Tư Vấn Hỗ Trợ Thủy Sản

Tư Vấn Hỗ Trợ Thủy Sản Chuyên cung cấp dịch vụ & tư vấn hỗ trợ điều trị bệnh cho Thủy Sản 0965.111.875

TÌNH TRẠNG TÔM BỊ PHÂN LỎNGPhân lỏng hay phân bị phân mảnh là những bệnh đường ruột thường gặp ở tôm nuôi.👉 Nguyên nhân ...
05/04/2024

TÌNH TRẠNG TÔM BỊ PHÂN LỎNG
Phân lỏng hay phân bị phân mảnh là những bệnh đường ruột thường gặp ở tôm nuôi.
👉 Nguyên nhân chính của hiện tượng này là:
+ Do trong ao xuất hiện các loại tảo độc như tảo xanh, tảo đỏ. Tôm ăn vào sẽ bị ngộ độc, gây tổn thương biểu mô ruột, không hấp thụ được chất dinh dưỡng.
+ Do thức ăn kém chất lượng, bị mốc sinh ra độc tố gây ức chế hoạt động của ruột và làm tổn thương mô ruột khiến tôm không thể hấp thụ thức ăn dẫn đến phân loãng và lỏng.
+ Do chất lượng nước bị ô nhiễm tạo điều kiện cho các vi khuẩn nhóm Vibrio, ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột, gây bệnh đường ruột cho tôm.
+ Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột, phá hủy mô ruột khiến tôm không thể hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa và dẫn đến tình trạng phân lỏng.
✅ Để khắc phục tình trạng này, người nuôi cần đảm bảo các yếu tố sau:
+ Khi xuất hiện tảo trong ao cần khẩn cấp cắt tảo, kiểm tra điều kiện pH, độ kiềm và các khoáng trong ao để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho tôm.
+ Chọn lọc và mua thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ theo chế độ bảo quản từ nhà sản xuất. Vệ sinh sạch sẽ khu vực để thức ăn cho tôm, tránh để các sinh vật gây hại, mầm bệnh tiếp xúc.
+ Cải tạo môi trường ao và khử trùng nước ao nuôi trước khi thả tôm. Kiểm tra, chọn lựa giống nuôi có nguồn gốc rõ ràng, tránh nhập từ các vùng đang có dịch bệnh gây hại.
+ Hạn chế việc sử dụng kháng sinh quá nhiều tránh gây ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột của tôm.
+ Thường xuyên bổ sung men tiêu hoá Han-Shrimp Feed vào thức ăn cho tôm với liều 10g/kg thức ăn, 2 bữa/ngày, để duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh cho tôm.

04/04/2024

Hiện nay, có rất nhiều hàng cắt tảo giả giá rẻ nhưng không hiệu quả gây sốc cho cá tôm bà con lên lưu ý khi sử dụng!
Liên hệ 0965.111.875 để được tư vấn miễn phí nhé!

🌊 ENZYME 365 🌊VI SINH GỐC BẢN ĐỊA - XỬ LÝ NƯỚC THẾ HỆ MỚI Sạch đáy - nước trong - gây màu trà Sạch bùn - nhớt bạt trên a...
03/04/2024

🌊 ENZYME 365 🌊
VI SINH GỐC BẢN ĐỊA - XỬ LÝ NƯỚC THẾ HỆ MỚI
Sạch đáy - nước trong - gây màu trà
Sạch bùn - nhớt bạt trên ao tôm
Giá siêu ưu đãi

🐟 Công ty Thủy Sản 365 🐟
🏠 Địa chỉ : Số nhà 32 Ngõ 104 - Nguyễn Khiêm Ích - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
👉 Web: https://thuysan365.com/
👉 Youtube Thủy Sản 365: https://www.youtube.com/

Diệt sạch tảo xanh, khí độc - Chấm dứt tình trạng tôm cá nổi đầu, ngạt khí, phát triển chậmGiải pháp không gây hại cho m...
02/04/2024

Diệt sạch tảo xanh, khí độc - Chấm dứt tình trạng tôm cá nổi đầu, ngạt khí, phát triển chậm
Giải pháp không gây hại cho môi trường, vật nuôi và duy trì màu nước ao ổn định.
🐟 Men Vi sinh chuyên dụng sẽ giúp bạn:
✅ Tiêu diệt triệt để các loại tảo xanh và tảo độc hại cho tôm cá.
✅ Xử lý khí độc và vết bùn trên đáy ao nuôi.
✅ Tăng cường đề kháng cho tôm cá, giúp chúng khỏe mạnh.
Hãy liên hệ hoặc nhắn tin ngay cho chúng tôi để được tư vấn:
☎️ Gọi Ngay Hotline: 0965.111.875
📍 Địa chỉ: Nguyễn Khiêm Ích - Trâu Qùy - Gia Lâm - Hà Nội
Thủy Sản 365 - Đối tác tin cậy chăm sóc tôm cá khỏe mạnh của bạn!

❓❓❓ TẠI SAO TÔM LỘT DÍNH VỎ ❓❓❓     Lột xác là hoạt động sinh lý bình thường trong tiến trình tăng trưởng của tôm. Vậy t...
01/04/2024

❓❓❓ TẠI SAO TÔM LỘT DÍNH VỎ ❓❓❓
Lột xác là hoạt động sinh lý bình thường trong tiến trình tăng trưởng của tôm. Vậy trường hợp tôm lột dính vỏ - lột không hoàn toàn liệu có phải là hiện tượng đáng lo ngại ❓
⁉️ Nguyên nhân tôm lột dính vỏ, dính thân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tôm lột dính vỏ, dưới đây là 3 nguyên nhân chính:
👉 Tôm thiếu dinh dưỡng:
Khi thiếu dinh dưỡng, tôm không đủ sức để làm nứt lớp vỏ cũ, dẫn đến tình trạng tôm không lột vỏ hết hoàn toàn, dính chân, thân hoặc đuôi. Để tôm lột xác tốt cần cho tôm ăn đủ lượng thức ăn có hàm lượng đạm tổng số 32 – 45%.
👉 Môi trường ao nuôi tôm không tốt:
Quá trình lột xác tôm cần lượng oxy hòa tan gấp đôi (4 – 6mg/l). Độ pH cần đạt từ 7 – 8.5, tốt nhất là 7.5 – 8; độ kiềm cần duy trì từ 120mg/l. Bên cạnh đó, ao tôm cần có độ mặn phù hợp. Nếu những chỉ số trên không đáp ứng, quá trình lột vỏ của tôm sẽ bị kìm hãm, dễ dẫn đến hiện tượng tôm lột dính vỏ, lột vỏ không hoàn toàn.
👉 Vi khuẩn gây bệnh trên tôm:
Trong quá trình nuôi, tôm có thể bị nhiễm nấm, đóng rong, tôm còi...cũng làm tôm khó lột xác thậm chí không lột xác được.
✅ ✅✅ Các biện pháp khắc phục
- Luôn giữ hàm lượng oxy hoà tan ở mức 4-6mg/l, nếu tôm có dấu hiệu lột xác cần tăng cường chạy quạt, sục khí.
- Độ mặn: Đối với những ao nuôi tôm có độ mặn thấp thì phải tăng cường việc bổ sung khoáng cho tôm. Nếu độ mặn tăng cao hơn 25‰, vỏ tôm thường dày và cứng, kéo dài thời gian lột xác của tôm.
- pH: Tôm lột xác tốt nhất khi pH 7,5 – 8. Nếu pH < 7,5 cần bón vôi (CaCO3, Dolomite) với liều 10 – 20 kg/1.000 m3 nước; pH > 8,5 thì sử dụng mật đường 3 kg/1.000 m3 kết hợp sử dụng vi sinh Han-shrimp Pond để xử lý.
- Độ kiềm: Duy trì độ kiềm từ 120 mg CaCO3/l trở lên bằng cách sử dụng vôi CaCO3 hoặc Dolomite và bổ sung khoáng 3 – 5 ngày/lần vào ban đêm giúp tôm nhanh cứng vỏ và lột xác đồng loạt.
- Khi phát hiện tôm nuôi bị nhiễm nấm, đóng rong… phải can thiệp điều trị kịp thời để tôm hồi phục và lột xác.
- Sử dụng thức ăn từ các nhà cung cấp uy tín đảm bảo đầy đủ cho sự lột xác của tôm nuôi.
- Thường xuyên bổ sung các sản phẩm khoáng chất và thuốc bổ để giúp tôm sinh trưởng tốt và nâng cao sức đề kháng.

🌊 KỶ NIỆM 65 NĂM TRUYỀN THỐNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 🌊🍀 Vào đầu tháng 4 năm 1959, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm ...
30/03/2024

🌊 KỶ NIỆM 65 NĂM TRUYỀN THỐNG NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 🌊
🍀 Vào đầu tháng 4 năm 1959, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm các làng chài và bà con ngư dân ở các đảo Cô Tô, Tuần Châu và Cát Bà đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn về tiềm năng phát triển của kinh tế biển và khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thể theo nguyện vọng của ngành Thủy sản và đông đảo bà con ngư dân, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 1/4 hàng năm chính thức là Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam.
🍀 Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống Ngành Thủy sản Việt Nam (01/4/1959 – 01/4/2024), Thuỷ Sản 365 xin gửi lời chúc tới các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp Ngành Thủy sản Việt Nam, cùng bà con nông, ngư dân trên cả nước.
🍀 Chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Thủy sản Việt Nam!
🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀🍀

🌊 TOP 6 LOÀI LỜI KHUẨN ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN NHẤT TRONG THỦY SẢN 🌊1️⃣ Bacillus spp.- Là trực khuẩn Gram dương, sống hiếu...
28/03/2024

🌊 TOP 6 LOÀI LỜI KHUẨN ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN NHẤT TRONG THỦY SẢN 🌊
1️⃣ Bacillus spp.
- Là trực khuẩn Gram dương, sống hiếu khí.
- Sinh trưởng và phát triển ở dải nhiệt độ, pH và độ mặn rộng.
- Sản sinh nhiều enzyme (amylase, protease, xelluose,….) giúp phân giải các chất hữu cơ.
- Sản sinh một số kháng sinh tự nhiên (bacitracin, subtilisin) ức chế vi khuẩn gây bệnh.
2️⃣ Lactobacillus spp
- Là trực khuẩn Gram dương, sống kỵ khí tùy nghi.
- Ức chế các vi khuẩn gây bệnh nhờ khả năng sản xuất acid hữu cơ, diacetyl và các bacteriocin.
3️⃣ Thiobacillus spp
- Là trực khuẩn Gram âm, sống kỵ khí tùy nghi.
- Oxy hoá hợp chất lưu huỳnh (sulfides, sulfur,..), từ đó giảm khí độc H2S trong ao nuôi.
4️⃣ Pseudomonas spp
- Là trực khuẩn Gram âm, sống hiếu khí và kỵ khí.
- P.stutzeri, P.putida,... được sử dụng nhiều trong xử lí nước thải.
- Vừa thực hiện quá trình nitrat hóa (NO2 ->NO3) và quá trình khử nitrat (NO3 -> N2)
5️⃣ Rhodobacter spp
- Là vi khuẩn quang tự dưỡng, chuyển hóa CO2 thành O2.
- Phân hủy chất hữu cơ, làm sạch nền đáy ao, ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại; chuyển hóa các khí độc như NH3, NO2, H2S….
6️⃣ Paracoccus spp
- Loài vi khuẩn gram âm kỵ khí tùy nghi
- Có khả năng khử nitrate và oxy hóa các hợp chất chứa lưu huỳnh như (sulfide, sulfur, sulfate, thiosulfate...)

“Nuôi loài cá nào để có giá trị kinh tế cao?” là câu hỏi của rất nhiều người có đam mê chơi cá hay nuôi trồng thuỷ sản h...
25/03/2024

“Nuôi loài cá nào để có giá trị kinh tế cao?” là câu hỏi của rất nhiều người có đam mê chơi cá hay nuôi trồng thuỷ sản hiện nay.
“ Tốp 5 loài cá kinh tế cao “ đầu tư hợp lý
___________________________________

Bạn hãy cùng Thuỷ sản 365 tìm hiểu về 5 loài cá có giá trị kinh tế cao sau đây nhé!
1️⃣ Cá Koi : Nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo, cá Koi không chỉ là một chút màu sắc cho hồ cá của bạn mà còn là "vàng nước" trong thế giới cá cảnh.
2️⃣ Cá trắm đen, trắm cỏ : Với thịt ngon, cá trắm đen và trắm cỏ đang trở thành lựa chọn của nhiều người nuôi cá với mong muốn có được nguồn thu nhập ổn định.
3️⃣ Cá tra : Với tốc độ phát triển nhanh chóng và thịt ngon, cá tra là một trong những loài cá nuôi phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nuôi cá lớn.
4️⃣ Cá chép giòn : Được biết đến với thịt ngon và giá trị dinh dưỡng, cá chép giòn là một lựa chọn tuyệt vời để phát triển kinh tế từ hồ cá gia đình của bạn.
5️⃣ Cá lóc : Cá lóc có giá trị kinh tế cao với thịt ngon và phổ biến trong thị trường cá lóc đông lạnh.
Hãy đầu tư thông tin, tận dụng kiến thức và đam mê của bạn có giá trị kinh tế. Hãy cùng Thuỷ Sản 365 chia sẻ và trải nghiệm niềm vui nuôi cá! 🌊

🐟 Công ty Thủy Sản 365 🐟
🏠 Địa chỉ : Số 32 ngõ 104 Nguyễn Khiêm Ích - Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
👉 Web: https://thuysan365.com/
👉 Youtube Thủy Sản 365: https://www.youtube.com/
👉 Shopee Thủy Sản 365 shop: shope.ee/10b07CqvQI


5 yếu tố quan trọng để cá trắm cỏ mau lớn 🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟______________________________________ Các bác muốn có cách nuôi...
23/03/2024

5 yếu tố quan trọng để cá trắm cỏ mau lớn
🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟🐠🐟
______________________________________
Các bác muốn có cách nuôi cá trắm cỏ mau lớn, đạt được hiệu quả tăng năng suất thì đòi hỏi phải có kỹ thuật chăn nuôi tốt. Thuỷ sản 365 đã tổng hợp từ kinh nghiệm của rất nhiều người đã thành công trong việc nuôi trồng và phát triển đàn cá trắm cỏ cho năng suất cao.
Sau đây là 5 yếu tố quan trọng không thể bỏ qua nếu bà con có kế hoạch chăn nuôi cá trắm cỏ đạt hiệu quả kinh tế:
1. Chuẩn bị ao nuôi: diện tích 300-1000m2; mực nước sâu khoảng 1-1,2m
2. Thả cá giống: cá khỏe mạnh; mật độ 30-35 con/m3 nước; thả vào buổi sáng
3. Cho ăn đúng cách: Tăng lượng thức ăn dồi dào; cho ăn thành nhiều đợt; vớt cỏ, thức ăn thừa sau mỗi lần ăn
4. Bệnh phổ biến ở cá trắm cỏ cần lưu ý: đốm đỏ; xuất huyết; trùng mỏ neo
5. Lưu ý trong quá trình nuôi cá
- Kiểm tra bờ ao, mực nước, màu nước
- Thấy cá nổi phải bơm thêm oxy
- Mỗi năm 1 lần rải vôi làm sạch

3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước NgọtThời gian gần đây thời tiết, môi trường diễn biến khá phức tạp, nguồn nướ...
01/03/2024

3 Loại Bệnh Thường Gặp Trên Cá Nuôi Ở Nước Ngọt

Thời gian gần đây thời tiết, môi trường diễn biến khá phức tạp, nguồn nước càng ngày càng ô nhiễm tiềm ẩn nhiều loại bệnh gây ra cho cá đặc biệt cá nuôi ở nước ngọt. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của kinh tế. Dưới đây là 3 loại bệnh thường gặp nhất trên cá nuôi ở nước ngọt, THỦY SẢN 365 xin được chia sẻ đến bà con.

1.Bệnh nấm thủy mi ( bệnh mốc nước)
Bệnh nấm thủy mị (bệnh mốc nước) xảy ra hầu hết các loại cá nước ngọt: cá trắm cỏ, cá trôi, cá chép. Cá bị bệnh nấm thủy mị rất khó phát hiện bằng mắt thường ở giai đoạn đầu và khi phát hiện được bằng mắt thường thì cá đã bị bệnh nặng.

Tác nhân gây bệnh: Bệnh nấm thủy mị gây ra bởi một số loài nấm thuộc giống : Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia.. Chúng có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp. Bào tử của nấm có tiên mao, vận động được trong nước nên có khả năng lây lan bệnh cao.

Dấu hiệu khi cá bị bệnh: Trên da của cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày sẽ mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển thành từng búi nấm trắng như bông. Cá bị mắc bệnh nấm thủy mị sẽ bơi lội không định hướng, ngứa ngáy cọ sát vào bờ hoặc các vật dụng trong ao, khiến cho vẩy bị tróc. Khi vảy bị tróc sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển làm cá bị bệnh ngày càng nặng.

Cách phòng tránh : Bà con nên cải tạo ao sau mỗi vụ nuôi bằng cách vét bùn, tạt vôi. Rắc vôi định kỳ xuống ao nuôi 2 lần/tháng. Cá giống trước khi thả nên tắm qua nước muối để loại trừ mầm bệnh bên ngoài. Thường xuyên theo dõi màu nước ao nuôi và kiểm tra khả năng phản xạ, khả năng bắt mồi của cá.

Cách trị bệnh: Khi cá có dấu hiệu bị bệnh bà con có thể dùng thuốc diệt nấm cho cá : VUA TRỊ NẤM PREMIUM( 500g/ 3 tấn thể trọng. Hoặc dùng dung dịch muối ăn 3% tắm cho cá trong 15 phút.

2.Bệnh trùng mỏ neo.
Bệnh trùng mỏ neo do ký sinh trùng ngoại ký Lernaea bám trên da, vảy, mang, hốc mũi, mắt miệng của cá. Bệnh phát triển mạnh trong nhiệt độ thích hợp là 20- 30°C.

Tác nhân gây bệnh: Lernaea có cơ thể dài từ 6 – 12 mm, con đực nhỏ hơn con cái. Đầu có đôi sừng có hình dạng giống mỏ neo, dùng để đâm sâu vào cơ thể vật chủ. Thường Lernaea đực sau khi giao phối với con cái xong chỉ sống vài ngày rồi chết, còn con cái lại sống ký sinh trên cá gây bệnh cho cá.

Dấu hiệu nhận biết: Cá bị nhiễm trùng mỏ neo thường gầy yếu, ngứa ngáy khó chịu nên có thường có biểu hiện quẫy đuôi hoặc cọ sát mình vào thành hoặc đáy ao, hồ, bể gây nên những vết thương chảy máu. Trùng mỏ neo còn có thể ký sinh trong miệng cá, làm cho miệng cá sưng lên không đóng kín được, cá không ăn được thức ăn.

Cách phòng tránh: Bà con giữ nước ao luôn sạch, không dùng nguồn nước ở các ao cá bệnh đưa vào ao nuôi. Dùng lá xoan bón lót xuống ao trước khi thả cá để diệt ấu trùng Lernaea.
Cách trị bệnh: Khi có dấu hiệu cá bị bệnh bà con có thể sử dụng thuốc tím KMno4 nồng độ 10 – -12 ppm tắm cho cá từ 1 – 2 giờ, ở nhiệt độ 20 – 30°C. Hoặc dùng MUTI- SAN theo hướng dẫn của kỹ thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3.Hội chứng lở loét ở cá.
Tác nhân gây bệnh : Các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh như: virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó nấm Alphanomyces Invadan được xem là tác nhân chính, nấm Alphanomyces phát triển và ăn sâu vào thịt của cá.

Dấu hiệu nhận biết: Da của cá trở nên sậm màu, vảy cá bị rụng, trên thân, đầu, vây, đuôi xuất hiện các đốm màu đỏ rồi tạo thành vết lở loét, chúng dần dần lan rộng, có khi ăn sâu đến xương.
Cách phòng tránh: Bà con nên thường xuyên dọn tẩy ao, phơi đáy ao, bón vôi,…Bà con chỉ nên cho cá ăn lượng thức ăn vừa đủ, không nên để thừa thức ăn. Nên trộn các loại thuốc bổ: Bio-activit, Nutri-fish, Biozyme, Bio-Sorbitol, Vitamin C premix.

Các loại bệnh trên cá đều gây thiệt hại nặng nề đến năng suất chất lượng và thiệt hại kinh kế. Do đó, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tốt từ khâu chọn giống, chăm sóc và quản lý ao hồ đúng cách, đảm bảo ao hồ luôn sạch sẽ an toàn sinh học sẽ giúp kiểm soát dịch bênh trên cá.

Nếu còn băn khoăn về kiến thức, kinh nghiệm trong việc chăm sóc thủy hải sản thì bà con liên hệ 0965.111.875, THỦY SẢN 365 luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và cùng bà con giải quyết những vẫn đề nan giải nhất trong chăn nuôi.

01/03/2024

nãy đi làm ruộng gặp cảnh này phải làm gì đây 🤔🤔

22/02/2024

💥DIỆT SẠCH TRÙNG MỎ NEO, NGOẠI KÝ SINH TRÊN CÁ AN TOÀN , HIỆU QUẢ , SE LIỀN VẾT THƯƠNG NHANH CHÓNG ĐÃ ĐƯỢC NHIỀU TRANG TRẠI LỚN ÁP DỤNG >> XEM THÊM
---------------------
🌱CHẾ PHẨM SINH HỌC MUTI-SAN
✅ An toàn , hiệu quả, không gây sốc cá , tôm , không độc hại
Hướng dẫn :
+Diệt ký sinh 200ml / 3000m3-4000m3
+Phòng định kỳ 5000m3 nước
+ Đôi với cá giống nhỏ dùng :200ml / 10.000m3 nước
+ Trên cá da trơn: 100ml / 20-30 tấn cá
🍃 Sản phẩm được sản xuất tại nhà máy dược đạt chuẩn GMP-WHO, và đã được cấp phép lưu hành bởi Tổng Cục Thú Y và Thủy Sản.
----------------------------------------
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn
☎️ Gọi Ngay: 0965.111.875
📍 Địa Chỉ: Trâu Qùy - Gia Lâm - Hà Nội

Không gây nhờn thuốc - An toàn - Hiệu quảLiên hệ ngay: 0965.111.875 để được hỗ trợ!
21/02/2024

Không gây nhờn thuốc - An toàn - Hiệu quả
Liên hệ ngay: 0965.111.875 để được hỗ trợ!

TRÙNG MỎ NEO Phòng và điều trị☎️☎️0965.111.875💥Khi trùng mỏ neo ký sinh trên cá sẽ làm cho cá hoạt động chậm, trùng hút ...
21/02/2024

TRÙNG MỎ NEO
Phòng và điều trị☎️☎️0965.111.875
💥Khi trùng mỏ neo ký sinh trên cá sẽ làm cho cá hoạt động chậm, trùng hút chất dinh dưỡng và tạo ra những vết thương hở trên cá. Các vị trí trùng mỏ neo ký sinh đó là: đuôi, mắt, mũi, khoang miệng, mang cá.
💥Cá bị nhiễm trùng mỏ neo thường gầy yếu, ngứa ngáy khó chịu biểu hiện cá hay quẫy đuôi hoặc cọ sát mình vào thành hoặc đáy ao, hồ, bể gây trầy xước tổn thương. Cá bơi lội chậm chạp, khả năng bắt mồi giảm dần. Đối với cá hương, cá giống bị trùng mỏ neo ký sinh, cơ thể bị dị hình, uốn cong, bơi lội mất thăng bằng và chết rải rác tới hàng loạt. Một số trùng mỏ neo ký sinh trong miệng, làm miệng cá sưng lên và không đóng kín được, không ăn được.
Tư vấn 0965.111.875

Cá nhà bác có bị bệnh như hình liên hệ ngay 0965.111.875
22/12/2023

Cá nhà bác có bị bệnh như hình liên hệ ngay 0965.111.875

22/12/2023

DIỆT TẬN GỐC TRÙNG MỎ NEO, SÁN LÁ MANG TRÊN CÁ
MUTISAN - An toàn, hiệu quả, se liền vết thương nhanh chóng đã được nhiều trang trại lớn áp dụng
- An toàn sinh học - Phun không mệt người
- Lưu dẫn 2 chiều, hiệu lực kéo dài hơn
- Tiêu diệt nhanh - Siêu tiết kiệm
- Diệt nhanh, mạnh - an toàn với thủy sản - môi trường
- 1 chai pha sử dụng 6.000 m3 - 8000m3
- Giao hàng nhanh - nhận hàng kiểm tra hàng
=> Miễn phí vận chuyển từ 2 chai
Chuyên trị: ký sinh trùng trên cá như, trùng mỏ neo, trùng quả dưa, sán lá mang, trùng bánh xe, ký sinh trùng...
Công nghệ kháng nhờn từ Pháp, đánh bay các ký sinh trùng cứng đầu
----------------------------------
☎️ Gọi Ngay: 0965.111.875
📍Đ/c: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam - Trâu Qùy - Gia Lâm - Hà Nội

13/12/2023
𝐂𝐇𝐔̉ Đ𝐎̣̂𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐀́𝐍𝐇 𝐑𝐄́𝐓 𝐂𝐇𝐎 𝐂𝐀́ 𝐕𝐀̀𝐎 𝐌𝐔𝐀 Đ𝐎̂𝐍𝐆 🐟❄️----------------------- Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh ...
11/12/2023

𝐂𝐇𝐔̉ Đ𝐎̣̂𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐀́𝐍𝐇 𝐑𝐄́𝐓 𝐂𝐇𝐎 𝐂𝐀́ 𝐕𝐀̀𝐎 𝐌𝐔𝐀 Đ𝐎̂𝐍𝐆 🐟❄️
-----------------------
Mùa đông là thời điểm thời tiết lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cá nuôi. Để hạn chế thiệt hại do rét gây ra, bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá.

- Nhiệt độ lý tưởng dành cho cá

Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Nhiệt độ nước phù hợp sẽ giúp cá ăn uống tốt, tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng miễn dịch và chống chịu bệnh tật.

- Nhiệt độ lý tưởng dành cho cá cảnh

Nhiệt độ nước thích hợp cho cá cảnh thông thường dao động trong khoảng 22 – 26 độ C. Một số loài cá cảnh có nhu cầu nhiệt độ cao hơn, như cá rồng, cá bảy màu, cá đuôi công,… có thể sống tốt ở nhiệt độ 28 – 32 độ C. Một số loài cá cảnh có nhu cầu nhiệt độ thấp hơn, như cá koi, cá vàng,… có thể sống tốt ở nhiệt độ 18 – 22 độ C.

- Nhiệt độ lý tưởng dành cho cá nước ngọt

Nhiệt độ nước thích hợp cho cá nước ngọt thông thường dao động trong khoảng 20 – 27 độ C.

- Cá chép nước ngọt

+ Các loài cá nước ngọt có nhu cầu nhiệt độ cao hơn, như cá rô phi, cá trê,… có thể sống tốt ở nhiệt độ 28 – 32 độ C.

+ Các loài cá nước ngọt có nhu cầu nhiệt độ thấp hơn, như cá chép, cá trắm,… có thể sống tốt ở nhiệt độ 18 – 22 độ C.

- Nhiệt độ lý tưởng dành cho cá nước mặn

Nhiệt độ nước thích hợp cho cá nước mặn thông thường dao động trong khoảng 24 – 27 độ C. Cá mú, cá nemo,… có thể sống tốt ở nhiệt độ 28 – 32 độ C. Trái lại cá đuối, cá mập,… có thể sống tốt ở nhiệt độ 22 – 24 độ C.

- Nhiệt độ nước thay đổi ảnh hưởng đến cá như thế nào?

Nhiệt độ nước thay đổi đột ngột có thể gây sốc cho cá, khiến cá bị suy yếu, giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh. Nhiệt độ nước quá cao có thể khiến cá bị chết do nhiệt, còn nhiệt độ nước quá thấp có thể khiến cá bị chết do lạnh.

Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 0 độ C. Do đó, nhiệt độ lý tưởng dành cho cá ở miền Bắc dao động trong khoảng 18 – 22 độ C.

Một số loài cá nước ngọt phổ biến ở miền Bắc như cá chép, cá trắm, cá rô phi, cá trê,… có thể sống tốt ở nhiệt độ nước trong khoảng 18 – 22 độ C. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhiệt độ nước có thể xuống dưới 15 độ C, ảnh hưởng đến sự phát triển của cá.

Để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ nước thay đổi, cần đảm bảo nhiệt độ nước ổn định, không thay đổi đột ngột. Có thể sử dụng máy sưởi hoặc máy làm lạnh để điều chỉnh nhiệt độ nước.

- Các phương pháp phổ biến áp dụng chống rét cho cá vào mùa đông

Hiện nay, cứ đến độ trời đông, rét mướt, bà con đã biết cách áp dụng những phương pháp chống rét tốt cho cá. Tiêu biểu như sau:

+ Thả bèo hoặc làm sọt cho cá tránh rét

Với phương pháp thả bèo hoặc là sọt cho cá, thường được áp dụng với các ao, hồ cá có diện tích trung bình. Cách làm rất đơn giản, đã có sọt tre đã được sát trùng thật sạch, sau đó bà con cắm cọc dìm sọt xuống đáy ao nuôi. Cùng với đó, hãy phủ một lớp bèo lên mặt nước. Một khi trời trở lạnh, cá thấy rét sẽ tự động di chuyển để chui vào sọt tránh rét.

+ Thả bèo chống rét cho cá

Đây được xem là cách làm truyền thống mà bà con vẫn thường hay áp dụng nhất.

+ Che chắn bằng bạt để chống rét cho cá

Phương pháp dùng bạt để chống rét cho cá là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Phương pháp này có ưu điểm là có thể áp dụng cho các hồ ao cá có diện tích lớn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là chỉ mang tính chất tạm thời và không chống rét hiệu quả nhiều được cho cá nuôi.

+ Phủ bạt ao

_Chọn bạt có độ dày khoảng 0,2mm, kích thước phù hợp với diện tích ao hồ.

_Gắn cọc vào bốn góc ao hồ.

_Căng bạt vàng lên trên cọc, cố định bằng dây buộc.

_Chú ý căng bạt vàng đều, không để có chỗ hở.

Khi nhiệt độ nước giảm xuống, cá sẽ di chuyển vào vùng nước bên dưới bạt vàng để tránh rét. Bà con cần thường xuyên kiểm tra bạt để đảm bảo bạt vàng không bị rách, thủng. Nếu bạt vàng bị rách, thủng thì cần thay thế kịp thời.

+ Sử dụng đèn chống rét cho cá

Sử dụng đèn chống rét cho cá bằng cách dùng đèn sưởi ấm, sau đó treo cố định ở 4 góc trên các cột trong ao nuôi. Đây là phương pháp có mức chi phí tốn kém, tuy nhiên, lại mang lại hiệu quả vô cùng cao.

+ Kết hợp hồ trải bạt cộng với thả bèo

Lót bạt cho ao hồ nuôi cá là một xu hướng nuôi trồng thủy sản mới được áp dụng gần đây, mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

_Giữ nhiệt cho ao hồ: Lớp bạt có tác dụng ngăn chặn sự thất thoát nhiệt từ mặt đáy ao, giúp giữ nhiệt độ nước ổn định, nhất là vào mùa đông. Từ đó, giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

_Chống thấm, ngăn rò rỉ nước: Ngăn chặn nước thấm xuống đất, giúp tiết kiệm nước và hạn chế ô nhiễm môi trường.

_Làm sạch ao hồ: Ngăn chặn các chất bẩn, bùn đất từ dưới đáy ao nổi lên mặt nước, giúp ao hồ luôn sạch sẽ, dễ dàng chăm sóc.

Hy vọng với những phương pháp trên đây, bà con đã có thể chủ động tránh rét cho các vào mùa đông. Việc thực hiện các biện pháp phòng chống rét cho cá đúng cách sẽ giúp hạn chế thiệt hại do rét gây ra, đảm bảo năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản.

𝑪𝙖̂́𝒏 𝒕𝙪̛ 𝙫𝒂̂́𝙣 𝙡𝒊𝙚̂𝒏 𝒉𝙚̣̂ 𝙣𝒈𝙖𝒚 𝒑𝙝𝒐̀𝙣𝒈 𝒕𝙞𝒆̂́𝙥 𝙣𝒉𝙖̣̂𝒏 𝒕𝙝𝒐̂𝙣𝒈 𝒕𝙞𝒏 0523.612.915 đ𝒆̂̉ đ𝙪̛𝒐̛̣𝙘 𝙝𝒐̂̃ 𝒕𝙧𝒐̛̣ 𝒕𝙪̛ 𝙫𝒂̂́𝙣!

💥 SỬ DỤNG THUỐC SÁT TRÙNG SAO CHO HIỆU QUẢ 💥   Trong ao nuôi tôm cá việc sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, sát trùng sa...
25/09/2023

💥 SỬ DỤNG THUỐC SÁT TRÙNG SAO CHO HIỆU QUẢ 💥
Trong ao nuôi tôm cá việc sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn, sát trùng sao cho hiệu quả và an toàn là vấn đề cần được quan tâm, vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng và năng suất ao nuôi. Vậy làm thế nào để sử dụng thuốc sát khuẩn đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng mà không gây ảnh hưởng cho ao nuôi ❓
⚡ Cách sử dụng thuốc sát trùng
Bước 1: Chọn thuốc phù hợp mục đích: Chọn lựa thuốc sát trùng phù hợp hiện trạng nước ao nuôi: nước ngọt, nước mặn, pH, kiềm, DO, ô nhiễm hữu cơ v.v… và phù hợp đối tượng cần tiêu diệt: virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật, ngoại ký sinh v.v…
Bước 2: Tính toán lượng thuốc cần sử dụng: Lượng thuốc sử dụng được tính toán trên nồng độ sản phẩm và lượng nước trong ao để đạt được nồng độ sát trùng mong muốn trong ao nuôi. Hòa sản phẩm với nước sạch theo tỉ lệ 1:60-100 (1 lít hoặc 1kg thuốc pha với 60 -100 lít nước sạch) và sử dụng tùy theo mục đích.
Bước 3: Thử phản ứng thuốc: Đối với thuốc sát trùng mới sử dụng lần đầu hoặc phải dùng liều cao hơn hướng dẫn của nhà sản xuất (do yêu cầu đáp ứng với chất lượng hiện tại của nguồn nước) thì cần thử trên bể với một số ít tôm cá để đánh giá độ an toàn của thuốc và liều sử dụng (thử bằng chính nguồn nước ao dự kiến sử dụng). Nếu trong 24 giờ tôm cá thử nghiệm vẫn bình thường thì có thể sử dụng cho ao nuôi.
🔥 Lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc sát trùng
𝐈𝐨𝐝𝐢𝐧𝐞: Diệt được vi khuẩn, virus, nấm, diệt bào tử khá, không diệt được tảo. Liều sử dụng (dạng bột có nồng độ iodine 12%), có thể thay đổi từ 0,3 -5 ppm tùy theo mục đích sử dụng.
+Tăng liều sử dụng khi nước có độ kiềm (KH) cao hoặc có nhiều chất hữu cơ.
+Không sử dụng kết hợp với các loại thuốc sát trùng khác hoặc khi ao đã được xử lý vôi ngày trước đó.
+Sử dụng thuốc vào lúc chiều mát, không có ánh sáng mặt trời để hạn chế sự thăng hoa của thuốc.
𝐁𝐊𝐂: Thuốc có khả năng diệt khuẩn, virus có vỏ bao, nguyên sinh động vật mạnh, diệt nấm, tảo khá, diệt bào tử kém và không tác dụng trên virus không vỏ bao. Sản phẩm thông dụng chứa 80% hoạt chất.
+BKC có hoạt tính mạnh khi pH và nhiệt độ cao cũng như thời gian tiếp xúc với giữa BKC với sinh vật dài.
+Hiệu quả BKC giảm khi môi trường có chất hữu cơ và nước cứng (nước có 150 -300 mg CaCO3/lít).
+Sử dụng vào buổi trưa hoặc lúc trời nắng để đạt hiệu quả cao.
𝐂𝐡𝐥𝐨𝐫𝐢𝐝𝐞: Chất sát trùng phổ rộng, có hiệu quả diệt vi khuẩn, virus, nấm, tảo. Không hiệu quả với bào tử vi khuẩn.
+Giảm tác dụng trong môi trường nước mặn, pH cao, môi trường có nhiều cặn bã hữu cơ, các chất lơ lửng.
+Khi dùng liều cao cần loại bỏ Chlor dư thừa sau 24 giờ bằng Thiosulfat sodium (Na2S2O3), chạy quạt nước để giảm lượng Clo tồn dư.
𝑻𝒉𝒖𝒐̂́𝒄 𝒕𝒊́𝒎: có tác dụng sát trùng mạnh dùng xử lý nước và điều trị ngoại ký sinh cho tôm cá, làm giảm H2S, Fe++...
+Tác dụng kém trong ao nuôi có nhiều chất hữu cơ.
+Sử dụng với nồng độ 2-6ppm thuốc có tác dụng giảm chất hữu cơ trong ao nuôi làm trong nước và tăng oxy hoà tan, nhưng hiệu quả tạo oxy hòa tan không cao.
---------------------------------------------
🌐Website: https://thuysan365.com/
☎️ HOTLINE: 0523.612.915
Phân phối độc quyền bởi Thủy Sản 365
📍Địa chỉ: Học Viện Nông Nghiệp - Trâu Qùy - Gia Lâm - Hà Nội
Thủy Sản 365 - Đối tác đáng tin cậy chăm sóc sức khỏe tôm cá của bạn!

cá nhà bác nào đang gặt tình trạng như hình liên hệ 0965.111.875
25/09/2023

cá nhà bác nào đang gặt tình trạng như hình liên hệ 0965.111.875

Address

Trâu Quỳ, Gia Lâm
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tư Vấn Hỗ Trợ Thủy Sản posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category