Hạt Cào Cào Sâu Dế Xuân Hưởng

Hạt Cào Cào Sâu Dế Xuân Hưởng Hạt cám chim cao cấp
(1)

09/11/2021

🐛HẠT CÀO CÀO - HẠT DẾ- HẠT SÂU NON - SIÊU HÓT
☎️HOTLINE ĐẶT HÀNG : 0867-656-230
🐧Bạn đang bận công việc không có thời gian mua mồi tươi
🐧Mùa thay lông thì không loại nào bằng loại này ae ạ.
🐧RỚT LÔNG MƯỢT, RA LÔNG MƯỚT
⭕THAM KHẢO NGAY HẠT CÀO CÀO BÊN EM
-----------
Thành Phần : Từ cào cào,dế,sâu non...
👉Giúp khoẻ, bền lực, hấp thụ tốt, đạt lửa nhanh và giữ lữa tốt.
👉Thi đấu ổn định,bền bỉ.
👉Thay lông mượt,đen óng và đít đỏ.
👉Giúp CHIẾN BINH có được bộ lông CHẮC, KHỎE, ỔN ĐỊNH
Được kiểm tra hàng hóa khi thanh toán
----------
Khuyến Mãi : Mua 2 Tặng 1
Ưu Đãi : Miễn Phí vận chuyển toàn quốc
☎️Để Lại Số Điện Thoại để được Tư Vấn và Đặt Mua ngay Hôm Nay

29/10/2021

Cào cào non bên em đây các bác nha sẵn sàng phục vụ các bác nhé ❤ đảm bảo chim căng lửa hót ngon lông mượt luôn ạ đảm bảo chim căng lửa hót ngon lô

Phản hồi của khách hàng
29/10/2021

Phản hồi của khách hàng

Cào cào cốm về nhiều tại cửa hàng để say lấy cám cho ae đây ạ
29/10/2021

Cào cào cốm về nhiều tại cửa hàng để say lấy cám cho ae đây ạ

Kinh nghiệm chơi chim cảnh cho những người mới1. Suy xét trước khi chơi chim cảnh:Hẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà p...
29/10/2021

Kinh nghiệm chơi chim cảnh cho những người mới
1. Suy xét trước khi chơi chim cảnh:
Hẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà phải suy xét, thích thì nuôi, vậy thôi! Vâng, đồng ý là như vậy, nhưng vẫn có những vấn đề mà trước khi nuôi chim, chúng ta nên lưu ý tới:
• Sức khỏe: Hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn… Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này!
• Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, nếu bạn thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ… thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khỏe… của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh… , không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy!
• Kinh phí: Hãy xác định trước là bạn có thể chi được bao nhiêu để nuôi chim. Thức ăn cho chim không quá tốn kém với người nuôi ít, nhưng có khá nhiều loại chim cảnh cao cấp đắt tiền. Cộng thêm tiền lồng chuồng, tiền mua các vật dụng liên quan, chúng sẽ ngốn của bạn không ít, nếu bạn không lên kế hoạch mua sắm trước. Ví dụ: Ở thành phố HCM hiện nay, một cặp chim Giuoldian Finch màu Natural chất lượng tốt, giá khoảng 300 ngàn đồng. Các loại màu lai giá trung bình 1-3 triệu/1cặp. Yến hót loại thường: 300 ngàn/con, loại khá (Hồng yến, Agate, Issabel tương đối thuần chủng: 800ngàn/1cặp, con trống 500 ngàn/con), loại đặc biệt (Mosaic, Lizard, Crested, Frill, Border, Norwich… thuần chủng giá 5-7 triệu đồng/cặp)…
• Với những loại chim cao cấp đắt tiền, không chỉ cần có tiền, bạn còn cần phải có kinh nghiệm nuôi, vì chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không, bạn sẽ tốn tiền vô ích!

Chào mào thay lông được coi là giai đoạn yếu nhất trong sức khỏe của chào mào. Nếu không sự chăm sóc cẩn thận ở giai đoạ...
29/10/2021

Chào mào thay lông được coi là giai đoạn yếu nhất trong sức khỏe của chào mào.
Nếu không sự chăm sóc cẩn thận ở giai đoạn này thì chào mào rất có thể bị mất lửa. Để giúp bạn có thêm những kiến thức quan trọng trong việc chăm sóc chào mào thay lông, Yêu Chim sẽ chia sẻ cụ thể ở nội dung bài viết dưới đây.
Trong quá trình thay lông, chào mào sẽ cần một khoảng thời gian nhất định.
Do đó, bạn cần phải bổ sung thức ăn cho chúng.
Trong khoảng thời gian này, chào mào cần phải nạp vào cơ thể một lượng thức ăn nhất định để có dinh dưỡng nuôi bộ lông mới.chúng.
Trong khoảng thời gian này, chào mào cần phải nạp v
Khi chào mào thay lông bạn vẫn cần phải bổ sung cám cho chúng, đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng quan trọng.
Lưu ý, nên chọn loại cám tổng hợp có tính mát, chứa nhiều các loại trái cây và khoáng chất. Đặc biệt, bạn không nên cho chào mào ăn cám tên lửa, vì trong giai đoạn thay lông, cám tên lửa chứa hàm lượng đạm rất cao và nóng, điều này sẽ làm hỏng bộ lông của chim.
Trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên cũng rất thích hợp để chào mào ăn trong thời điểm thay lông.
Các loại trái cây tốt cho chào mào phải kể đến như: Cà chua, mướp, đu đủ,…
Đặc biệt là một số loại trái cây tạo sắc tố đỏ cũng rất tốt cho bộ lông cũng như hậu môn của chào mào như: Quả gấc, cà rốt, đu đủ…
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm cho chào mào thức ăn dạng tươi để bổ sung thêm nhiều protein.
Các loại thức ăn tươi rất tốt cho chào mào như: Trứng kiến, châu chấu, cào cào non…
Tuyệt đối không được cho chào mào ăn sâu quy vì sẽ khiến chúng bị nóng, bộ lông mọc bị xoăn không được đẹp.

Kinh nghiệm chơi chim cảnh cho những người mới2. Vị trí đặt lồng chim cảnh:Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng...
29/10/2021

Kinh nghiệm chơi chim cảnh cho những người mới
2. Vị trí đặt lồng chim cảnh:
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
3. Lồng chim cảnh:
Lồng chim nên cố gắng đảm bảo rộng rãi, để chim bay nhảy được dễ dàng. Nhược điểm của các loại lồng gỗ, lồng tre… là khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, mạt kí sinh, gây bệnh cho chim và cho cả con người. Nếu bạn sử dụng loại lồng này, nên cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng thường xuyên.
Nhược điểm của lồng kim loại là nặng, hình dáng không đẹp, dễ bị rỉ sét, nếu sử dụng loại lồng này, nên chọn mua lồng kẽm không rỉ, hoặc lồng sắt tráng nhựa, hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài. Nếu tự tay sơn lồng, nên lưu ý chọn loại sơn không có chì, vì chì rất độc hại với chim. Có một kinh nghiệm chống rận mạt kí sinh rất hay, là bạn sử dụng dầu hôi (dầu lửa) bôi lên nan lồng, đáy lồng. Kiến, rận mạt đều không thích mùi dầu này, chúng sẽ bỏ đi ngay.
4. Các phụ kiện chơi chim cảnh:
* Cóng thức ăn, nước uống: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
* Cần đậu: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me… Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn – một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn… chật chội, khả năng này là không thể!
* Khay hứng phân: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày… Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm… để thấm hút phân chim nhanh hơn.
* Ổ chim: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô… đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
* Thùng, lọ, khạp… đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt…
5. Chọn mua chim:
Bạn sẽ đặt câu hỏi: Vậy tôi nên mua chim gì? Câu trả lời nằm ở phía bạn. Bạn thích nuôi loại chim nào thì bạn mua chim đó. Trước khi mua chim, bạn nên cân nhắc kỹ, hỏi người bán xem thói quen của loài chim mà bạn định mua, cách chăm sóc chúng như thế nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của những người chơi chim có kinh nghiệm. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại chim. Đại để có thể phân vào 3 loại:
* Chim rừng: Là các loại chim bắt từ rừng về, chưa được thuần hoá, sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy… Bạn là người mới, chưa có kinh nghiệm. Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng… ), không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!
* Chim nói: Một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt xanh Việt Nam, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc… ; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ… Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
* Chim cảnh nhỏ: Phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn, thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (Canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được. Ở Việt Nam hiện nay, chim cảnh nhỏ có nhiều loại: Yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật… chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ… Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi, Manh manh, Sắc, Bạc má… từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border… nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
Vài nguyên tắc, và kinh nghiệm chọn mua chim:
Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì
Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân
Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn
Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay… hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro hơn.
Lưu ý: Chim mới mua, tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1-4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.

Cần chuẩn bị gì khi nuôi chim cảnh hótThú chơi chim cảnh hót đã có từ rất lâu, ngày nay không chỉ có giới “quý tộc”, “đạ...
29/10/2021

Cần chuẩn bị gì khi nuôi chim cảnh hót
Thú chơi chim cảnh hót đã có từ rất lâu, ngày nay không chỉ có giới “quý tộc”, “đại gia” mới có thể chơichim cảnh hót. Chỉ cần vài chục ngàn đến vài trăm ngàn là bạn đã có thể đưa một chú chim về nhà mình rồi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cần chuẩn bị những gì để nuôi chim. Hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây nhé.
Sức khỏe
Bạn hãy chắc chắn rằng bạn và những người thân trong gia đình mình không bị dị ứng với bụi lông chim nhé. Vì điều đó sẽ là trở ngại lớn cho quá trình bạn chăm sóc chú chim của mình đấy.
Kinh phí
Bạn hãy xác định trước rằng bạn có thể chi được bao nhiêu tiền cho thú chơi này. Bởi trên thực tế có thể bạn mua một đôi chim cảnh hót không đắt nhưng bạn còn cần mua lồng, thức ăn, hay các dụng cụ để chăm sóc chúng. Nếu bạn có nguồn thu nhập không mấy khá giả thì hãy cân nhắc thật kĩ nhé.
Thời gian
Nếu bạn thường xuyên đi công tác xa nhà, hay quá bận bịu…thì có lẽ bạn không nên nuôi chim hoặc phải cân nhắc thật kĩ. Bạn không cần dành quá nhiều thời gian song nhất thiết phải có một khoảng thời gian đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh hót. Sức khỏe, vẻ đẹp,… của chim là do bạn quyết định. Nếu bạn quên cho chúng ăn, quên cho chúng uống nước, quên không dọn vệ sinh…không sớm thì muộn chú chim ấy cũng bỏ bạn đi.
Lồng chim
Hãy chọn những chiếc lồng chim đủ rộng rãi, để chim bay nhảy được dễ dàng. Nếu lựa chọn lồng tre thì bạn lưu ý nên cọ rửa băng xà phòng, phơi nắng thường xuyên do các loại lồng này khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại kí sinh trùng gây bệnh cho chim. Còn nếu bạn chọn lồng kim loại thì nên nhớ loại lồng này dễ bị rỉ sét, hãy chọn mua những loại không rỉ hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài và lưu ý không chọn loại sơn có chì nhé.
Khi đặt lồng chìm bạn cũng nhớ đặt nơi thoáng mát, tránh gió lùa, mưa hắt, tránh ánh nắng quá gay gắt. Nên đặt cạnh tường, cao quá đầu người để tạo cảm giác an toàn cho chim. Với các loại chim treo ngời trời nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
Thức ăn cho chim
Hãy chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất công, mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngay cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chim cảnh sinh sảnKhi quyết định nuôi chim cảnh thì bạn không thể coi nhẹ đặc biệt khi nuôi c...
29/10/2021

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi chim cảnh sinh sản
Khi quyết định nuôi chim cảnh thì bạn không thể coi nhẹ đặc biệt khi nuôi chim cảnh sinh sản bạn cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc chúng vì chim cảnh không phải dễ nuôi dưỡng và đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt.
Nuôi chim cảnh sinh sản khác với những loài chim cảnh dễ nuôi bạn cần theo dõi kỹ về sức khỏe, đẻ trứng và ấp trứng, cùng chế độ dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp có thể làm chim bị rất nhiều bệnh và cuối cùng là không linh hoạt dẫn đến suy yếu. Vậy chế độ dinh dưỡng cho chim cảnh sinh sản thế nào là hợp lý?
Hàm lượng dinh dưỡng cân bằng phải được ăn, tiêu hóa và hấp thụ vào trong cơ thể. Thức ăn của chim cảnh gồm nhiều thành phần để tạo ra chất dinh dưỡng, một khi chất dinh dưỡng này được tạo ra trong quá trình tiêu hóa, chúng có thể được hấp thụ vào cơ thể và nuôi hàng tỷ những tế bào trong cơ thể chim.
Có 6 loại dinh dưỡng cơ bản: Water, proteins, carbohydrates, lipids, minerals, vitamins:
Protein: Protein là phân tử rất lớn và phức tạp được tạo thành bởi chuỗi amino acids. Những liên kết giữa amino acids được gọi là liên kết peptit. Proteins trong cơ thể luôn luôn được tạo ra và phân hủy. Khi năng lượng trong cơ thể thiếu, chim phải dùng năng lượng của amino acids. Amino acids làm nhiều chức năng trong cơ thể hơn là sản sinh năng lượng. Vì vậy, carbonhydrate và chất calo luôn luôn cần thiết cho cơ thể để có thể sản sinh ra năng lượng. Protein động vật thì tốt hơn protein thực vật điều đó muốn nói lên protein thực vật không có các amino acids giống và phù hợp để tạo ra protein cho chim cảnh. Vì thế, chim cảnh cần ăn nhiều loại thức ăn vì một loại thức ăn không thể cung cấp đầy đủ amino acids mà chim cần. Thông thường thì protein thực vật không cung cấp đầy đủ protein cần thiết cho chim cảnh nhưng cũng ko thể thiếu. Cho ăn quá nhiều protein sẽ dễ dàng dẫn đến bệnh gan hoặc cật.
Nước: Là chất đặc biệt quan trọng không chỉ trong nuôi chim cảnh sinh sản mà còn ở tất cả các loài chim, theo kinh nghiệm nuôi chim của hội chim cảnh 3 miền chim có thể mất tất cả chất béo và carbonhydrate trong cơ thể, cũng như một nửa protein mà vẫn có thể sống. Nhưng, chỉ cần mất 10% lượng nước trong cơ thể cũng gây ra suy nhược nghiêm trọng. Không có nước bù đắp vào thì chim sẽ mau chóng chết. Nước là trung gian cho việc tiêu hóa, hấp thụ và vận chuyển năng lượng, trao đổi chất, và đưa chất thải ra ngoài. Có hai nguồn nước vào cơ thể chim, tiêu hóa và trao đổi chất. Tiêu hóa nước là việc chim uống nước trực tiếp và nước trong nguồn thức ăn của chim. Trao đổi nước là nước được sinh ra khi thức ăn được tiêu hóa và từ việc chuyển hóa carbonhydrate, protein và lipid bên trong tế bào. Một vài thức ăn chứa nhiều nước ví dụ: trái cây, rau củ. Khi lượng nước tiêu thụ qua thức ăn nhiều thì chim sẽ uống ít nước.
Carbonhydrate và chất sơ: Phân tử Carbohydrate được tạo thành bởi nhiều loại đường đơn giản và được gọi là đường glucose. Tinh bột là một loại dễ hấp thụ của carbohydrate trong chế độ ăn uống và các nhà dinh dưỡng học nhận định tinh bột là một loại carbohydrate dễ hòa tan. Cũng như các amino acids liên kết với nhau thành 1 chuỗi trong protein, nhiều phân tử đường cũng liên kết với nhau thành 1 chuỗi. Carbohydrate, hay tinh bột, có nhiều trong các loại hạt để dùng khi hạt nảy mầm. Tuy nhiên, các loại hạt cũng cung cấp lượng carbonhydrate tuyệt vời để làm năng lượng cho chim cảnh.
Một bữa ăn của chim cảnh sinh sản cần đầy đủ những loại chất trên để tăng cường sức khỏe, đầy đủ dưỡng chất để có khả năng sinh sản tốt.

Tỷ lệ tạo chất khoáng trong thức ăn cho chimThức ăn cho chim là một phần quan trọng để chim cảnh hót hay đối với chim cả...
29/10/2021

Tỷ lệ tạo chất khoáng trong thức ăn cho chim
Thức ăn cho chim là một phần quan trọng để chim cảnh hót hay đối với chim cảnh hót, màu sắc, sức khỏe,…..Vì thế chúng ta không được chủ quan. Chất khoáng cũng là phần không thể thiếu cho chim trong thức ăn, vậy tạo chất khoáng cho chim theo tỷ lệ nào?
Khoáng chất giúp bổ sung các loại chất oxit sắt,muối Kali,canxi,silic…Cho những chú chim nhốt trong lồng lâu năm, làm cho chim khỏe mạnh,ít bệnh tật và sinh sản tốt thành viên trong hội chim cảnh hải phòng chia sẻ. Để tạo khoáng chất cho chim anh em cần chuẩn bị các nguyên liệu sau :
Với 1 kg hỗn hợp khoáng chất, bạn làm theo tỉ lệ sau :
Bột than củi : 350 Gram ( 35%).
Cát : 250 Gram ( 25%).
Đất đỏ ba zan : 250 Gram ( 25%) – Dùng đất đỏ các vùng Tây Nguyên,Bình Phước,Biên Hòa.
Vỏ Hàu ( hào) : 100 Gram ( 10%),Có thể thay thế bằng vỏ nghêu,vỏ trứng.
Đường cát : 10 Gram (1%).
Muối hột : 10 Gram ( 1%).
Muối bọt : 10 Gram ( 1%).
Bột Cam Thảo : 10 Gram ( 1%).
Bột Cỏ Cú : 10 Gram ( 1%).
Tạo khoáng chất như thế nào?
Cát sàng sạch lấy những hạt mịn.
Đất đỏ phơi khô,sau đó sấy lấy bột.
Than chết (than đã cháy hết ),giã nát lấy bột.
Cho hỗn hợp cát,đất đỏ,than chết lên bếp rang để khử trùng.
Muối,vỏ hàu xay nhỏ.Sau đó trộn tất cả 9 hỗn hợp trên cho chim ăn dần,có thể để dành 1 năm,và bảo quản nơi khô ráo.
Thành phần dinh dưỡng có trong các nguyên liệu trên :
Bột than củi ( nên chọn than gỗ ổi,trong ổi ít độc tố ) : Chứa nhiều muối Kali,muối này kết hợp với Natri trong muối nhằm tạo Canxi giúp xương chắc khỏe.
Đất đỏ BaZan : Chứa đa số O6xit Sắt giúp cho việc tạo hồng cầu trong máu.
Bột vỏ hàu,mai mực,vỏ trứng gà : Chứa nhiều canxi giúp chắc xương.
Cát : Chứa hợp chất của silic và nguyên tố Aluminium.
Muối : Chứa đa số chất Natri Clorua.
Đường cát,cam thảo,bột cỏ cú : Chứa đường Glucose,Vitamin B1,vitamin C và các chất khác.
Dinh dưỡng của chim là vô cùng quan trọng cả đối với những loài chim cảnh dễ nuôi đến khó nuôi vì thể bạn cần chú ý để có được chú chim ưng ý và khỏe mạnh.
Chúc bạn thành công!

Làm thế nào để cắt tỉa cánh, mỏ và móng chân cho chimVới bất kỳ loài chim cảnh Việt Nam nào bạn cũng cần làm những công ...
29/10/2021

Làm thế nào để cắt tỉa cánh, mỏ và móng chân cho chim
Với bất kỳ loài chim cảnh Việt Nam nào bạn cũng cần làm những công việc như tỉa lông cánh, móng và mỏ nếu không được nuôi trong lồng để chim phát triển tốt và đẹp. Sau đây là cách cắt tỉa lông cánh, mỏ và móng chân cho chim cho bạn.
Cách tỉa lông cánh:
Khi tỉa lông cánh bạn Không bao giờ cắt “lông máu”. Đây là chiếc lông mới vẫn còn trong lớp màng bảo vệ. Nó vẫn còn nối với nguồn cung cấp máu và sẽ chảy máu nếu bị cắt hay bị gãy. Nếu bạn vô tình cắt phải thì cách duy nhất để cầm máu là túm chặt cánh và kéo chiếc lông ra khỏi gốc của nó. Nếu như tỉa cánh tốt thì chú chim có thể vỗ cánh bay lên khỏi mặt đất một chút nhưng không thể bay xa. Điều này chỉ có thể xảy ra khi ta cắt những chiếc lông ở cả 2 cánh. Một khi đã tỉa cánh cho chim xong, để chú chim xuống đất, cho nó khám phá ra là nó không thể bay được nữa một bạn hội chim cảnh Hà Nội chia sẻ.
Cách cắt móng:
Cắt móng là qui trình chăm sóc chim thông thường nhất. Ta có thể làm việc này ở nhà, nhưng ta cũng nên tham khảo kinh nghiệm của chuyên gia. Móng sẽ chảy máu khi cắt, và một loại bột cầm máu như “Quik-stop” sẽ cầm máu tốt. Vẹt có móng rất sắc và có thể làm đau người nào mà nó đậu lên vai. Đừng cho chim đậu lên giấy nhám để làm mòn móng của nó. Những chỗ đậu như thế gây ra nhiều vấn đề cho chân chim, như lở loét gây nhức nhối cho chim theo thời gian.
Cách mài mỏ cho chim:
Bất cứ mục đích nuôi cảnh sinh cảnh sinh sản hay làm giàu thì bạn cũng cần mài mỏ cho chim. Mỏ của một số loài chim có thể không cần phải cắt bớt, nhưng những chú chim khác có đỉnh mỏ quá dài hay những vết rạn cần phải mài nhẵn. Mỏ có một nguồn cung cấp máu và thần kinh cho nên bạn nên để bác sĩ thú y quyết định nên cắt bớt bao nhiêu. Hầu hết bác sĩ thú y đều có một vật dụng nhỏ đặc biệt để mài. Điều này không được khuyến khích ở nhà. Chim có “mỏ kéo” cần được cắt và chỉnh mỏ lại thường xuyên.

Tại sao khi chim cảnh hót thay lông lại dùng cám dưỡng?Cám dưỡng là loại cám giàu dinh dưỡng, có tác dụng tăng sức đề kh...
29/10/2021

Tại sao khi chim cảnh hót thay lông lại dùng cám dưỡng?
Cám dưỡng là loại cám giàu dinh dưỡng, có tác dụng tăng sức đề kháng cho chim vậy khi nào chim phải dùng cám dưỡng và tại sao khi chim cảnh hót thay lông lại phải dùng cám dưỡng?
Cám dưỡng:
Cám dưỡng là một loại cám thành phần chính là ngũ cốc sạch và lượng trứng gà, vịt hàm lượng vừa phải cộng vitamin, khoáng chất giúp chim có hàm lượng dinh dưỡng vừa đủ. Hàm lượng mật ong rất ít để giúp chim tăng sức đề kháng khi chim thay lông. Hàm lượng đường vừa đủ để tạo năng lượng cho chim dễ hấp thụ dưỡng chất trong quá trình thay lông. Chim chào mào trong quá trình thay lông không được ăn những thực phẩm nóng như sâu quy , thịt bò, đậu phộng (lạc), ớt, kì tử… Nên cho chim ăn cám dưỡng kèm đồ mát như trái cây tươi chín cà chua, đu đủ, chuối, cam, cà rốt hấp chín, cào cào tươi, trứng.
Cho chim dùng cám dưỡng khi nào?
Theo một thành viên của hội chim cảnh sài gòn chơi chim lâu năm cho biết: Chúng ta bắt đầu từ những con bổi ở rừng về với việc cho nó ăn cám dưỡng tại vì nó là những chú chim bổi mới biết đến hạt cám lần đầu tiên rất nhạy cảm và mẫn cảm với thức ăn có hàm lượng đạm và nhiều dưỡng chất dùng để ăn hằng ngày, với cám dưỡng nó sẽ tiêu hoá được 60% đến 100% lượng dinh dưỡng trong cám dưỡng giúp chim khỏe mạnh…
Vì sao khi chim thay lông lại sử dụng cám dưỡng?
Hội chơi chim hải phòng cho biết: đối với chim hót nói chung và chim cảnh nói riêng khi thay lông đều phải sử dụng cám dưỡng cho chim, đặc biệt với chim chào mào. Khi thay lông nó phải cần ăn thức ăn với những dưỡng chất vừa đủ và mang tính mát thì con chim mới xả (thay) lông cũ nhiều và nhanh. Mọc lông mới cũng nhanh và bóng mượt. Khi chim chào mào trong quá trình thay lông không được ăn những thực phẩm nóng như Cám có lượng tôm trứng nhiều, sâu quy, thịt bò, ớt, kì tử… nếu cho ăn các loại thức ăn mang tính nóng trên chim sẽ khô lông, bó lông, xoăn lông và thậm chí không mọc được lông hoặc tình trạng chim thay lông chậm kéo dài thời gian thay lông hoàn thiện rất lâu. Nên cho chim ăn cám dưỡng kèm đồ mát như trái cây tươi chín cà chua, cam, đu đủ, chuối, cà rốt hấp chín, cào cào tươi, trứng kiến lưu ý : phải ép chim rụng được bộ lông đít và tách đỏ cũ thì bộ lông đít và lông tách mới đỏ rực được.
Đến mùa chim có dấu hiệu thay lông chủ chim nên dùng 100% cám dưỡng để điều hòa dưỡng chất và khoáng chất trong cơ thể chim vừa đủ kèm chế độ cho chim ăn trái cây mát, tắm ủ trùm nhiều để chim xả lữa và xả lông cũ được tốt hơn nhanh hơn.
Chúc bạn thành công!

Những nguyên tắc vàng áp dụng để mua chim cảnhMỗi loài chim có chế độ dinh dưỡng và cách nuôi riêng vì thế để bắt đầu nu...
29/10/2021

Những nguyên tắc vàng áp dụng để mua chim cảnh
Mỗi loài chim có chế độ dinh dưỡng và cách nuôi riêng vì thế để bắt đầu nuôi một chú chim cảnh bạn cần phải tìm hiểu thông tin về chúng, việc đầu tiên là lựa chọn chim để nuôi, dưới dây là một số kinh nghiệm, nguyên tắc áp dụng khi mua chim cảnh.
Có những loại chim cảnh dễ nuôi nhưng có những loài chim cảnh cực kỳ khó nuôi bởi chế độ chăm sóc của chúng phải kỹ lưỡng.
Mua chim:
Bạn cần phải biết một chú chim cảnh khỏe mạnh là như thế nào? Chim bệnh biểu hiện ra sao? Nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác. Theo hộichim cảnh hà nội khi mua chim còn cần chú ý chọn chim theo nguyên tắc sau:
Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng.
Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì.
Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân.
Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn.
Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
Quan sát chim bay nhảy : nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
Chọn lồng cho chim:
Bạn nên mua loại lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà tuy nhiên phải chú ý chim không thể ló đầu qua khe giữa hai thanh chắn được. Trước khi mua chim bạn cũng nên xác định bạn nuôi chim cảnh vì thú vui hay nuôi chim cảnh làm giàu, vì mỗi mục đích có mức độ đầu tư khác nhau. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được.
Những loại gỗ thường làm lồng chim: Do chim hay mổ vào các thanh gỗ nên trong lồng ta cần tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ như gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn.
Lưu ý: Khi mới mua chim về không nên thả nuôi hoặc để gần với chim đã có ở nhà nên cách ly một thời gian bởi chim mới nuôi rất có thể bị bệnh mà ta không biết.

29/10/2021

Những điều cơ bản cần biết để nuôi chim sáo
Những lồng chim của người yêu thích nuôi chim cảnh không thể thiếu được một lồng chim sáo. Chim sáo là khỏe mạnh, hót hay và dễ dàng chăm sóc. Hôm nay xin chia sẻ vài mẹo vặt căn bản trong việc chăm sóc chim sáo.
Lồng nuôi chim
Không cần quan tâm quá nhiều về họa tiết, sự cầu kì của lồng. Quan trọng nhất vẫn là diện của lồng, không được quá to như lồng gà, cũng được nhỏ như lồng khuyên. Diện tích khoảng 50 x 50 là được.
Giống
Mọi người thường yêu thích giống đực hơn vì hình dáng khỏe mạnh, oai vệ hơn con cái. Con chim được chọn cần có đầu to chân cao to, mặt và mắt nhìn thấy dữ một chút thì thường là chim đực. Không nên chọn mua con sáo còn non. Nên chọn con đã mọc lông ống và hết bọng.
Thức ăn
Cám trứng pha với nước cho nhão rồi dùng que đút cho ăn, bổ xung thêm các loại thức ăn khác như: Thịt bò, thịt lợn băm nhỏ, sâu, châu chấu ngắt càng, tép khô giã nhuyễn trộn với cám…Thức ăn đối với từng giai đoạn phát triển của shim sáo:
Sáo non còn chưa uống được nước bạn dùng xi lanh bơm nước vào miệng sáo. (Nhiều người chỉ cho ăn cám nhão vì nghĩ có nước rồi nên sáo thường bị chết vì khát).
Sáo non đang bắt đầu tập mổ (tháng thứ 2)
Hiện tượng sáo bắt đầu mổ là khi đút que sáo bắt đầu mổ vào que đút . Và để tập luôn cho sáo biết tự ăn khi đói cách đơn giản là pha cám nhão vào cóng để sáo tự mổ ăn dần, nếu khoảng 7~8 tiếng sáo ăn không hết thì nên đổ bỏ thay cám mới, không sáo ăn sẽ đau bụng do cám lên men chua. Tuy nhiên đây là thời kì đầu nên anh em phải đút thêm cho sáo.
Sáo bắt đầu thay lông (tháng thứ 9)
Thường thì thời kì này anh em chú ý sức khỏe của sáo. Cho ăn uống chất dinh dưỡng bổ xung như đã nêu trên nhưng không nên cho ăn sâu sau lông sẽ không mượt, không đẹp. Cho sáo tắm nắng và tắm nước đều đặn.Tắm nước có thể cách vài ngày được nhưng tắm nắng rất cần thiết khi sáo đang thay lông.Nên có áo lồng vào mùa lạnh để ủ ấm cho sáo.Vì giai đoạn này sáo yếu đi 1 chút,sẽ ít hót hơn.Nếu anh em nào có điều kiện thì mua thêm thuốc bổ cho sáo.Quá trình thay lông thường kéo dài từ 2~3 tháng.
Các loại bệnh sáo thường gặp phải:
– Bệnh tiêu chảy:
+Nguyên nhân: Cái này do người nuôi cho ăn quá nhiều thịt hoặc cám pha nước để lâu lên men, hoặc cám bị mốc, mối mọt.
+ Cách chữa: 1/4 viên berberin khoảng 1g hoà với nước trong cóng cho sáo uống trong ngày, liên tục trong 5 ngày.
– Lông chim xơ xác:
+Nguyên nhân: Do các kí sinh trùng gây hại bám vào lông và da, khiến sáo ngứa ngáy dẫn đến hiện tượng rỉa đến lông xơ xác, ngoài ra sáo gầy đi trông thấy dù cho ăn uống rất đều đặn và thêm nhiều các chất dinh dưỡng.
+ Cách chữa: Việc đầu tiên ta phải vệ sinh chuồng trại cho sáo, vì sáo ăn nhiều thải nhiều nên khoảng 2 ngày thay đáy lồng. Cho sáo tắm bằng nước muối pha loãng, tắm xong cho phơi nắng khoảng 15 phút cho ung trứng dận, bọ trên người sáo.
– Sáo bị viêm phổi ( Hiện tượng hắt xì): Trường hợp này anh em lưu ý vì sáo rất dễ chết
+Nguyên nhân: Thường thì do khí hậu lạnh mà anh em không trùm áo lồng,hoặc trời mùa đông sáo tắm xong không có nắng.Lúc đó hiện tượng sáo bắt đầu hắt xì lông xơ xác,toàn thân run lên.
+ Cách chữa: Buổi tối trước khi đi ngủ nên trùm áo lồng tránh lạnh cho sáo.để nơi ấm áp. Pha nước đường cho vào cóng nước.
Tuy sáo là loại chim khỏe, hiếm gặp trường hợp mắc bệnh tuy nhiên nếu bạn chăm sóc tốt sáo sẽ có sức đề kháng, khỏe mạnh để chống chọi lại bênh tốt hơn.

4 dấu hiệu nhận biết chim cảnh bị bệnhViệc nuôi chim cảnh nói chung, và chim cảnh hót nói riêng đã có từ rất lâu. Tuy nh...
29/10/2021

4 dấu hiệu nhận biết chim cảnh bị bệnh
Việc nuôi chim cảnh nói chung, và chim cảnh hót nói riêng đã có từ rất lâu. Tuy nhiên trong quá trình nuôi chim sẽ có nhiều trường hợp chim chết bất ngờ vì bệnh lâu nhưng không có ai phát hiện ra. Dưới đây là một số dấu hiệu cho ta biết chim cảnh bị bênh. Bạn cần chú ý.
Nuôi chim cảnh tùy từng mục đích của người nuôi, có người nuôi vì thú vui, nhưng cũng có người nuôi chim cảnh làm giàu và rất thành công, sau đây là những dấu hiệu do những người giàu kinh nghiệm đúc rút
Biểu hiện qua ăn uống:
Trong trường hợp chim thay đổi thói quen ăn uống, ví dụ như uống nước quá nhiều. Một chú chim không thích ăn chắc chắn là bị bệnh. Ngoài ra thay đổi về thái độ và hành vi cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nó có ngưng không nói, hay nó buồn ngủ và hôn mê? Nó có rúc vào đáy lồng hay ngồi thấp và xù lông lên không? Nó có rúc đầu vào dưới cánh không? Còn lông của nó như thế nào? Nó có trở nên lờ đờ không? Nó có ngừng rỉa lông không? Nó có bị sụt ký không? Bất cứ những triệu chứng nào như trên đều có thể chỉ ra những căn bệnh nghiêm trọng tiềm tàng.
Biểu hiện qua phân chim:
Nếu bạn nghĩ chim cảnh dễ nuôi đó là sai lầm, chim rất dễ bị bệnh và biểu hiện qua phân chim là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất. Phân chim thường bao gồm phân xanh và phân đen. Đi kèm theo là nước tiểu và urate, một chất thải có màu trắng kem. Phân có chất lỏng màu vàng như mù tạt, có máu hay màu nâu bạc là bất bình thường. Những chú chim khỏe mạnh ăn thường xuyên và thải ra nhiều phân. Chim bị bệnh có thể có ít phân hơn, hay không có phần lắng trong phân, chỉ mang màu trắng và ở dạng lỏng.
Qua đường hô hấp:
Bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chim đang bị khó thở cho thấy chim đang mắc bệnh. Mở miệng ra để thở hay tạo nên những âm thanh lớn như tiếng lách cách hay khò khè cũng là vấn đề. Vẫy đuôi cũng là một dấu hiệu bệnh về đường hô hấp.
Biểu hiện qua mắt, mũi:
Mắt và mũi bị chảy mủ cũng là dấu hiệu của bệnh, tương tự mắt bị sưng cũng là dấu hiệu bệnh. Đương nhiên, bất cứ chấn thương hay vết thương hở nào cũng cần phải được chăm sóc ngay lập tức.
Đó là những biểu hiện của chim cảnh, những biểu hiện này người có kinh nghiệm và chăm sóc chim thường xuyên mới có thể biết được vì thế bạn cần chăm sóc chú chim của mình cẩn thận và kỹ càng để tránh bệnh cho chim.

Address

672 Lạc Long Quân, Phường 9, Tân Bình
Ho Chi Minh City
70000

Telephone

+84867656230

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hạt Cào Cào Sâu Dế Xuân Hưởng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services


Other Pet Supplies in Ho Chi Minh City

Show All

You may also like