Viện Chăn Nuôi - Thú y

Viện Chăn Nuôi - Thú y Trang bị và bổ sung kiến thức về chăn nuôi, thú y cho nông dân

🍀𝑳𝒂̀𝒎 𝒈𝒊𝒂̀𝒖 𝒕𝒖̛̀ 𝒄𝒉𝒂̆𝒏 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒗𝒖̣🍀👉Với sự cần cù, chăm chỉ, quyết tâm vượt khó, ông Lê Văn Hương (46 tuổi, ở th...
13/09/2024

🍀𝑳𝒂̀𝒎 𝒈𝒊𝒂̀𝒖 𝒕𝒖̛̀ 𝒄𝒉𝒂̆𝒏 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒗𝒂̀ 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒗𝒖̣🍀

👉Với sự cần cù, chăm chỉ, quyết tâm vượt khó, ông Lê Văn Hương (46 tuổi, ở thôn Thủ Thiện Hạ, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) đã mạnh dạn vay các nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH huyện để phát triển chăn nuôi heo, dịch vụ cho hiệu quả kinh tế cao.

👉Ông Hương cho biết, trước đây, kinh tế gia đình ông chỉ phụ thuộc vào việc đi thuê đất trồng dưa hấu tại tỉnh Gia Lai, cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Được Hội Nông dân xã, Tổ vay vốn và tiết kiệm thôn khuyến khích, tạo điều kiện, ông dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, rồi bàn với gia đình chuyển hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo thương phẩm và phát triển dịch vụ.

👉Đầu năm 2019, ông Hương vay Ngân hàng CSXH huyện 80 triệu đồng mua 5 con heo nái, đầu tư xây dựng chuồng trại, hầm biogas, thức ăn chăn nuôi… Cùng với đó ông còn tìm đến các trang trại nuôi heo trên địa bàn huyện học hỏi kinh nghiệm; tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh… Từ những kiến thức có được, ông đã áp dụng các tiến bộ KHKT vào chăm sóc, nên đàn heo phát triển tốt và đạt số lượng lên tới 40 con heo, lớn nhỏ chỉ sau vài tháng nuôi.

👉Hiện tại, ông Hương duy trì nuôi theo hình thức gối đầu liên tục gần 30 con heo nái và heo thịt. Bình quân mỗi năm ông xuất bán ra thị trường trên 120 con heo thịt, thu lãi hơn 160 triệu đồng/năm. Ngoài ra, ông còn cung cấp heo giống cho nhiều hộ chăn nuôi ở trong huyện..

👉Mặt khác, nhằm nâng cao thu nhập, ông còn mạnh dạn vay thêm vốn của Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư nuôi thêm 70 cặp chim bồ câu Pháp; mở cơ sở may gia công các sản phẩm áo, quần tại nhà, tạo việc làm cho 11 lao động, với thu nhập bình quân từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng…. Chỉ riêng phần này đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định hơn 150 triệu đồng/năm.

👉Không chỉ là tấm gương trong phát triển kinh tế, ông Hương còn tham gia nhiệt tình các hoạt động của thôn, xã, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, cách làm kinh tế hiệu quả, giúp nhau từng bước phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.

🍀𝑪𝒉𝒖̉ đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈, 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 đ𝒂̀𝒏 𝒗𝒂̣̂𝒕 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒔𝒂𝒖 𝒎𝒖̛𝒂, 𝒍𝒖̃🍀👉Bộ NN&PTNT có công điện số 6641/BNN-TY về ...
12/09/2024

🍀𝑪𝒉𝒖̉ đ𝒐̣̂𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈, 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 đ𝒂̀𝒏 𝒗𝒂̣̂𝒕 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒔𝒂𝒖 𝒎𝒖̛𝒂, 𝒍𝒖̃🍀

👉Bộ NN&PTNT có công điện số 6641/BNN-TY về việc chủ động phòng, chống dịch bệnh đàn vật nuôi sau mưa, lũ gửi UBND tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

👉Thời gian qua, thời tiết tại nhiều địa phương miền Bắc đã diễn biến phức tạp, mưa lớn gây lũ lục, đặc biệt từ ngày 07/9/2024, cơn bão số 3 (hay còn gọi là bão Yagi) đã đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, gây ra những đợt mưa lớn, lũ lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng tại nhiều địa phương; nguy cơ dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan sau đợt mưa, lũ này là rất cao.

👉Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, xử lý môi trường sau mưa lũ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan của địa phương khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

👉Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng ngay sau khi đợt mưa, lũ kết thúc để tiêu diệt các loại mầm bệnh trong môi trường.

👉Hướng dẫn người chăn nuôi:

– Thường xuyên thực hiện vệ sinh khu vực chăn nuôi và dụng cụ chăn nuôi; thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi không để gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp xảy ra úng ngập, di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn; khi nước rút phải thực hiện ngay vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi.

– Chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, bổ sung dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng nuôi, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi.

👉Rà soát, tổ chức tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo đúng quy định, đặc biệt đối với đàn gia súc, gia cầm tại nơi đã từng xảy ra dịch bệnh, nơi có nguy cơ cao, nơi bị lũ lụt,..

👉Tăng cường công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục ở trâu bò, Tai xanh. Hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để tiến hành điều tra và xử lý ổ dịch theo đúng quy định. Không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

👉Tham mưu chính quyền, các sở, ban ngành có phương án hỗ trợ con giống, hóa chất xử lý môi trường, tiêu hủy động vật chết, thuốc và vắc xin phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi; đồng thời báo cáo kịp thời về Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) những khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ hóa chất trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác thú y của địa phương, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật gia súc, gia cầm trên địa bàn, để tổng hợp, đề xuất Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT phương án hỗ trợ kịp thời.

👉Thành lập các đoàn công tác đến các địa phương để chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và xử lý môi trường sau mưa lũ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên và thông báo đến Bộ Nông nghiệp và PTNT các vấn đề phát sinh để phối hợp, xử lý kịp thời.

📌𝑯𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒂́𝒄 đ𝒂̉𝒎 𝒃𝒂̉𝒐 𝒂𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂̣̂𝒕 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒎𝒖̀𝒂 𝒎𝒖̛𝒂 𝒍𝒖̃📌Để chủ động tăng cường phòng chống thi...
11/09/2024

📌𝑯𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒅𝒂̂̃𝒏 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒂́𝒄 đ𝒂̉𝒎 𝒃𝒂̉𝒐 𝒂𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂̣̂𝒕 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒎𝒖̀𝒂 𝒎𝒖̛𝒂 𝒍𝒖̃📌

Để chủ động tăng cường phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi trong mùa mưa lũ, đồng thời bảo đảm phát triển chăn nuôi, hoàn thành kế hoạch năm 2024. Công tác phòng chống, chăm sóc, bảo vệ cho vật nuôi trong mùa mưa lũ là hoạt động cần thiết, quan trọng và có tính ưu tiên cao nhằm bảo vệ an toàn, duy trì hoạt động bình thường cho vật nuôi.

👉Lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi trong mùa mưa lũ

Ngày 27/6/2024, Cục Chăn nuôi ban hành “Hướng dẫn công tác đảm bảo an toàn cho vật nuôi trong mùa mưa lũ” tại công văn số 653/CN-KHMT&HTQT, theo đó người chăn nuôi cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau:

📌TRƯỚC MÙA MƯA BÃO

Thường xuyên cập nhật bản tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, tích cực chăm sóc đàn vật nuôi để tăng khả năng chống chịu đối với tác động do thay đổi lớn về thời tiết, mưa cũng như chuẩn bị phương án, biện pháp khắc phục hiệu quả khi mưa bão, lũ lụt hoặc dịch bệnh xảy ra sau đó. Thống kê, kê khai số lượng, loại vật nuôi theo quy định.

👉Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt

Không làm chuồng trại chăn nuôi gần bờ sông, bờ suối, tả luy cao để tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Cần chủ động nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Thực hiện việc kiểm tra và gia cố vững chắc cho chuồng trại đề phòng bão, lũ. Nếu chuồng nuôi lợp bằng lá, tôn, fibro xi măng chưa kiên cố thì có thể giằng lên mái các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát, can nước để hạn chế tốc mái khi có gió lớn, bão xảy ra.

Thức ăn: Làm sàn kê cao, vải nilon che mưa, căn cứ vào số lượng, loại vật nuôi, lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của cơ sở chăn nuôi để lập kế hoạch dự trữ thức ăn đầy đủ tối thiểu 15 ngày cho vật nuôi.

Kiểm tra, khai thông hệ thống thoát nước của khu vực chuồng trại như hệ thống thoát nước thải, nước mưa, nơi chứa chất thải rắn, nhằm hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt.
Nước uống: Dự trữ nước sạch, tu sửa máy bơm, hệ thống dẫn nước đảm bảo nguồn cung dự phòng kịp thời.

👉Đối với những vùng bị ngập lụt

Chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi uống. Sử dụng máy phát điện dự phòng để cung cấp kịp thời khi mất điện lưới cho các lò ấp trứng giống để đảm bảo có con giống chất lượng để tái đàn.

Thực hiện việc tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú ý tại địa phương. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và nâng cao chất lượng khẩu phần ăn cho vật nuôi để tăng sức đề kháng.

Kiểm đếm đánh giá hiện trạng vật nuôi, xuất bán kịp thời khi đến tuổi, khối lượng xuất bán. Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi như: hố ủ phân, bể lắng, công trình biogas…

Tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh cho vật nuôi: vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phun sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi để phòng bệnh.

⚡TRONG VÀ SAU MƯA BÃO, LŨ LỤT

📌Trong mưa bão, lụt

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi thời tiết, kiểm tra chuồng trại, điều kiện chăn nuôi và sức khỏe đàn vật nuôi để có phương án chăm sóc, hỗ trợ và di dời nếu cần thiết.

Di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập bằng các phương tiện vận chuyển như ghe, xuồng, bè nhưng phải đảm bảo tuyệt đối tính mạng cho con người và sức khỏe của vật nuôi.

Không tập trung, làm lán nuôi giữ vật nuôi trên đê, đường giao thông gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường. Làm nhà tạm cho vật nuôi: dựng lều bạt, lán trại và có phương án kiểm soát vật nuôi. Có giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài.

👉Công tác phòng chống dịch bệnh:

+ Lũ lụt làm cho mầm bệnh theo nước lũ phát tán đi khắp nơi. Lũ lụt càng lớn, quy mô càng rộng thì sự lan truyền mầm bệnh càng tăng, mức độ nguy cơ rủi ro càng cao. Mặt khác, khi di chuyển đàn vật nuôi tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt sẽ làm suy giảm đáng kể sức chống chịu bệnh tật ở vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như Tiêu chảy, dịch Tả, Thương hàn… dễ lây lan và có nguy cơ bùng phát.

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, môi trường quang chuồng nuôi và dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 tuần 1-2 lần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng các chất sát trùng theo quy định và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi nước rút đến đâu thì dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh đến đó.

+ Đối với những vật nuôi có nhu cầu vận chuyển từ nơi này qua nơi khác, cần thực hiện tốt quy trình vận chuyển, kiểm dịch vận chuyển (nếu có) để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

+ Đối với xác vật nuôi chết: Cách xử lý hiệu quả nhất là đốt xác vật chết (nếu có thể thực hiện), phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng, tưới dầu hỏa lên xác vật chết, chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập, đợi khi nước rút thì đem chôn lấp.

📌Sau mưa bão, lụt

👉Thức ăn, nước uống: Sau lũ lụt, nguồn thức ăn, nước uống cho gia súc, gia cầm có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm do mầm bệnh từ nơi khác đến, bùn đất nổi lên bám vào có cây, sức khỏe của đàn vật nuôi giảm sút. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, không bị bỏ đói, không cho ăn những loại thức ăn bị mốc, kém chất lượng. Đối với gia súc già yếu và gia súc non, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như tăng cường các loại thức ăn bổ sung và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng khác nhằm tăng cường quá trình hồi phục.

👉Vệ sinh môi trường: Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Chính quyền và các cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.

👉Quản lý vật nuôi

+Thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc đàn vật nuôi; tuyệt đối không chăn thả vật nuôi ở những khu vực bị ô nhiễm; chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh,…

+ Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định; không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết; không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

+ Tăng cường cán bộ về tận các thôn, xã cùng với lực lượng thú y cơ sở kiểm tra các cơ sở chăn nuôi để hướng dẫn người dân chôn lấp, tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết do mưa lũ. Tổ chức vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc khử trùng ở những vùng trũng, ngập lụt kéo dài, vùng có nguy cơ cao… đồng thời tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi.

👉Tái đàn: Để chuẩn bị cho tái đàn, khôi phục chăn nuôi, người nuôi cần lựa chọn con giống có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp bởi những cơ sở cung ứng có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Không tái đàn khi chưa đảm bảo về môi trường và an toàn dịch bệnh.

👉Thực hiện chính sách: Có phương án tại chỗ hỗ trợ con giống, hóa chất để xử lý môi trường, tiêu hủy vật nuôi chết do lũ, lụt và dịch bệnh. Tổng hợp số lượng vật nuôi bị thiệt hại, báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, lụt và trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. Có văn bản báo cáo, đề xuất xem xét, hỗ trợ khắc phục hậu quả theo quy định, trong đó có hỗ trợ hóa chất sát trùng, phòng, chống dịch bệnh.

🍀𝑻𝒉𝒐𝒂́𝒕 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒕𝒂̉ 𝒉𝒆𝒐 𝑪𝒉𝒂̂𝒖 𝑷𝒉𝒊 𝒏𝒉𝒐̛̀ 𝒂𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒉𝒐̣𝒄🍀📌Từng khốn đốn với dịch tả heo Châu Phi, một trang trại ở huyện...
09/09/2024

🍀𝑻𝒉𝒐𝒂́𝒕 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒕𝒂̉ 𝒉𝒆𝒐 𝑪𝒉𝒂̂𝒖 𝑷𝒉𝒊 𝒏𝒉𝒐̛̀ 𝒂𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒉𝒐̣𝒄🍀

📌Từng khốn đốn với dịch tả heo Châu Phi, một trang trại ở huyện Phú Giáo đang trải qua mấy lứa heo liên tiếp không bị dịch nhờ an toàn sinh học chặt chẽ.

👉Còn ít ngày nữa, ông Bùi Đức Ái, chủ một trang trại nuôi heo ở xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, sẽ cho xuất chuồng lứa hiện tại. Đến thời điểm này, đàn heo trong trang trại của ông đều khỏe mạnh, sinh trưởng bình thường, nhưng ông Ái vẫn đang hồi hộp ít nhiều.

👉Sự hồi hộp của ông Ái là khá dễ hiểu khi nhiều trang trại trong vùng đã nổ ra dịch tả heo Châu Phi (ASF). Bản thân vợ chồng ông Ái cũng từng trải qua 3 năm liên tiếp khốn đốn với dịch bệnh này, tưởng chừng như đã phải bỏ nghề.

👉Gia đình ông Ái bắt đầu nuôi heo từ năm 2013, lần lượt ký hợp đồng nuôi gia công cho một số công ty. Sau một thời gian, vợ chồng ông phát triển được 2 trang trại, một trang trại ở Tam Lập, một trang trại ở xã Vĩnh Hòa cũng thuộc huyện Phú Giáo.

👉Khi xảy ra dịch tả heo châu Phi trên cả nước, các trang trại của vợ chồng ông Ái cũng không tránh khỏi. Trong 3 năm liên tiếp, từ 2019 đến 2021, đàn heo của vợ chồng ông liên tục bị ASF, lần trại này, lúc lại trại khác.

👉3 lần dịch giã khiến cho gia đình ông gần như không còn vốn liếng để tiếp tục chăn nuôi. Thậm chí có những lúc ai đó nhắc tới chuyện nuôi heo, là ông lại thấy sợ. Vào thời điểm ấy, công ty mà ông đang có hợp đồng nuôi gia công lại không đưa ra một giải pháp hữu hiệu nào để phòng ngừa dịch tả heo châu Phi.

📌Trong hoàn cảnh ấy, ông Ái buộc phải tìm kiếm một mô hình chăn nuôi phòng chống ASF có hiệu quả hơn, và ông đã tiếp cận được với quy trình chăn nuôi an toàn sinh học của Japfa Comfeed Việt Nam. Với quy trình này, ông Ái phải đầu tư nhiều hơn cho chuồng trại để hình thành nhiều lớp an toàn sinh học, nhưng ông sẵn sàng chấp nhận vì thấy rằng an toàn dịch bệnh là yếu tố sống còn. Không bảo vệ được đàn heo trước dịch bệnh thì không thể tồn tại được với nghề chăn nuôi.

👉Ngoài việc đầu tư cho các lớp an toàn sinh học và thực hiện nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi của Japfa Comfeed Việt Nam, ông Ái luôn nhận được sự hỗ trợ thường xuyên và kịp thời từ các cán bộ kỹ thuật của công ty.

👉Nhờ vậy, từ khi chăn nuôi an toàn sinh học theo quy trình của Japfa, vợ chồng ông Ái đã trải qua 3 lứa heo liên tiếp không bị dịch tả lợn Châu Phi, trong khi dịch bệnh vẫn xảy ra trong vùng. Với lứa hiện tại, tuy vẫn hồi hộp vì nhiều trại trong vùng đã bị dịch, nhưng vợ chồng ông Ái đang rất tin tưởng sẽ bảo vệ được an toàn cho tới ngày xuất bán.

Không chỉ hỗ trợ quy trình và kỹ thuật chăn nuôi, Japfa Comfeed Việt Nam đang đẩy mạnh cung cấp thêm các giải pháp khác, trong đó có việc lắp đặt các silo cám tại các trang trại gia công khu vực phía Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Lâu, Trưởng bộ phận Gia công ngành heo miền Nam của Japfa Comfeed Việt Nam cho biết, chương trình được triển khai từ tháng 5. Đến nay 60% trang trại đã hoàn tất lắp đặt, dự kiến sẽ hoàn thiện toàn bộ vào cuối năm nay.

Giải pháp này giúp đảm bảo chất lượng cám khi đến tay người chăn nuôi, tiết kiệm chi phí đóng bao và bốc vác, đồng thời giảm thiểu lượng bao bì nhựa thải ra môi trường.

👉Đối với phòng chống dịch bệnh, khi trang trại lắp đặt silo, các xe bồn vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến trang trại sẽ đổ trực tiếp cám vào silo mà không cần nhân công bốc vác như trước đây. Nhờ vậy, các trang trại sẽ tránh được nguy cơ bị nhiễm dịch bệnh từ những người bốc vác, vốn thường xuyên di chuyển giữa các trại.

👉Lâu nay, sau mỗi lần nhận cám thông qua đội ngũ nhân công, vợ chồng ông Ái đều phải phun xịt thuốc để phòng ngừa dịch bệnh, mà trong lòng cứ phấp phỏng lo âu. Vì vậy, dù phải bỏ chi phí để lắp đặt silo cám, vợ chồng ông đã rất sẵn sàng và đang trông chờ đến ngày trang trại được trang bị hệ thống này.

📌Đ𝒖̣𝒄 𝒍𝒐̂̃ 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̂𝒏 𝒃𝒐̀ – 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒖̣ 𝒄𝒉𝒂̆𝒏 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒕𝒖𝒚𝒆̣̂𝒕 𝒗𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂𝒚 𝒎𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒔𝒖̛̣ 𝒒𝒖𝒂́ đ𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊?...
06/09/2024

📌Đ𝒖̣𝒄 𝒍𝒐̂̃ 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒕𝒉𝒂̂𝒏 𝒃𝒐̀ – 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒖̣ 𝒄𝒉𝒂̆𝒏 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒕𝒖𝒚𝒆̣̂𝒕 𝒗𝒐̛̀𝒊 𝒉𝒂𝒚 𝒎𝒊𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐 𝒔𝒖̛̣ 𝒒𝒖𝒂́ đ𝒂́𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊?📌

Một trong những giải pháp chăn nuôi phổ biến nhất trong các trang trại, đó là đục lỗ trên thân bò, cừu… Tại sao phải làm như vậy, và liệu nó có cần thiết hay không?

💥Paul McCartney đã từng nói: “Nếu tất cả những lò mổ đều có tường làm bằng kính, thì cả nhân loại sẽ đều ăn chay
Không chỉ riêng với mục đích lấy thịt, ngành công nghiệp kinh doanh trên động vật nói chung đều có một kịch bản: những con vật được “nuôi” sẽ phải chịu đủ mọi loại đau đớn, hành hạ miễn sao chúng cho ra thành phẩm tốt nhất – vậy là đủ.
Chúng ta đã chứng kiến nhiều lần con người tàn nhẫn với các loài vật khác để đạt được lợi ích cho riêng mình. Nếu sự thật rơi nước mắt về cuộc đời của một chú bò công nghiệp, khung cảnh đáng sợ đằng sau các rạp xiếc thú… vẫn chưa đủ, thì đây: con người đang làm những điều đáng sợ đến thế này nữa:
Đúng thế, bạn không nhìn nhầm đâu. Người ta đục và nong một cái lỗ trên thân bò, gọi là các ống thông. Các ống này thông thẳng vào dạ dày của chúng, bình thường sẽ có nắp đậy kín và chỉ mở ra khi cần thiết. Vậy các ống này là gì, tại sao người ta tạo ra chúng?

💥Sự ra đời của kĩ thuật tạo ống thông
Mặc dù được ít người biết đến, kĩ thuật này đã ra đời từ khá lâu. Tất cả bắt đầu vào năm 1822, một bệnh nhân người Canada mặc dù bị chấn thương rách sâu ở phần bụng và vết thương không liền lại, ông vẫn sống sót một cách kì diệu, thậm chí còn sống rất khỏe mạnh.

Nhận ra điều này có thể tương tự với các loài vật khác, một bác sĩ người Mĩ đã chế tạo ra kĩ thuật ống thông, với hi vọng nó có thể cho phép chúng ta quan sát – thậm chí kiểm soát được các chất trong dạ dày của vật nuôi một cách trực tiếp.

Trong suốt 11 năm sau đó, rất nhiều tài liệu về chủ đề này được nghiên cứu và công bố. Vào thập niên 20 của thế kỉ XX, những ống thông này được đón nhận rộng rãi ở các trang trại nuôi thú lấy thịt và sữa. Bò, dê, cừu,… và các loài nhai lại nói chung khi được nuôi với mục đích kinh tế – đều có thể áp dụng kĩ thuật này. Trong đó bò là loài phổ biến nhất.
Hiện nay, chi phí cho một ca lắp ống thông là vào khoảng 300$/con và các ống này gần như có thể theo những chú bò suốt đời mà không cần thay thế hay lắp lại.

💥Vậy rốt cục kết quả đem lại có đáng không?
Đối với những người trong ngành chăn nuôi, câu trả lời là có. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng thịt và sữa sản xuất ra.
Nếu có thể kiểm soát các khí, men, vi sinh vật, độ pH, lượng thức ăn… trong dạ dày gia súc, thì còn gì có thể tuyệt vời hơn thế nữa?
Người ta có thể bơm thêm dưỡng chất hoặc thuốc men, lấy ra những chất thừa, quan sát và xét nghiệm môi trường dạ dày…
Bằng chuyên môn của mình, các chuyên gia sẽ giữ cho chế độ dinh dưỡng của gia súc luôn ở mức tốt nhất và vì thế, lợi nhuận đem lại cũng tăng theo.
Bên cạnh đó, chúng cũng được đem tới các trường thú y để sinh viên quan sát và học tập
Tuy nhiên, mặt trái khiến nhiều chuyên gia động vật quan tâm: đó là số phận đau khổ của những sinh vật bị đục lỗ.
Số ít trường hợp sẽ bị nhiễm trùng và chết – nhưng không sao cả, chúng sẽ được đưa đến lò mổ và thiệt hại này coi như đã được bù đắp bằng khoản tiền thu được từ thịt của chúng.
Theo chia sẻ của các nhân viên trang trại, lỗ thông cũng giống như một loại khuyên vậy. Tương tự như cái nong tai của chúng ta, những chú bò sẽ không gặp phải bất kì nguy hiểm nào cả.
Vòng đời của chúng được cho là không bị ảnh hưởng bởi dụng cụ đặc biệt này. Và mặc dù quy trình phẫu thuật trông có vẻ đau đớn, nhưng các bác sĩ sẽ đảm bảo cho vết mổ lành kín miệng ống (tất nhiên, quá trình lành bệnh sẽ đau rồi).

👉Đục lỗ trên thân bò - công cụ chăn nuôi tuyệt vời hay minh chứng cho sự quá đáng của con người?
Tuy vậy, nhiều người cho rằng dù quá trình “nong bụng” này có vẻ đau đớn, nhưng đó lại là cách hiệu quả nhất để chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho gia súc tại các trại chăn nuôi.
Vậy còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này? Hãy để lại bình luận nhé!

💥𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒏 𝒍𝒂́ 𝒈𝒂𝒏 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒃𝒐̀ 𝒔𝒖̛̃𝒂💥Bệnh sán lá gan thường phát triển khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là đầu mùa mưa. ...
05/09/2024

💥𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒔𝒂́𝒏 𝒍𝒂́ 𝒈𝒂𝒏 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒃𝒐̀ 𝒔𝒖̛̃𝒂💥

Bệnh sán lá gan thường phát triển khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là đầu mùa mưa. Do dễ tái nhiễm và thời gian sán lá gan trưởng thành sống rất lâu ở gan (3 – 11 năm), bò sữa càng lớn tuổi thì tỷ lệ nhiễm càng cao.

Bệnh xảy ra ở hầu hết các loài gia súc nhai lại, bệnh có thể lây sang người qua đường ăn uống. Bệnh thường xảy ra trên bò sữa với tỷ lệ nhiễm trung bình khoảng 35 – 50%. Những vùng lầy lội, ẩm thấp tỷ lệ nhiễm có thể lên đến 90%.

📌1. Nguyên nhân, đặc điểm hình thái
– Do sán lá Fasciola gigantica và Fasciola hepatica gây ra.
– Sán lá Fasciola gigantica và Fasciola hepatica đều có màu đỏ nâu. Cấu tạo bên trong của 2 loài sáng này tương đối giống nhau, bên ngoài thì có sự khác biệt.
+ Trong đó, F. gigantica là loài sán lá rất phổ biến ở nước ta, loài sán này có chiều dài từ 25 – 75 mm, rộng 3 – 12 mm, hình lá, u lồi hình nón của đầu là phần tiếp theo của thân, vì vậy sán không có “vai”. Hai rìa bên thân sán song song với nhau, có hai giác bám: giác bụng và giác miệng.
+ Loài Fasciola hepatica có đầu lồi và nhô ra phía trước làm cho sán có “vai”. Sán dài 18 – 51 mm, rộng 4 – 13 mm, phần đầu hình nón dài 3 – 4 mm, chứa cả hai giác bám, giác bụng lớn hơn giác miệng. Hai rìa bên thân sán không song song với nhau mà phình ra ở chỗ vai rồi thon lại ở cuối thân.

📌2. Vòng đời, vị trí ký sinh của sán lá Fasciola
Fasciola trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của bò sữa. Sau khi thụ tinh, mỗi sán đẻ hàng chục vạn trứng. Những trứng này theo dịch mật vào ruột và theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi như: được nước mưa cuốn trôi xuống các vũng nước trũng, hồ, ao, suối, ruộng nước…; nhiệt độ từ 15 – 300C; pH= 5 – 7,7; có ánh sáng thích hợp thì sau 10 – 25 ngày trứng nở thành Miracidium bơi tự do trong nước. Nếu thiếu ánh sáng, Miracidium không có khả năng thoát vỏ nhưng vẫn tồn tại đến 8 tháng trong vỏ. Miracidium có hình tam giác, xung quanh thân có lông và di chuyển được trong nước. Vật chủ trung gian của sán lá gan là ốc nước ngọt gồm ốc Limnaea viridis và Limnaea swinhoei. Thời gian từ khi con vật nuốt phải kén đến khi thành sán trưởng thành khoảng 3 tháng. Một sán lá trưởng thành có thể ký sinh trong ống dẫn mật của bò sữa 3 đến 5 năm, có khi tới 11 năm.

📌3. Động vật mắc bệnh
– Bệnh xảy ra ở tất cả các loài nhai lại. Đặc biệt là bò sữa và người.
– Bò sữa thường bị nhiễm bệnh nặng hơn và ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ nhiễm trung bình của bò sữa ở miền núi 30 – 35 %, vùng đồng bằng 40 – 70 %.
– Bê, nghé non bị bội nhiễm thường phát bệnh ở thể cấp tính.

📌4. Triệu chứng
– Bò sữa suy nhược, ăn ít, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, thiếu máu, vàng da
– Bò sữa gầy dần, mô mỡ và cơ bắp teo dần, tiêu chảy hoặc táo bón
– Thủy thũng ở mắt, vùng hầu, dưới hàm, yếm ức; nhai lại yếu, khát nước.
– Giảm sản lượng sữa giảm từ 20 – 50%. Bò sữa có thể chết do suy nhược.
– Thể mãn tính phổ biến với các triệu chứng: gầy ốm và suy nhược, biếng ăn, lông
xù và dễ rụng, da khô, niêm mạc nhợt nhạt hoặc có màu vàng (hoàng đản), tiêu
chảy kéo dài, phù thũng những vùng thấp của cơ thể như: 4 chân, nách, ngực,
vùng hầu.

📌5. Bệnh tích
– Sán lá trong quá trình di hành làm tổn thương mô gan, gan sưng to. Viêm gan nhiễm khuẩn, gây hiện tượng viêm túi mật, tắc ống dẫn mật, tổn thương niêm mạc ruột non.
– Sán lá trưởng thành sống trong các ống dẫn mật, thường xuyên kích thích niêm mạc ống mật, mật bị ứ lại thấm vào máu gây chứng hoàng đản.

Túi mật sưng và viêm xơ cứng quanh ống mật
Các lỗ màu vàng nhạt do sán lá gan trú ngụ

Ngoài việc gây tổn thương gan, sán trưởng thành hút chất dinh Ống mật dày lên đáng kể dưỡng, hút máu bò sữa để phát triển, đồng thời tiết độc tố gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn bò sữa và có thể dẫn đến tử vong do kiệt sức.

📌6. Chẩn đoán
– Dựa vào triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học.
– Kiểm tra phân: kiểm tra sự hiện diện của trứng sán lá trong phân
– Kiểm tra huyết thanh học: xét nghiệm ELISA để phát hiện các kháng thể lưu hành. Phương pháp này giúp phát hiện được bò sữa bị nhiễm bệnh trong thời kỳ trước khi sán trưởng thành, trước khi trứng được bài tiết ra và khả năng kiểm tra được số lượng mẫu lớn.
– Mổ khám: Sự có mặt sán lá gan trong ống mật, các tổn thương do sán lá non di chuyển là những bệnh tích rất điển hình của bệnh sán lá gan trên bò sữa.
– Chẩn đoán phân biệt với các bệnh, trường hợp sau:
+ Lao bò, thương hàn
+ Viêm thận và viêm phổi mãn tính
+ Ký sinh trùng đường máu
+ Chăm sóc, nuôi dưỡng kém (dinh dưỡng, khẩu phần ăn, vệ sinh thú y…)

👉7. Phòng và điều trị bệnh

📌7.1. Phòng bệnh
Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ và tác hại của bệnh sán lá gan trên bò sữa là “phòng bệnh tốt hơn trị bệnh”. Cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để vừa diệt sán lá gan vừa cắt đứt vòng đời của chúng. Quy trình phòng bệnh sán lá gan gồm các biện pháp chính sau đây:

– Định kỳ tẩy sán lá gan cho bò sữa 2 lần/năm, thường vào tháng 4 và tháng 8, bằng sản phẩm ZENTAB hoặc LOZAN. Nên theo dõi bò sữa mắc bệnh, có biện pháp cách ly kịp thời, không nên chăn thả tự do để hạn chế tối đa việc nhiễm bệnh từ môi trường.

– Khi cắt cỏ cho bò sữa ăn, Quý bà con nên lưu ý không nên cắt quá sát gốc bởi vì phần chìm trong nước có nguy cơ nhiễm sán lá rất cao. Diệt mầm bệnh từ môi trường tự nhiên như ủ phân để diệt trứng và ấu trùng sán lá gan, tránh hiện tượng khuếch tán mầm bệnh.

– Diệt ký chủ trung gian. Tháo khô các vùng ngập nước để diệt ốc, dùng CuSO4 nồng độ 3 – 4‰ phun trên đồng cỏ và cây thủy sinh để diệt ốc, cắt đứt giai đoạn phát triển của sán lá ở thời kỳ ấu trùng hoặc nuôi vịt và cá để diệt ốc. Định kỳ tiêu độc, sát trùng chuồng trại và môi trường chăn thả bằng sản phẩm IODINE

– Thường xuyên bổ sung chế phẩm dinh dưỡng CALCIUM PLUS, PROMISE và E.Sel – H vào khẩu phần ăn hằng ngày của bò sữa để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng với bệnh sán lá gan cũng như các bệnh giun sán khác.

📌7.2. Điều trị
Cách ly con bệnh để thuận tiện cho việc điều trị và tránh lây lan mầm bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp đồng bộ sau:

– Sử dụng sản phẩm đặc trị bệnh sán lá gan trên bò sữa CLOMEC
– Giúp bò sữa nhanh phục hồi chức năng gan; bổ máu, bồi dưỡng thể trạng bằng sản phẩm HERBATOX và IRON-DEXTRAN+B12
– Cung cấp dưỡng chất giúp bò sữa vượt nhanh qua bệnh, phục hồi sản lượng sữa bằng các sản phẩm CALCIUM , PROMISE và E.Sel – H

🌷𝑪𝒐𝒏 𝒈𝒂̀ 'đ𝒂́' 𝒃𝒂𝒚 đ𝒐́𝒊 𝒏𝒈𝒉𝒆̀𝒐🌷👉Chăn nuôi gà trứng và gà thịt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân ...
04/09/2024

🌷𝑪𝒐𝒏 𝒈𝒂̀ 'đ𝒂́' 𝒃𝒂𝒚 đ𝒐́𝒊 𝒏𝒈𝒉𝒆̀𝒐🌷

👉Chăn nuôi gà trứng và gà thịt đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân miền núi nâng cao đời sống, thu nhập, đánh bay đói nghèo.

📌Nuôi gà trứng hứng... tiền triệu mỗi ngày
Gia đình ông Hoàng Văn Kiên, ở bản Đao, xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên, Lào Cai) mạnh dạn cải tạo 2.000m2 đất vườn và đất trồng cây lâu năm của gia đình làm nơi chăn nuôi gà đẻ trứng.

Trên diện tích đất này, gia đình ông chia làm các phân khu, trong đó xây dựng 2 trại nuôi gà đẻ trứng theo hướng công nghiệp. Với hệ thống lồng nuôi nhốt, điện chiếu sáng, thông gió, sưởi ấm… đảm bảo cho hàng nghìn con gà sinh trưởng, phát triển.

Với 2.000 con gà hiện nay, mỗi ngày gia đình ông thu hoạch 1.000 trứng. Trong khi, giá bán từ 2.000-2.500 đồng/quả, trừ chi phí gia đình ông để ra được gần 1 triệu đồng mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng trứng thu hoạch trên hiện chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương.

So với chăn nuôi các con vật khác ở miền núi, chăn nuôi gà đẻ trứng cho thu nhập cao hơn, nhưng công chăm sóc đàn gà khó đong đếm được, giá trứng lại bấp bênh theo ngày nên người nông dân hàng ngày đều phải bám sát thị trường.

Ông Hoàng Văn Kiên chia sẻ, nuôi gà đẻ trứng cho thu nhập khá ổn, nhiều khi còn không đủ bán, nhưng công việc cũng vì thế mà không lúc nào được ngơi tay. Từ khâu chọn giống, gia đình ông đã lựa chọn rất cẩn thận, gà con phải khỏe mạnh, có chất lượng, được mua từ các trang trại lớn và có uy tín.

Để gà có thể trạng tốt và đẻ nhiều, người nuôi thường xuyên theo dõi biểu hiện của đàn gà, cho ăn đủ khẩu phần, đúng giờ, kết hợp bổ sung thêm dinh dưỡng đặc dụng cho gà ăn. Ngoài ra, đàn gà phải được tiêm phòng vacxin định kỳ.

Trong và ngoài chuồng gà phải được xử lý khử trùng, tiêu độc để phòng bệnh, tránh lây lan dịch, gây chết hoàng loạt. Chất thải cũng được thu gom, xử lý ngay để không tạo môi trường cho vi khuẩn, virus có môi trường thuận lợi để sinh sôi.

“Khi gà còn nhỏ có khi phải thức dậy cả đêm kiểm tra, chăm sóc. Trời rét phải giữ ấm và kiểm tra đàn gà liên tục, tránh bị thiệt hại", ông Hoàng Văn Kiên nói.

Ngoài nuôi gà đẻ trứng, gia đình ông Hoàng Văn Kiên còn trồng 5ha quế. Những cây quế trên 5 tuổi này đã bắt đầu được khai thác tỉa để có thêm nguồn thu nhập, phục vụ nâng cao cuộc sống gia đình.

📌Nghề nuôi "gà leo đồi" phát triển, tỷ lệ hộ nghèo "xuống dốc"
Với địa hình đồi núi dốc, nhiều nông dân ở Bảo Yên nhận thấy đây cũng là một lợi thế. Gà thả đồi có chất lượng thịt thơm ngon, bán được giá cao hơn gà nuôi nhốt thông thường. Qua đó, các gia trại, hộ gia đình chăn nuôi gà thả đồi có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Trần Đình Việt, ở Bản Khao, xã Điện Quan (huyện Bảo Yên, Lào Cai) trước đây đã xoay sở đủ nghề tìm kế sinh nhai. Thế nhưng, từ khi chuyển sang nuôi gà thả đồi, ông quyết định gắn bó với nghề này. Qua đó, giúp hộ gia đình ông thoát nghèo và tiến tới làm giàu ngay trên mảnh đất cha ông.

14 năm kinh nghiệm nuôi gà thương phẩm, ông Trần Đình Việt nắm rõ từng giai đoạn phát triển của đàn gà để áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp, đảm bảo chất lượng cung ứng ra thị trường.

Ông Trần Đình Việt chia sẻ, để chất lượng thịt gà thơm ngon, phải tuân thủ quy trình chăn nuôi, tiêm phòng dịch, thức ăn cho gà sử dụng cám ngô, rau xanh… Cùng với đó để “vận động”, các con gà được thả bán tự nhiên trong khu vực quây lưới có kiểm soát theo triền dốc. Nhưng quan trọng nhất quyết định đến chất lượng vẫn là con giống, bởi trên thị trường hiện bán tràn lan các loại giống gà không đảm bảo, mua nhầm giống có nuôi tốt đến mấy cũng bằng không.

Hiện, ông Trần Đình Việt nuôi trên 10.000 con gà. Từ khi bắt đầu nuôi con giống đến lúc xuất bán là khoảng 6 tháng, các lứa gối nhau. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định khoảng 140 triệu đồng mỗi năm.

Xã Điện Quan hiện có 13 trang trại, gia trại chăn nuôi, trong đó có 7 cơ sở chăn nuôi gà thương phẩm, với tổng đàn trên 55.000 con mỗi lứa. Đặc biệt, gà thả đồi trở thành đặc sản của xã miền núi này và được thị trường ưa chuộng. Chăn nuôi gà thương phẩm đã góp phần nâng thu nhập bình quân của xã đạt 41 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 14%.

Ông Đặng Văn Bậu, Chủ tịch UBND xã Điện Quan cho hay, xã xác định tiềm năng phát triển kinh tế địa phương chính là chăn nuôi, chú trọng phát triển theo hướng trang trại, gia trại, góp phần đạt tiêu chí về thu nhập để xây dựng nông thôn mới.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Bảo Yên, 6 tháng năm 2024, các hộ chăn nuôi gà xuất bán ra thị trường hơn 745 tấn gà, thu về hơn 71 tỷ đồng. Hiện, số lượng đàn gà toàn huyện là trên 500.000 con.

Huyện Bảo Yên quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi gà bán chăn thả, gà thả vườn tại 5 xã: Bảo Hà, Thượng Hà, Điện Quan, Việt Tiến và Xuân Hòa. Đồng thời, mời gọi các doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết sản xuất với người nông dân để mở rộng quy mô, chế biến sâu các sản phẩm gia cầm.

Address

Đường Tân Phong, Phường Thụy Phương, Quận BắcTừ Liêm, Thành Phố Hanoi
Hanoi
10000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Viện Chăn Nuôi - Thú y posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category