Vỗ Béo Siêu Tốc - Nhập Khẩu Mỹ

Vỗ Béo Siêu Tốc - Nhập Khẩu Mỹ Cung cấp các loại sản phẩm vỗ thúc tăng trưởng cho vật nuôi : Gia súc , Gia cầm , Thủy cầm , Thủy hải sản.

15/08/2022

💥XẢ TOÀN BỘ KHO CÁM TĂNG TRƯỞNG 💥
💥MIỄN PHÍ GIAO HÀNG TOÀN QUỐC💥
🌟SUPERGROWTH - Đột Phá Trong Chăn Nuôi Hiện Đại
🍀 Được Viện Nông Nghiệp khuyên dùng trong chăn nuôi.
=> Lợi ích "VƯỢT BẬC" của sản phẩm SuperGrowth:
=> Rút ngắn 1/3 thời gian chăn nuôi , tiết kiệm chi phí
=> Tăng chất lượng thịt, tăng nạc, nở ức, bụng đùi
=> Tăng lợi nhuận gấp 3 lần
Hiệu quả sau 10 - 15 ngày sử dụng sản phẩm
😍 Có đầy đủ sản phẩm cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản…
-----------------------
✅TĂNG khung - TĂNG thịt
✅TĂNG sức đề kháng - da dẻ BÓNG MƯỢT
✅Giảm thiểu THỜI GIAN XUẤT CHUỒNG từ 25-30 ngày
✅Phù hợp với mọi vật nuôi (Heo, bò, gà, thuỷ cầm...)
-----------------------
🤝Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ - 100% An toàn với vật nuôi và người dùng.
📞 Liên hệ ngay 0375.117.888 để nhận báo giá và tư vấn
Địa chỉ: Nhà máy 3, lô 3, KCN Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội

16/07/2022
14/07/2022
Hiệu quả từ mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung20/04/2022Mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bình ...
14/07/2022

Hiệu quả từ mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung
20/04/2022
Mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bình Định đã nhiều năm. Nhưng vài năm trở lại đây, khi việc buôn bán sản phẩm thuận lợi hơn, đặc biệt các sản phẩm chế biến sâu từ nhung đa dạng hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao, người dân bắt đầu mở rộng và phát triển mô hình.
Năm 2012, gia đình ông Nguyễn Trọng Đào, ở thôn Hiệp Vinh 2, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh được nhận hỗ trợ 2 con hươu từ huyện Hương Sơn, một địa phương nổi tiếng cả nước về nghề nuôi hươu, nai lấy nhung ở tỉnh Hà Tĩnh, tặng cho huyện Vân Canh trong chương trình kết nghĩa giữa hai địa phương. Sau 1 năm chăm sóc, gia đình ông Đào thu được 4 lạng nhung bán được khoảng 6 triệu đồng. Năm 2014, ông Đào đặt mua thêm 4 con hươu nữa từ huyện Hương Sơn về thả nuôi, đến nay đàn hươu của gia đình ông lên tới 34 con. Hươu nuôi khi đạt đến 12 tháng tuổi là có thể lấy nhung và thời Ông Đào cho biết: Tôi vừa đặt mua thêm 40 con hươu giống Hương Sơn, dự kiến cuối năm nay sẽ nhận hàng. Số hươu này, tôi sẽ thả nuôi trên diện tích 17 ha đồi núi đã đầu tư trồng thông Caribean từ nhiều năm qua. Cùng với thông, tôi còn trồng cỏ để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho đàn hươu. Kiến thức và kỹ thuật về nuôi hươu tích lũy trong 10 năm qua giúp tôi tự tin triển khai mô hình. Khi mô hình vận hành ổn định, tôi sẽ tính đến việc thành lập HTX nuôi hươu, sản xuất, chế biến những sản phẩm từ nhung. Và cùng với bán nhung, nếu thuận lợi tôi sẽ bán cả con giống.
Nhận thấy việc nuôi hươu tương đối dễ học, nguồn thức ăn phong phú, có trong tự nhiên, hoặc cũng dễ trồng như: Cỏ sả, cỏ voi, các loại lá rừng… nhiều người dân trong tỉnh đã tìm đến nhà ông Đào tham quan, học hỏi. Bà Nguyễn Thị Thu Huế, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vân Canh, cho biết: Ở tỉnh ta có khá nhiều người nuôi hươu, thậm chí nuôi trước cả ông Đào, nhưng ông Đào là người phát triển mô hình bài bản, phù hợp với điều kiện ở địa phương. Đầu năm 2022, từ sự giới thiệu của chúng tôi, 2 hộ ở thị trấn Vân Canh (huyện Vân Canh), 1 hộ ở xã Phước Mỹ (TP Quy Nhơn) và 1 hộ ở xã Tây Thuận (huyện Tây Sơn) đã mua của ông Đào tổng cộng 13 con hươu giống. Ngoài ra, ông Đào còn hỗ trợ 4 con hươu giống cho 2 hộ khó khăn ở xã Canh Vinh để phát triển kinh tế hộ.
Tháng 3 vừa qua, gia đình ông Trần Trung Ngọc, ở thôn Hòa Thuận, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn quyết định vay 80 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện để xây dựng chuồng trại, dùng lưới B40 rào xung quanh vườn nhà và mua 4 con hươu giống của ông Đào về thả nuôi. Ông Ngọc chia sẻ: Tôi mua 3 con hươu cái và 1 con hươu đực. Hươu cái không cho nhung nhưng tôi nuôi để tạo nguồn lấy con giống, phát triển đàn. Tôi thấy mọi việc đến nay đều ổn; không chỉ hỗ trợ, hướng dẫn nuôi hươu, ông Đào còn sẵn sàng mua nhung hươu của tôi. Thấy tôi nuôi nhiều người cũng quan tâm, đến hỏi thăm.
Không chỉ có nuôi hươu lấy nhung, tại huyện Vĩnh Thạnh còn có mô hình nuôi nai lấy nhung. Theo ông Lê Văn Xinh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Vĩnh Thạnh, cả huyện có 2 hộ nuôi nai lấy nhung ở xã Vĩnh Hảo và Vĩnh Kim, tổng đàn 19 con. Nuôi nhiều nhất là hộ ông Nguyễn Văn Dũng ở làng Đắc Tra, xã Vĩnh Kim, với 17 con. Ông Dũng kể: Tôi bắt đầu nuôi nai từ năm 1996, ban đầu chỉ nuôi vài con. Để nhân đàn, năm 2013, tôi vào tỉnh Phú Yên mua thêm 5 con nai giống. Đến nay, gia đình đã có 17 con nai, chuồng trại được xây dựng rộng rãi nên đàn nai phát triển tốt. Trong đó, 9 con đực trưởng thành đang cho thu hoạch nhung. Mỗi năm cắt nhung từ 1 – 2 lần, bình quân đạt 3 kg/lần/con. Nhung nai của tôi được nhiều cá nhân, cơ sở chế biến đặt mua, nên nhiều lúc chưa cắt nhung mà đã hết hàng. Trong đó, có Công ty TNHH Springchi, ở thôn Vĩnh Trường, xã Vĩnh Thịnh, mua về tạo ra sản phẩm rượu nhung nai Vĩnh Kim. Sản phẩm này đã được UBND tỉnh chứng nhận OCOP đạt hạng 3 sao vào tháng 10.2021.
Ông Lê Văn Xinh vui vẻ cho biết: Rượu gạo Vĩnh Thạnh khá nổi tiếng, khi kết hợp với nhung nai đã tạo một dòng sản phẩm mới hấp dẫn. Từ nhung không chỉ chế biến được rượu nhung nai, mà còn có thể làm ra nhiều sản phẩm khác có giá trị cao, chất lượng tốt. Tới đây, huyện sẽ hỗ trợ người dân phát triển nghề nuôi nai lấy nhung.

Ngày xưa trồng cỏ nuôi bò, giờ trồng cỏ nuôi dê cũng rất hay20/04/2022Việc trồng cỏ không những chủ động được thức ăn th...
14/07/2022

Ngày xưa trồng cỏ nuôi bò, giờ trồng cỏ nuôi dê cũng rất hay
20/04/2022
Việc trồng cỏ không những chủ động được thức ăn thô xanh phục vụ phát triển đàn dê mà còn góp phần phòng, tránh được những rủi ro đáng tiếc khi chăn thả tự nhiên.
Nếu như trước đây, việc trồng cỏ phát triển chăn nuôi thường chỉ dành cho đàn bò thì nay cách làm này đã và đang được nhiều nông dân ở huyện Cư M’gar, (tỉnh Đăk Lăk) áp dụng cho cả đàn dê, nhất là những hộ chăn nuôi dê có quy mô lớn. Cách làm này đã mang lại hiệu quả cao, không chỉ giúp bà con tіết kiệm được nhiều chi phí chăn nuôi, công chăm sóc mà giúp dê lớn nhanh, mau xuất chuồng.
Anh Vi Văn Hữu ở buôn Thái là một trong những hộ chăn nuôi dê có quy mô lớn trên địa bàn xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar). Hiện nay, gia đình anh đang duy trì hơn 40 con dê lớn nhỏ trong chuồng, trong đó có 11 con mẹ.Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn dê, từ năm 2019 đến nay anh Hữu đã chủ động trồng cỏ vào những chỗ trống trong vườn và rẫy với 3 loại cỏ chính gồm: Cỏ voi không lông, voi lùn và cỏ sả lá lớn. Đây là các giống cỏ lai có sức sinh trưởng và phát triển nhanh, cho năng suất và hàm lượng dinh dưỡng cao…
Anh Hữu chia sẻ: Mỗi ngày, đàn dê của gia đình ăn khoảng 1 tạ cỏ, nếu chỉ dựa vào nguồn cỏ, lá cây tự nhiên và nguồn phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp sẽ không thể đảm bảo được lượng thức ăn hàng ngày. Khi cho dê ăn, anh cũng chủ động bổ sung thêm một số loại thức ăn tinh để giúp chúng tăng cường tiêu hóa, cũng như giúp dê thích ăn hơn. Dê được cho ăn đầy đủ sẽ tăng trưởng nhanh, sức đề kháng tốt, cho năng suất, chất lượng thịt tốt hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống…”.
Tương tự, ngay khi áp dụng mô hình chăn nuôi dê, ông Bế Văn Liên ở buôn Drang (xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar) cũng dành hơn 1 sào đất để trồng cỏ cung cấp nguồn thức ăn cho đàn dê 30 con lớn nhỏ của gia đình. Dù diện tích trồng cỏ của gia đình tuy không lớn nhưng vẫn đảm bảo được nguồn thức ăn cho đàn dê…

Dự án ACIAR: Mở hướng thoát nghèo cho nông dân vùng cao26/04/2022[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dự án của ACIAR đã hỗ tr...
14/07/2022

Dự án ACIAR: Mở hướng thoát nghèo cho nông dân vùng cao
26/04/2022
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dự án của ACIAR đã hỗ trợ được 2 hợp tác xã phát triển chuỗi bò thịt và chuỗi bò giống, thiết lập 6 nhóm đồng sở thích chăn nuôi bò, gần 400 hộ nông dân được hưởng lợi từ các hoạt động nghiên cứu và nâng cao năng lực, giúp tăng cường sản xuất thâm canh và liên kết với thị trường, đời sống của bà con nông dân, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên được cải thiện rõ rệt.
Mở hướng thoát nghèo cho người nông dân
Trải qua 5 năm triển khai, Dự án “Chăn nuôi thâm canh bò thịt trong các hệ thống canh tác trên đất dốc tại Tây Bắc Việt Nam” do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) tài trợ, đã mở hướng cho nông dân tỉnh Điện Biên từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi cũ, tận dụng được những lợi thế sẵn có tại địa phương, làm giàu từ chăn nuôi thâm canh đại gia súc.
Năm 2018, được sự vận động, giới thiệu của các cán bộ Khuyến nông về Dự án, chị Lường Thị Tươi (50 tuổi), dân tộc Thái ở bản Bó Giáng, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo đã quyết định tham gia vào hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi bò giống xã Quài Nưa. Cho đến nay, đàn bò của gia đình chị luôn được duy trì từ 10-12 con, nuôi theo hướng vỗ béo. Với mô hình này, trung bình mỗi năm, gia đình chị Tươi thu về khoảng 200 triệu đồng.Trải qua 4 năm, chị Tươi nhận thấy quyết định thay đổi phương thức chăn nuôi bò thả rông sang nuôi nhốt, trồng cỏ sinh khối làm thức ăn là hoàn toàn đúng đắn. “Từ khi tham gia HTX, tôi cảm thấy rất hài lòng. Trước kia, khi còn chăn nuôi thả rông vất vả lắm, trời mưa cũng như trời nắng luôn phải theo chân con bò ra nương, rẫy để chăn. Khi được các cán bộ Dự án về hướng dẫn nuôi bò theo phương thức vỗ béo, cuộc sống đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Việc mua, bán trâu bò cũng thuận lợi hơn, có người đến mua tận nơi, kinh tế gia đình nhờ đó được cải thiện”, chị Tươi vui vẻ chia sẻ.
Tương tự hộ gia đình chị Tươi, mô hình chăn nuôi của chị Lường Thị Giót (38 tuổi), bản Giáng, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo cũng được nhiều người tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Bắt đầu tham gia chỉ với 4 con bò lấy giống trực tiếp tại HTX Chăn nuôi bò giống, đến nay, số lượng đàn bò của gia đình chị Giót đã nhân giống lên thành 15 con, thu nhập từ 7-8 triệu đồng/ con bò/ năm, kinh tế gia đình khấm khá hơn rất nhiều. Chị Giót chia sẻ, từ khi có các cán bộ, giảng viên về hướng dẫn cách nuôi, cách trồng cỏ, ngô sinh khối ủ làm thức ăn cho gia súc, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang phương thức nuôi nhốt, đặc biệt có bản 100% hộ dân đã chuyển sang phương thức vỗ béo này.

Navetco chưa định tăng vốn, sẵn sàng sản xuất vaccine dịch tả heo châu Phi04/05/2022Navetco là 1 trong ba doanh nghiệp n...
14/07/2022

Navetco chưa định tăng vốn, sẵn sàng sản xuất vaccine dịch tả heo châu Phi
04/05/2022
Navetco là 1 trong ba doanh nghiệp nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi. Hoạt động khảo nghiệm, kiểm nghiệm và thủ tục xin cấp phép vaccine này đã được Navetco hoàn tất, dự kiến công bố tháng 5/2022.Đây là thông tin được lãnh đạo Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương Navetco (mã VET-sàn UPCoM) chia sẻ tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vừa tổ chức cuối tháng 4.
Theo ông Phạm Quang Thái, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Navetco, vaccine dịch tả heo châu Phi do công ty nghiên cứu đã hoàn tất khảo nghiệm, kiểm nghiệm và các thủ tục xin cấp phép, hiện tại đang chờ công bố thông tin, dự kiến sẽ công bố trong tháng 5/2022.
Công ty sẽ triển khai ngay việc sản xuất thương mại sau khi công bố và nhận được giấy phép lưu hành của Cục thú y.

Số lượng gia súc ở Nga giảm, lượng lợn tăng05/05/2022Theo thông tin từ Rosstat, tính đến ngày 1/4/2022, tổng đàn gia súc...
14/07/2022

Số lượng gia súc ở Nga giảm, lượng lợn tăng
05/05/2022
Theo thông tin từ Rosstat, tính đến ngày 1/4/2022, tổng đàn gia súc của Nga đạt 17,9 triệu con, trong đó số lượng bò là 7,8 triệu con, giảm lần lượt là 2,4% và 1,7% so với cùng kỳ năm 2021.Số lượng gia súc ở Nga giảm nhưng số lượng lợn lại tăng lên, số lượng dê và cừu cũng giảm 3,8% xuống còn 21,5 triệu con, nhưng số lượng lợn tăng, lượng gia cầm cũng tăng 1%, lên 549,1 triệu con.
Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng gia súc của Nga cũng giảm, gồm cả bò, lợn và cừu. Số lượng vật nuôi trang trại của EU cũng giảm 8,9% từ năm 2001 đến năm 2020. Tại Mỹ, sản lượng lợn giảm 4% và vào 1/12/2021 đạt 74.201 triệu tấn. Tuy nhiên, ở Kazakhstan năm 2021 số lượng gia súc tăng 4,3% và lên tới 8,185 triệu con.

Address

Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vỗ Béo Siêu Tốc - Nhập Khẩu Mỹ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Vỗ Béo Siêu Tốc - Nhập Khẩu Mỹ:

Videos

Share

Category