AQUA CLEAN - Đỉnh Cao Công Nghệ Vi Sinh Xử Lý Nước

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • AQUA CLEAN - Đỉnh Cao Công Nghệ Vi Sinh Xử Lý Nước

AQUA CLEAN - Đỉnh Cao Công Nghệ Vi Sinh Xử Lý Nước AQUA CLEAN tạo men vi sinh công nghệ cao
Đánh bay tảo độc và tạo màu trà tự nhiên

14/09/2023

🌊 Bà con đang lo lắng về tình trạng nước ao cá, ao tôm của mình? Tảo xanh đang làm cho nước của bạn trở nên bẩn, đục mà không biết làm thế nào để khắc phục? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng và hiệu quả!

💥 Sản phẩm AQUA CLEAN - Men vi sinh chất lượng cao, không cần ngâm ủ, sẽ đưa bạn đến một nước ao sạch, tươi mát và đẹp mắt chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Với AQUA CLEAN, bạn sẽ:

✅ Loại bỏ hoàn toàn tảo xanh, tảo lam cực nhanh
✅ Đảm bảo nước ao luôn trong trạng thái sạch và trong suốt
✅ Phân huỷ tốt các mảng mùn bã, thức ăn dư thừa
✅ Giảm khí độc độc hại như NH3, NO2, H2S, đảm bảo sức kháng của tôm cá
✅ Tạo màu nước đẹp, ổn định và tự nhiên
✅ Cắt tảo an toàn và hiệu quả chỉ sau 2-3 lần sử dụng

👉 Sử dụng rất đơn giản: chỉ cần pha 1 gói 500 gram với 50 lít nước ao và áp dụng theo hướng dẫn, bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay sau một đêm.

🚚 Đặc biệt, chúng tôi giao hàng MIỄN PHÍ đến tận nơi cho tất cả các đơn hàng. Bạn chỉ cần nhắn tin hoặc gọi Hotline 0845.644.840 để đặt hàng và nhận ưu đãi hấp dẫn.

🏡 Địa chỉ của chúng tôi: Lô 2, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội.

14/07/2023

🔔AQUA CLEAN - ĐÁNH BAY TẢO ĐỘC - LOẠI BỎ CẶN BẨN SAU 1 LẦN SỬ DỤNG
🔔THỰC TẾ 100% HIỆU QUẢ của Khách Hàng sử dụng !!!
👉Gọi Ngay Hotline 0845.644.840 để Đặt Hàng và nhận Ưu Đãi
-------------------------------------------------
Công dụng :
⭐ Phân huỷ mùn bã hữu cơ, thức ăn dư thừa
⭐ Tạo màu trà , nước đẹp, ổn định
⭐ Sạch nhày nhớt lợn cợn, sạch bạt sạch đáy
⭐ C.ắt tảo an toàn và hiệu quả sau 2 3 lần sử dụng
⭐Giảm khí độc NH3, N02, H2S
Tất cả các đơn hàng đều được miễn phí ship.
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn
📌Địa chỉ: Lô 2, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội.
--------------------------------
Liên hệ : 0845.644.840 để được tư vấn

11/07/2023

👉SẠCH BAY TẢO NHỚT+Tạo Màu Trà sau 2 Ngày+Tôm Cá Khoẻ Mạnh
⚡️Xử Lý Nước An Toàn, Bảo Vệ Môi Trường, Tiết Kiệm Chi Phí
Gọi Ngay Hotline: 0845 644 840 để Đặt Hàng và nhận Ưu Đãi
-------------------------------------------------
Ưu điểm vượt trội của men vi sinh AQUA CLEAN
+ Nước đẹp màu trà ổn định
+ Sạch nhày nhớt lợn cợn
+ Sạch bạt, sạch đáy
+ Giảm khí độc NH3, N02, H2S
+ Phân huỷ mùn bã hữu cơ dư thừa.
+ Cắt tảo an toàn sau 2 3 lần sử dụng
💥Tất cả các đơn hàng đều được miễn phí ship.
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn
☎️ Gọi Ngay Hotline : 0845 644 840
Để được tư vấn nhanh nhất và đặt hàng với giá thành hợp lí.

Cách nuôi tôm hiệu quảNuôi tôm hiệu quảNgười nuôi nên kiểm soát chặt chẽ việc cho tôm ăn vì thức ăn luôn chiếm chi phí c...
01/07/2023

Cách nuôi tôm hiệu quả
Nuôi tôm hiệu quả
Người nuôi nên kiểm soát chặt chẽ việc cho tôm ăn vì thức ăn luôn chiếm chi phí cao nhất. Lượng thức ăn cần phải điều chỉnh phù hợp theo thời tiết và điều kiện ao nuôi tôm hiệu quả.

Chi phí thức ăn trong nuôi tôm thường chiếm 50% tổng chi phí đầu tư và việc quản lý thức ăn vẫn cần phải được cải tiến. Chất thải hữu cơ, thức ăn thừa tích tụ sẽ gây ra hơn 60% các vấn đề trong ao nuôi tôm. Nếu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) là 1:1 thì cứ cho vào ao 100 kg thức ăn sẽ có đến 70 kg chất thải (thức ăn thừa, phân tôm…). Thức ăn thừa tích tụ ở đáy ao là nguyên nhân gây bùng phát khí độc, đặc biệt khi mà hàm lượng oxy giảm hoặc khi tảo phát triển quá mức. Bài viết này tập trung vào việc làm thế nào để quản lý thức ăn một cách có hiệu quả.Cho ăn thừa có thể thúc đẩy tôm tăng trưởng trong giai đoạn phát triển ban đầu, đặc biệt khi chất lượng nước vẫn còn tốt. Tuy nhiên, khi chất thải hữu cơ tích tụ quá nhiều, ao nuôi sẽ quá tải, vượt qua khả năng chịu đựng. Hệ số chuyển đổi thức ăn cao khi đó sản lượng tôm thu được sẽ thấp. Vì vậy, luôn cẩn thận trong việc cho ăn, nên cho ăn thiếu cho dù tốc độc tăng trưởng hàng ngày của tôm có chậm chút ít. Giải pháp tốt nhất là cho tôm ăn theo nhu cầu, điều này đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm. Những lợi ích mang đến là tôm nuôi khoẻ mạnh và giảm được sự lo lắng cho người nuôi.

“Cho tôm ăn theo nhu cầu có nghĩa là cần phải dựa trên tập tính của con tôm. Hầu hết các sai lầm mà chúng ta mắc phải là chúng ta suy nghĩ cho tôm ăn theo cách của con người, chứ không phải con tôm.”

Thế nào là thức ăn tôm chất lượng cao

Thức ăn tôm chất lượng cao thường có các đặc tính sau:

– Đồng đều về kích thước, hình dạng và màu sắc
– Vết cắt sắc gọn
– Ít bụi
– Bề ngoài mịn
– Mùi thơm hấp dẫn
– Không rã trong nước sau 3 giờ
– Không chứa các tạp chất như mảnh thuỷ tinh, cát, nấm mốc, ẩm ướt…
– Thức ăn phải thu hút tôm bắt mồi

Chúng ta chỉ nên cho ăn khi tôm thật sự muốn ăn và ngăn ngừa sự tích tụ thức ăn thừa trong ao.

“Nhìn chung, chúng ta phải xem thức ăn như là một tài sản trước khi rải xuống ao, đồng thời cũng là một mối nguy nếu còn lại trong ao sau 3 giờ”

Tập tính ăn của tôm

Tôm sú và tôm chân trắng đều là động vật ăn thịt và rất háu ăn như các loài giáp xác khác. Nó sử dụng các giác quan là xúc giác để tìm kiếm thức ăn và cần khoáng chất để tăng trưởng, pH phù hợp giúp máu tuần hoàn và tiêu hoá tốt. Môi trường sống ảnh hưởng đến cơ thể tôm như: sự thèm ăn, quá trình trao đổi chất, hoạt động lột xác, sự tiêu hoá và hệ thống miễn dịch. Việc cho tôm ăn cần phải được cân nhắc dựa trên đặc điểm của tôm như đường ruột ngắn, vận động liên tục và tập tính hung hãn bắt mồi.

Cho ăn tùy thuộc vào môi trường ao

Một vài yếu tố môi trường nước ao nuôi có ảnh hưởng đến việc cho tôm ăn. Trong đó, lượng oxy hoà tan và nhiệt độ nước là hai yếu tố chính cần được quan tâm. Tôm giảm ăn khi hàm lượng oxy hoà tan thấp hơn 4 ppm và ngưng ăn khi thấp hơn 2 ppm. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 28 – 30oC. Mỗi khi nhiệt độ giảm đi khoảng 2oC thì lượng thức ăn nên giảm khoảng 30% so với lượng thức ăn trung bình. Nên kiểm tra nhiệt độ nước trong ao trước khi cho tôm ăn. Nếu hàm lượng oxy hoà tan và nhiệt độ nước chưa thích hợp thì cần chờ ánh sáng mặt trời chiếu xuống ao ít nhất 1 giờ rồi mới cho tôm ăn bữa ăn đầu tiên trong ngày. Lúc này hàm lượng oxy hoà tan là lý tưởng nhất.

Ảnh hưởng của nhiệt độ cao

Thời gian mà thức ăn nằm trong ruột tôm sẽ thay đổi theo nhiệt độ nước ao. Khi nhiệt độ nước tăng cao, tôm sẽ ăn nhanh hơn và cũng sẽ bài tiết nhanh hơn so với nhiệt độ thấp. Người nuôi cần kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn bằng cách cho ăn theo bảng hướng dẫn vào mùa hè và nên kéo dài khoảng cách giữa các lần cho ăn vào mùa lạnh.

Dòng nước chảy

Do tôm thường bơi ngược dòng nước, người nuôi cần rải thức ăn theo dòng nước chảy. Tôm sẽ di chuyển dọc khu vực cho ăn khá rộng, thức ăn cần được rải đều và mỏng tại các khu vực cho ăn này. Điều này là hợp lý để tránh rải một lượng lớn thức ăn trong một khu vực nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cỡ tôm không đồng đều. Việc cho ăn đúng cách sẽ giúp cho hệ số chuyển đổi thức ăn thấp và đồng thời có được chất lượng nước tốt.

Khu vực cho ăn

Ở Thái Lan, người nuôi điều khiển dòng nước chảy bằng máy quạt nước để gom chất thải vào giữa ao. Khu vực chất thải này được đánh dấu bằng tre hoặc phao. Điều này sẽ giúp người nuôi không rải thức ăn vào nơi có chất thải hoặc khí độc. Nên tránh rải thức ăn vào nơi nước chảy yếu, nơi có nền đáy ao không được sạch.

Nhá (sàn, vó) cho ăn

Khi thức ăn không còn trong nhá, điều đó không hoàn toàn có nghĩa là tôm ăn tốt. Đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy “điều bất thường” và cần phải được tìm hiểu cặn kẽ. Không phải lúc nào cũng cho tôm ăn theo nhu cầu đúng từng giai đoạn phát triển, mà còn tuỳ thuộc vào tình hình biến động khác (sức khoẻ tôm, thời tiết, môi trường nước…).
Bảng hướng dẫn cho ăn giúp có được cái nhìn tổng quan về nhu cầu thức ăn và tốc độ tăng trưởng của tôm. Hầu hết những người nuôi tôm Thái Lan đều sử dụng bảng hướng dẫn này để giới hạn mức cho ăn tối đa. Việc này đòi hỏi người nuôi biết được chính xác có bao nhiêu tôm trong ao và khu vực nào sạch để cho ăn (nơi có đầy đủ oxy nhờ quạt nước hoặc có dòng chảy tốt). Tóm lại, người nuôi nên điều chỉnh thức ăn dựa vào bảng hướng dẫn cho ăn, nhưng vẫn theo dõi sức ăn tôm thông qua kiểm tra nhá.

Một số người nuôi thì cố gắng tự lập bảng cho ăn sao cho phù hợp với điều kiện ao nuôi của mình như tính chất nền đáy, các yếu tố môi trường nước, khí hậu, nguồn con giống… Nhìn chung, lượng thức ăn hợp lý nên bằng 80 – 90% so với bảng hướng dẫn cho ăn. Khi sử dụng bảng cho ăn này, người nuôi có thể tính được tốc độ tăng trưởng ngày, khối lượng tôm trong ao, tỷ lệ sống và các vấn đề khác. Ngoài ra, mỗi trại nuôi cũng nên có ít nhất một người biết sử dụng thông tin này để kiểm soát lượng thức ăn cùng với việc quan sát nhá cho ăn.

Sử dụng nhá (sàn, vó) để điều chỉnh lượng thức ăn

Nhá được đặt tại nơi thuận lợi trong khu vực cho ăn, người nuôi sẽ cho một lượng lớn thức ăn để thu hút tôm. Nếu thấy thức ăn hết sạch trong thời gian cụ thể, lượng thức ăn phải tăng lên hoặc được giữ nguyên.

Tuy nhiên, những trường hợp sau đây cho thấy thỉnh thoảng sai lầm vẫn xảy ra khi các nhá được sử dụng không đúng cách, dẫn đến kết quả không chính xác.

– Khi chất thải lan rộng đến khu vực cho ăn, tôm có xu hướng ăn hết thức ăn có trong nhá trước khi tìm kiếm thức ăn trong khu vực có chất thải.

– Đặt nhá sai vị trí, nơi có dòng nước yếu hoặc quá mạnh (thức ăn có thể bị cuốn trôi theo dòng nước).

– Hạ hoặc nâng nhá quá nhanh có thể làm dạt thức ăn ra ngoài.

Hướng dẫn sử dụng nhá (sàn, vó)

Vị trí thích hợp để đặt nhá là chổ bằng phẳng, như trên nền đáy ao có dòng nước nhẹ. Thả nhá nhẹ nhàng, xuôi theo dòng nước tạo thành góc 15 độ so với mặt nước ao. Kích thước nhá khoảng 0,4 – 0,6 m2, với chiều cao gờ là 8 – 10 cm, tốt nhất là nên có bốn chân nhá dài 5 cm. Nhá được hạ xuống hoặc nâng lên một cách nhẹ nhàng và trong điều kiện nắng gắt thì không nâng nhá lên khỏi mặt nước.

Những điều cần chú ý

Nhá cho ăn sẽ cho biết những điều sau: Nếu còn thức ăn thì lượng thức ăn cho bữa kế tiếp nên giảm khoảng 10% với điều kiện là thời tiết và các yếu tố khác không thay đổi; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có vài con tôm thì lượng thức ăn nên được duy trì; Nếu trong nhá không còn thức ăn và có ít hay không có tôm thì lượng thức ăn cho lần ăn kế tiếp tăng khoảng 5% cũng với điều kiện là thời tiết và các yếu tố môi trường không thay đổi.

Số liệu thống kê cho thấy lượng thức ăn đạt tối đa là 42 kg/100.000 tôm đến khi tôm đạt kích cỡ 80 – 100 con/kg. Từ 80 con/kg trở về sau, thức ăn cần được duy trì ở mức này. Nên giảm 5% lượng thức ăn khi tôm vượt kích cỡ 50 con/kg. Dấu hiệu nhận biết của việc cho ăn thừa là tảo phát triển quá mức (màu đậm, độ trong dưới 20 cm) hoặc hàm lượng khí ammonia (NH3) tăng cao. Khi điều này xảy ra, giải pháp hiệu quả nhất là giảm lượng thức ăn.

30/06/2023
29/06/2023

👉SẠCH BAY TẢO NHỚT Tạo Màu Trà sau 1ĐÊM
👉Tôm Cá Khoẻ Mạnh Xử Lý Nước An Toàn
👉Bảo Vệ Môi Trường, Tiết Kiệm Chi Phí
Gọi Ngay Hotline 0944 895 362 để Đặt Hàng và nhận Ưu Đãi
-------------------------------------------------
Ưu điểm vượt trội của men vi sinh AQUA CLEAN
+ Nước đẹp màu trà ổn định
+ Sạch nhày nhớt lợn cợn
+ Sạch bạt, sạch đáy
+ Giảm khí độc NH3, N02, H2S
+ Phân huỷ mùn bã hữu cơ dư thừa.
+ Cắt tảo an toàn sau 2-3 lần sử dụng
Tất cả các đơn hàng đều được miễn phí ship.
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn
☎️Gọi Ngay Hotline : 0944 895 362
Để được tư vấn nhanh nhất và đặt hàng với giá thành hợp lý.

27/06/2023

🥇SẠCH BẠT, SẠCH ĐÁY, SẠCH NHÀY NHỚT, GIẢM KHÍ ĐỘC
🥇CẮT TẢO An Toàn + Hiệu Quả Nhanh Chóng
🥇Tôm Cá Khoẻ Mạnh, Bảo Vệ Môi Trường, Tiết Kiệm Chi Phí
☎️☎️Gọi Ngay Hotline 0845.644.840 để Đặt Hàng và nhận Ưu Đãi
------------------------------------------------------
💥💥Ưu điểm vượt trội của men vi sinh AQUA CLEAN
-Giảm khí độc NH3, N02, H2S
-Cắt tảo an toàn sau 2-3 lần sử dụng
-Tạo màu trà, tảo khuê đẹp, ổn định
-Phân huỷ mùn bã hữu cơ, thức ăn thừa hiệu quả
-Cắt tảo an toàn sau 2,3 lần sử dụng
+Tất cả các đơn hàng đều được miễn phí ship.
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn!
☎️☎️☎️Gọi Ngay Hotline : 0845.644.840 Để được tư vấn nhanh nhất và đặt hàng với giá thành hợp lí.

Kỹ thuật đào ao nuôi cá – kỹ thuật đào ao, chọn giống, thả cá, chăm sóc ao nuôi Chọn vị trí đào ao nuôi cáTại sao chọn v...
27/06/2023

Kỹ thuật đào ao nuôi cá – kỹ thuật đào ao, chọn giống, thả cá, chăm sóc ao nuôi
Chọn vị trí đào ao nuôi cá
Tại sao chọn vị trí và thiết kế lại liên quan đến nhau? Bởi vì thiết kế phải hài hòa và phụ hợp với vị trí. Vị trí ở đây không chỉ là vị trí ao ở chỗ nào của vườn mà còn là vị trí của ao so với nguồn cấp nước, vùng tháo xả nước để thuận tiện cho việc canh tác sau này.
Trước hết, vị trí ao nuôi nên chọn gần nguồn cung cấp nước, như kênh lạch hoặc sông suối. Lý tưởng nhất là chọn được nơi có thể cung cấp lượng nước trong ao quanh năm, đặc biệt là vào mùa khô cạn.
Tùy thuộc vào chủng loại cá cần nuôi mà nguồn nước cung cấp có những yêu cầu khác nhau. Về cơ bản nước dùng được cho ao nuôi cá có thể là từ kênh lạch, giếng tự nhiên, hồ nước lớn. Cần đảm bảo rằng nguồn nước không bị ô nhiễm.
Một lưu ý quan trọng, ao nuôi cá cần thích hợp cho sự sinh trưởng của thực vật tự nhiên ở đáy ao. Các loại thực vật này là thức ăn tự nhiên cho cá. Sinh vật đáy ao là loài ưa sáng, vì vậy cần chọn vị trí quang đãng. Nếu không tìm được vị trí ít cây, chặt bỏ và dọn dẹp các cây tán lớn là điều cần thiết.
Cần hạn chế việc để các rãnh thoát nước trong vườn đổ dồn vào ao mà không có màng lọc. Lá cây thối rữa đi theo dòng nước đổ vào ao sẽ làm tích tụ khí metan trong ao. Đầu độc và kìm hãm sự phát triển của sinh vật ao.
Thêm một lưu ý để giữ nước trong ao được tốt, tiết kiệm nguồn nước cấp. Thật tồi tệ nếu cấp nước cho ao bao nhiêu, thì bấy nhiêu nước thẩm thấu hết phải không nào? Vì vậy cần chọn nơi làm ao có tỷ lệ đất sét cao, hoặc đất sét pha thịt, những loại đất có độ bão hòa nước thấp và cản trở nước thấm sâu.
Lưu ý khi thiết kế ao nuôi cá
Thiết kế đáy ao sao cho độ dốc vừa phải khoảng dưới 1%. Hướng về rãnh thoát nước đáy ao. Điều này để thuận tiện cho quá trình tháo cạn ao trước khi nuôi trồng và thu hoạch.
Một điểm lưu ý, không cần phải thiết kế ao nuôi cá chuẩn tròn hoặc vuông vắn. Vì hình dạng ao, trong hầu hết các trường hợp là không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cá. Hãy tận dụng triệt để diện tích đất để làm ao nếu bạn muốn tối ưu hóa diện tích.
Tuy nhiên để tiện lắp đặt các thiết bị chăm sóc thì ao cá hình chữ nhật luôn là một lựa chọn tối ưu nhất.
Về kích thước, tùy thuộc vào số lượng cá, và chủng loại cá mà chọn kích thước ao cá phù hợp. Với mô hình nuôi cá nước ngọt chuyên nghiệp, diện tích lý tưởng là 600- 1200 mét vuông. Tuy nhiên với mô hình nông nộ tự cung tự cấp, kích thước 100 mết vuông cũng đủ để chăn nuôi hầu hết các loại cá. Độ sâu phổ biến của ao từ 1.5-2 mét – đã bao gồm lớp bùn dày khoảng 20 cm.
Thiết kế bờ ao nuôi cá: ao nuôi cá có tác dụng giữ nước, và chặn các loài cá có khả năng đục khoét trốn thoát. Độ cao của bờ kè ao thường cao hơn 0.6 m so với mực nước cao nhất của ao.
Bờ ao nên được đắp chắc chắn bằng đất sét. Trồng các loại cỏ có khả năng bén rễ nhanh và sâu để gia cố. Một mẹo nhỏ là có thể trồng các loại cỏ có thể làm thức ăn cho cá trong quá trình sinh trưởng. Vùng đất phèn, cần loại bỏ đất mặt ở quanh bờ ao, và gia cố bằng đất sét hoặc xi măng, để hạn chế nước mưa mang theo độ phèn xuống ao, làm giảm độ pH trong ao.
Thiết kế hệ thống cấp nước và thoát nước cho ao nuôi cá. Với ống cấp nước và ống thoát nước, để tối ưu hóa chi phí, chỉ cần dùng ống nhựa PVC là đủ. Với các ao có diện tích lớn trên 1000 mét vuông, có thể thiết kế ống cấp nước bằng bê tông hoặc kim loại.
Ống cấp nước luôn phải đặt cao hơn mực nước cực đại mong muốn trong ao (cao hơn tầm 15 cm). Ống thoát nước đặt ở vị trí thấp nhất của nền đáy ao. Ở đầu của ông thoát nước, cần gia cố bằng lưới kim loạt chắt chắn đề phòng trừ cá thất thoát khi xả nước.
Tổng kết các bước đào ao nuôi cá.
Bước 1: Đo đạc và đánh dấu.
Dùng cọc và dây đánh dấu chu vi của ao cá, sau đó rải vôi bột trắng đánh dấu theo dây. Sau khi kết thúc vẽ chu vi bằng vôi bột, có thể gỡ dây và cọc. Vùng đánh dấu chính là vùng rìa bờ ao.
Bước 2: Giải phóng mặt bằng.
Chặt bỏ toàn bộ cây cối có trên khu đất chuẩn bị làm ao, loại bỏ toàn bộ rễ cọc. Lưu ý, cần giữ lượng đất mặt tơi xốp lại để làm kè bờ ao sau này.
Bước 3: Đào ao và tạo hình nền đáy ao.
Với trường hợp đào ao bằng máy móc, sử dụng máy xúc loại nhỏ, chuyên dụng để đào ao. Tiến hành đào sâu 2m. Lưu ý, để tiện cho quá trình vận chuyển đất thải, cần tiến hành đào quấn chiếu – đào đến đâu thì giải quyết toàn bộ 2m độ sâu đến đó. Phần đáy cần làm dốc 1%, công đoạn tạo hình đáy nên tiến hành bằng phương pháp thủ công.
Bước 4: Tạo hình bờ kè ao.
Sử dụng đất sét trộn nhuyễn, trét mép ao. Độ dày tiêu chuẩn của lớp này là 30 cm. Dày dần về phía đáy. Ban đầu cần gia cố bằng nẹp tre hoặc lưới nhựa. Tiền hành trồng cỏ lên bờ kè khi đất vẫn còn ướt.
Bước 5: Lắp đặt hệ thống dẫn nước vào và hệ thống xả đáy.
Tiến hành bọc lưới ở một đầu ống cấp nước và ống xả nước. Đấu nối với nguồn nước và tiến hành cấp nước thử nghiệp. Cố định đầu ống bằng bê tông sau khi xác nhận hệ thống cấp và xả nước hoạt động trơn tru. Với trường hợp khong thể xả 100% nước bằng ống xả – có thể tính đến phương án sử dụng máy bơm để hút nước ao triệt để.
Chi phí đào ao nuôi cá.
Chi phí đào ao nuôi cá chủ yếu nằm ở chi phí đào đất (chiếm trên 80%). Các chi phí như cải tạo đất nền, lắp đặt hệ thống tiêu nước, cấp nước không đáng kể.
Chi phí đào ao phụ thuộc vào vị trí bạn đang sống, thông thường để đào 100 mét vuông ao nuôi cá, chi phí tốn khoảng 15 triệu đồng.
Xử lý ao trước khi thả cá
Với ao ở vùng nhiễm phèn, nhiễm chua cần tiến hành thau rửa liên tục trong vòng nửa tháng. Sau đó tháo cạn nước để khô ráo.
Sau khi đáy ao tương đối khô ráo, tiến hành bón vôi đáy ao theo tỷ lệ như sau. Với đất trung tính bón 9 kg vôi bột / 100 mét vuông diện tích ao. Với đất nhiễm phèn nặng, cần tăng tỷ lệ vôi bột lên 20kg / 100 mét vuông.
Sau khi rải vôi 1 tuần, tiến hành bón lót cho nền ao. Tác dụng của việc bón lót là tạo môi trường để sinh vật đáy phát triển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
Cách bón lót như sau: Phân chuồng ủ hoai 22 kg / 100 mét vuông diện tích ao nuôi. Bổ sung thêm 0.45 kg phân NPK để tạo hỗn hợp với phân chuồng trước khi bón.

Lượng thức ăn hàng ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất.      Cuối mỗi ngày, nên kiểm tra lại lượng thức ăn trong ao ươn...
27/06/2023

Lượng thức ăn hàng ngày theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cuối mỗi ngày, nên kiểm tra lại lượng thức ăn trong ao ương có dư thừa không, nếu có rút sã đáy để đảm bảo nền đáy sạch không ảnh hưởng đến môi trường ao ương.
2/Quản lý môi trường và sức khỏe tôm nuôi.
- Kiểm tra pH, độ trong 2 lần/ngày vào lúc 7h và 15h, kiểm tra độ kiềm, NH3 ngày/lần để điều chỉnh cho phù hợp.
- Trong quá trình sinh trưởng, tôm cần rất nhiều khoáng, do đó nên duy trì độ kiềm 120 mg/l trở lên bằng cách sử dụng:
+ Đối với ao 200m2 1-15 ngày, mỗi ngày tạt 500g-1.000g khoáng tạt, 15-25 ngày tuổi, mỗi ngày tạt 1000g-1.500g khoáng tạt, cách 03 ngày/lần tạt thêm Elecamin 0,7l/1.000m3 nước.
Trong giai đoạn này, hàng ngày quan sát hoạt động bắt mồi và sức khỏe tôm trong ao, xem biểu hiện bên ngoài của tôm thông qua màu sắc, phụ bộ, thức ăn trong ruột… để có thể phát hiện sớm dấu hiệu bất thường.
- Nếu kiểm tra thấy tôm bị cong thân hay đục cơ thì bổ sung thêm: Kali 500g, Mg 200g( nếu kiểm tra thấy thiếu), Elecamin 0,3-0,5l.
- Định kỳ 7 – 10 ngày/lần cấy vi sinh để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao ương: Vime-Bitech hoặc Vime-Subtyl 300-500g ủ với 2kg mật gỉ đường + 40l nước ao ương rồi ủ khoảng 4-6h rồi tạt xuống ao ương.
- Khi cần chăm nước thêm thì lấy nước từ ao lắng đã xử lý Chlorine liều 30 kg/1.000 m3 ( kiểm tra hết dư lượng Chlorine) bơm vào ao ương (qua túi lọc).

Kiến thức quan trọng để nuôi tôm thành công1. Kỹ thuật gây màu nước● Khi sử dụng phân hóa học phải chú ý cân bằng tỉ lệ ...
27/06/2023

Kiến thức quan trọng để nuôi tôm thành công
1. Kỹ thuật gây màu nước
● Khi sử dụng phân hóa học phải chú ý cân bằng tỉ lệ đạm, lân.
Phân đạm 2pmm + phân lân 0.2ppm ( ure 2-3kg/ mẫu, supe lân photphat 0.5- 1kg/ 667m2).
– Ao nuôi thâm canh và ao nuôi tôm cũ có thể chỉ cần dùng phân lân
– Sử dụng phân hữu cơ có ưu điểm bón phân ổn định ( 20- 30kg/ mẫu).
– Tốt nhất nên sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI có chứa nguyên tố vi lượng để ổn định chất lượng nước và gây màu cho ao nuôi tôm.
● Phân hữu cơ phải thông qua lên men để giảm lượng oxy tiêu hao.
2. Đánh giá màu nước nuôi
– Màu nâu vàng: nhiều tảo cát; hiệu quả dinh dưỡng tốt, nhưng thời gian ổn định ngắn.
– Màu xanh đậm: Nhiều tảo lục: tương đối ổn định, nhưng nếu nước từ màu xanh tươi chuyển sang màu xanh đen chứng tỏ đã lão hóa.
– Màu hơi trắng hoặc màu hồng nhạt: do những động vật nguyên sinh thuộc họ chân chèo => nên áp dụng biện pháp tiêu diệt.
– Màu xanh lam: Tảo lam quá nhiều, tạo ra đôc tố gây bất lợi cho việc nuôi tôm: nên áp dụng các biện pháp xử lý như thay nước và dùng VINA AQUA 100ml/500m3.
– Màu trắng sữa và phát quang trong đêm: Tảo giáp, trùng phát quang quá nhiều, có hai cho nuôi trồng; nên sử dụng thuốc thực vật để tiêu diệt.
– Nước quá trong: Tảo đáy phát triển nhiều, ao nuôi ít dinh dưỡng, sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường dẫn đến tảo bị chết. Gây màu cho nước kịp thời
3. Kỹ thuật kiểm soát màu nước
● Khi nước trong và loãng
Trời nắng sử dụng phân đạm và phân lân (kiến nghị nên sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, ENZYM BIOSUB)
Các ao nuôi tôm cũ và ao nuôi thâm canh chỉ dùng phân lân
Những ao nuôi tôm mới có thể sử dụng phân hữu cơ. (kiến nghị nên sử dụng hợp lý Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI)
● Khi màu nước quá đậm hoặc màu sắc không bình thường
Tăng lượng thay nước.
Sử dụng chất giải độc thích hợp.
4. Kỹ thuật kiểm soát tảo
● Bón phân trong thời kỳ nhiệt độ cao (nên nắm rõ nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần)
● Khi màu nước quá đậm, độ chênh lệch pH giữa ngày và đêm > 0.5 thì nên thay nước hoặc dùng thuốc giải độc
● Kiến nghị phương pháp kiểm soát chất lượng nước:
Ngày thứ nhất sử dụng thuốc thực vật diệt khuẩn như: VINA AQUA, Chlorine Dioxide…
Ngày thứ hai, sáng, chiều sử dụng VINAPREMIX-TÔM.
Ngày thứ ba đến ngày thứ năm sử dụng chế phẩm vi sinh có ích như: Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, ENZYM BIOSUB…
5. Kiểm soát và xử lý rêu xanh
● Mùa xuân dẫn một lượng nước biển thích hợp vào kích thích rêu xanh mọc, sau đó dùng thuốc thực vật để tiêu diệt ( trước khi thả giống)
– Bột tẩy trắng 20ppm hoặc Sodium pentachlorophenol (C6Cl5ONa) 3- 4 ppm
– Đồng sunphat 7- 8 ppm, Prometryn 2-3ppm
● Thời kỳ đầu cố gắng tăng mực nước
● Bón phân kiểm soát màu nước và độ trong suốt hợp lý
● Đối với những ao nuôi tôm đã mọc rêu:
Vớt bằng lưới hoặc người vớt
Xử lý bằng vôi sống
Gây màu nước từ từ, tuyệt đối không được bón phân hóa học ngay lập tức, cẩn thận khi sử dụng các thuốc thực vật có tính sát thương như Prometryn.
6. Kỹ năng xử lý rêu đáy
●Sự hình thành của rêu đáy
Các chất lắng đọng như thức ăn dư thừa, phân, tảo chết và vi sinh vật,…
Khi nhiệt độ nước tăng cao lập tức nổi lên trên
Sau khi thối rữa biến chất làm suy thoái chất lượng nước, kích thích phát bệnh tôm.
● Xử lý rêu đáy
Sử dụng thuốc giải độc oxy hóa phun xuống đáy ao nuôi, VINAPREMIX-TÔM
Mấy ngày sau sử dụng chế phẩm vi sinh như: Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, ENZYM BIOSUB.
7. Kỹ năng cải tạo chất lượng đáy
● Vôi sống
Giải độc khử trùng, làm sạch nước, cải thiện độ pH, điều chỉnh độ kiềm, bón phân gián tiếp, các ion cần thiết cho sự sinh trưởng của tôm, đặc biệt thích hợp dùng cho vùng nước chất đáy mang axit có độ kiềm tương đối cao nên chú ý lượng dùng; khi thả giống nên giảm độ pH xuống dưới 9.0.
Đáy cát nên ít dùng hoặc không dùng vôi sống.
● Bột đá Dolomit
Chủ yếu là Silicate, Fe2O3, CaO, MgO, hấp thụ các chất hữu cơ, ức chế H2S, hấp thu ion kim loại, ức chế hiện tượng nước phú dưỡng, trung hòa axit, tăng oxy.
Lượng dùng thông thường là 20- 100kg/1000m2..
● BIO-ALGAE (Bùn đen)
Thành phần chủ yếu là sodium humate; do cấu tạo của đại phân tử tự nhiên, các hợp chất hữu cơ, yếu tố sinh trưởng thực vật; có hoạt tính hóa học và hoạt tính sinh lý tốt, có thể cải thiện chất lượng đáy ao; giảm bớt H2S, NH3, các kim loại nặng có hại như đồng, kẽm,… dưới đáy ao, thúc đẩy sự sinh trưởng của tảo khuẩn có ích.
● Sử dụng các chất tăng oxy
Tăng oxy, chuyển hóa các chất độc hại, có hiệu quả cải thiện môi trường
Lượng dùng thông thường là 2- 3 ppm, OXY-BESTOT 150-200g/ 1000m2 nước.
Khi sử dụng các sản phẩm dạng lỏng nên dùng cố định phun xuống đáy ao nuôi
● Các chế phẩm vi sinh vật
Là biện pháp an toàn có hiệu quả thịnh hành nhất trên thế giới ngày nay có tác dụng chuyển hóa các chất hữu cơ ô nhiễm và các chất độc hại, thúc đẩy tôm phát triển
Sản phẩm hiện nay có vi khuẩn quang hợp (PSB) và các nguyên tố có vi sinh vật hữu ích (Probiotics), vi khuẩn quang hợp không thích hợp với những ao tôm nước sâu.
Xử lý vi sinh hiệu quả bằng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI, chế phẩm này có tác dụng chuyển hóa các chất hữu cơ ô nhiễm và các chất có hại, thúc đẩy tôm phát triển và đặc biệt giúp cải thiện đáy ao được tốt hơn.
8. Nguyên nhân và đối sách với hiện tượng tôm bơi ao
● Thức ăn không đủ hoặc chất lượng kém:
Biểu hiện là bơi đàn có quy tắc, lúc lên lúc xuống.
Đối sách: cho ăn kịp thời hoặc chuyển sang dùng thức ăn hỗn hợp chất lượng cao.
● Đáy ao nuôi suy thoái, chất lượng nước kém:
Bơi trên mặt nước không theo quy tắc, lâu không chìm xuống.
Đối sách: sử dụng vôi sống,bột đá Dolomite, chế phẩm vi sinh vật, thuốc tăng oxy nhanh chóng xử lý đáy.
● Nước ao thiếu oxy:
Nổi lâu trên mặt nước, có xu hướng nổi ven bờ và những vùng nước nông.
Đối sách: kịp thời tăng oxy, sau đó xử lý đáy.
● Bệnh phần mang
Biểu hiện giống như thiếu oxy.
Đối sách: tùy theo từng nguyên nhân bệnh( do vi khuẩn, nấm, kim loại nặng,…) mà kê thuốc.
● Lây nhiễm virut:
Vô phương hướng, không thành đàn, bơi chậm,lúc lên lúc xuống
Đối sách: Xử lý sớm nhất có thể.
9. Nguyên nhân và đối sách hiện tượng ao nuôi tôm phát quang
Tôm bị bệnh phát sáng.
● Vi khuẩn phát quang:
Không cần kích thích cũng có thể phát sáng liên tục, ảnh hưởng không nhiều đến tôm
Đối sách: Có thể sử dụng thuốc diệt khuẩn để xử lý.
● Trùng dạ quang:
Phát sáng sau khi bị kích thích, sinh sôi nhiều gây ra hiện tượng thiếu oxy ao nuôi tôm.
Đối sách: Có thể sử dụng VINADOXYL-TS để xử lý hoặc các thuốc khác.
10. Xử lý độ pH luôn cao hoặc thấp trong ao nuôi tôm
● Độ pH thấp:
Chất hữu cơ quá nhiều, thối rữa gây nên.
Dễ gây ra bệnh về mang và ảnh hưởng đến sự hô hấp của tôm.
Xử lý bằng vôi sống ( 10- 15ppm).
● Độ pH cao:
Tảo sinh sôi quá nhiều hoặc do tính kiềm của bản thân chất đáy gây nên.
Dễ gây khó khăn cho tôm lột vỏ, kém ăn.
Tháo một phần nước ao nuôi đi, sau đó dùng các chất giải độc như VINA AQUA, Chlorine Dioxide để tiêu diệt một bộ phận tảo, sau 3- 5 ngày sau sử dụng Chế phẩm sinh học VƯỜN SINH THÁI.
11. Sử dụng hợp lý máy quạt khí
● Nguyên tắc thông thường: mở vào lúc buổi trưa trời nắng, sáng sớm lúc trời mưa âm u mở liên tục, trời nóng nực bật cả đêm, thời kỳ cuối vụ nuôi thâm canh mật độ cao bật 24 tiếng.
● Khi gây màu nước: Có thể bật 1- 2 tiếng mỗi trưa
● Số lượng khởi động: Thời kì đầu 1/3, thời kì giữa 1/2, thời kì cuối nên mở toàn bộ.
●Thời gian hoạt động:
Tháng thứ nhất: Mở hai máy, đêm 12:00 – sáng sớm 6:00
Tháng thứ hai: Mở bốn máy, tối 6:00 – sáng 6:00
Tháng thứ ba: Mở toàn bộ các máy, tối 6:00 – sáng 7:00, sáng 10:00 – chiều 2:00
Sử dụng phối hợp cả dạng guồng nước và dạng xạ lưu sẽ cho hiệu quả tốt hơn
Lúc cho ăn tắt máy 0.5- 1 tiếng, nhưng sau đó có thể mở một số máy đề phòng tôm nổi đầu.
12. Kỹ năng lựa chọn thức ăn
● Tiêu chuẩn lựa chọn:
– Mùi vị tươi ngon, thơm
– Hợp khẩu vị, tôm thích tranh ăn
– Tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số thức ăn thấp
– Thời gian ngâm phù hợp ( 1.5- 2 tiếng)
– Công nghệ ưu việt, bề mặt trơn nhẵn, ít bột
– Có chức năng bảo vệ môi trường kháng bệnh miễn dịch
– Những thức ăn bảo vệ môi trường không ô nhiễm ao nuôi.
– Những thức ăn xanh không chứa các thuốc hóa học.
13. Kỹ năng sử dụng sàng cho ăn
● Sử dụng sàng cho ăn (lưới vây)
Kích thước sàng cho ăn khoảng 80- 100cm dạng ô vuông hoặc tròn, xung quanh có khung cao 10- 15 cm ven ao nuôi.
– Mỗi khi cho ăn khắp ao, bỏ 1.5- 2.5% tổng lượng thức ăn vào trong sàng kiểm tra sau khi cho tôm ăn
– Sau khi cho ăn xong, vào một khoảng thời gian nhất định nhấc sàng ăn lên khỏi mặt nước để kiểm tra: 2 tiếng sau khi cho ăn thời kì đầu; 1.5 tiếng sau khi cho ăn thời kì giữa; 1 tiếng sau khi cho ăn thời kì cuối;
Đánh giá tình trạng sức khỏe của tôm thông qua hoạt động bơi nhảy của chúng
Quan sát phần mang, chân phụ, màu sắc cơ thể, đặc điểm của tôm
Quan sát tỉ lệ no của tôm và lượng thức ăn dư thừa trong sàng cho ăn
Cả 4 sàng cho ăn đều có thức ăn thừa: Cho ăn quá lượng
1-2 cái có ít thức ăn thừa: cho ăn hợp lí
3-4 cái không có thức ăn thừa: cho ăn không đủ

Address

KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm
Hanoi
10000

Telephone

+84845644840

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when AQUA CLEAN - Đỉnh Cao Công Nghệ Vi Sinh Xử Lý Nước posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to AQUA CLEAN - Đỉnh Cao Công Nghệ Vi Sinh Xử Lý Nước:

Videos

Share

Category