03/07/2021
1. Kinh nghiệm tạo ong chúa đơn giản:
- Kỹ thuật nuôi ong chúa đơn giản
Những nơi nuôi ít ong không có dụng cụ tạo ong chúa, có thể áp dụng được phương pháp đơn giản mà vẫn tạo được ong chúa có chất lượng tốt.
👉 Chia đàn tự nhiên:
Vào mùa chia đàn tự nhiên: Nhiều đàn ong mạnh có thể xây từ 5-10 mũ chúa cần chọn mũ chúa dài, thằng đẹp từ đàn ong đủ tiêu chuẩn để làm giống. dùng dao sắt cắt trên mũ chúa 1,5cm rồi gắn vào đàn ong cần thay chúa. Không dùng mũ chúa của các đàn yếu bị bệnh.
Kích thích ong xây mũ chúa chia đàn tự nhiên: Chọn đàn ong mạnh (đủ tiêu chuẩn) Cho ăn 2-3 buổi tối, Viện thêm cầu nhộng già, rút bớt cầu cũ để ong tập trung hơn.
Khi kiểm tra các cầu chúa cần làm nhẹ nhàng, Tránh lắc, giũ mạnh nhất là khi các mũ chúa vít nắp 1 – 2 ngày nếu không sẽ làm cho nhộng bị chết hoặc khỉ trở ra sẽ làm xoăn cánh.
👉 Tạo ong theo phương pháp cấp tạo:
Cách làm: Chọn đàn ong mạnh, có năng suất cao nhất trại để làm đàn giống và cho ăn thêm siro đường, rút bớt cầu ong để bám dày hơn trên các cầu ong còn lại. Đặt cầu có trứng mới đẻ vào giữa tổ. 2 ngày sau, kiểm tra để loại bỏ tất cả các mũ chúa trên bề mặt bánh tổ, sau khoảng 8-9 ngày thì tách mũ chúa để sử dụng.
Cũng có thể cắt phần dưới của bánh tổ theo đường kính dích dắc để ong xây nhiều mũ chúa ở chỗ bánh tổ có ấu trùng nhỏ. Nhưng cần lưu ý chọn các bánh tổ còn mới để ong dễ tiếp tu hơn.
Ngày nay để có nhiều ong chúa chất lượng cao phục vụ cho sản xuất vào mùa nhân đàn, người ta tiến hành sản xuất chúa theo phương pháp công nghiệp. Đây là công nghệ mới trong sản xuất ong chúa, có nhiều ưu thế để năng cao chất lượng ong chúa và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2. Chọn đàn giống và đàn nuôi dưỡng
🤏 Chọn đàn làm giống
Chất lượng ong chúa phục thuộc vào nguồn gốc bố mẹ và yếu tố nuôi dưỡng, (đàn nuôi dưỡng, thức ăn). Vì vậy việc tạo ong phải chọn được các đàn giống tốt và nuôi dưỡng tốt, trong đàn ong chia ra đàn mẹ và đàn bố.
🤏 Đàn mẹ
Là đàn cung cấp ấu trùng để tạo ong, đàn mẹ phải đáp ứng được những nhu cầu sau:
- Tụ đàn đông (nhiều cầu)
- Năng suất mật cao
- Không bị bệnh
- Đàn ong hiền lành, không bóc bay, không hoặc ít chia đàn
ở những trại ong lớn thường chọn từ 2 đến 3 đàn mẹ để tránh cận huyết. Trước khi lấy ấu 1- 2 ngày nên cho đàn mẹ ăn để ong tiết nhiều sữa nuôi ấu trùng.
🤏 Đàn bố
Là đàn ong tạo ra ong đực sẽ giao phối với ong chúa tơ. Để ong đực ở độ tuổi giao phối thích hợp, cần tạo ong đực trước khi tạo ong khoảng 20 -25 ngày. Cho đàn ong bố ăn bổ sung, viện thêm cầu nhộng, cắt gốc bánh tổ đàn ong sẽ xây các lỗ đực và ong chúa đẻ trứng vào đó.
Tiêu chuẩn đàn ong bố giống như đàn ong mẹ: để tránh cận huyết mỗi trại nên chọn 3 – 4 đàn bố, đồng thời tiến hành diệt ong đực ở đàn mẹ và các đàn khác.
🤏 Đàn ong nuôi dưỡng
Là đàn nuôi ấu trùng ong chúa cho đến khi nở thành chúa tơ. Đàn ong phải thiếu nguồn mật tự nhiên, cần cho đàn nuôi dưỡng ăn trước khi tạo thành ong chúa 4 – 5 ngày. Cần giũ bớt cầu trong đàn nuôi dưỡng để ong bám trên bề mặt đông, tiếp nhận chúa nhiều hơn.
✍️ Phương pháp di trùng:
Dùng bút di trùng hoặc lông ngỗng vót nhỏ đưa vào phía lương của ấu trùng, cố gắng lấy cả sữa chúa để ấu trùng không bị tổn thương; đặt nhẹ bút di trùng vào giọt mật, ấu trùng sẽ nổi lên, nhẹ nhàng rút bút ra và tiếp tục lấy ấu trùng khác.
Nên chọn ấu trùng 1 ngày tuổi để tạo ong chúa hiệu quả nhất (vì tuổi ấu trùng càng cao thì chất lượng ong chúa càng giảm) nếu cầu mới xây cần cẩn thận khi di trùng vì đầu bút di trùng sẽ dễ lòng hỏng đáy của lỗ tổ. Nếu bánh tổ quá cũ lỗ tổ sẽ hẹp rất khó múc ấu trùng.
Khi di trùng cần tiến hành nhanh và ở nơi kính gió, vào lúc thời tiếc ấm áp, tránh anh nắng chiếu vào làm khô ấu trùng khi di thao tác.
Di trùng xong, xoay các chén sáp xuống phía dưới và đặt và giữa đàn ong nuôi dưỡng đã chuẩn bị sẵn.
Trước khi di trùng 24 – 48 giờ, bắt ong chúa ra khỏi đàn nuôi dưỡng, giũ bớt cầu cho ong bám vào các cầu còn lại; đồng thời trước khi di trùng 2 – 3 giờ, giãm 2 cầu giữa đàn ẩ 3cm tạo thành khe để ong non tập trung đến khu vực đó nhiều, chúng sẽ nhanh chống tiếp nhận, và nuôi dưỡng ấu trùng.
Trong tạo ong, một số người áp dung phương pháp di đơn nhưng phần lớn là di kép. Di đơn là phương pháp di ấu trùng vào mũ chúa một lần sao đó nuôi dưỡng thành ong chúa. Di kép là di chuyển ấu trùng 2 lần vào chén sáp (tức là sau khi di trùng lần thứ nhất 24 giờ, người ta gấp bỏ ấu trùng cũ đi và tiến hành di ấu trùng mới vào) làm như thế ấu trùng di lần 2 sẽ được ăn sữa chúa ngay và sinh trưởng phát triển tốt.
👩🔬 Chăm sóc đàn và nuôi dưỡng
Như đã nói trên, đàn nuôi dưỡng có ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng chúa, nên phải chọn những đàn mạnh từ 5 -6 cầu, sau đó rút bớt 1 – 2 cầu để ong phủ kính trên các cầu còn lại. Cần tạo 1 khoảng trống rộng từ 2 -3cm ở giữa đàn ong để tạo ong non tập trung tại đó trước khi đặt cầu chúa vào 2-3 giờ. Nên cho đàn ong nuôi dưỡng ăn thêm trước khi di trùng và cho ăn đến khi vít nắp các lỗ mật.
Nếu tạo ong vào lúc đủ phấn, mật thì không cần cho ăn, nếu thiếu thức ăn thì phải cho ong ăn thêm trước khi tạo ong từ 2-3 ngày và cho ăn đến khi ong vít nắp mũ chúa, nếu thiếu phấn phải cho ăn thêm phấn.
Sau khi di trùng 1 ngày, kiểm tra thấy mũ chúa đạt từ 15 đến 20 cái là được, nếu ít quá phải di thêm, nếu nhiều quá phải loại bớt. Kiểm tra để đặt hết các mũ ong chúa cấp tạo ở các bánh tổ.
Sau 5 ngày, kiểm tra lần 2 để tiếp tục vặt bỏ các mũ chúa cấp tạo, nếu không chúa cấp tạo nở ra trước sẽ cắn hết các mũ chúa di trùng. Khi kiểm tra các cầu chúa cần nhẹ nhàng, tránh rung, lắc, nhất là khi mũ chúa mới vít nắp 1 -2 ngày để tránh làm cho nhộng bị chết hoặc khi nở ra chúa sẽ bị xoăn cánh.
🛡Bảo quản và sử dụng mũ chúa:
Thông thường sau khi di trùng 11-12 ngày, có thể lấy các mũ chúa già để bổ sung vào các đàn giao phối hoặc các đàn mất chúa. Trường hợp chưa sử dụng hết mũ chúa, phải cho mũ chúa vào lồng lò xo cách ly để tránh con chúa đầu tiên nở ra cắn phá các mũ chúa khác, và đặt trong đàn để ong ủ ấm. một vài ngày sau chúa tơ ra đời có thể bán hoặc bổ sung cho các đàn mất chúa. Chúa tơ có thể sống ở trong lồng dự trữ từ 7-15 ngày.