21/06/2022
HƯỚNG DẪN NUÔI CÁ CẦU VỒNG TỪ A-Z CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
1. ĐẦU TƯ PHẦN CỨNG.
1.1 Hồ cá: kích thước hồ cá phù hợp để nuôi cá cầu vồng tốt nhất nên dài từ 60cm trở lên, và tối thiểu chứa được từ 100 lít nước. Hồ nhỏ hơn vẫn có thể chơi, tuy nhiên sẽ nuôi được rất ít cá. Vì cầu vồng là loài cá thích bơi tăng động. Ưu tiên bố trí hồ cá nơi thoáng gió, không khí lưu thông, ở nơi tù túng cá dễ bệnh.
1.2. Lọc nước: hồ cá có thể sử dụng bất kỳ loại lọc nào, miễn sao đáp ứng đủ khả năng lọc nước tùy từng hồ. Hồ nhỏ có thể dùng lọc treo, lọc vi sinh đơn giản, hồ lớn thì dùng lọc tràn trên, lọc thùng, lọc tràn dưới đều được, tuy vậy một số loại lọc bạn sẽ phải vệ sinh thường xuyên hơn như lọc vi sinh, lọc thùng...
1.3. Đèn hồ cá: để có thể ngắm cá, và làm cá lên màu thì phải có đèn. Đèn các loại từ led trắng, tới led màu đều có thể dùng, miễn sao đủ sáng. Nếu bạn có điều kiện và muốn tối ưu màu cá thì thường dùng các loại đèn 4 màu WRGB, hoặc 3 màu RGB..
2. Thức ăn cho cá cầu vồng.
Cá cầu vồng có thể ăn nhiều loại thức ăn đa dạng từ cám cho đến giun chỉ, trùng huyết đông lạnh. Tùy điều kiện từng người mà có thể cho thức ăn phù hợp. Thực tế thì thức ăn tươi giúp cá tăng trưởng kích thước nhanh hơn cám.
3. Thuốc trị bệnh, phòng bệnh, các loại bệnh hay gặp:
Chuẩn bị thuốc sẵn phòng bệnh cho cá, đặc biệt là thời điểm giao mùa nóng lạnh đột ngột.
Thuốc trị nấm, bệnh: Có thể dùng Bronolpol thủy sản trị hầu hết các loại nấm như nấm thủy mi, nấm mang..., hoặc 4 chai Bio knock, Fast exter.... Thuốc xổ sán, giun cho cá có thể dùng Hada clean A. Khuyến cáo nên dùng đúng liều lượng thuốc quá liều cá dễ bơi ngửa.
Trong quá trình nuôi nên quan sát thường xuyên để phát hiện cá bệnh mà kịp thời đánh thuốc chữa.
Các bệnh hay gặp ở cá cầu vồng:
- Nấm thủy mi: biểu hiện là những đốm trắng nhỏ trên thân cá, nấm này rất dễ bị khi nhiệt độ hạ, dùng bronopol, bio knock số 2, kết hợp đánh 1 ít muối( ko bỏ hồ có cây), nơi lạnh thì thêm sưởi, tăng cường sủi oxy sẽ hết trong 3,4 ngày. Tuy nhiên nếu phát hiện chậm khả năng cứu ko cao, do cá đã yếu ko chịu nổi thuốc.
- Nấm mang: biểu hiện cá bơi ngược dòng ở đầu ra của lọc, ở sủi cả ngày, sau đó bơi nổi và tạch. Có thể dùng bronolpol, fast exter, thuốc nấm mang cá koi chỉ cần 1 liều sẽ hết. Để trễ 1,2 ngày dễ bay màu cả đàn..
- Giun tròn, sán: dùng thuốc xổ cho cá, thuốc chứa hợp chất Praziquantel , dùng cho thủy sản, cho ăn theo liều lượng sẽ hết.
- Nổi mụn trên thân, gốc vậy: bệnh này em bó tay, cá đã bị thì chờ về chầu. Chỉ có thể sát trùng hồ ngăn ngừa lây lan.
- Tự dưng thở gấp, bơi loạn: do tụt PH, tăng PH lên sẽ hết.
- Cá tóp bụng, đi phân trằng: bó tay, chờ hẹo. Cho ăn tetra ciline cầu may.
4. PH cho cá cầu vồng.
Kinh nghiệm cá nhân cho thấy nên để PH cao trên 7, tối ưu từ 7.5-8. Ko nên để quá thấp dưới 7 cá sẽ thở gấp, bơi loạn, tuột nhớt. Để quá cao 9..cá thích nghi ko kịp dễ cháy thân. Mua sẵn chai thử PH giá chỉ 30k, có nhiều ở các tiệm cá cảnh.
Trong mọi trường hợp, thả cá hoặc thay nước hồ cá, chỉ số PH của 2 nguồn nước nên bằng nhau, chỉ nên lệch tối đa ko quá 0.5. Để cá thích ứng tốt, ko bị sốc.
Để giữ PH ổn định ko bị tuột PH do phân cá đọng lâu ngày, đặc biệt là lọc thùng, thì nên bỏ 1 ít cát muối tiêu, hoặc san hô 100g cho 100 lít nước để giữ PH luôn cao trên 7, hoặc dùng vật liệu lọc có tính năng tăng PH.
Có khá nhiều trường hợp, có một ngày tự dưng cá ngáp ngáp, hoảng loạn, sau đó tuột nhớt là do hồ nước tuột PH dưới 6, dưới 7, kéo dài tầm 1 ngày thì đi cả đàn.
5. Nhiệt độ: cá cầu vồng thích ứng tốt với nhiều mức nhiệt độ khác nhau, từ lạnh tới nóng.
Chúng có thể thích nghi sống tốt nơi nhiệt độ lạnh như Bảo Lộc, Đà lạt, tuy nhiên khi lấy cá từ vùng nhiệt độ cao về người nuôi cần tập thích nghi cho cá làm quen từ từ với khí hậu lạnh, để cá ko bị nấm vì nhiệt độ giảm đột ngột.
Nhiệt độ trung bình của nước 26-28 độ vẫn là mức lý tưởng để nuôi cá cầu vồng.
Ở miền bắc vào mùa hè nên có quạt tản nhiệt để làm mát nước hồ cá, tăng cường sủi oxy, quá nóng trên 30 độ nuôi mật độ dày có thể thiếu oxy hòa tan, cá dễ ngộp thở. Mùa đông cần chống rét cho cá bằng cách che chắn hồ cá tránh gió lùa, thêm rong bèo, hoặc dùng sưởi.
6. Thay nước.
Nuôi cá nên thay nước thường xuyên, thay nước giúp cá tăng trưởng nhanh hơn và hạn chế nấm bệnh. Với cá cầu vồng chỉ nên thay tối đa 50% nước trong hồ, tối ưu nên thay khoảng 30% nước, có thể thay hàng ngày hoặc tuần 1 vài lần tùy điều kiện từng người. Luôn chú ý chỉ số PH của nước thay vào và nước trong hồ như nói ở trên.
Cá nhân mình từng thay 100% nước của 1 vài hồ cá do hồ quá bẩn, mà cá vẫn ổn, tuy nhiên mình ko khuyến cáo anh em làm theo vì rất dễ dẫn đến rủi ro.
7. Những loài hay nhảy khỏi hồ. Đứng đầu là Alleni, nuôi Alleni anh em cần phải đậy hồ, hoặc hồ có giằng sẽ ổn hơn. Các loài khác nếu hồ để full nước, ko có giằng lâu lâu cũng sẽ nhặt xác khô 1,2 con. Lý do là cá giật mình khi tắt mở đèn..
NUÔI CÁ CẦU VỒNG CHỈ CÓ NHIÊU ĐÂY THÔI, ANH EM CẦN HỎI GÌ CÓ THỂ VÀO HỎI TRỰC TIẾP.