09/06/2024
VỤ SẢN XUẤT NHO BẮT ĐẦU TỪ THỜI ĐIỂM NÀO?
Có nhiều nhà vườn thường tính mọt vụ nho mới bắt đầu bằng việc bật chồi sau khi cắt cành, hay có nơi thì xác định vụ mới bằng việc xuất hiện mầm hoa. Theo những gì mình thực nghiệm và những tài liệu mình học, thì "VỤ NHO MỚI BẮT ĐẦU KỂ TỪ KHI CẮT CHÙM KHÓI CÂY" Tùy nơi sản xuất và tình trạng cây
Tại sao là là thời điểm trên?
Theo mình có ba yếu tố sau quyết định thời điểm điểm bắt đầu vụ sau
Thứ nhất: Cây nho là cây có quá trình xuân hóa với chu kỳ ngủ nghỉ rõ ràng. Vậy nên việc chuẩn bị tốt các dưỡng chất trước khi vào giai đoạn " ngủ" , sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng, dưỡng chất để phân hóa mầm hoa và b**g chồi khi "thức". Bộ rễ và tán lá đều gần như không hoạt động vào giai đoạn trên, nên không thể tác động hay điều chỉnh vào thời điểm diễn ra sự phân hóa mầm hoa trong giai đoạn ngủ. Nếu có tác động thì cũng chỉ là sự hỗ trợ trong giai đoạn đầu của "thức". Nhưng nếu không đủ chất thì cây cũng không thể đủ khỏe để phân hóa hoa, hoặc sẽ dễ bị stress sau đó và rụng.
Thứ hai: Phục hồi cây sau giai đoạn mang quả, trong giai đoạn mang quả toàn bộ bộ tán, dinh dưỡng đều tập trung nuôi quả. Nên cây đang trạng thái hoạt động hết công xuất, sau khi thu hoạch toàn bộ cây đã ở trạng thái suy kiệt vậy nên cần được chăm sóc lại để giúp cây phục hồi đưa cây vào trạng thái sản xuất tích lũy cho vụ sau.
Thứ ba: Trong giai đoạn chùm già và chín, thì toàn bộ dinh dưỡng lẫn hoocmon cho sự già hóa, chuyến hóa chín quả đều được vận hành tối đa. Chưa kể một số nhà vườn còn dùng các dòng phân Kali liều cao để vào chín. Nên khi cắt đi chùm quả thì lượng chất và hoocmon sẽ tồn dư khiến cây mất cân bằng . Vậy nên sau khi cắt chùm quả thì cây sẽ bị sốc thời gian từ 3-5 ngày. Nếu không thực hiện các biện pháp ngay tại thời điểm đó cây sẽ phục hồi chậm và không tận dụng được quỹ thời gian quý báu trước khi cây "ngủ" Để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cây
Giải pháp kỹ thuật nào cho thời điểm
Việc đầu tiên là : cần phải cung cấp một lượng nước lớn cho cây giúp cây đào thải và luân chuyển các chất tồn dư trong cây một cách nhanh chóng. trong 5 ngày đầu sau cắt bạn hãy tưới nước thật đẫm, quan sát lá thời điểm giữa trưa nếu nắng to lá dựng và căng thì đủ nước.. Còn cách tưới thế nào thì bài sau nhé!
Việc thứ hai là giải cứu bộ rễ: Cần phải giải trừ một phần các lượng phân tồn dư mất cân đối trong đất nếu bạn sử dụng các dòng phân hóa học có chênh tỷ lệ lớn trong giai đoạn nuôi và chín quả. Bằng cách bổ sung các dòng phân hữu cơ và một số phân tương phản lại loại phân trong giai đoạn trước đó. Ngoài ra cần bổ sung thêm vi lượng và các loại giải độc đất, các chủng vi sinh phân giải trong đất. Lý do vì sao thì bài sau nhé vì bài này dài quá nếu thêm nó vào
Việc thứ ba: Cắt tỉa tạo lại bộ tán mục đích giúp ổn định lại bộ tán nuôi bộ khung và tích lũy dinh dưỡng. Vì phần lớn tán nho sẽ bị hạ khi vào giai đoạn ngủ. Nên cần phải tối ưu tán hữu hiệu, vì thơi gian từ lúc thu hoạch đến ngủ là không nhiều. Mục này cũng có nhiều cái...nên hẹn các bạn kỳ tiếp
Nông Nghiệp là một kỳ thú vì chúng ta đang nuôi trồng sinh vật sống. Nên sự thay đổi và tương thích của mỗi cây con, giống khác nhau tại mỗi vùng là khác nhau. Bên cạnh đó là kinh nghiệm và kiến thức đúc rút của mỗi người làm có nhiều thứ khác nhau. Nên đây chỉ là những chỉa sẻ theo quan điểm của mình thôi, các xem cái nào dùng được thì dùng nhé!