VetVn Citi Pet

VetVn Citi Pet Nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm thú cảnh Việt Nam
(12)

20/05/2023

Bây giờ các "hoàng thượng" thường đang gặp phải: sạn bùn bàng quang, viêm bàng quang, xuất huyết bàng quang, sỏi bàng quang, bí tiểu…
Sơ xuất quên ngó đến "hoàng thượng" đi vệ sinh chút thì "hoàng thượng" có thể gặp nguy hiểm thậm chí có thể dẫn Băng Hà vì suy thận cấp và ngộ độc Ure
Hãy đến ngay thú y gần nhất khi thấy có những bất thường về việc đi tè: tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt, tiểu có máu và bí tiểu nhé Sen ơi.


----------------------------------------
Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
Thức ăn, phụ kiện petshop
Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
Khám và điều trị bệnh
Phẫu thuật, ngoại khoa
Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
Khách sạn thú cưng
Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

CHỦ ĐỀ : TINH HOÀN ẨN TRÊN CHÓ MÈO Rất hay gặp, 100 con đực thường có 3-4 con bị. Đẻ non, con sinh ra gầy còm,… hay bị h...
15/05/2023

CHỦ ĐỀ : TINH HOÀN ẨN TRÊN CHÓ MÈO
Rất hay gặp, 100 con đực thường có 3-4 con bị. Đẻ non, con sinh ra gầy còm,… hay bị hơn. Nếu không điều trị có thể gặp nguy cơ như ung thư hoá tinh hoàn, vô sinh, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn.
Nguyên nhân:
Sai lệch tổng hợp hoocmone sinh dục.
Phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn- bìu, làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao, không xuống được tới bìu.
Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: mạch máu nuôi của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn…
Nguy cơ vô sinh do tinh hoàn ẩn
==> Hầu hết các bác sĩ thú y sẽ đưa ra hướng cắt bỏ tinh hoàn ẩn này đi do nhiệt độ trong ổ bụng cao gây hỏng tinh hoàn. Nhưng nếu chúng ta có nhu cầu giữ lại ta có thể đưa tinh hoàn về vị trí của nó ( thường khoảng 3 tháng sau sinh). Các bé càng lớn thì tình hoàn càng nhỏ và nhu mô thường mềm nhão nên ảnh hưởng tới tinh trùng, gây vô sinh.
Trường hợp bị một bên vẫn có khả năng có con.
Trường hợp bị hai bên sẽ dễ dẫn đến vô sinh.
Nếu không có nhu cầu cho các bé sinh sản chúng ta nên triệt sản để các bé có tâm sinh lý và sức khỏe tốt nhất


----------------------------------------
Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
Thức ăn, phụ kiện petshop
Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
Khám và điều trị bệnh
Phẫu thuật, ngoại khoa
Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
Khách sạn thú cưng
Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

" Nắng mưa là việc của trời Làm đẹp là việc của tôi với Chàng "      ----------------------------------------🔴Cấp cứu 24...
31/07/2022

" Nắng mưa là việc của trời
Làm đẹp là việc của tôi với Chàng "


----------------------------------------
🔴Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
🟢Thức ăn, phụ kiện petshop
🔵Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
🟤Khám và điều trị bệnh
🟠Phẫu thuật, ngoại khoa
🟣Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
🟡Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
⚫️Khách sạn thú cưng
⚪️ Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

TẠI SAO PHẢI TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH CHO CHÓ MÈO?🐱🐶Tất cả các bé Cún, Mèo đều có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc b...
28/07/2022

TẠI SAO PHẢI TIÊM VACXIN PHÒNG BỆNH CHO CHÓ MÈO?🐱🐶

Tất cả các bé Cún, Mèo đều có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt có những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây sang Người như : Bệnh dại ở cả Cún và Mèo , bệnh xoắn khuẩn Leptospira trên chó,..

1️⃣: Đối với Cún là 7 bệnh truyền nhiễm do virus với 8 tác nhân gây bệnh
• Bệnh Care ( Do virus Canine Distemper )
• Bệnh Parvovirus ( Do virus Canine Parvovirus )
• Bệnh viêm gan truyền nhiễm ( Do virus Adenovirus type 1 gây ra )
• Bệnh ho cũi chó ( Do virus Canine Kennel Cough )
• Bệnh phó cúm ( Canine Parainfluenza virus gây ra )
• Xoắn khuẩn Leptospira
• Bệnh Coronavirus

2️⃣: Đối với mèo là 4 bệnh truyền nhiễm do virus gây ra:
• Bệnh suy giảm bạch cầu – FPV (Feline Panleucopenia Virus)
• Bệnh do Calicivirus – FCV (Feline Calicici Virus)
• Bệnh viêm mũi khí quản trên mèo – FRV (Feline Rhinotrachetis Viral)
• Bệnh do Chlamydia – Gây viêm kết mạc, viêm nhiễm mắt trên mèo

3️⃣: Trên Mèo có một bệnh là : Viêm phúc mạc truyền nhiễm ( FPV ) do Coronavirus gây ra. Bệnh FPV tiêm phòng riêng chứ không có trong vacxin 4 in 1 trên Mèo
🆘Vì vậy các bé Cún, Mèo cần được tiêm phòng để bảo vệ cả Boss lẫn Sen nhé ❗️



----------------------------------------
🔴Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
🟢Thức ăn, phụ kiện petshop
🔵Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
🟤Khám và điều trị bệnh
🟠Phẫu thuật, ngoại khoa
🟣Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
🟡Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
⚫️Khách sạn thú cưng
⚪️ Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

🆘🆘🆘 Ét Ô ÉtLòi bọc, Lòi bọc rồi! Cứu, Cứu Iêm 🥹 ❗️------------------------------------------Chúc mừng cả nhà , mẹ tròn c...
26/07/2022

🆘🆘🆘 Ét Ô Ét
Lòi bọc, Lòi bọc rồi! Cứu, Cứu Iêm 🥹 ❗️
------------------------------------------
Chúc mừng cả nhà , mẹ tròn con vuông rồi ạ ...
Full 4 🦋
3🦋 Lùn
1🦋 Dài
Tỉ số đang nghiêng hoàn toàn về đội nhà gái ạ.


----------------------------------------
🔴Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
🟢Thức ăn, phụ kiện petshop
🔵Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
🟤Khám và điều trị bệnh
🟠Phẫu thuật, ngoại khoa
🟣Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
🟡Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
⚫️Khách sạn thú cưng
⚪️ Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

🐱🐶CHỦ ĐỀ: CHĂM SÓC TAI CHÓ, MÈO VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾTTai chó, mèo cần được kiểm tra mỗi tuần một lần để được làm sạ...
25/07/2022

🐱🐶CHỦ ĐỀ: CHĂM SÓC TAI CHÓ, MÈO VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT

Tai chó, mèo cần được kiểm tra mỗi tuần một lần để được làm sạch và điều trị nếu cần thiết. Tai có thể bị bẩn bởi những mảnh sáp như bã cà phê. Ngoài ra, tai các bé cũng có thể gặp phải một vài vấn đề khiến các bé khá khó chịu. "Đã đến lúc bạn nên quan tâm đến đôi tai boss rồi", chúng ta cùng tìm hiểu này!

1️⃣: Kiểm tra bên ngoài tai các bé

Một đôi tai khỏe mạnh sẽ có một lớp lông nhẹ ở mặt ngoài và không bị hói. Mặt trong có màu hồng nhạt, phần sâu bên trong không có dịch tiết, sưng hay đỏ nào.

2️⃣: Kiểm tra bên trong tai các bé

Đưa chó, mèo vào một phòng yên tĩnh và không có thú cưng nào khác. Nhẹ nhàng gập ngược mỗi bên tai của các bé xuống để thấy rõ phần tai trong hơn. Tai trong khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt, không có mảnh vụn, mùi hoặc ráy tai. Nếu tai mèo xuất hiện bất kỳ phần bã màu đen nào hay có mùi thì nên cho bé đi khám bác sĩ thú y.

3️⃣: Làm sạch tai cho Chó Mèo

Sử dụng dung dịch làm sạch tai cho các bé, chúng ta làm ướt 2 viên gòn hoặc một miếng gạc sạch, mỗi bên tai sử dụng riêng biệt nhau.

Nhẹ nhàng gập tai các bé cún, bé mèo ngược ra sau và dùng gòn ẩm này lau sạch bên trong tai. Không cố gắng lau quá sâu vì có thể làm chấn thương hoặc nhiễm trùng tai.

4️⃣: Khi thấy những dấu hiệu này ở tai mèo, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ

• Gãi đầu liên tục và tập trung nhiều vào tai

• Nghiêng đầu hoặc lắc đầu

• Mất thăng bằng và phương hướng

• Tai đỏ, sưng nắp tai hoặc ống tai

• Tai mèo có mùi khó chịu

• Các vấn đề về hô hấp

• Xuất hiện bã đen, nâu sẫm hoặc vàng trong tai mèo

• Mất thính lực

• Chảy máu

👉Những vấn đề mà tai mèo hay gặp phải

◦ Rận tai

Rận tai là loài ký sinh phổ biến và rất dễ lây lan giữa các vật nuôi. Bạn có thể nhận biết rận tai ở mèo bằng các dấu hiệu như bị ngứa quá mức ở tai. Bên trong tai mèo sẽ xuất hiện phần bã màu đen như bã cà phê.

◦ Nhiễm trùng tai

Nguyên nhân thường do vi khuẩn, nấm men hoặc dị vật rơi vào ống tai. Mèo bị nhiễm trùng tai nên được điều trị sớm nhất có thể vì phần tai mèo sẽ vô cùng khó chịu.

◦ Khối u máu

Đây chính là kết quả của sự tích tụ máu trong vạt tai. Nguyên nhân thường do nhiễm trùng, rận tai, bọ chét hoặc những mảnh vụn mắc kẹt khiến mèo gãi tai hoặc lắc đầu quá mức.
-------------------------------------------------
CHÚC CÁC BOSS LUÔN KHỎE ❤



CHỦ ĐỀ : RẬN TAI TRÊN MÈONhững dấu hiệu cho thấy Boss nhà các Sen đang bị rận tai1️⃣. Khi vệ sinh tai: Ráy tai mèo có nh...
17/04/2022

CHỦ ĐỀ : RẬN TAI TRÊN MÈO
Những dấu hiệu cho thấy Boss nhà các Sen đang bị rận tai
1️⃣. Khi vệ sinh tai: Ráy tai mèo có nhiều bã cà phê hoặc mủn màu đen.
2️⃣. Nay vệ sinh nhưng mai đen bẩn trở lại ngay
3️⃣. Vành tai mèo bẩn, có mùi hôi với trường hợp ráy tai ướt
4️⃣. Các Boss thường xuyền nghiêng đầu sang một hoặc hai bên tai và dùng chân gãi liên tục. Nhiều khi có thể lắc đầu hay dũi đầu vào tay các Sen hoặc đồ vật để gãi
5️⃣. Bị lâu các Boss có thể rụng lông tai hoặc xước phần da gốc tai do các Boss đạp gãi thường xuyên do ngứa.

MÌNH SẼ HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ Ở CHỦ ĐỀ SAU NHÉ
NẾU THẤY HỮU ÍCH CÁC SEN HÃY THEO DÕI, LIKE SHAGE BÀI VIẾT ĐỂ NHIỀU SEN BIẾT ĐẾN NHA
-------------------------------------------------
CHÚC CÁC BOSS LUÔN KHỎE ❤


07/04/2022

Em nghe đồn Vacxin 4 bệnh mèo đợt này đang cháy, bên em còn số lượng rất ít vacxin Nga. Anh chị nhanh chân qua Phòng khám VetVN CitiPets hoặc Inbox bên em địa chỉ nha


-------------------------------------
🔴Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
🟢Thức ăn, phụ kiện petshop
🔵Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
🟤Khám và điều trị bệnh
🟠Phẫu thuật, ngoại khoa
🟣Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
🟡Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
⚫️Khách sạn thú cưng
⚪️ Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

Nơi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm thú cảnh Việt Nam

🐈🐈🐈 CHỦ ĐỀ: BỆNH GIẢM BẠCH CẦU (FPV) Ở MÈO 🆘Giảm bạch cầu hay còn gọi với tên khác là bệnh Care mèo. Bệnh viêm ruột truy...
07/04/2022

🐈🐈🐈 CHỦ ĐỀ: BỆNH GIẢM BẠCH CẦU (FPV) Ở MÈO 🆘
Giảm bạch cầu hay còn gọi với tên khác là bệnh Care mèo. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm Giảm Bạch Cầu này tỷ lê lây nhiễm rất cao và khó chữa, rất nhiều Sen không biết đến bệnh này cho đến khi biết phát hiện thì đã quá muộn. Hiện nay, bệnh này chưa có thuốc đặc trị, tuy nhiên nếu biết chữa đúng cách thì vẫn có tỷ lệ thể cứu được. Nếu đưa ra thú y thì Mèo của bạn có thể được bác sĩ cho nhịn ăn và được truyền dịch như Muối, Glucose, Ringer…; kháng sinh như Baytril, Ampicillin….
Đối với bài này mình sẽ bổ trợ cho các Sen về kinh nghiệm điều trị FPV TẠI NHÀ khi xác định ĐÚNG là bệnh FPV. Nếu có thể các bạn điều trị tại nhà là tốt nhất:" Các bé đỡ stress, ăn uống và được chăm sóc tốt nhất". Không các bạn nên đưa các bé qua Bệnh viện, phòng mạch thú y gần nhất để được điều trị kịp thời.
1️⃣. Triệu chứng của bệnh GBC
- Giai đoạn nhẹ: Nhanh nhẹn, đi bình thường hoặc hơi loạng choạng mất thăng bằng, giảm ăn hoặc bỏ ăn, mắt lờ đờ chậm chạp
- Giai đoạn nặng: Sốt ( dẫn đến co giật ), bỏ ăn, tiêu chảy, nôn nhiều, nôn liên tục ra dịch vàng, phân có bọt, mắt lờ đờ, sụp mí, nằm nhiều, lông tơi tả, bắt đầu chảy dãi.
- Giai đoạn nguy kịch: Bỏ ăn, lờ đờ, đi ngoài ra máu không tự chủ, chảy dãi nhiều; thở khó, mùi phân tanh, nước dãi bốc mùi khó chịu., không còn khả năng vận động, tụt nhiệt độ dẫn đến chết.
2️⃣. Cách phòng bệnh
- Cách phòng tốt và hiệu quả nhất là tiêm phòng Vacxin truyền nhiễm 4 trong 1 của Mèo khi được trên 50 ngày tuổi. Tiêm nhắc lại sau 28 ngày kể từ hôm tiêm.
- Tẩy giun từ 30-35 ngày tuổi. Sau khi tiêm phòng vacxin truyền nhiễm 4 trong 1 một tuần có thể tẩy giun
❌Lưu ý:
- Sau khi tiêm phòng kiêng tanh, kiêng tắm một tuần
- Chỉ tiêm phòng khi mèo khỏe, không mang mầm bệnh, mèo sau khi khỏi bệnh khoảng 2 tháng mới nên tiêm phòng. Khi có mèo trong đàn phát bệnh, mà các con khác chưa tiêm nhưng vẫn khỏe cũng ko được tiêm, nếu tiêm mèo phát bệnh sẽ chết.
- Không cho Boss tiếp xúc với mèo lạ, đặc biệt khi chưa tiêm đủ vacxin.
- Cẩn trọng với mèo vừa khỏi bệnh Giảm Bạch Cầu và nên cách ly bé 2 tuần vì Virus vẫn còn trên cơ thể bé. Nếu bé tiếp xúc với một bé khác, bé đó có khả năng cao sẽ dính bệnh FPV
- Nếu nhà có bé khác nên xịt sát trùng tay chân cũng như quần áo và hạn chế động vào bé khác. Nếu phải cho ăn nên đeo găng tay sau đó gói gọn bỏ thùng rác
3️⃣. Cách điều trị bệnh
- Nguyên tắc điều trị:
• - Nguyên tắc 1: Cách ly mèo bị bệnh khỏi đàn mèo ngay khi phát hiện các biểu hiện trên
• - Nguyên tắc 2: Theo dõi sát sao nhiệt độ bé thường xuyên đảm bảo bé nhiệt độ bé luôn ổn định bình thường
- Cách điều trị: Cần chuẩn bị Kháng sinh T5000, đường GLuco , Siro VitaminC người lớn hoặc trẻ em, thuốc sát trùng Foocmon hoặc Virkon ( Cồn đỏ không có tác dụng diệt Virus ), điện giải Oresol, Vitamin K, Đạm, Hạ sốt, Đèn sưởi, Kích Giảm Bạch Cầu,... nếu có sữa mèo mẹ hoặc sữa người có thể cho bé uống để tăng sức đề kháng: " Uống 3 lần/ ngày.
• - Cầm tiêu chảy và bù nước cho Boss: SMECTA, Men tiêu hóa " Enter hoặc men sống" và ORESOL. Pha nửa gói ORESOL với 10-20ml nước ấm, Dùng bơm tiêm cho bé uống. Nước uống nên pha thêm Glucose nha. Cứ 2 tiếng thì bổ sung Gluco và Oresol 1 lần.
• Bồi bổ vitamin, dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Kiêng tanh, mỡ. Nấu cháo loãng thịt bằm, đút vào miệng cho Boss.
• Kháng sinh T5000 của thú y 1cc cho 5kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần vào bắp. Không có thì mua 1 ống penicillin 1.000.000UI của người tiêm cho 30kg, ngày tiêm 2 lần.
• Dexa : 1ml/20kgTT, tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch
• Vitamin K, vitamin C và sắt Fe bổ máu. Mỗi loại 1cc cho 7kg. Ngày 1 lần. Hút mỗi loại thuốc ra 1cc rồi tiêm dưới da, dưới bắp hoặc tĩnh mạch
• Đạm 10ml/ngày: Dùng khi yếu
Một tuần liên tiếp cứ giã thuốc và bơm vào họng cho Boss. 3 ngày kể từ ngày phát bệnh là vô cùng quan trọng, qua được ngày thứ 5 thì mèo sẽ sống và hồi phục. Trường hợp xấu thì không qua được
⛔️ Lưu ý:
- Cho ăn đồ ăn mềm, nhuyễn, dạng pate vì bé họng bé đau, phù, cơ thể mệt mỏi sẽ khó ăn, khó hấp thu
- NGƯNG CHO ĂN KHI BOSS NÔN QUÁ NHIỀU LẦN
- Khi mèo khỏi bệnh thì sau 2 tuần mới có thể đào thải hết vi rút ra khỏi ng nên vẫn cần cách ly, phân rắn là có thể yên tâm thả mèo
Vệ sinh chuồng trại, bát ăn bằng Foocmon hoặc Virkon. Phơi năng một tuần
Luôn giữ nhà cửa khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát!!!
CHÚC CÁC BOSS LUÔN KHỎE ❤
-------------------------------------------------
HÃY CHIA SẺ NẾU THẤY HỮU ÍCH !


🐶🐈 CHỦ ĐỀ: VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP 💥Chào cả nhà. Thời tiết Miền Bắc đợt này nồm và rất lạnh, các Boss rất hay bị hô hấp. Nên mìn...
25/02/2022

🐶🐈 CHỦ ĐỀ: VỀ ĐƯỜNG HÔ HẤP 💥

Chào cả nhà. Thời tiết Miền Bắc đợt này nồm và rất lạnh, các Boss rất hay bị hô hấp. Nên mình viết thêm một bài về Hô Hấp. Nhưng bài viết này của mình chỉ là cách chữa một số trong vô vàn các triệu chứng của bệnh hô hấp, do vậy các Sen tham khảo. Có thể không hợp thuốc với bé này nhưng lại hiệu quả với bé khác. Các Boss nhà mình có ai có cách chữa trị các triệu chứng về VIÊM PHỔI HAY VIÊM HÔ HẤP hiệu quả thì comment xuống dưới bài viết này giúp mình với nhé, để mình bổ sung vào bài viết và để các Sen khác có thể tham khảo và áp dụng.

1️⃣.Giảm triệu chứng cảm cúm, sổ mũi

• Dấu hiệu: khụt khịt, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ

• Lấy một tép tỏi nhỏ cho 2 kg cân nặng, giã thật nát, pha nước đun sôi để nguội cho Boss uống ( đừng pha quá đặc, kẻo bé sẽ bị cay, phì bọt mép lại khiến con Sen hoảng hốt hú hùn chim én tưởng bị ngộ độc :)))

• Giảm triệu chứng ho, sổ mũi, giúp bé thở tốt hơn, bạn có thể tìm húng quế, húng chanh, hoặc tìm được lá bạc hà thì càng tốt (bạc hà chứ ko phải húng bạc hà). Sau đó vò nát, cho vào nước đun sôi lên (đừng đun sôi quá sẽ bay hết tinh dầu) . Sau đó đổ vào chai cho bé ngửi liên tục. Bé sẽ đỡ dần và giảm nguy cơ chạy vào phổi.

2️⃣. HO, HẮT XÌ, SỔ MŨI

• Siro ho Prospan (ngày 2 lần sáng-tối, mỗi lần 2-3ml)

• Klamentin (1 gói 500mg chia thành 8 phần, mỗi ngày uống 1 phần)

• Vitamin C Ceelin (ngày 1 viên pha loãng với nước, chú ý phải pha loãng nha)
• Nếu dịch mũi đặc có thể dùng Salbutamol xông cho các bé

3️⃣. HẮT XÌ , SỔ MŨI, KHÔNG HO

• Exomuc (4-5k/gói) mua ở hiệu thuốc người. Pha nửa gói với 40-50ml nước, dùng ống bơm trực tiếp vào miệng bé. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 ống. Sử dụng khoảng 10 ngày.

4️⃣. SỔ MŨI CHỮA KẾT HỢP VỚI DAY BẤM HUYỆT

Cần tăng đề kháng cho bé, rửa bằng xisas và nhỏ neodexa hoặc Nemydexa, sau một tuần thì dừng ko nhỏ nữa nhưng hằng ngày vẫn phải rửa xisas và day bấm huyệt dọc mũi và họng.

LƯU Ý: Nếu Boss có dấu hiệu của những bệnh hô hấp ở mùa này thì cần bật sưởi cho bé. Với mua hè thì tách bé ra khỏi phòng máy lạnh và chữa cho khỏi. Bên cạnh đó nếu đã khỏi mà lại bị lại thì 80% là do môi trường sống. Do đó các sen cần chú ý đến khu vực sống của các bé.
CHÚC CÁC BOSS LUÔN KHỎE ❤
-------------------------------------------------
HÃY CHIA SẺ NẾU THẤY HỮU ÍCH !



🐶🐕 CHỦ ĐỀ: BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ TIÊU HÓA Ở CHÓ MÈO CON. VIÊM VÚ Ở CHÓ MÈO MẸ 🔥Dù đã nhắc đến cách phòng tránh và cách ch...
23/02/2022

🐶🐕 CHỦ ĐỀ: BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ TIÊU HÓA Ở CHÓ MÈO CON. VIÊM VÚ Ở CHÓ MÈO MẸ 🔥

Dù đã nhắc đến cách phòng tránh và cách chữa trị ở các chủ đề trước nhưng chủ đề này mình sẽ tổng hợp lại cho đầy đủ hơn.

1️⃣. Bệnh đường hô hấp và tiêu hóa ở chó mèo con

Theo nghiên cứu, 95% chó mèo con chết do viêm phổi và viêm ruột. Cứ 1 con bị sau đó cả đàn bị. Vậy vòng xoắn bệnh lý như thế nào,cách phát hiện và xử lí ra sao?

➖ Thứ nhất, chó mèo sẽ bị đi ngoài nếu bú phải dịch hậu sản hoặc phân từ bpsd và hậu môn của chó mèo mẹ. Dịch hậu sản luôn xảy ra sau sinh. Trong phân và dịch hậu sản có rất nhiều vi khuẩn và chất mà chó mèo con không thể tiêu hóa được. Vậy luôn cần vệ sinh bpsd và cả hậu môn của chó mèo mẹ sau sinh (2h vệ sinh 1 lần là tốt). Thêm vào đó, ở đầu ti con mẹ có các nếp da nhăn nheo, con bú nhiều và dinh dưỡng từ sữa chảy vào khe nếp nhăn tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, con con dễ bị đi ngoài. Do vậy phải vệ sinh đầu ti 4h một lần

➖ Chó mèo con sau sinh nên cho uống thêm men vi sinh. Mỗi lần chỉ cần từ 1-2 giọt, dù phân tốt hay xấu, ăn sữa mẹ hay sữa ngoài thì men cũng có tác dụng giải quyết đầy bụng chướng hơi, giải quyết sữa thừa sữa viêm

➖ Sữa mẹ là dòng sữa tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ 😀 nhưng phải là sữa không viêm thì đó mới là sữa tốt. Thường thì 10 vú mới chỉ có một vú viêm, đây là nguyên nhân dẫn tới dần dần từng con kêu đau, gồng bụng, thở gấp rồi chết dần chết mòn, mỗi ngày đi một con rồi đi cả đàn mèo mà đôi khi ta không biết vì sao. Cách phát hiện vú viêm mình đã đề cập ở mục 2. Do vậy cần phải kiểm tra thường xuyên 2 ngày 1 lần, vú nào viêm thì bịt băng dính lại không cho con bú nữa.

➖ Môi trường sống không đủ ấm hoặc lắp bóng sưởi nóng quá, hoặc môi trường bẩn, nhiều bụi nhỏ sẽ làm chó mèo thở nhiều, đường hô hấp khô và viêm mũi viêm phổi. Do vậy cần thắp bóng sưởi đủ ấm, không nóng quá, sau sinh phải dùng nước ấm và nước lá chè tươi lau cơ thể cho con mẹ 2-3 ngày/lần. Ổ lót nên thay 1-2h một lần, vì con con tè nhiều cũng có thể gây nấm.

2️⃣. Viêm vú ở chó mèo mẹ

• Vú có thể viêm bất cứ lúc nào, nay không viêm nhưng mai có thể sẽ viêm, sen nên kiểm tra sữa 2 ngày một lần. 10 vú thường chỉ có 1-2 vú bị viêm, trong một vú có khi chỉ có 1-2 tia nhỏ bị viêm. Tuy nhiên, 1 tia viêm cũng gọi là vú viêm và không được bú

➖ Cách phát hiện vú viêm bằng mắt thường:

• Sữa đục MÀU NGÀ và MÀU TRẮNG là SỮA BÌNH THƯỜNG. Sữa có MÀU KHÁC thì là SỮA VIÊM.

• Cho một giọt sữa ra đầu ngón tay trỏ và cái, kéo dây, nếu kéo mà giọt sữa DÀI QUÁ 1cm thì là SỮA VIÊM

➖ Nguyên nhân gây viêm vú:

• Kì sinh trước bị viêm thì kì này trên 90% sẽ bị viêm tiếp

• Đàn ít con, vú ít bú, dễ bị tích sữa cũng gây viêm

• Chủ kiểm tra sữa bóp mạnh tay làm dập nang sữa cũng gây viêm.

• Vú bị xước, vệ sinh vú kém, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào tuyến sữa cũng gây viêm.

• Sữa ứ đọng, căng quá không thông cũng là nguyên nhân gây viêm vú.

➖ Cách phòng tránh:

◦ Vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm

◦ Không cho chó mèo nằm ở những sàn sắc, làm đứt hoặc xước đầu ti

◦ Nếu phát hiện thấy viêm cần bịt đầu ti trước khi cho con vào bú, kết hợp thuốc điều trị

◦ Để ý nếu dịch hậu sản có mùi hôi là do viêm tử cung thì cần điều trị ngay để tránh nhiễm trùng

Các sen tham khảo nguyên nhân và cách để phòng tránh bệnh cho Boss nhé
CHÚC CÁC BOSS LUÔN KHỎE ❤
-------------------------------------------------
HÃY CHIA SẺ NẾU THẤY HỮU ÍCH !





LỢI ÍCH GÌ KHI TRIỆT SẢN CHÓ MÈO? 🐶🐕       👉 Tránh tình trạng "đẻ không có kế hoạch"👉 Tránh tình trạng "bỏ nhà đi trốn"👉...
14/02/2022

LỢI ÍCH GÌ KHI TRIỆT SẢN CHÓ MÈO? 🐶🐕


👉 Tránh tình trạng "đẻ không có kế hoạch"
👉 Tránh tình trạng "bỏ nhà đi trốn"
👉 Tránh tình trạng "Kêu gào mỗi lần đến kỳ động dục"
👉 Giúp gia tăng tuổi thọ
👉 Các bé khỏe hơn
----------------------------------------
🔴Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
🟢Thức ăn, phụ kiện petshop
🔵Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
🟤Khám và điều trị bệnh
🟠Phẫu thuật, ngoại khoa
🟣Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
🟡Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
⚫️Khách sạn thú cưng
⚪️ Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

CHỦ ĐỀ: CHĂM SÓC MÈO CON SƠ SINH 🐶🐕1️⃣.Có thể Sen chưa biếtThời gian của Chó - Mèo 2 tháng đầu sau khi sinh:• Lúc chào đ...
14/02/2022

CHỦ ĐỀ: CHĂM SÓC MÈO CON SƠ SINH 🐶🐕

1️⃣.Có thể Sen chưa biết

Thời gian của Chó - Mèo 2 tháng đầu sau khi sinh:

• Lúc chào đời, Chó - Mèo con không mở măt, không nghe được tiếng động (mù điếc tự nhiên), hoàn toàn không tự chủ cá thể trừ phản xạ bú mẹ và tiếng kêu khóc yếu ớt chào đời.

• Từ 5-10 ngày: bắt đầu mở mắt TI HÍ !!!

• Từ 8-12 ngày: mở mắt hoàn toàn

• Từ 16-20 ngày: biết bò trườn và nhoài ra khỏi ổ

• 3-5 tuần: nhai, gặm được đồ ăn, vật cứng. Thay một số răng sữa đầu tiên, có thể luyện tập đi toilet đúng chỗ

• 6 tuần: Thích ăn đồ ăn của mẹ và thích bắt chước những động tác, cử chỉ của mẹ hoặc của mèo trưởng thành. Lúc này có thể cai sữa mẹ

• 8 Tuần tuổi: thích sống độc lập, không thích bám theo và phụ thuộc mèo mẹ

2️⃣. Các lưu ý

• Cần sấy khô lông và cung cấp đèn càng sớm càng tốt ngay sau khi con ra khỏi cơ thể mẹ.

• Sữa đầu chứa nhiều kháng thể (IGA, IGM, IGG). Chức năng của kháng thể là nhận biết cái lạ, cái nguy hiểm để tiêu diệt. Sữa đầu có chất lượng kháng thể cao nhất trong vòng 6h đầu sau khi sinh và giảm dần dần rồi gần như mất hẳn sau 1 ngày sinh

• Chọn vú bú: khi mới sinh, con nhỏ ta cho bú vú trước ngực để có nhiều chất và kháng thể, con to cho bú vú dưới.

• Tốt nhất nên tách rời con khỏi mẹ sau khi bú no, cứ 2-3h lại cho vào bú tiếp, trong khi bú ta phải giữ yên lặng canh chừng, tránh trường hợp đè lên nhau và ngạt chết. Cứ thế khoảng 4-5 ngày, con con cứng cáp, con mẹ khéo léo hơn thì sẽ thả chung được.

• Cho con bú theo ca nếu đẻ quá nhiều.

• Mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt, có thể tự tìm vú mẹ để bú. Những con không có khả năng tìm vú mẹ thì phải cần bóp sữa ra đầu ti mẹ và hướng dẫn cho chúng quen dần. Nếu vẫn không chịu bú thì phải dùng ống thông để thông sữa trực tiếp vào dạ dày. (Ống thông mua tại tiệm thú y). Nếu bé sinh ra không được bú sữa mẹ thì bắt buộc phải bú sữa ngoài. Có thể dùng sữa KMR.

• Chó - Mèo con sẽ mở mắt từ 7-10 ngày sau sinh, lúc này nếu ổ không đảm bảo vệ sinh thì mắt mèo con dễ bị viêm và có mủ khiến bé không mở mắt được. Lúc này bạn nên mua nước muối nhỏ mắt và bông gòn để vệ sinh sạch mắt cho trẻ em(loại chai nhỏ giá 2-3k/1 chai). Lấy nước muối nhỏ vừa đủ vào bông gòn để lau sạch và vuốt nhẹ mắt cho mũ ra hết, ngày làm từ 3-7 lần tuỳ trường hợp ít nhiều. Nếu bị một bên thì vẫn vệ sinh bên còn lại , đảm bảo an toàn hơn thì nên vệ sinh cả bầy, LƯU Ý: không dùng chung miếng bông gòn để vệ sinh trên 2 mắt và 2 con mèo khác nhau.

• Tiêm sắt cho Chó - Mèo con: Thường thì đến ngày thứ 4 sau khi chào đời thì Sen cần nhờ thú y tiêm sắt cho đàn con, lượng sắt trong cơ thể và trong sữa mẹ truyền sang con chỉ cung cấp được khoảng 1/4 - 1/2 nhu cầu cần thiết của cơ thể. Do đó tiêm sắt là cần thiết giúp mèo con có đủ máu nuôi cơ thể.

• Thêm vào đó có một điều cần chú ý, chó mèo con dù bú no nhưng vẫn thèm bú. Do đó chúng thường bú chân, bpsd của mẹ hoặc của nhau. Nếu không theo dõi sát sao thì rất dễ gây đi ngoài đồng loạt do hiện tượng bú chất thải này.

• Có những con bị bú nhiều gây viêm, sưng phù bpsd thì cần tách riêng con đó ra khỏi đàn, cho nằm đệm êm, uống alphachoay 1v cho 7kg thể trọng, ngày 2 bữa, uống 2 ngày là sẽ hồi phục.

• Nên cho Chó - Mèo con tắm nắng từ khung giờ 6-9h sáng để xương chắc khoẻ, lần tắm từ 5-15' tuỳ độ nắng. Lưu ý khi bé mới mở mắt trong vòng 7 ngày thì không được tắm nắng vì lúc này mắt bé còn yếu nên tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mắt.

3️⃣. VỚI CHÓ MÈO CON MẤT MẸ < HOẶC MẸ VỤNG >

• Làm ổ cho Chó - Mèo mất mẹ cần ấm và an toàn, có thắp đèn, nhiệt độ thích hợp là 37 độ C

• Khi Chó - Mèo con bị tách đàn quá sớm, Sen phải chủ động quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của bé. Có thể ghép đàn với mèo mẹ khác để bú nhờ sữa 😀 Hoặc có thể chọn loại sữa phù hợp như Bio, KMR hoặc Royal:

◦ Chó - Mèo con dưới 2 tuần tuổi: Bạn cho Chó - Mèo con uống sữa 3 lần/ngày. Lượng sữa lúc này 2-5ml/lần

◦ Chó - Mèo con dưới 4 tuần tuổi: Thời điểm này, bé Chó - Mèo có thể tự uống sữa vì thế bạn có thể đổ sữa ra đĩa để mèo tự liếm. Cho Chó - Mèo ăn 4-5 lần mỗi ngày. Mỗi lần khoảng 7ml sữa.

◦ Chó - Mèo 2-3 tháng tuổi: Bạn có thể cho bé ăn các thức ăn mềm như pate hay hạt ướt để bé tập làm quen với thức ăn. Bạn vẫn nên cho bé uống sữa, nhưng giảm tần suất lại (2 lần/ngày) để bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của Chó - Mèo.

• Cố định Chó - Mèo con và bình sữa khi cho bú. Không nên ẵm Chó - Mèo và cho bú như em bé. Thay vào đó, bạn nên đặt chân chúng khụy xuống và đầu giữ thẳng giống như khi chúng bú sữa Chó - Mèo mẹ. Giữ phần gáy và đặt núm vú vào phần bên, sau đó đẩy ra chính giữa miệng Chó - Mèo. Khi đó Chó - Mèo con sẽ tự điều chỉnh núm vú sao cho thoải mái. Bạn nên để Chó - Mèo tự mút sữa trong bình. Không nên xịt hoặc đút vào miệng chúng

◦ Kích thích Chó - Mèo con ợ hơi sau khi ăn. Bước này giống như khi làm với em bé. Ẵm Chó - Mèo con trên ngực, đùi, hoặc vai và nhẹ nhàng chà xát rồi vỗ lưng lại bằng 2 ngón tay cho đến khi chúng hết trớ.

◦ Nếu Chó - Mèo con không tự bám chặt lên người Sen được, cần giữ yên khuôn mặt và không để chúng di chuyển phần đầu. Cho Chó - Mèo con bú lần nữa và chắt vài giọt sữa ra ngoài. Khi đó chúng sẽ tự bám cố định.

• GIÚP Chó - Mèo CON ĐI VỆ SINH: Thông thường Chó - Mèo mẹ hay liếm bpsd của Chó - Mèo con sau mỗi lần bú để kích thích chúng đi vệ sinh. Nhưng với mẹ vụng hoặc mất mẹ thì Sen phải hỗ trợ chúng. Trước và sau mỗi lần bú, Sen phải lau phía dưới của Chó - Mèo con bằng miếng bông ngâm trong nước ấm. Đặt mèo con lên tấm chăn sạch và lật chúng nằm nghiêng. Sử dụng miếng bông để lau bpsd theo một hướng, không chà xát ra sau và trước vì có thể gây ma xát. Nước tiểu mèo con không mùi, màu vàng nhạt; phân màu vàng nâu. Nếu bạn thấy nước tiểu đậm màu, mùi nồng hoặc phân màu trắng/xanh lá cây thì có thể mèo con đã gặp vấn đề về tiêu hóa.

4️⃣. Kinh nghiệm rút ra từ nhiều sen

Chó - Mèo con đang trong giai đoạn bú mẹ Có những con tự dưng ngừng bú, chết rất nhanh không rõ nguyên nhân. Vài con có biểu hiện khó thở, đầu hướng lên trời giật từng hồi, có thể kèm nước mũi tràn ra. Cầm Chó - Mèo con bụng vẫn to giống như bú no mà vẫn chết?

Nguyên nhân một phần là do sữa mẹ bị nhiễm trùng (sữa chuyển từ trắng sang vàng nhạt hoặc có thể là xanh nhạt), một phần do vú Chó - Mèo mẹ tiếp xúc với vi khuẩn gây hại, không được vệ sinh kĩ càng, vô tình cho con bú và hấp thụ vào đường tiêu hóa. Sau khi bú phải sữa viêm hoặc nguồn vi khuẩn vào đường tiêu hóa sẽ nhanh chóng lên men gây chướng bụng, mèo con sẽ không thể bú thêm được vì không còn chỗ chứa, hoặc nguồn sữa thêm vào lại là nguồn thức ăn cho vi khuẩn, làm bụng càng to lên. Cách phòng tránh là bổ sung men tiêu hóa cho mèo kể cả khi bú sữa mẹ, cách ly ngưng bú mẹ khi phát hiện sữa bị viêm nhiễm. Thường xuyên vệ sinh vú mẹ.

Thấy Chó - Mèo con có biểu hiện lờ đờ khác hẳn các con khác, bụng to như căng sữa, búng nhẹ vào bụng nghe tiếng kêu boong như rỗng thì phải tách mẹ, bơm men tiêu hóa và nước đường thay thế tránh gây đói cho đến khi bụng xẹp xuống và mèo con dần tĩnh lại
CHÚC CÁC BOSS LUÔN KHỎE ❤
-------------------------------------------------
HÃY CHIA SẺ NẾU THẤY HỮU ÍCH !








🐶🐕CHỦ ĐỀ: MỔ ĐẺ VÀ CHĂM SÓC VẾT MỔ ♦️1️⃣. Chó, Mèo là loài dễ đẻ nhưng cũng phụ thuộc cơ địa từng bé. Có những bé cũng p...
30/12/2021

🐶🐕CHỦ ĐỀ: MỔ ĐẺ VÀ CHĂM SÓC VẾT MỔ ♦️

1️⃣. Chó, Mèo là loài dễ đẻ nhưng cũng phụ thuộc cơ địa từng bé. Có những bé cũng phải mổ. Mổ có ưu điểm là đảm bảo sức khỏe cho mèo con, tuy nhiên, nhược điểm của việc mổ là:
• Chó, Mèo mẹ có thể rất đau, mất sức và stress
• Chó, Mèo mẹ ít sữa hơn
• Chó, Mèo mẹ không chịu nhận con, dễ bỏ con
• Mổ 1 lần thì lần sau đẻ sẽ phải mổ tiếp
1. Lí do nghĩ đến việc mổ đẻ:
• Mang thai quá 67 ngày kể từ nước phối cuối.
• Mang thai quá nhiều (trên 7 con) hoặc quá ít (1-2con) nhưng thai to
• Thai nằm ngang hoặc tư thế thai ngược
• Ra nước ối xanh hoặc đen
• Các kì sinh trước khó sinh, cũng phải mổ can thiệp
• Chó, Mèo mẹ ốm bệnh hoặc yếu không có sức.
• Mẹ đến ngày sinh, nước ối cạn nhưng không có biểu hiện và không rặn đẻ
• Rặn ra bọc ối 10p mà không ra con
• Vỡ ối mà không thấy con ra
2️⃣. Vệ sinh và chăm sóc vết mổ
• Cần chú ý xem hàng ngày bé có cắn vết mổ hay không. Nếu liếm thì không sao nhưng cắn chỉ và vết mổ thì cần đeo loa chống liếm hoặc mặc áo che kín vết mổ cho bé. Nhớ thay áo và kiểm tra vết mổ hàng ngày.
• Tốt nhất là dùng Betadine để vệ sinh vết mổ ngày 1 lần để diệt khuẩn tại vết mổ. Hàng ngày dùng bông hoặc gạc ép nhẹ vào vết mổ khoảng 1-2 phút để bông gạc hút sạch dịch huyết tương ở vết mổ và chân chỉ.
• Nhớ lịch tiêm hậu phẫu, nhớ cho bé cắt chỉ sau khi mổ 7 - 10 ngày, không nên để quá.
• Cần tăng cường hoạt động nhẹ nhàng sau khi phẫu thuật càng nhiều càng tốt để khí huyết lưu thông. Nhưng tuyệt đối không leo trèo cầu thang và chạy nhảy mạnh.
3️⃣. Bất bình thường sau khi mổ
• Nôn quá 2 bãi hoặc nôn quá 2 ngày thì có thể trong cơ thể đang bị viêm dính do lười vận động, cũng có thể do kĩ thuật khâu kém nên bị dính, lồng xoắn ruột.
• Tử cung chảy ra dịch mùi hôi (màu gì không quan trọng, quan trọng là có mùi hôi hay không) thì có thể đang bị viêm tử cung, nhiễm trùng máu hoặc là viêm tuyến sữa.
• Bỏ ăn quá 1 ngày thì cần báo ngay cho bác sĩ. Vì hiện tại có thể cơ thể đang bị mất máu sau mổ, suy nhược sau sinh, cần truyền đường và đạm để hỗ trợ tăng đề kháng.
• Vết mổ ướt hoặc bị thủng, hoặc rỉ ra nước trắng thì rất có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, cần can thiệp thuốc tăng cường. Sen có thể dùng DẦU MÙ U mua tiệm thuốc tây, bôi lên ngày 2-3 lần sau khi sát trùng bằng Betadine, sau đó uống kháng sinh, kháng viêm để tránh nhiễm trùng.
Về cơ bản, mổ đẻ xong thì chế độ dinh dưỡng cũng tương tự như mèo đẻ thường, chế độ dinh dưỡng tương tự, chỉ có điều là bé mới mổ ra còn rất yếu, nên nấu cháo thịt cho bé ăn (thịt bò và heo, không nên cho ăn thịt gà) và kết hợp giữ ấm cho mèo con. Chăm sóc mèo sơ sinh hẹn mọi người vào topic ngày mai ❤
CHÚC CÁC BOSS LUÔN KHỎE ❤
-------------------------------------------------
HÃY CHIA SẺ NẾU THẤY HỮU ÍCH !







------------------------------------------------
🔴Cấp cứu 24/7 – Hotline: 0333.035.888
🟢Thức ăn, phụ kiện petshop
🔵Tiêm phòng, tẩy giun, nhỏ ve rận
🟤Khám và điều trị bệnh
🟠Phẫu thuật, ngoại khoa
🟣Sản khoa, khám thai, siêu âm, đỡ đẻ, mổ đẻ
🟡Tư vấn dinh dưỡng và phòng bệnh
⚫️Khách sạn thú cưng
⚪️ Spa, tắm, cắt tỉa, nhuộm lông, làm đẹp thú cưng

Address

Hanoi

Telephone

+84333035888

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when VetVn Citi Pet posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to VetVn Citi Pet:

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services


Other Pet Services in Hanoi

Show All