AbbVie

AbbVie Cung cấp chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản.

🧪CÁCH XỬ LÝ HỒ CÁ KOI MỚI XÂY❓Vì sao cần xử lý hồ koi khi mới xây?Đối với hồ mới xây xong, những hóa chất tồn đọng có hạ...
08/06/2022

🧪CÁCH XỬ LÝ HỒ CÁ KOI MỚI XÂY

❓Vì sao cần xử lý hồ koi khi mới xây?
Đối với hồ mới xây xong, những hóa chất tồn đọng có hại trong nuôi Koi như sơn, xi măng, cặn rác đóng ở các vật liệu khi thi công… sẽ gây nguy hiểm đến cá Koi nếu thả ngày vào hồ mà không qua bước xử lý. Và dưới đây là những chia sẻ cho những quý vị mới xây hồ Koi.
1. Vệ sinh bề mặt
- Hút sạch bụi bẩn ở thành hồ và đáy hồ.
- Chờ xi măng và sơn chống thấm khô theo khuyến cáo đối với từng loại sản phẩm.
2. Xử lý nước
- Bơm đầy nước và ngâm trong 1 ngày để xi măng và các chất phụ gia ngấm bớt ra sau đó xả nước.
- Bơm nước lại đầy hồ, chặt thân chuối tươi thành khúc thả vào lòng hồ ngâm khoảng 1 tuần xả nước và vứt chuối đi. Nếu không có thân chuối tươi có thể dùng phèn chua thay thế.
- Phơi hồ trong điều kiện nắng ráo 2-3 ngày.
- Bơm đầy nước và đánh BKC nano liều cao 1lit/3000 m3 (hiện Abbvie đang phân phối) nước và chạy lọc. trong vòng 24-48 tiếng. Sau đó xả sạch nước.
3. Châm vi sinh cho hồ
- Bơm nước đầy hồ, để 2-3 ngày để bốc hơi hết clo đối với nước máy.
- Châm vi sinh Tesozit 100 gram/1.000-1.500m3 nước. (hiện Abbvie đang phân phối).
- Muối đánh 4kg/ khối cho chạy lọc 4-5 ngày.
4. Kiểm tra các chỉ số của nước trước khi thả cá.
- Độ pH 7-8.
- Hàm lượng muối tối đa 0.5-1%.
- Nhiệt độ 23-30 độ.
👍Tất cả bước trên đây sẽ giúp cho các bạn mới chơi có thêm kiến thức để xử lý hồ cá mới xây. Chúc các bạn có một hồ cá đẹp và khỏe mạnh.
Công ty hiện đang cung cấp sản phẩm BKC nano Mỹ và Men vi sinh Tesozit hỗ trợ trong việc xử lý hồ Koi mới xây.
Quý anh chị có nhu cầu xin liên hệ hotline: 0️⃣8️⃣8️⃣8️⃣8️⃣6️⃣7️⃣4️⃣9️⃣8️⃣


⚠️LƯU Ý ĐỐI HỒ CÁ KOI NGOÀI TRỜI KHI VÀO MÙA MƯA!♻️Tác động nước mưa đối với hồ cá Koi- Thời tiết đã bước sang mùa mưa, ...
02/06/2022

⚠️LƯU Ý ĐỐI HỒ CÁ KOI NGOÀI TRỜI KHI VÀO MÙA MƯA!

♻️Tác động nước mưa đối với hồ cá Koi
- Thời tiết đã bước sang mùa mưa, nước mưa mang theo bụi bẩn, chất bẩn, nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn v.v… theo nguồn nước mưa chảy vào hồ nuôi cá koi làm hồ cá koi nhanh bị đục, ô nhiễm và làm thay đổi đột ngột môi trường sống, nhiệt độ trong hồ. Những tác nhân này khiến cho sức khỏe của cá Koi bị ảnh hưởng rất nhiều, làm cá phát các bệnh ngứa ngáy, ghẻ lở, giảm sức đề kháng sinh ra bệnh,…
- Nước mưa mang mang tính acid và sẽ làm pH trong hồ có sự thay đổi. Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ do nhưng cơn mưa xuất hiện vào buổi trưa nắng nóng làm cho cá koi không kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh chóng khiến cá koi sinh ra bệnh.

✅Hướng dẫn cách chăm sóc hồ cá koi trong mùa mưa
- Nước mưa khiến độ pH trong hồ bị biến động khiến cá koi bị sốc và giảm sức đề kháng. Do đó, vào mùa mưa chúng ta nên kiểm tra độ pH trong hồ liên tục để có thể điều chỉnh kịp thời. Độ pH trong hồ nuôi cá koi từ 7.5 đến 8.5 độ, và dao động trước và sau khi mưa không quá 0.5 độ.
- ĐÁNH BKC ĐỊNH KỲ+ MEN VI SINH (SAU 3-5 NGÀY SỬ DỤNG BKC) ĐỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC. LIÊN HỆ HOTLINE: 0️⃣8️⃣8️⃣8️⃣8️⃣6️⃣7️⃣4️⃣9️⃣8️⃣
- Nước mưa kéo theo bụi bẩn, đất cát, mùn,…xuống hồ nuôi cá khiến hồ nuôi cá koi bị đục và ô nhiễm sau mưa. Nếu quá ô nhiễm, nên thay nước cho hồ Koi. Khi thay nước nên chọn nước sạch không bị ô nhiễm hay nhiễm hóa chất, nước phải được khử Clo trước khi thay vào hồ nuôi cá Koi. (Đối với những hồ Koi ko đủ tiêu chuẩn về hệ thống lọc)
- Khi thiết kế hồ nuôi bạn cần trang bị hệ thống lọc nước chuẩn như vậy sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giữ cho hồ cá luôn sạch, không phải thay nước quá nhiều trong suốt mùa mưa.
- Vào mùa mưa cá dễ bị sốc, stress và cần cần thời gian ổn định để có thể tiêu hóa tốt hơn do đó hãy ngưng cho cá ăn 1-2 hôm. Koi có thể nhịn ăn được vài hôm nên không cần lo lắng. Hoặc nếu cho ăn có thể sử dụng loại thức ăn hoặc chế phẩm có kèm vitamin C để giúp cá giảm stress.
Hi vọng, những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp cho hồ cá koi nhà bạn luôn khỏe mạnh.

💪ĐỂ CÓ HỆ SINH THÁI KHỎE MẠNH CHO HỒ KOI⏱Định kỳ nửa tháng đánh BKC + men vi sinh 1 lần là đủ👉👉BKC 80%: Diệt các loại vi...
26/05/2022

💪ĐỂ CÓ HỆ SINH THÁI KHỎE MẠNH CHO HỒ KOI
⏱Định kỳ nửa tháng đánh BKC + men vi sinh 1 lần là đủ
👉👉BKC 80%: Diệt các loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật trong nước ao nuôi. Sát trùng nguồn nước.
👉👉Men vi sinh Tesozit: tạo hệ vi sinh cho môi trường và duy trì chu trình nitơ cho Hồ Koi. (Lưu ý: nên đánh men vi sinh sau khi đánh BKC 3-5 ngày để đạt hiệu quả cao.

💪ĐỂ KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG, LÀM NỔI BẬT MÀU CHO KOI
👉👉Đánh Textan S vào thức ăn cho Koi trong suốt quá trình nuôi.
Quý anh chị cần tư vấn trực tiếp về cách sử dụng, cách cải tạo môi trường, giá cả, xin liên hệ hotline: 0️⃣8️⃣8️⃣8️⃣8️⃣6️⃣7️⃣4️⃣9️⃣8️⃣

🔑TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ VI SINH ĐỐI VỚI HỒ CÁ KOI?Khi chơi cá Koi điều được quan tâm nhất là môi trường nước phải luôn sạ...
18/05/2022

🔑TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỆ VI SINH ĐỐI VỚI HỒ CÁ KOI?

Khi chơi cá Koi điều được quan tâm nhất là môi trường nước phải luôn sạch sẽ. Bởi cá Koi rất nhạy cảm với môi trường ngoài. Khi bể nước nuôi không đảm bảo các chỉ số an toàn, chúng có thể bị bệnh hoặc chết do nhiễm trùng vì sức đề kháng yếu. Và không chỉ riêng cá, nhiều loài thực vật dễ bị héo úa, hư hỏng nếu tiêu chuẩn hệ sinh thái vi sinh mất cân bằng. Hầu hết vấn đề là do hệ vi sinh hiện tại trong hồ không đủ cung cấp. Tuy nhiên, nếu biết cách tạo và bổ sung vi sinh thì hồ cá của bạn luôn sạch sẽ tạo môi trường khỏe mạnh cho cá.

💡Để đánh vi sinh cho hồ cá thì Men vi sinh Tesozit là sản phẩm không thể thiếu đối với các hồ Koi.Đươc nhập khẩu trực tiếp từ Nhật được phân phối tại AbbVie.
Quy cách : Bịch 500g.
Thành phần chính
- Bacillus Subtilis ................. 9×10^12 CFU/g
- Lactobacilus Lactis ............9×10^12 CFU/g
- Nitrobacter sp.....................9×10^12 CFU/g
- Nitrobacter sp.....................9×10^12 CFU/g
- Streptomyces...................... 9×10^12 CFU/g
🏝Đối tượng sử dụng:
- Ngăn ngừa, xử lý khí độc như NH3, NO2, H2S ...
- Xử lý đáy ao (thức ăn dư thừa, phân…)
- Phát triển nuôi dưỡng những vi sinh, tảo có lợi.
- Khử mùi hôi ao nuôi.
- Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
- Duy trì chu trình Nitơ
- Cải thiện nguồn nước ổn định khi bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên như nắng mưa.

🕵️‍♀️Hướng dẫn sử dụng:
Hòa tan với nước sạch, cho trực tiếp vào hồ nuôi.
- Định kỳ: 100 gram/1.500-2.000m3 nước.
- Điều trị: 100 gram/1.000-1.500m3 nước.

Chú ý:
- Khi đánh men vi sinh hồ nuôi sẽ có màu đục trong khoảng 12- 24 giờ (đây là giai đoạn vi sinh vật hoạt hóa). Sau thời gian đó nước sẽ trong trở lại.

Quý anh chị cần tư vấn trực tiếp về cách sử dụng, cách cải tạo môi trường, giá cả, xin liên hệ hotline: 0️⃣8️⃣8️⃣8️⃣8️⃣6️⃣7️⃣4️⃣9️⃣8️⃣

💪LÀM GÌ ĐỂ CÁ KOI LỚN NHANH, LÊN MÀU ĐẸP?Giá trị của cá Koi phụ thuộc vào kích thước và màu sắc. Vậy làm thế nào để cá t...
15/05/2022

💪LÀM GÌ ĐỂ CÁ KOI LỚN NHANH, LÊN MÀU ĐẸP?

Giá trị của cá Koi phụ thuộc vào kích thước và màu sắc. Vậy làm thế nào để cá tăng trưởng nhanh và nổi bật được màu sắc của cá.
TEXTAN là sản phẩm giúp cá có khả năng hấp tối đa dinh dưỡng có trong thức ăn, bổ sung sắc tố kích thích tăng màu, nổi bật lên màu sắc của cá. Nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ được phân phối tại AbbVie.
Quy cách: Bịch 500g
Thành phần chính : Lactase (tinh bột),Lactase (chất béo), Lactase (đạm),Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12.
🐟ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Đối với cá Koi nói riêng và động vật cảnh khác nói chung.
+ Kích thích tăng trưởng.
+ Phát triển sắc tố, làm nổi bật màu cá.
+ Giảm stress cho cá, tăng sức đề kháng.
+ Sản sinh chất đề kháng cho vật nuôi.
+ Giúp vật nuôi hấp thụ tối đa, tinh bột, đạm, béo có trong thức ăn.
🕵️‍♀️HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
+ Cho ăn 1g/1,5kg thức ăn (trong suốt quá trình nuôi).

Quý anh chịcần tư vấn trực tiếp về cách sử dụng, cách cải tạo môi trường, giá cả, xin liên hệ hotline: 0️⃣8️⃣8️⃣8️⃣8️⃣6️⃣7️⃣4️⃣9️⃣8️⃣

🛡CHĂM SÓC HỒ KOI KHỎE Để có một hồ cá Koi khỏe mạnh, thì môi trường nước rất quan trọng. Vì vậy hồ cá Koi phải được thiế...
13/05/2022

🛡CHĂM SÓC HỒ KOI KHỎE

Để có một hồ cá Koi khỏe mạnh, thì môi trường nước rất quan trọng. Vì vậy hồ cá Koi phải được thiết kế chuẩn với hệ thống lọc tốt, đúng tiêu chí. Cần thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp để xây hồ cá Koi.
Môi trường nước cần sạch, trong, không vi khuẩn, không nấm. Mật độ tảo vừa phải. PH cần đạt từ 7,5 – 8,5. Và BKC là sản phẩm tối ưu nhất để làm sạch môi trường nuôi mà không làm thay đổi độ pH, màu sắc của nước.

🧴BKC Nano nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ được phân phối tại AbbVie
- Diệt bớt tảo trong ao nuôi khi mật độ quá dày
- Ổn định độ trong và oxy hoà tan
- Tiêu diệt vi khuẩn, nấm nguyên sinh trong bể, ao, chuồng.
- Khử mùi hôi, cải thiện môi trường nước.
- Dùng để sát khuẩn định kỳ, đảm bảo môi trường sống cho vật nuôi.
Dung tích: Can 5 lít
Hướng dẫn sử dụng:
- Sát khuẩn định kỳ 1lit/4000 m3 nước
- Xử lý nhiểm nấm, khuẩn 1lit/3000 m3 nước

👌Sản phẩm an toàn hàng đầu:
- Sát khuẩn từ bề mặt đến đáy ao
- Không chứa Formal
- Không chứa Chlorine

☎️Quý anh chị cần tư vấn trực tiếp về cách sử dụng, cách cải tạo môi trường, giá cả, xin liên hệ hotline: 0️⃣8️⃣8️⃣8️⃣8️⃣6️⃣7️⃣4️⃣9️⃣8️⃣

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN(phần 4)------------------------------------------------------------------------TRONG PHẦN ...
27/04/2022

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN
(phần 4)
------------------------------------------------------------------------
TRONG PHẦN NÀY CHÚNG TA SẼ BÀN VỀ ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA KHOÁNG CHẤT ĐỐI VỚI ĐÔNG VẬT THỦY SẢN

NHÓM KHOÁNG CHẤT LATHANIDE
Nhóm này gồm 15 nguyên tố có số thứ tự từ 57 (lantan) đến số thứ tự 71 (lutexi) có tính chất hóa học giống nhau. Nhóm khoáng chất này do trống điện tử ở quỹ đạo 4f thuộc lớp N trong cấu hình electron nên có khả năng trao đổi điện tử với các gốc tự do trong cơ thể vật nuôi. Gốc tự do sản sinh quá mức khi vật nuôi ở điều kiện bất lợi và gây ra những rối loạn trong hoạt động của tế bào. Nhóm lanthanide có tác dụng giảm thiểu và ngăn ngừa tác hại của gốc tự do đối với cơ thể. So với các nhóm khoáng chất truyển thống, lanthanide là nguyên tố mới được sử dụng trong chăn nuôi cũng như thủy sản và đã đem lại những hiệu quả tích cực. Nó có tác dụng rõ rệt trên cá Tra nuôi ở Đồng băng Sông Cửu Long ở các chỉ tiêu FCR giảm đáng kể, tăng khả năng quay hóa chất khi chế biến… Trên heo cũng có hiệu rất cao (tăng trọng nhanh, nâng cao chất lượng thịt, giảm

NHÓM KHOÁNG CHẤT ĐA LƯỢNG
- Canxi (Ca), Photpho (P) và Magie (Mg)
Ca và P cần thiết cho quá trình hình thành xương. Ca còn tham gia vào quá trình động máu, co cơ, dẫn truyền thông tin thần kinh, duy trì áp suất thẩm thấu. P còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng các chất dinh dưỡng trong cơ thể, duy trì ổn định pH trong cơ thể động vật thủy sản. Mg là giữ vai trò quan trọng trong các phản ứng phosphoryl hóa và một số hệ thống enzyme.
Cá biển có thể hấp thu một lượng khoáng rất lớn từ nước biển như Ca, Na, Cl, và Mg, (Spoltte, 1970; Dall, 1983) nhưng cá nước ngọt hoặc cá nuôi trong nước có độ mặn thấp hầu như không lấy được Ca, Mg từ môi trường nên thức ăn của những loại các này cần lưu ý vì hàm lượng Ca, Mg trong thức ăn thấp sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
P hầu như chỉ được lấy từ thức ăn. Dấu hiệu thiếu P là sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn và hàm lượng khoáng trong xương, vảy, vỏ giảm. Ngoài ra ở cá chép còn có dấu hiệu tăng hàm lượng mỡ, giảm lượng nước trong cơ thể và lượng P trong máu.
- Các khoáng đa lượng khác
Các khoáng đa lượng như Na, Cl và K thì cần thiết cho các hoạt động sinh lý của cơ thể động vật thủy sản. Tuy nhiên trong nước ngọt và đặc biệt là nước biển đều có nhiều các nguồn khoáng này. Chức năng chủ yếu là duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của cơ thể, cần bằng acid – bazơ, dẫn truyền thần kinh, duy trì cấu trúc màng tế bào.

CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG
Fe,Cu, Zn,.. là những nguyên tố vi lượng vì chúng hiện diện với một hàm lượng rất thấp nhưng có ảnh hưởng một cách rõ rệt đến các quá trình trao đổi chất cơ thể vật nuôi.
- Sắt (Fe)
Fe trong cơ thể tồn tại ở dạng hợp chất hữu cơ như Hemoglobin hay có thể ở dạng vô cơ như Fe dạng dự trữ. Fe giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp. Thiếu Fe cá sẽ giảm lượng hồng cầu và gan vàng. Trong khẩu phần thức ăn, Fe ở dạng vô cơ dễ hấp thu hơn Fe hữu cơ và Fe2+ hấp thu nhanh hơn Fe3+. Động vật thủy sản có thể hấp thu Fe qua môi trường. Thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều Fe thích hợp cho sự hấp thu của động vật thủy sản.
- Đồng (Cu )
Là thành phần nhiều enzyme có tính oxy hoá và có vai trò quan trọng trong sự hô hấp, là thành phần của sắc tố đen (Melanin), kích thích quá trình sử dụng Fe và là chất xúc tác cho việc tạo thành Hemoglobin (Hb). Đối với giáp xác dấu hiệu thiếu Cu là sinh trưởng chậm, hàm lượng Cu trong máu, gan tụy giảm. Ở cá thiếu Cu cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng và dễ bị nhiễm bệnh.
- Kẽm (Zn)
Zn là thành phần cấu tạo enzyme Carbonicanhydrase (xúc tác phản ứng hydrat hoá) làm tăng khả năng vận chuyển CO2 và kích thích tiết HCl trong dạ dày. Khi thiếu Zn tôm cá giảm tăng tưởng và giảm sức sinh sản.

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN(phần 3)------------------------------------------------------------------------TRONG PHẦN ...
25/04/2022

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN
(phần 3)
------------------------------------------------------------------------
TRONG PHẦN NÀY CHÚNG TA SẼ BÀN VỀ ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA VITAMIN TAN TRONG CHẤT BÉO

Nhóm vitamin tan trong chất béo gồm vitamin A, D, E, và K. Nhóm này được hấp thu qua ruột cùng với chất béo trong thức ăn. Nhóm vitamin này sẽ tích lũy trong cơ thể khi được cung cấp vượt quá nhu cầu. Vì vậy nhu cầu về nhóm vitamin này rất biến động và phụ thuộc vào lượng vitamin được tích lũy trước đó trong cơ thể động vật thủy sản.
- Vitamin A
Vitamin A có hai dạng là vitamin A1 (rettinol) được tìm thấy ở động vật hữu nhũ và động vật biển, vitamin A 2 (3-dehydroretinol còn được gọi là retinol 2) được tìm thấy ở cá nước ngọt (Lehninger, 1975). Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua mang tế bào, thành thục và phát triển phôi. Ở giai đoạn cá giống thường rất nhạy cảm với việc thiếu vitamin A trong thức ăn, trong khi ở giai đoạn trưởng thành, viamin A có thể được tích lũy nhiều trong gan nên ít bị ảnh hưởng hơn. Một vài loài cá có thể chuyển đổi β-caroten thành vitamin A. Hàm lượng vitamin A được đề nghị cho cá là 1000- 2000 UI/kg; ở tôm thì yêu cầu cao hơn 5000 UI/kg thức ăn. Cá ăn thức ăn không đủ vitamin A sẽ thiếu máu, xuất huyết mắt, mang, thận, màu sắc cơ thể thay đổi...
- Vitamin D
Vitamin D có hai dạng là Vitamin D2 (engocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển và hấp thu Ca và P. Khi bổ sung thiếu hoặc thừa vitamin D đều làm ảnh hưởng đến động vật thủy sản.
Hàm lượng vitamin D cần bổ sung cho cá từ 500-1000 UI/kg cho cá nước ấm, cho tôm được đề nghị là 2000 UI/kg thức ăn. Dấu hiệu khi thiếu vitamin D ở tôm cá là sinh trưởng và hàm lượng khoáng trong cơ thể giảm.
- Vitamin E
Vitamin E có một số dạng khác nhau, trong đó dạng α - tocophenol là có chứa hàm lượng vitamin E hoạt tính cao nhất. Một trong những chức năng sinh học của vitamin E là ngăn cản quá trình oxy hóa chất béo cao phân tử không no (HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học. Vitamin E có vai trò trong quá trình tổng hợp và hoạt động của các hormone sinh dục. Nhu cầu vitamin tăng khi hàm lượng PUFA trong thức ăn cao. Nhu cầu vitamin E ở cá khoảng 30-100 mg/kg và ở tôm là 100 mg/kg thức ăn. Dấu hiệu khi thiếu vitamin E ở cá là giảm sinh trưởng, tỉ lệ chết cao thoái hóa cơ, tích mỡ trong gan… Đối với tôm biển, sức sinh sản và tỉ lệ nở giảm khi thức ăn được cung cấp thêm HUFA nhưng thiếu vitamin E. Mức đề nghị cho tôm biển ở giai đoạn nuôi vỗ là 600mg/kg thức ăn. Đối với cá chép hệ số thành thục cũng được cải thiện khi thức ăn có bổ sung đầy đủ vitamin E.
- Vitamin K
Vitamin K có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu ở động vật và cả ở cá. Thiếu vitamin K dẫn tới cá không có khả năng tổng hợp proconvertin và prothrombin (chất cần thiết cho quá trình đông máu). Dạng vitamin K được sử dụng tốt cho tôm cá lá vitamin K3
Nhu cầu vitamin K ở cá là 10 mg/kg thức ăn, ở tôm được đề nghị là 5 mg/kg. Ở một số loài tôm khi cho ăn thiếu vitamin K thì sinh trưởng của tôm giảm.

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN(phần 2)------------------------------------------------------------------------TRONG PHẦN ...
25/04/2022

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN
(phần 2)
------------------------------------------------------------------------

TRONG PHẦN NÀY CHÚNG TA SẼ BÀN VỀ ĐẶC TÍNH VÀ VAI TRÒ CỦA VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

Nhóm vitamin tan trong nước bao gồm vitamin nhóm B, vitamin C,... có một giá trị dinh dưỡng rõ rệt.

VITAMINS NHÓM B
Vitamin nhóm B gồm viatamin B1, B2, B6, B12,… chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của động vật thủy sản. Thiếu vitamin nhóm B, chúng thường xuất hiện những triệu chứng bệnh lý, ảnh hưởng đến sức khỏe và thiệt hại đáng kể đến hiệu quả sản xuất.
+ Vitamin B1: có chức năng là co-enzyme trong biến dưỡng carbohydrate. Do đó nó cần thiết cho động vật thủy sản tăng trưởng và hoạt động sinh sản bình thường. Thức ăn chứa nhiều năng lượng cần bổ sung thêm loại vitamin này. Cá ăn tạp thường có nhu cầu vitamin B1 cao hơn cá ăn động vật. Nhu cầu vitamin B1 ở cá thấp khoảng 1- 15 mg/kg, trong khi ở tôm biển mức đề nghị là 60 mg/kg. Dấu hiệu rõ nhất khi động vật thủy sản ăn thức ăn thiếu vitamin B1 là sinh trưởng giảm và dấu hiệu này hường xuất hiện sau 8-10 tuần.
+ Vitamin B2: là co-enzyme cho nhiều phản ứng oxy hóa khử và trao đổi ion. Nhu cầu vitamin B2 khoảng 8-10mg/kg thức ăn cho loài cá chép, cá trơn và 25 mg/kg cho tôm. Các dấu hiệu thường gặp ở cá thiếu vitamin B2 là giảm sinh trưởng, thiếu máu, sợ ánh sáng, xuất huyết da, vây…; ở tôm là nhạt màu, dễ bị kích thích, có dấu hiệu khác thường trên vỏ.
+ Vitamin B6: là co-enzyme cho phản ứng decarboxyl hóa cho các acid amin nên vitamin B6 liên quan đến sự biến dưỡng protein. Dấu hiệu thiếu vitamin B6 tăng lên khi thức ăn có hàm lượng protein cao. Vì vậy vitamin B6 đóng vai trò quan trọng đối với những loài tôm cá ăn động vật. Nhu cầu vitamin B6 ở cá khoảng 5-10 mg/kg cho cá. Trong khi ở tôm được đề nghị là 50–60 mg/kg. Các dấu hiệu bệnh lý thường gặp khi cá ăn thức ăn thiếu vitamin B6 là rối loạn thần kinh, giảm khả năng miễn dịch, thiếu máu… Dấu hiệu này biểu hiện ở cá chép sau 4-6 tuần và ở cá trơn sau 6- 8 tuần (Deshimaru, 1979). Tôm ăn thiếu vitamin B6 sẽ chậm sinh trưởng và tỉ lệ chết cao.
+ Vitamin B12: cần cho quá trình thành thục và phát triển phôi. Đối với tôm, vitamin B12 giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp nucleotic, protein, biến dưỡng carbohydrat và chất béo. Cả động vật và thực vật đều không có khả năng tổng hợp vitamin B12, nó có thể được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột của một số loài cá như cá trơn, cá rô phi, cá chép. Nghiên cứu nhu cầu vitamin B12 cho tôm cá còn rất hạn chế, nhu cầu cho cá hồi được đề nghị là 0,015 –0,2 mg/kg, đối với tôm là 0,2mg/kg thức ăn. Biểu hiện thiếu vitamin B12 chưa thể hiện rõ ở các loài, biểu hiện thường thấy là giảm sinh trưởng.

VITAMIN C
Vitamin C được xác định là rất quan trọng cho động vật thủy sinh bởi vì trong khi hầu hết các động vật khác có khả năng tổng hợp vitamin C từ glucuronic acid thì cá và giáp xác lại thiếu enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp. Chính vì thế vitamin C của động vật thủy sản được hấp thu chủ yếu từ thức ăn.
Vitamin C có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, nó tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành collagen (chất tăng cường các phản ứng miễm dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá), tổng hợp corticosteroids (chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm cá). Thức ăn có hàm lượng vitamin C cao có lợi ích cho việc giảm sốc của cá. Vitamin C giúp cho sắt (Fe) được hấp thụ tốt do đó ngăn ngừa được hiện tượng thiếu máu.Thức ăn thiếu vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh vẹo cột sống ở cá và bệnh chết đen ở tôm. Ở giai đoạn ấu trùng tôm cá cần nhiều vitamin C hơn giai đoạn trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ sinh trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của ấu trùng.

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN(phần 1)Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm cá trong điều kiện nuôi thâm canh không nhữn...
24/04/2022

DINH DƯỠNG TRONG THỦY HẢI SẢN
(phần 1)

Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm cá trong điều kiện nuôi thâm canh không những thúc đẩy tăng trưởng mà còn ngăn chặn được những rối loạn bệnh lý do thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài khoáng chất truyền thống thì khoáng thuộc nhóm Lathanide, một khoáng chất mới được sử dụng trong chăn nuôi và thủy sản có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa gốc tự do trong cơ thể vật nuôi; ngăn ngừa stress trong điều kiện bất lợi….

Để có cái nhìn tổng quát, kiến thức tổng hợp bên sơ đồ dưới

20/04/2022

CÁC LOẠI HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG DIỆT KHUẨN, XỬ LÝ NƯỚC CHO HỒ NUÔI: (Phần 6)
1) MUỐI
2) THUỐC TÍM (KMnO4)
3) BKC (Benzalkonium chloride)
4) YUCCA
5) ClLORINE (Clo diệt khuẩn)
6) HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN TCCA 90%
------------------------------------------------
HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN TCCA 90%

TCCA 90% có thành phần chính là Axit Trichloroisocyanuric 90% với công thức hóa học là C3Cl3N3O3 . Đây là hóa chất có khả năng sát khuẩn mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt trong nuôi tôm thương phẩm. Ngoài ra, TCCA còn được dùng để diệt khuẩn môi trường xung quanh và làm chất tẩy màu trong công nghiệp. (Bài viết này bổ sung thêm kiến thức cho các bạn nào muốn tìm hiểu sâu về các loại hóa chất dùng để diệt khuẩn trong môi trường nước).

CÔNG DỤNG
TCCA hòa tan nhanh trong nước, đồng thời, quá trình này giải phóng ra clo và oxy nguyên tử có tính oxy hóa rất mạnh. Do đó, thuốc được dùng rộng rãi để diệt trừ mầm bệnh trên tôm, cá cũng như xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy hải sản.
Được nghiên cứu và sản xuất từ năm 2001, thuốc được dùng dưới dạng viên nên sau khi thả vào ao tôm, cá, thuốc sẽ chìm xuống đáy ao và tan dưới dạng sủi bọt, tạo thành các bọt khí bốc lên, oxy và clo nguyên tử được tạo ra giúp phân giải các chất thải của tôm, cá cũng như thức ăn thừa tích tụ dưới đáy ao và qua đó, giúp làm sạch môi trường nước ao nhưng không làm đổi màu nước.

THÀNH PHẦN:
Thành phần: Axit Trichloroisocyanuric 90%, tá dược vừa đủ 100%.

CÁCH SỬ DỤNG:
- Dùng trong khử trùng đáy ao trước khi nuôi:
Mục đích của việc khử trùng này nhằm tiêu diệt mầm bệnh dưới đáy ao của những vụ nuôi trước. Dùng với liều lượng 2 kg-2,5 kg/1000 m3. Trước khi sử dụng, cần phơi bao trong vòng 3 ngày, hòa tan thuốc vào nước và phun đều khắp ao, sau 2-5 ngày tiếp theo là có thể cho nước vào và tiến hành thả giống.
- Dùng trong khử trùng nước trước khi nuôi:
Có hai phương án dùng như sau:
+ Để diệt khuẩn, các loại mầm bệnh, cá tạp,… trước khi nuôi thì dùng với liều lượng từ 13 kg-16 kg/1000 m3 (tương đương 13 ppm-16ppm) khi pH

CÁC LOẠI HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG DIỆT KHUẨN, XỬ LÝ NƯỚC CHO HỒ NUÔI: (Phần 5)1) MUỐI2) THUỐC TÍM (KMnO4)3) BKC (Benzalkoniu...
19/04/2022

CÁC LOẠI HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG DIỆT KHUẨN, XỬ LÝ NƯỚC CHO HỒ NUÔI: (Phần 5)
1) MUỐI
2) THUỐC TÍM (KMnO4)
3) BKC (Benzalkonium chloride)
4) YUCCA
5) CHLORINE (Clo diệt khuẩn)
6) HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN TCCA 90%
------------------------------------------------
CHLORINE

Chlorine là một chất hóa học, có tính oxy hóa và sát khuẩn cực mạnh, được sử dụng với mục đích tẩy trắng và sát khuẩn. Hiện nay, Chlorine được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực: thủy sản, xử lý nước cấp và nước thải, dệt nhuộm,...
Hóa chất Chlorine có 2 dạng:
- Chlorine tự do.
- Hypochlorite
+ Hypochlorite natri (NaOCl) dạng lỏng.
+ Hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] dạng bột.
Chlorine dù ở bất cứ dạng nào (nguyên chất hay hợp chất) khi tác dụng với nước cũng tạo ra phân tử axit hypoclorit có tác dụng khử trùng nước với hiệu quả xử lý cao.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
Khí Cl2, NaOCl, Ca(OCl)2 đều là các chất có tính oxy hóa mạnh, khi hòa tan vào nước tạo ra axit Hypochlorous và các ion Hypochlorite. Sau đó, axit Hypochlorous tiếp tục ion hóa để tạo ra ion Hypochlorite. Khi đó, Hypochlorous và các ion Hypochlorite sẽ tác động trực tiếp lên màng tế bào và thẩm thấu vào bên trong làm thay đổi cấu trúc phân tử. Tế bào của vi khuẩn không hoạt động và vi sinh vật chết. Chính vì thế nên Chlorine có tác dụng hữu ích nên sử dụng để diệt khuẩn, hạn chế mầm bệnh gây hại trong nuôi trồng thủy sản.

LỢI ÍCH
- Chlorine được sử dụng phổ biến, dễ kiếm, giá rẻ.
- Không màu, phù hợp sử dụng trong mục đích xử lý nước.
- Khử trùng hiệu quả cao với phạm vi rộng.
- Khi khử trùng người dùng có thể kiểm soát linh hoạt bằng clo.
- Có thể loại bỏ một số mùi lạ hay hợp chất độc hại có trong nước.
- Đảm bảo hiệu quả trong việc oxy hóa hợp chất vô cơ và hữu cơ nhất định.

TÁC HẠI
- Nếu sử dụng nước có lượng dư Chlorine sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể con người dù chỉ là hàm lượng nhỏ.
- Nếu sử dụng để khử trùng và xử lý nước có liều lượng cao hoặc dư con người dễ bị mắc bệnh dạ dày và đại tràng.
- Có tính ăn mòn và độc hại.
- Không đạt hiệu quả khi sử dụng trong khử khuẩn và diệt virus.
- Thời gian lưu trữ Chlorine chỉ trong vài giờ nên sau khi xử lý thì nước đầu nguồn có nồng độ cao, cuối nguồn thì nồng độ tháp và không còn tính năng khử trùng.
- Chlorine tác dụng với các hợp chất humic sinh ra các sản phẩm phụ như: Chlorophenols và Trihalomethanes (THMs) sẽ gây ung thư.

ỨNG DỤNG
Chlorine được sử dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực:
- Trong công nghiệp xử lý nước: dùng để khử trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi, nước nuôi trồng thủy sản, nước thải.
- Trong ngành công nghiệp tẩy trắng: t vải, sợi, bột giấy,
- Khử trùng, khử mùi, diệt khuẩn trong nhà hàng, khách sạn, chế biến thực phẩm, bệnh viện.

LƯU Ý
Khi sử dụng nồng độ Chlorine khử trùng hay trong xử lý nước thải, bạn nên tuân thủ đúng những yêu cầu sau:
- Trang bị các vật dụng bảo hộ: khẩu trang, kính mắt, găng tay,... khi tiếp xúc với Chlorine.
- Tránh xúc bột clo ở nơi có nhiều gió.
- Khi dung dịch Chlorine bắn vào người thì rửa lại với nước. Còn chẳng may bắn vào mắt, miệng thì hãy đến trạm y tế gần nhà.
- Tiếp xúc với clorin sẽ bị bỏng nhẹ hãy nhanh chóng rửa sạch dưới vòi nước 15 phút.
- Tính toán liều lượng phù hợp để tránh sử dụng quá liều làm tốn kém chi phí, gây độc hại.
- Kiểm tra nồng độ pH và đưa về mức cân bằng trước cho hóa chất Chlorine vào nước để xử lý.
- Chọn thời điểm phù hợp, thời gian chờ phản ứng có thể hoạt động trở lại đối với các môi trường vừa được xử lý với Chlorine.
- Không sử dụng Chlorine trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm mất khả năng hoạt hóa.
- Thêm Axit Cyanuric để tăng độ ổn định của Chlorine trong nước.

CÁC LOẠI HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG DIỆT KHUẨN, XỬ LÝ NƯỚC CHO HỒ NUÔI: (Phần 4)1) MUỐI2) THUỐC TÍM (KMnO4)3) BKC (Benzalkoniu...
19/04/2022

CÁC LOẠI HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG DIỆT KHUẨN, XỬ LÝ NƯỚC CHO HỒ NUÔI: (Phần 4)
1) MUỐI
2) THUỐC TÍM (KMnO4)
3) BKC (Benzalkonium chloride)
4) YUCCA
5) ClLORINE (Clo diệt khuẩn)
6) HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN TCCA 90%
------------------------------------------------
YUCCA (Là chế phẩm sinh học chuyên dùng trong nuôi trồng thủy hải sản nói chung, ít dùng cho các bể cá cảnh. Bài viết này bổ sung thêm kiến thức cho các bạn nào muốn tìm hiểu sâu về các loại hóa chất dùng để diệt khuẩn trong môi trường nước)

YUCCA LÀ GÌ?
Cây Yucca có tên khoa học là Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico, Yucca thường mọc ở những dốc sa mạc đá và miền sa mạc Creosote có khả năng chịu đựng được sự nung nóng của mặt trời và không cần nước.
Một số nghiên cứu cho thấy chiết xuất Yucca được bổ sung trong thức ăn có thể làm giảm hàm lượng ammonia và urê trong máu của động vật. Ngoài ra, hoạt chất saponin trong chiết xuất Yucca còn được sử dụng làm thuốc diệt một cách hiệu quả các loài protozoa Giardia lamblia gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật. Saponin còn có khả năng diệt protozoa trong ống tiêu hóa của động vật. Một số nghiên cứu cũng cho thấy saponin có khả năng ức chế có chọn lọc một số vi khuẩn gram dương.
Thành phần dinh dưỡng
- Trong cây yucca có hợp chất saponin rất đặc biệt. Saponin khi thủy phân tạo ra thành các phần gồm genin gọi là sapogenin và phần đường gồm một hoặc nhiều phân tử đường. Các đường phổ biến là D-glucoza, D-galactoza, L-arabinoza, axít galactunoic, axít D-glucuronic... Phần genin có thể có cấu trúc cholan như sapogeninsteroid hoặc sapogenintritecpen dạng β-amirin (axít olenoic), dạng α-amirin (axít asiatic), dạng lupol (axit buletinie) hoặc tritecpen bốn vòng.
- Dựa vào cấu trúc của phần sapogenin, người ta chia saponin ra làm 3 nhóm lớn là triterpenoit saponin, steroit saponin và glicoancaloit dạng steroit. Saponin có loại axit, trung tính hoặc kiềm. Trong đó, triterpenoit saponin thường là trung tính hoặc axít (phân tử có nhóm –COOH). Steroit saponin nhóm spirostan và furostan thuộc loại trung tính còn nhóm glicoancaloit thuộc loại kiềm.
- Hợp chất saponin đang có trên thị trường hiện nay chủ yếu lấy từ cây Yucca (Yucca schidigera). Để thu hoạch saponin của cây Yucca người ta đem thân cây ngâm nước hoặc sấy khô. Nếu làm theo kỹ thuật sấy khô thì thân cây sau khi sấy đem nghiền thành bột, đó là bột saponin yucca. Nếu làm theo kỹ thuật ngâm nước thì thân cây sau khi ngâm nước được ép lấy dịch, đó là “dịch chiết yucca”.
Cơ chế tác động
Phân tử saponin có hai thành phần chính, steroid trung tâm tan trong dầu và một hoặc nhiều carbohydrate mạch nhánh tan trong nước. Hai thành phần này tạo nên đặc tính của một chất tẩy thiên nhiên, hoạt chất bề mặt (surfactant) chiết xuất từ thân cây Yucca có tác dụng kết hợp với ammonia, làm giảm ammonia tự do.
Khi thức ăn đi qua dạ dày, ammonia sẽ bị giữ lại bởi chất chiết xuất Yucca có trong thức ăn. Chúng cũng có thể kết hợp với ammonia khi ở ngoài cơ thể động vật. Chất chiết xuất Yucca ở dạng nước có khả năng kết hợp với các phân tử ammonia và chuyển đổi chúng sang dạng hợp chất nitrogen không độc khác.
Cơ chế làm giảm ammonia của chất chiết xuất Yucca thì chưa được hiểu rõ nhưng có nhiều nghiên cứu cho rằng có liên quan đến thành phần carbohydrate có trong mạch nhánh của phân tử saponin. Ngoài ra, các hợp chất stilben có nhiều trong vỏ cây Yucca cũng có liên quan đến khả năng hấp thụ ammonia.
Saponin còn có khả năng diệt protozoa trong ống tiêu hóa của động vật. Cơ chế tác động đến protozoa là saponin kết hợp với cholesterol hoặc sterol của màng tế bào làm cho màng tế bào của protozoa bị phá hủy. Một số nghiên cứu cũng cho thấy saponin có khả năng ức chế có chọn lọc một số vi khuẩn gram dương.

SỬ DỤNG YUCCA TRONG NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN
Trong nuôi trồng thủy sản, khí NH3 thường gây độc cho cá khi hàm lượng lớn hơn 0,1 mg/L làm giảm sinh trưởng, tỉ lệ sống và tôm cá mẫn cảm hơn đối với mầm bệnh. Ngoài ra Yucca còn sử dụng vào các mục đích sau:
– Nguyên liệu sản xuất thuốc thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo ao tôm cá.
– Hấp thu cực nhanh khí độc trong ao nuôi như: NH3, H2S,…
– Tăng lượng phiêu sinh vật bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên, giảm hệ số thức ăn, và giúp Tôm cá lớn nhanh.
– Kích thích sự phân hủy các chất cặn bã, làm sạch môi trường nước
– Giúp giải quyết các trường hợp tôm cá nổi đầu do nồng độ H2S tăng cao đột ngột.
– Tăng cường sức đề kháng, nâng cao quá trình miễn nhiễm ở tôm. Giúp tôm mau lướt qua bệnh tật.
– Giữ cho môi trường ao nuôi ổn định. Giảm thay nước trong quá trình nuôi.
– Chiết xuất Yucca có khả năng phân hủy nhanh chóng các vật chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác động vật, phân tôm và các loại mùn bã hữu cơ khác, góp phần làm sạch nước, đáy ao nuôi, làm nước hết nhờn.

ỨNG DỤNG YUCCA
Sử dụng làm chất bổ sung cho thức ăn
Chiết xuất Yucca ở dạng bột được trộn với thức ăn cho tôm nuôi nhằm giảm nồng độ ammonia và các hợp chất khác giúp tôm tăng sức đề kháng, giảm tỷ lệ chết đồng thời tăng trưởng và sinh trưởng tốt hơn. Liều lượng sử dụng chiết xuất Yucca (30% hoạt chất) là 60 – 130g/1 tấn thức ăn.
Trường hợp khí độc cao và tôm trên 45 ngày tuổi có thể trộn 1ml yucca dung dịch với 1kg thức ăn để hỗ trợ giải quyết khí độc trong ao nuôi tôm tốt hơn.

XỬ LÝ NƯỚC AO NUÔI
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ammonia tổng cộng giảm nhiều nhất trong vòng 12 giờ khi xử lý bằng chiết xuất Yucca với liều lượng 72 – 108 mg/l trong hệ thống ương nuôi tôm sú. Một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng chiết xuất Yucca có khả năng giảm mammonia cao nhất trong ao nuôi cá vào khoảng thời gian từ 12 – 24h.
Cách sử dụng chiết xuất Yucca trong nuôi trồng thủy sản còn tùy thuộc theo mỗi sản phẩm khác nhau. Để hiệu quả sử dụng được cao nhất bà con có thể kết hợp đồng thời với các loại hóa chất khử trùng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng chiết xuất Yucca trong nuôi trồng thủy sản
– Chiết xuất Yucca nên được sử dụng vào ban ngày không nên sử dụng vào ban đêm. Việc sử dụng Yucca vào buổi tối rất dễ gây sốc (đặc biệt trong chu kỳ lột xác) dẫn đến hiện tượng tôm chết hàng loạt.
– Có thể sử dụng Yucca định kỳ với men vi sinh nhưng nên sử dụng trước khi sử dụng men vi sinh từ vài giờ đồng hồ, bởi Yucca có khả năng kháng khuẩn nhất định.
– Hạn chế không nên sử dụng Yucca trong thời điểm tôm vừa lột xác đồng loạt. Bởi lẽ, Yucca có hàm lượng saponin 10% có khả năng kích thích tôm lột xác, nếu tôm vừa lột xác mà lại kích lột sẽ làm tôm yếu dần đi.

Address

Ho Chi Minh City
700000

Telephone

+84888867498

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when AbbVie posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to AbbVie:

Share

Category