11/08/2022
---- 𝑩𝒂̣𝒄𝒉 𝒉𝒐𝒂 𝒙𝒂̀ 𝒕𝒉𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒕𝒉𝒂̉𝒐----
Hẳn là cây này trông rất quen thuộc đúng không, dân gian hay gọi cây này là lưỡi rắn hoa trắng, thường mọc hoang ở bờ ruộng, sườn núi.
Tác dụng của cây lưỡi rắn đã được đề cập nhiều trong Đông Y, trong đó nổi bật các đặc tính sau:
𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒉𝒊𝒆̣̂𝒕, 𝒍𝒐̛̣𝒊 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑, 𝒈𝒊𝒂̉𝒊 đ𝒐̣̂𝒄: Cây lưỡi rắn trắng có vị ngọt hơi đắng, tính mát nên có thể dùng để thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tiêu thũng, hoạt huyết tán ứ, viêm đường tiết niệu, viêm vùng chậu;
𝑪𝒂̂𝒚 𝒍𝒖̛𝒐̛̃𝒊 𝒓𝒂̆́𝒏 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒗𝒊𝒆̂𝒎 𝒙𝒐𝒂𝒏𝒈, chứng ho do phế nhiệt, viêm họng, viêm amidan, sốt cao, kiết lỵ, viêm khoang bụng, ung nhọt;
Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒊̣ đ𝒐̣̂𝒄 𝒓𝒂̆́𝒏 𝒄𝒂̆́𝒏: Có thể dùng kết hợp uống trong và thoa ngoài để điều trị các vết rắn độc cắn, mụn nhọt, mề đay, lở loét da, ứ huyết sưng đau;
Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̂𝒎 𝒑𝒉𝒐̂̉𝒊, 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒐𝒏𝒈, 𝒔𝒐̂́𝒕 𝒄𝒂𝒐, đ𝒂𝒖 𝒅𝒂̣ 𝒅𝒂̀𝒚 𝒐̛̉ 𝒕𝒓𝒆̉ 𝒆𝒎.
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Đại học Y Học Cổ Truyền Phúc Kiến (Trung Quốc), cây lưỡi rắn trắng còn có thể 𝒌𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒆̂́ 𝒔𝒖̛̣ 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒓𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝒖𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖̛ đ𝒂̣𝒊 𝒕𝒓𝒂̀𝒏𝒈, 𝒖𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖̛ 𝒈𝒂𝒏 𝒕𝒉𝒐̛̀𝒊 𝒌𝒚̀ đ𝒂̂̀𝒖 .Giúp ức chế sự phát triển của các khối u lành tính và ác tính, các bệnh lý gan mật có liên quan đến virus viêm gan B.
Ngoài ra, các nghiên cứu dược lý và lâm sàng hiện đại còn chỉ ra rằng: nước sắc đặc của cây lưỡi rắn có tác dụng ức chế sự phát triển trực khuẩn thương hàn, mủ xanh và một số loại vi khuẩn khác. Bên cạnh đó, cây lưỡi rắn trắng còn có giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và chức năng của vỏ tuyến thượng thận.