Vỗ Béo Vật Nuôi - Cùng bà con làm giàu

Vỗ Béo Vật Nuôi - Cùng bà con làm giàu vỗ béo vật nuôi siêu tốc
an toàn -hiệu quả-chất lượng
giảm thiểu chi phí
gia tăng thu nhập

Vụ vạch mặt đường dây cung cấp thịt heo bẩn: Đã tiếp nhận và điều tra16/03/2022Đã tiếp nhận vụ việc và yêu cầu cơ quan t...
16/03/2022

Vụ vạch mặt đường dây cung cấp thịt heo bẩn: Đã tiếp nhận và điều tra
16/03/2022
Đã tiếp nhận vụ việc và yêu cầu cơ quan thú y xác minh làm rõ, nếu các tổ chức, cá nhân vi phạm thì xử lý nghiêm, trường hợp cần thì chuyển qua cơ quan điều tra.
Đó là khẳng định của ông Đinh Minh Hiệp – giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM – liên quan đến thông tin cán bộ thú y, cơ sở giết mổ tiếp tay tuồn heo bẩn ra ngoài tiêu thụ được đề cập trong phóng sự “Vạch mặt đường dây cung cấp thịt heo bẩn lớn nhất phía Nam” do báo Lao Động đăng tải ngày 15-3.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 15-3, ông Hiệp cho biết đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM rà soát, xác minh vụ việc, và sẽ họp vào chiều nay để các đơn vị báo cáo cụ thể vấn đề.
“Nếu có yếu tố vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Tuy vậy, cũng cần thời gian để xem xét lại cụ thể vì nhiều thông tin còn chưa rõ ràng”, ông Hiệp nói.Theo ông Hiệp, bài báo thông tin là “heo chết”, nhưng có đúng là đã chết hay chưa, vì nhiều trường hợp heo chở đến cơ sở giết mổ rất hay bị đuối, yếu, nằm tại chỗ vì bị chèn ép trong quá trình di chuyển xa. Nếu heo chưa chết và không có biểu hiện của yếu tố dịch bệnh như quy định thì có thể được phép đưa đi tiêu thụ.
Theo đại diện Chi cục Chăn nuôi và thú y TP.HCM, 2 cơ sở giết mổ được nêu trong phóng sự trên là Xuyên Á (Củ Chi) và Xuân Thới Thượng (Hóc Môn). Tại đây, lực lượng thú y làm công tác kiểm dịch, kiểm soát, kiểm tra lâm sàng từ thời điểm nhập heo vào lò đến khi kết thúc giết mổ, khi cần sẽ lấy mẫu kiểm tra, còn chủ cơ sở giết mổ chịu trách nhiệm quản lý đàn heo.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 15-3, bà Đào Thu Thủy – chủ cơ sở giết mổ Xuyên Á – cho biết quan điểm của đơn vị là không bao giờ tiếp tay để tuồn heo chết ra ngoài trái quy định. Tuy nhiên, đơn vị cũng đã làm việc với bảo vệ, cơ quan thú y, truy xuất camera để làm rõ vấn đề. Trường hợp không có cơ sở rõ ràng để quy kết vụ việc thì đơn vị sẽ yêu cầu báo Lao Động cung cấp bằng chứng liên quan.
“Heo chết tại lò không nhiều, trường hợp chết thì tất cả phải được luộc chín tại lò và được sự đồng ý của cơ quan thú ý, có văn bản mới được đưa đi tiêu thụ, nhưng chỉ được dùng làm thức ăn cho gia súc vì màu sắc và chất lượng thịt rất xấu”, bà Thủy khẳng định.
Trước đó, sáng 15-3, báo Lao Động đã đăng tải phóng sự truyền hình có tựa đề “Vạch mặt đường dây cung cấp thịt heo bẩn lớn nhất phía Nam”.
Phóng sự đề cập việc nhân viên thú y, bảo vệ tại cơ sở giết mổ Xuyên Á, Xuân Thới Thượng (TP.HCM) đã tiếp tay để tuồn heo chết tại cơ sở giết mổ đưa ra ngoài tiêu thụ thông qua một đầu mối thu gom lớn.

BAF tam vọng Top 3 về chuỗi hoàn thiện 3F15/03/2022Dự kiến sau khi tăng vốn trong năm 2022, cộng thêm lợi nhuận dự kiến ...
15/03/2022

BAF tam vọng Top 3 về chuỗi hoàn thiện 3F
15/03/2022
Dự kiến sau khi tăng vốn trong năm 2022, cộng thêm lợi nhuận dự kiến năm 2022 – 2023, vốn vay và khả năng cao sẽ có 2 quỹ đầu tư lớn trên thế giới tham gia, BAF có thể sẽ đảm bảo được nguồn vốn đầu tư đến năm 2025.



Tại ĐHCĐ thường niên 2022 CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) diễn ra sáng nay (15/3), các cổ đông đã đặt câu hỏi về kế hoạch phát triển chuỗi khép kín 3F để đạt mục tiêu dẫn đầu vào năm 2030 của Công ty.



Chia sẻ về vấn đề này, ông Trương Sỹ Bá (hiện là Chủ tịch Tân Long group, đại diện pháp luật Siba Holdings – cổ đông lớn sở hữu 20,5% vốn điều lệ của BAF) cho biết, có 5 yếu tố quyết định thành công của mảng chăn nuôi heo.Đầu tiên là phải chủ động được nguồn con giống, không thể kinh doanh chăn nuôi trên nền tảng mua giống trôi nổi trên thị trường. Đây là vấn đề cốt lõi nên BaF đã ký hợp đồng độc quyền với Genesus – top 3 nhà sản xuất con giống lớn nhất thế giới. Hiện BAF đã ký độc quyền với đối tác này tại Việt Nam và Myanmar về con giống.



Thứ 2 là thức ăn chăn nuôi phải chủ động cho chính đàn heo của mình, BAF có lợi thế là có đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng top đầu Việt Nam, để làm chất lượng thức ăn có giá thành tốt hơn thị trường, (thức ăn chăn nuôi chiếm 65% tổng giá thành cấu thành nên con heo hơi), đảm bảo chất lượng thức ăn tốt để có được chất lượng thịt heo đảm bảo, ngon nhất thị trường. Đồng thời, thông qua các kênh phân phối để tiêu thụ trên khắp thị trường với thương hiệu BaF Meat.



Thứ 3 là hệ thống chuồng trại, hiện đại, chuẩn an toàn sinh học cao, để đảm bảo con heo ít sử dụng thuốc kháng sinh, ít bị dịch bệnh, đảm bảo chất lượng thịt. Trại heo của BAF được xây dựng chuẩn tiên tiến nhất thế giới hiện nay, với trại heo giống Phú Yên có 5.000 heo giống là một trong các trại số 1 tại Việt Nam.



Thứ 4 là hệ thống quản trị, nhân sự và kỹ thuật chăn nuôi. Ông Trương Sỹ Bá cho biết, nuôi heo “tưởng dễ nhưng lại rất khó”, bởi với đặc điểm khi mức cân nặng tầm 90 – 110 kg, nếu không xuất bán thì con heo ăn rất nhiều mà không tăng cân nhanh như giai đoạn trước, càng nuôi càng lỗ. Còn nếu số kg nhiều hơn, thì giá bán rất rẻ vì mỡ nhiều. Do vậy cần một bộ máy, hệ thống chuyên nghiệp, hệ thống quản lý kỹ thuật, chuyên nghiệp để giám sát và vận hành tối ưu.



Thứ 5 là an toàn sinh học. Cuối năm 2019 – 2020, dịch tả lợn châu Phi hoành hành nghiêm trọng, làm tổng đàn heo ở Việt Nam giảm và giá heo hơi lên 100.000 đồng/kg. Bảo vệ đàn heo không bị dịch bệnh là sống còn với chăn nuôi.



Theo ông Trương Sỹ Bá, nếu BAF chỉ dừng lại nuôi heo hơi rồi bán ra thị trường, tức chuỗi 3F chỉ dừng lại ở Feed – Farm thì không phải là mục tiêu chiến lược của công ty và sẽ không cạnh tranh được với các tập đoàn FDI.



“BAF bắt buộc phải khép kín chuỗi 3F, trong đó Food là mảng quan trọng, giúp công ty không bán heo hơi mà tiến tới 100% giết mổ, thông qua kênh phân phối và chuỗi Siba Food, quầy Meat Shop để tiêu thụ tới người tiêu dùng cuối. Ngoài ra, chế biến sâu ra sản phẩm giò chả, xúc xích để nâng cao giá trị gia tăng của con heo”, ông Bá nói tại đại hội.



Nếu xây dựng được chuỗi 3F hoàn chỉnh mới tạo được khác biệt, vì chưa có công ty nào có đủ chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến bàn ăn, các tập đoàn lớn cũng chỉ làm được 5 – 7% tổng đàn. Mục tiêu giá bán heo hơi tối thiểu 50.000 đồng/kg ở các chuỗi bán lẻ của mình.



Với tốc độ phát triển chuỗi thì hiện nay, số đàn BAF chưa đáp ứng kịp lượng heo cần cung ứng cho chuỗi, nên BAF sẽ phải đưa cám và giống ra thị trường và thu mua heo, có đội ngũ kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng như BAF tự nuôi.



Dự kiến đến năm 2025, BAF sẽ có 5.000 cửa hàng Siba Food (cửa hàng mẹ) và 15.000 cửa hàng Meat shop (cửa hàng con), đến năm 2030 là 1.500 cửa hàng mẹ và 15.000 cửa hàng Meat Shop và mỗi cửa hàng Meat shop bán 1 – 1,5 con heo/ngày.



Trong báo cáo chiến lược 5 năm tới, BAF đặt mục tiêu trở thành Top 3 công ty về chuỗi hoàn thiện 3F, có 35 – 40 trại tới năm 2026, tổng đàn nái sinh sản 65.000 – 70.000 con, tổng đàn heo thịt bán ra thị trường 2,5 triệu con thương phẩm. Đến 2030, tổng đàn nái sinh sản lên 200.000 con, bán ra thị trường 6 triệu con nái thương phẩm (đây là số heo mang đi giết mổ và bán ra tới tận tay người tiêu dùng). Toàn bộ sẽ bán vào hệ thống cửa hàng trên, không bán dạng heo hơi, đảm bảo biên lợi nhuận BAF luôn trên 30%.



Trong nội dung tờ trình ĐHCĐ, BAF tiếp tục có kế hoạch đầu tư mở rộng lớn nhằm nâng số lượng trang trại nuôi và nhà máy chế biến, giết mổ. Năm 2022, BAF dự kiến đầu tư 10 dự án mới ở nhiều tỉnh thành, đồng thời mới đây, ngày 7/3/2022, BAF thông qua kế hoạch đầu tư 2 dự án nuôi heo tại Gia Lai với tổng quy mô 120 ha, cung cấp 10.000 nái và 120.000 heo thịt/lứa, tổng vốn đầu tư hai dự án không quá 35% tổng tài sản, tương đương 1.910 tỷ đồng.



Với kế hoạch đầu tư như trên, bài toán nguồn vốn được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.



Ông Phan Ngọc Ấn, Chủ tịch HĐQT BAF cho biết, nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2023 là 4.500 tỷ đồng. Sau khi được ĐHCĐ thông qua, BAF sẽ tăng vốn lên 1.435,2 tỷ đồng, đủ vốn đối ứng để có thể dùng vay nợ ngân hàng, ước tính lợi nhuận năm 2022 – 2023 khoảng hơn 1.000 tỷ đồng – tức Công ty sẽ dư tiền mặt nếu không có kế hoạch đầu tư thêm. Tuy nhiên, Công ty sẽ tính toán bài toán chi phí hiệu quả, sử dụng nhiều kênh để có nguồn vốn đầu tư.



Ông Ấn chia sẻ thêm, Công ty dự kiến trong năm 2022 sẽ có quỹ đầu tư lớn trên thế giới tham gia vào BAF. Nguồn vốn Công ty khi đó sẽ được tăng lên khá lớn, đảm bảo cho cả nhu cầu đầu tư năm 2025, khi đó Công ty chỉ cần tập trung vào vận hành, kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả hoạt động cao nhất.



Năm 2022, BAF lên kế hoạch doanh thu thuần 5.950 tỷ đồng, giảm đến 43% so với thực hiện năm 2021 nhưng mục tiêu lợi nhuận sau thuế lại tăng 25% lên mức 402 tỷ đồng.



Trong cơ cấu lợi nhuận, chiếm tỷ trọng lớn nhất là mảng chăn nuôi, với doanh thu dự kiến 1.272 tỷ đồng, nâng tỷ trọng đóng góp từ 7% (năm 2021) lên 21% tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 294 tỷ đồng, tương ứng đóng góp 73% tổng lợi nhuận. Kế đến là kinh doanh nông sản và sản xuất thức ăn chăn nuôi.



ĐHCĐ BAF cũng thông qua nội dung tăng vốn điều lệ từ 780 tỷ đồng lên 1.435,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 84% thông qua phương án phát hành cổ phiếu trả cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng.



Cụ thể, phát hành 35,1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tỷ lệ 45% (mỗi cổ đông nắm giữ 1 cổ phiếu sẽ được hưởng 1 quyền, 100 quyền sẽ được nhận thêm 45 cổ phiếu mới). Nguồn vốn sử dụng là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo BCTC kiểm toán năm 2021.



Và phát hành 30,43 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 39%, nguồn vốn sử dụng là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần theo BCTC kiểm toán năm 2021. Dự kiến sẽ thực hiện trong quý II/2021.



Đại hội cũng tiến hành miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Anh Tuấn (có đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT từ ngày 15/3/2022). Đồng thời, ĐHCD BAF tiến hành bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022 – 2027 là ông Trương Sỹ Bá – nhân sự đề cử từ cổ đông lớn Siba Holdings (nắm 20,5% vốn BAF).



BAF Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi lợn từ năm 2017. Thương hiệu 3F (Feed – Farm – Food) cũng là chiến lược của công ty khi đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi lợn với mô hình chuỗi khép kín từ sản xuất thức ăn, chăn nuôi trang trại tới giết mổ, chế biến.



Năm 2021, BAF có sự chuyển mình trong chiến lược trở thành tập đoàn chăn nuôi theo mô hình hiện đại, khép kín 3F (Feed – Farm – Food). Theo đó, định hướng kinh doanh mới của BAF là giảm tỷ trọng ngành thương mại nông sản thuần túy sang chăn nuôi theo mô hình khép kín – cũng là mảng có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.



Ngoài ra, BAF dịch chuyển dần từ kênh phân phối từ bán thương lái sang bán cho kênh nhà phân phối và Sibafood (chuỗi hệ thống bán lẻ phân phối độc quyền cho thịt heo BAF. Định hướng sắp tới, chuỗi cửa hàng siêu thị mini Sibafood với các quầy hàng Meat shop sẽ tiêu thụ toàn bộ đầu ra của BAF.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh: “Chìa khóa” trong chăn nuôi14/03/2022Xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) chính ...
14/03/2022

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh: “Chìa khóa” trong chăn nuôi
14/03/2022
Xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) chính là chìa khóa quan trọng nhất trong chăn nuôi, thú y để có thể phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững, nhất là đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi trong giai đoạn hội nhập.



Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trên động vật và thủy sản năm 2022, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, muốn hướng đến xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi thì phải từng bước tiến tới xây dựng vùng chăn nuôi ATDB theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Trong thời gian tới, các địa phương trong cả nước phải tập trung xây dựng các cơ sở chăn nuôi ATDB, từng bước tiến tới xây dựng và nhân rộng các vùng chăn nuôi ATDB.
Nhân rộng vùng ATDB



Theo Bộ NN-PTNT, trong năm 2021, Cục Thú y và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh đã cấp giấy chứng nhận ATDB cho 316 cơ sở, vùng bao gồm: 295 cơ sở do địa phương cấp và 21 vùng, cơ sở do Cục Thú y cấp (7 huyện và 1 thành phố an toàn đối với bệnh cúm gia cầm, Newcastle, lở mồm long móng và dịch tả heo cổ điển). Lũy kế đến nay, cả nước có 3.705 lượt cơ sở, vùng chăn nuôi tại 52 tỉnh, thành phố được chứng nhận ATDB bao gồm: 1.462 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 2.039 cơ sở, vùng chăn nuôi heo và 204 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác.



Trong dịp về làm việc tại Đồng Nai mới đây, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT PHÙNG ĐỨC TIẾN đánh giá, quy mô đàn heo của Đồng Nai chiếm tỉ trọng cao trong tổng đàn heo cả nước. Tỉnh có nhiều cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học; là một trong những tỉnh đi đầu trong triển khai truy xuất nguồn gốc và xây dựng các chuỗi liên kết chăn nuôi an toàn… Đồng Nai cần tiếp tục cơ cấu lại hoạt động chăn nuôi, ưu tiên phát triển mô hình trang trại quy mô lớn, đảm bảo an toàn sinh học nhằm góp phần đảm bảo sự tăng trưởng của toàn ngành Nông nghiệp và tham gia tốt thị trường xuất khẩu.


Riêng các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam bộ đã xây dựng được 575 cơ sở chăn nuôi gia cầm và 567 cơ sở chăn nuôi heo ATDB còn hiệu lực với một hoặc nhiều bệnh trên gia súc.



Tại Hội nghị trực tuyến triển khai xây dựng chuỗi, vùng ATDB động vật phục vụ xuất khẩu diễn ra vào ngày 26-2, báo cáo chuyên đề về xây dựng vùng, cơ sở trong chăn nuôi gia súc, gia cầm theo chuỗi ATDB trong xuất khẩu theo quy định của OIE, Phó cục trưởng Cục Thú y thuộc Bộ NN-PTNT Nguyễn Văn Long cho biết, giai đoạn 2021-2025, ngành chăn nuôi ưu tiên phát triển các dự án chăn nuôi hướng đến chăn nuôi công nghiệp, tập trung, an toàn sinh học, đảm bảo môi trường; đồng thời hình thành các chuỗi liên kết giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.



Theo một số doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, muốn tham gia tốt thị trường xuất khẩu, ngành chăn nuôi trong nước phải giải quyết được vấn đề dịch bệnh. Ngoài ra, ngành chăn nuôi phải xây dựng được những thương hiệu lớn với chuỗi liên kết trọn gói các khâu từ con giống, chăn nuôi, chế biến, thị trường…

Giảm thiểu vấn đề viêm ruột hoại tử thông qua các giải pháp thay thế tự nhiên trong các hệ thống sản xuất không kháng si...
13/03/2022

Giảm thiểu vấn đề viêm ruột hoại tử thông qua các giải pháp thay thế tự nhiên trong các hệ thống sản xuất không kháng sinh
13/03/2022
Tác giả: Miguel A. Barrios, PhD, Quản Lý Kỹ Thuật Gia Cầm, EW Nutrition USA, Inc.



Trong chăn nuôi gia cầm, viêm ruột hoại tử rất được quan tâm, do nó tiềm ẩn những tác động bất lợi đến khả năng tăng trưởng trong đàn, ngay cả ở cấp cận lâm sàng. Thuốc chống cầu trùng và kháng sinh đã được sử dụng trong một thời gian dài để có thể kiểm soát được vi khuẩn gây bệnh Clostridium perfringens, nhưng với sự gia tăng của sức đề kháng kháng khuẩn, chúng ta cần có các giải pháp thay thế. Bài viết này nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn tổng quan về căn bệnh và các biện pháp chống lại nó.



Clostridium perfringens — một loại vi khuẩn phổ biến, có khả năng đàn hồi cao



Clostridium perfringens là một vi khuẩn Gram dương, hình bào tử, kỵ khí, hình que. Là vi khuẩn có vỏ bọc, vi khuẩn không thể vận động này yêu cầu cao trong sự tăng trưởng. Thông thường, các môi trường phức tạp như môi trường nước thịt hoặc nước dùng thioglycolate được sử dụng để làm cho tốt hơn.



Chính Welch và Nuttall là người đầu tiên xác định C. perfringens vào năm 1892 là Bacillus aerogenes capsulatus. Tại Anh, vi khuẩn thường được gọi là C. welchii và đôi khi được gọi là trực khuẩn Frankel ở Đức cho đến khi được Bergey chỉ định C. perfringens.



Clostridium perfringens là vi sinh vật gây bệnh cho Viêm ruột hoại tử (NE). Ở người, nó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh qua thực phẩm. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC, 2012) ước tính rằng gần một triệu người bị ảnh hưởng mỗi năm, khiến C. perfringens trở thành nguồn lây thường gặp thứ ba của bệnh do thực phẩm mắc phải trong nước sau Norovirus và Salmonella.



Clostridium perfringens có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi



Clostridium perfringens được tìm thấy trong đất, nước, và các vật liệu hữu cơ khác. Theo như các cơ sở gia cầm, C. perfringens đã được phân lập từ rác, bụi, tường, sàn nhà, quạt, lồng gà dùng để vận chuyển, thức ăn, và dụng cụ cho ăn.



Ngoài ra, C. perfringens được tìm thấy trong đường tiêu hóa của gà thịt, con người, và các động vật có vú khác. Khi mẫu đường ruột của gà thịt được phân tích C. perfringens, 75-95% thử nghiệm cho kết quả dương tính. Drew và đồng sự xác định rằng C. perfringens thường được tìm thấy ở ~104 đơn vị hình thành (CFU) /g ở đường tiêu hóa gà thịt. Những kết quả này cùng quan điểm với Jia và cộng sự.26, người tuyên bố rằng C. perfringens có mặt ở mức thấp trong gia cầm khỏe mạnh. Ở người, các cuộc điều tra ở các nơi khác nhau trên thế giới cho thấy sự phổ biến của Clostridium perfringens ở khoảng 57 -94%.



Các Típ khác nhau của Clostridium perfringens có các độc lực khác nhau



Có năm Típ từ (A-E) của C. perfringens, có thể được xác định thông qua việc sản xuất độc tố của chúng (xem bảng 1). Tất cả các chủng sản xuất alpha-toxin. Hơn nữa, Clostridium perfringens đã được mô tả là sản xuất ra tám độc tố khác nhau, ba loại độc tố (delta, theta, kappa) có thể gây chết người, nhưng chúng hiếm khi tham gia vào nguồn gốc gây bệnh.

Bảng 1. Các Típ khác nhau của Clostridium perfringens (VIỆT HÓA BẢNG NÀY THEO TRÌNH TỰ CHỮ Ở PHÍA DƯỚI)



Các Típ C. perfringens



Các độc tố:

Alpha

Beta

Epsilon

Iota

Độc tố đường ruột



Bệnh/Động vật

Bệnh qua đường thực phẩm/con người NE/Fowl

Kiết lỵ/bệnh đường ruột trên cừu non/ cừu, dê, lợn guinea

Bệnh qua đường thực phẩm/con người NE/Fowl

Bệnh đường ruột/sheep

Bệnh thận mềm nhão/cừu

Enterotoxaemia/ bê kiết lý/cừu, lợn guinea, thỏ



Khả năng phục hồi cao mang lại lợi thế so với đối thủ cạnh tranh



Vì Clostridium perfringens là một loại vi khuẩn tạo bào tử, nó có khả năng đàn hồi với nhiệt độ cao, biến đổi pH nhẹ, và hóa chất độc.



Labbe cùng cộng sự. đã xác định rằng C. perfringens có thể sinh sản ở nhiệt độ từ 15-50°C. Do đó, nhiệt độ làm lạnh thích hợp (dưới 10 °C) có thể là cách kiểm soát hiệu quả. Phạm vi tối ưu là từ 37-47 °C, và ở những nhiệt độ này, thời gian sinh trung bình – thời gian cần thiết cho số vi khuẩn tăng sinh gấp đôi – xấp xỉ khoảng 10 – 12 phút. Những thời gian sinh ra ngắn này cho phép vi khuẩn vượt trội với các vi sinh vật khác vì các vi sinh vật khác có thể cần các nguồn nguyên liệu tương tự vậy nhưng trong một môi trường nhất định.



Phạm vi pH tối ưu của Clostridium perfringens là từ 5.5-7.0. Tuy nhiên, nó có thể phát triển ở độ pH thấp đến 5 và cao đến 9. Ở gà thịt sống, độ pH trong ruột non đã được xác định là từ 6,00-7,78.



Viêm ruột hoại tử ở gia cầm



Bệnh viêm ruột hoại tử lần đầu tiên được mô tả bởi Parish trong gà trống non ở Anh. Một số triệu chứng bao gồm tình trạng suy yếu, di chuyển kém, lông xù, nhìn mệt mỏi, tiêu chảy, giảm tính ngon miệng và kém ăn. Tỷ lệ tử vong dao động từ 0 -50% đã được báo cáo ở những đàn bị nhiễm bệnh. Kể từ đó, hầu như mọi khu vực nuôi gia cầm đều báo cáo dấu hiệu của viêm ruột hoại tử.



Clostridium perfringens — Làm rõ NE như thế nào



Như đã đề cập, 104 đơn vị hình thành (CFU) /g đường tiêu hóa của gà thịt là bình thường và có thể được tìm thấy ở các loài chim khỏe mạnh. C. perfringens trở thành có vấn đề khi đếm đạt 107-108 CFU/g.



Viêm ruột hoại tử là do các típ A và C của Clostridium perfringens, nhưng thông thường, các yếu tố ảnh hưởng “được đặt ở giai đoạn” 24, 48. Điều này có thể được tìm thấy trong một cuộc điều tra mà họ muốn tạo ra một mô hình để nuôi cấy NE trong một phòng thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng việc gây nhiễm một mình C. perfringens không phải là căn nguyên gây bệnh được tìm thấy ở thực địa 48. Do đó, người ta đánh giá rằng một số yếu tố phụ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc gây bệnh của C. perfringens. Williams57 đã xem xét các bệnh nhiễm trùng đồng thời do cầu trùng và viêm ruột hoại tử ở gà (Hình 1). Sự tương tác phong phú của các bệnh này với các yếu tố ảnh hưởng, phương pháp kiểm soát, nguồn lây nhiễm, và dạng bệnh là một bằng chứng rõ ràng cho sự phức tạp của vấn đề trong nhanh chăn nuôi gia cầm.

Hội Chăn nuôi Việt Nam làm việc với tập đoàn số 1 về premix của Malaysia, Yenher Agro Sdn12/03/2022[Tạp chí Chăn nuôi Vi...
12/03/2022

Hội Chăn nuôi Việt Nam làm việc với tập đoàn số 1 về premix của Malaysia, Yenher Agro Sdn
12/03/2022
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 11/3/2022, lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo Tập đoàn Yenher Agro Sdn qua hình thức trực tuyến.
Được thành lập tại Malaysia năm 1965, hoạt động chính của Yenher Biotech là sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) và các sản phẩm nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học và thực hiện các hoạt động R&D trong các lĩnh vực liên quan.



Tại buổi gặp gỡ ông Oscar Ling – Giám đốc Kinh doanh quốc tế của Tập đoàn Yenher cho biết, Tập đoàn Yenher có lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển. Riêng đối với lĩnh vực sản xuất các dòng sản phẩm premix phục vụ cho ngành TACN, Yenher đã có kinh nghiệm trên 20 năm nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, Tập đoàn còn có những kết nối với các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn cầu, không ngừng nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới, phục vụ trên thị trường. Có thể nói, Yenher là Tập đoàn Premix lớn nhất tại Malaysia hiện nay.



Chia sẻ về sản phẩm, ông Oscar cho biết, Tập đoàn Yenher chú trọng đầu tư vào hệ thống máy móc, trang thiết bị sản xuất hiện đại. Tập đoàn cũng đầu tư hệ thống phòng thí nghiệm, thử nghiệm và kiểm tra sản phẩm đảm bảo đạt chất lượng và chứng chỉ ISSO:9001 trước khi cung cấp ra thị trường. Yenher có riêng một bộ phận chuyên nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm mới.



Một trong những thế mạnh của Yenher đó chính là chính sách hỗ trợ, chăm sóc khách hàng. Tập đoàn đã đầu tư đội ngũ chuyên gia dinh dưỡng, thú y, có thể đến tận nơi hỗ trợ khách hàng những vấn đề như quy trình quản lý trong chăn nuôi, hoặc những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm của Yenher. Đây có thể coi là một sự khác biệt của Yenher đối với những đối thủ cạnh tranh.



Yenher nhận thấy, Việt Nam là quốc gia phát triển rất mạnh mảng chăn nuôi, nhất là lĩnh vực sản xuất TACN. Chính vì vậy, năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của mình sang thị trường Việt Nam, với hy vọng mang tới cho người chăn nuôi Việt Nam những sản phẩm chất lượng, nâng cao giá trị sản xuất trong chăn nuôi.



Trong thành phần TACN thì thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ không cao, dao động từ 1-3% tổng sản lượng TACN. Nhưng, thức ăn bổ sung có tác động lớn, làm cho nguồn nguyên liệu TACN được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và tạo nên công nghệ chế biến TACN.



Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, nhu cầu của các doanh nghiệp đối với lĩnh vực chất bổ sung cho TACN tại Việt Nam là rất lớn. Hiện nay, cả nước có khoảng 220 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung, trong đó có 15 cơ sở sản xuất premix để sản xuất TACN công nghiệp. Tổng nhu cầu thức ăn bổ sung khoảng 1.300 nghìn tấn. Trong đó, sản lượng nguyên liệu thức ăn bổ sung trong nước khoảng 120 nghìn tấn (DCP, muối sulphat…) đáp ứng 15%; khoảng 500 nghìn tấn bột đá. Các nguồn thức ăn bổ sung quan trọng phải nhập khẩu (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu…). Các sản phẩm nhập khẩu là khoáng, axit amin, sản phẩm sữa, vitamin và các loại khác.



Có thể thấy, các doanh nghiệp Việt đang dành sự ưu tiên cho các sản phẩm đến từ châu Âu, bởi chất lượng, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân, TS. Đoàn Xuân Trúc đánh giá cao Tập đoàn Yenher bởi quy mô sản xuất, sự đầu tư máy móc cùng trang thiết bị hiện đại. TS. Trúc hoàn toàn ủng hộ cũng như đặt nhiều kỳ vọng về sản phẩm Yenher sẽ được phân phối tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới.



Đại diện phía doanh nghiệp Việt Nam tham dự buổi gặp gỡ, ông Nguyễn Đình Mạnh, Giám đốc Công ty Cổ phần Giống và Thiết bị Miền Bắc đã có những chia sẻ. Theo ông Mạnh, các dòng sản phẩm premix hiện tại được rất nhiều doanh nghiệp trên toàn thế giới phân phối trên thị trường Việt Nam, chưa kể đến những doanh nghiệp nhập khoáng vi lượng, tự tổng hợp lên những sản phẩm premix tổng hợp, phục vụ các trang trại nhỏ sử dụng trực tiếp. “Chính vì vậy, để các sản phẩm của Yenher có thể tiếp cận thị trường và cạnh tranh cùng những đơn vị khác, doanh nghiệp trước tiên nên thử nghiệm tại những trang trại lớn tại Việt Nam, chứng minh được tính hiệu quả của sản phẩm. Khi đó, việc thâm nhập thị trường sẽ dễ dàng, cũng như đón nhận được nhiều ủng hộ hơn từ các khách hàng Việt Nam”, ông Mạnh cho hay.



Kết thúc buổi làm việc, ông Oscar Ling cảm ơn thông tin chia sẻ của Hội Chăn nuôi Việt Nam và hy vọng, thời gian tới hai bên sẽ có nhiều chương trình hợp tác hơn nữa.



Phạm Huệ

Bầu Đức tặng cổ đông 4 tấn thịt heo ăn chuối để dùng thử, kiểm nghiệm chất lượng trước khi bán rộng rãi11/03/20221.000 c...
11/03/2022

Bầu Đức tặng cổ đông 4 tấn thịt heo ăn chuối để dùng thử, kiểm nghiệm chất lượng trước khi bán rộng rãi
11/03/2022
1.000 cổ đông sẽ được nhận thịt heo của Hoàng Anh Gia Lai, mỗi người 4kg. Ngoài ra, công ty cũng sẽ thử nghiệm bán 1 ngày duy nhất vào 11/3.Nhằm kiểm nghiệm chất lượng thịt heo ăn chuối của HAGL (thương hiệu Bapi) trước khi tung ra thị trường, Chủ tịch HĐQT tập đoàn HAGL Đoàn Nguyên Đức quyết định gởi tặng cho 1.000 cổ đông mỗi người 4kg thịt heo tươi để dùng thử nhằm đánh giá sản phẩm.
Do hạn chế trong khâu vận chuyển hàng tươi sống và thịt heo tươi cần bảo quản ở nhiệt độ từ 0-4 độ C nên công ty chỉ có thể gửi tặng các cổ đông sinh sống tại TP.HCM, Hà Nội, Gia Lai.
Hoàng Anh Gia Lai cho biết, đại diện công ty sẽ chủ động liên lạc với các cổ đông để gửi tặng.
Bên cạnh đó, Hoàng Anh Gia Lai sẽ bán thịt heo Bapi tại chuỗi 16 cửa hàng thực phẩm thuộc hệ thống Sanha Foodstore TP.HCM vào sáng thứ Sáu, ngày 11/3 và chỉ bán 1 ngày duy nhất. Các sản phẩm gồm thịt đùi, thịt nạc, chân giò, cốt lết, sườn, ba rọi, mỡ lưng, lòng, tai heo,…
Bầu Đức cho biết, chất lượng thịt heo ăn chuối của HAGL đảm bảo tiêu chí “3 không”: Không thuốc kháng sinh, không thuốc tăng trọng, không đạm động vật!
Trước đó, vào cuối tháng 2/2022 vừa qua, Hoàng Anh Gia Lai đã tổ chức chuyến tham quan thực tế các dự án của Tập đoàn tại Gia Lai với sự tham gia của 26 cổ đông và một số nhà đầu tư.
Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức cùng Ban lãnh đạo Tập đoàn đã trực tiếp hướng dẫn các cổ đông, nhà đầu tư thăm vườn chuối, nhà máy chế biến chuối xuất khẩu, nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi và trang trại chăn nuôi heo ăn chuối.
Năm 2022, định hướng của Hoàng Anh Gia Lai là tăng cường các biện pháp tái cơ cấu tài chính, phấn đấu giảm số dư nợ phải trả ngân hàng xuống còn 5.000 tỷ đồng.
Hoàng Anh Gia Lai sẽ đẩy mạnh triển khai chiến lược kinh doanh tập trung vào 2 ngành hàng chủ yếu là chuối và chăn nuôi heo. Đây là 2 ngành hàng có thị trường rộng lớn tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Chuối loại thải từ ngành trồng trọt (khoảng 200.000 tấn/năm) sẽ được dùng làm thức ăn chăn nuôi heo, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng thịt heo.
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2022, Hoàng Anh Gia Lai sẽ trình cổ đông kế hoạch doanh thu thuần 4.820 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.120 tỷ đồng. Công ty sẽ trồng thêm 2.000ha chuối, nâng tổng diện tích lên 7.000ha và xây thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt. Trong số đó, có 2 cụm chuồng trại tại Lào và 2 cụm chuồng trại tại Campuchia, nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 với công suất hơn 1 triệu con heo thịt mỗi năm (mỗi cụm chuồng trại nuôi 2.400 heo nái và 60.000 heo thịt).

Vai trò của thức ăn chăn nuôi trong việc lây lan dịch bệnh: Rủi ro là có thậtVào tháng 1 năm 2014, nhà khoa học Scott De...
10/03/2022

Vai trò của thức ăn chăn nuôi trong việc lây lan dịch bệnh: Rủi ro là có thậtVào tháng 1 năm 2014, nhà khoa học Scott Dee đã có một phát hiện gây sốc rằng virus tiêu chảy dịch lợn (PEDV) có thể lây truyền trong thức ăn chăn nuôi. Tám năm sau, tạp chí khoa học, “Các bệnh xuyên biên giới và mới nổi – Transboundary and Emerging Diseases,”, đã phát hành một số đặc biệt tập trung hoàn toàn vào chủ đề an toàn sinh học thức ăn chăn nuôi.
Bảo vệ, cải thiện và theo dõi sức khỏe vật nuôi luôn là mục tiêu của ngành thú y. Đồng thời, y học thú y đã phát hiện và xác định được nhiều cách mầm bệnh có thể xâm nhập vào quần thể động vật, bao gồm cả con giống và tinh dịch bị nhiễm bệnh, vận chuyển bị ô nhiễm, mối mọt và khí dung. Kết quả của những khám phá này là các quy trình an toàn sinh học dựa trên cơ sở khoa học để giảm hoặc loại bỏ những rủi ro này.
“Khả năng của thức ăn và các thành phần thức ăn chăn nuôi để đóng vai trò là phương tiện vận chuyển và lây truyền mầm bệnh vi rút là một khám phá mới, trước đây được cho là không xảy ra và do đó bị bỏ qua ở các mức: lớp học, trang trại, cơ quan quản lý chính phủ, sức khỏe động vật toàn cầu. Dee nói. “Thật là khiêm tốn khi thấy điều này xuất hiện đầy đủ từ một quan sát thực địa rất sớm mà chúng tôi đã chứng minh một cách khoa học là có thể xảy ra.”
Rủi ro ở thức ăn là có thật
Vào tháng 12 năm 2020, Dee, DVM và giám đốc nghiên cứu của Pipestone, đã được biên tập viên của “Tạp chí Các bệnh xuyên biên giới và mới nổi” tiếp cận để tổ chức và chỉ đạo nỗ lực này nhằm đưa ra một số đặc biệt về an toàn sinh học thức ăn chăn nuôi. Dee đã tranh thủ những nỗ lực của đồng nghiệp và người bạn lâu năm Gordon Spronk, DVM, của Pipestone, để làm biên tập viên khách mời.
Dee nói, kết quả là một vấn đề đặc biệt gồm 16 nghiên cứu mới không chỉ xác nhận tầm quan trọng của chủ đề này mà còn chứng minh rủi ro thức ăn chăn nuôi là có thật.
“Thật choáng ngợp khi nhìn vào khối lượng và tác động của nghiên cứu, cũng như mọi thứ khác đã được xuất bản trong tám năm trước khi số báo phát hành. Ông nói: “Số lượng thông tin thật đáng kinh ngạc đối với một biên giới mới trong khoa học. “Vấn đề này kể một câu chuyện ngay từ đầu với bài xã luận của tôi cung cấp lộ trình, sau đó là các bài đánh giá, sau đó là các nghiên cứu điển hình, sau đó là nghiên cứu và khoa học mới, và cuối cùng, ngành đang làm gì về vấn đề đó”.
Vấn đề này mở ra khái niệm “An toàn sinh học thế hệ tiếp theo”, nâng cao nhận thức về rủi ro của thức ăn chăn nuôi và sự cần thiết của một chương trình dựa trên khoa học về thức ăn chăn nuôi an toàn sinh học và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khi chúng di chuyển giữa các quốc gia và giữa các trang trại.
Dee nói: Các ví dụ cụ thể về phương pháp tiếp cận thế hệ tiếp theo này bao gồm các chương trình quốc gia ở Canada và Úc, cả hai đều kết hợp các nỗ lực chứng nhận, kiểm tra, đánh giá và giảm thiểu nhằm quản lý an toàn việc nhập khẩu các nguyên liệu thức ăn có nguy cơ cao từ các hạt có nguy cơ cao. Ngành chăn nuôi lợn Hoa Kỳ đang phát triển các tiêu chuẩn cho quy trình an toàn sinh học an toàn thức ăn chăn nuôi quốc gia dưới sự bảo trợ của Kế hoạch Cải thiện Sức khỏe Đàn lợn của Hoa Kỳ, với mục tiêu triển khai phương pháp tiếp cận ‘Nhập khẩu có trách nhiệm’ dựa trên cơ sở khoa học để quản lý rủi ro thức ăn chăn nuôi.
Đào sâu vào dữ liệu
Dee nói: “Ngành chăn nuôi lợn rất kỹ thuật. “Và họ thích dữ liệu. Họ phụ thuộc vào dữ liệu để giúp họ đưa ra quyết định ”.
Ông giải thích, số báo này bao gồm một tập hợp các quan sát thực địa kịp thời và chính xác, được liên kết chặt chẽ với nhau về mặt khoa học thông qua dữ liệu từ các thí nghiệm được kiểm soát, báo cáo thời gian thực và các ấn phẩm được đồng nghiệp đánh giá, dẫn đến việc thực hiện các biện pháp can thiệp đã được xác thực ở cấp trang trại.
“Thông tin này đã thay đổi và tiếp tục thay đổi hành vi của con người liên quan đến việc quản lý và di chuyển thức ăn và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tất cả đều nhằm phục vụ lợi ích lớn hơn của nền nông nghiệp toàn cầu, phấn đấu cho động vật khỏe mạnh hơn, chi phí thấp hơn và dồi dào thực phẩm dinh dưỡng cao cho tất cả mọi người, ”Dee nói.
Chủ đề bao gồm:
• Chúng ta có thể quản lý hiệu quả ký sinh trùng, prion và mầm bệnh trong ngành thức ăn chăn nuôi toàn cầu để đạt được chương trình “Một Sức khỏe – One Health” không?
• Các quan điểm mới để đánh giá rủi ro tương đối của việc nhiễm vi rút gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong chuỗi cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi toàn cầu
• Các biện pháp can thiệp để giảm tỷ lệ vi rút tiêu chảy ở lợn trong thức ăn chăn nuôi ở hệ thống chăn nuôi lợn Trung Quốc: Một nghiên cứu điển hình
• Thức ăn hoặc vận chuyển thức ăn như một con đường tiềm ẩn cho sự bùng phát dịch bệnh tiêu chảy ở lợn ở một đàn lợn giống 10.000 con ở Mexico
• Nguy cơ và giảm thiểu lây nhiễm vi rút lở mồm long móng cho lợn do tiêu thụ thức ăn bị ô nhiễm
• Tính ổn định của Senecavirus A trong thành phần thức ăn chăn nuôi và sự lây nhiễm sau khi tiêu thụ thức ăn bị ô nhiễm
• Phát hiện vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong bụi thức ăn được thu thập từ thức ăn hỗn hợp đã được cấy vào thực nghiệm bằng cách sử dụng các xét nghiệm PCR định lượng và chuẩn độ vi rút
• Lấy mẫu và phát hiện vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong hệ thống sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất lợn
• Ảnh hưởng của việc trộn và trình tự lô thức ăn đối với sự phổ biến và phân bố của vi rút bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong thức ăn chăn nuôi lợn
• Monoglyceride làm giảm khả năng tồn tại của vi rút tiêu chảy dịch lợn trong thức ăn và ngăn ngừa truyền bệnh cho lợn con sau cai sữa
• Phân tích các thành phần thức ăn cho lợn chọn lọc và các sản phẩm thịt lợn được nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ các nước bị ảnh hưởng bởi vi rút dịch tả lợn Châu Phi
• Đánh giá nhập khẩu đậu nành vào Hoa Kỳ và tình trạng dịch bệnh động vật nước ngoài liên quan
• Bằng chứng về sự tồn tại của virus trong khối lượng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đại diện trong quá trình vận chuyển thương mại đường dài xuyên lục địa Hoa Kỳ
• Xem xét lại sự không chắc chắn về việc nhiễm vi rút gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nguy cơ du nhập vào Hoa Kỳ
• Nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các thành phần thức ăn có nguồn gốc thực vật: Cách tiếp cận của Canada để quản lý rủi ro đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
• Hợp tác về an toàn nguồn cấp dữ liệu: Kinh nghiệm, tiến bộ và thách thức
Vấn đề đặc biệt có sẵn ở đây cho các nhà chăn nuôi lợn và các chuyên gia trong ngành.
“Đối với tôi, đó có lẽ là điều lớn nhất mà tôi từng làm với tư cách là một chuyên gia, mang theo điều này cùng với Gordon, người đã thực sự giúp tôi vì chúng tôi có thể phân chia khối lượng công việc 50/50,” Dee nói. “Nó đã được đón nhận rất tích cực trong lĩnh vực khoa học.”

Address

Nhà Máy 3, Lô 3, KCN Phú Thị, Gia Lâm
Hanoi
10000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vỗ Béo Vật Nuôi - Cùng bà con làm giàu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Vỗ Béo Vật Nuôi - Cùng bà con làm giàu:

Videos

Share

Category