10/06/2024
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂN NUÔI MÙA NẮNG NÓNG
Mùa nắng nóng gia súc, gia cầm thường xuyên ăn kém, sức đề kháng yếu, năng suất thịt, trứng giảm. Các loại dịch bệnh như: tiêu chảy, ecoli, thương hàn , viêm phổi, cầu trùng, dịch tả, tụ huyết trùng,... dễ phát sinh và lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Để phòng và giảm các thiệt hại trong mùa nắng nóng, người chăn nuôi cần lưu ý những điều sau:
Chỉ mua những con giống có nguồn gốc rõ ràng, an toàn dịch bệnh. Con giống phải khỏe mạnh, đặc điểm ngoại hình phải đặt tiêu chuẩn của từng giống, đã được tiêm phòng vacxin đầy đủ theo yêu cầu
Nuôi cách ly 15 ngày, đàn giống hoàn toàn khỏe mạnh mới cho nhập đàn.
Về chuồng trại:
- Nên chọn địa điểm thoáng mát, dễ thoát nước , dễ vệ sinh; có hệ thống làm mát phù hợp với quy mô , điều kiện chuồng nuôi như: trồng các cây dây leo hoặc lắp đặt hệ thống phun nước làm mát trên mái chuồng, trồng các cây xanh phủ bóng mát xung quanh chuồng.
- Lắp đặt thêm quạt điện, hệ thống phun sương nhỏ giọt trong chuồng nuôi. Lưu ý quạt điện nên treo ngang.
- Định kỳ 1 lần 1 tuần phun thuốc sát trùng chuồng trại và xung quanh chuồng để tiêu diệt mầm bệnh.
Về cách chăm sóc:
- Mật độ nuôi nhốt vừa phải;
Đối với gà: úm 50-60 con/m2; gà nuôi vỗ béo nhốt 7-10 con/m2; gà đẻ trứng nhốt 4 con/m2
Đối với lợn : lợn nái, lợn chửa cần 3-6m2/con ; lợn thịt 2m2/con
- Cho vật nuôi ăn thức ăn sạch, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung các khoáng chất, vitamin, điện giải để tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Về phòng bệnh:
- Chủ động tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi, đặc biệt là gia súc gia cầm mới tái đàn như tiêu chảy, thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùngm, cầu trùng,...
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện những con bị ốm để có biện pháp cách ly sớm, để điều trị kịp thời tránh tình trạng lây lan ra toàn đàn.
- Với các bệnh về tiêu hóa đường ruột, hô hấp cần cho vật nuôi uống thuốc phòng bệnh khi thời tiết thay đổi.