, ngoại ký sinh trùng bám dính ở da thì dung thêm k/s ivermectin để diệt

Uy tín tạo lên thương hiệu
11/07/2021

Uy tín tạo lên thương hiệu

Thành quả của GREEN FREE
10/07/2021

Thành quả của GREEN FREE

09/07/2021

Chắc các bạn đều biết đến máy vắt sữa bò phải sử dụng bằng tay. Hôm nay mình sẽ đưa các bạn tới farm bò sữa vắt sữa bằng robot hiện đại nhất ở Đan mạch nhé 🇩🇰 . Hoàn toàn 100% vắt bằng robot từ khâu rửa vú đến vắt sữa. 😜🐄

Address

Nhà Máy 3, Lô 3, KCN Phú Thị
Gia Lâm
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Viện Khoa Học Sức Khỏe Vật Nuôi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category