29/05/2022
Để cá Koi có thể sống lớn khỏe mạnh, đẹp thì người chơi cần tìm hiểu rất nhiều kiến thức trong việc nuôi, chăm sóc cá Koi. Dưới đây là một số lưu ý chung nhất với người chơi cá Koi:
Điều quan trọng đầu tiên để cá có thể sống được là môi trường nước, vì vậy hồ cá Koi phải được thiết kế chuẩn với hệ thống lọc tốt, đúng tiêu chí. Cần thuê đơn vị thi công chuyên nghiệp để xây hồ cá Koi.
Môi trường nước cần có đủ oxy cho cá, khi thấy cá bơi lên bề mặt, đớp nước tầng mặt là dấu hiệu cho thấy cá đang thiếu oxy, nên thay nước hồ, nếu chưa có thác nước cần tạo thác nước cho hồ cá để cung cấp oxy, kiểm tra độ PH cần đạt từ 7,5 – 8,5.
Từ công đoạn đầu tiên là mua cá Koi thì người chơi cần tìm hiểu thông tin, chọn mua đúng cá Koi của Nhật Bản, cá có giấy kiểm định xuất xứ, có bảo hành.
Nếu chưa có kinh nghiệm chơi nên nuôi từ những em cá Koi size nhỏ được chọn theo tỷ lệ 1/3000 con, giống cá tốt sẽ có sức sống khỏe, mang lại nhiều giá trị trong tương lai. Giá cá Koi babby cũng nhiều loại giao động từ 900K – 1,500K/con.
Cá mới bắt về cần được cách ly nuôi riêng 14 ngày áp dụng các phương pháp khử khuẩn cho cá sau đó mới cho vào bể nuôi chung. 1/2 lượng nước trong bể nuôi riêng đó là nước lấy từ bể nuôi chung để khi thả cá ra bể chung không bị sốc nước.
Lưu ý đến thức ăn và cám cho cá koi, chú ý đến thành phần vitamin C trong thức ăn của cá để cá koi có sức đề kháng tốt từ đó tăng khả năng chống trọi với bệnh tật. Nên cho cá ăn 2 tiếng/ lần, buổi sáng cho ăn từ 6h – 11h trưa, buổi chiều từ 2h – 6h tối, tuyệt đối không cho cá ăn vào ban đêm. Mỗi lần cho ăn không nên cho ăn nhiều quá.
Người bắt đầu chơi cá Koi cần tìm cho mình một chuyên gia, người có nhiều kinh nghiệm đang sở hữu hồ cá Koi trị giá nhiều tỷ để học hỏi, không nên nghe lời tư vấn từ những người bán cá, chơi cá nghiệp dư.
Cách nuôi và chăm sóc cá koi chi tiết nhất nhằm chia sẻ tất tần tật những kiến thức có liên quan đến việc chăm sóc cá koi dành cho nhiều người đang có ý định chơi làm hồ cá koi.
Trên thực tế, việc nuôi cá koi không quá khó vì loại cá này cũng giống như nhiều loài cá chép khác, rất dễ nuôi và mau lớn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải đặc biệt chú ý đến một số kỹ thuật nuối cá koi cũng như cách chăm sóc, kinh nghiệm nuôi cá Koi thật tốt. Tại sao vậy?.
Về đặc điểm sinh học của cá koi
Môi trường sống chính của cá koi chính là nước ngọt, nhiệt độ phù hợp nhất để cá sinh trường và phát triển nằm trong khoảng 20-25 độ C. Và độ PH thích hợp nhất là từ 7-7.5 ( người nuôi cá koi có thể kiểm tra nguồn nước sinh sống của cá coi bằng các dụng cụ thử PH nước để điều chỉnh độ PH sao cho phù hợp).
Về cách chọn giống và thả thêm loại cá koi mới vào nước
+ Đối với hình dáng của giống cá koi: cá không bị xây xát, hình dáng phải cân đối, không bị dị hình, màu sắc phải rõ nét, tươi sáng, khỏe mạnh, có thể nhanh chóng và dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới. Không nên chỉ lựa chọn những giống cá chậm chạp, thường chỉ nằm một chỗ, vây lưng, vây đuôi bị cụp lại. Một số còn có mầm bệnh như đốm đỏ, thối vây lưng, bị loét ở đuôi học ở lưng.
+ Sau khi mua cá về: Những con cá mới cần phải nuôi ra bể cách lý để dưỡng cá, giúp cá hết mầm bệnh, thời gian trong khoảng 14 ngày. Cho đến khi cá khỏe mạnh lại thì mang thả vào hồ. Muốn dưỡng cá mới mua về, người nuôi cần phải chuẩn bị thêm thùng có chứa hệ thống lọc và sục khí oxy, pha cùng khoảng 5kg muối ( 5kg muối này sẽ pha cùng 1000l nước + 1g tetra nước hoặc tắm cho cá bằng thuốc tím.
+ Đối với cá cũ trong hồ nuôi: Nếu như hồ cá có chứa cá đang bị bệnh thì cần phải xử lý sạch nước trước khi thả thêm cá mới vào hồ. Nếu như cá nuôi trong hồ đã ổn định thì tốt nhất không nên cho thêm cá mới mua vào hồ bởi có thể khiến mầm bệnh xuất hiện. Ngược lại, nếu như hồ cá có cá bị bệnh thì cũng không nên mua thêm cá mới về thả khi chưa xử lý sạch bệnh hoặc mầm bệnh trong hồ.
– Về thức ăn cá koi
Theo kinh nghiệm nuôi cá koi của nhiều người thì đây là loài cá ăn khá tạp, khoảng từ 3 ngày tuổi, sau khi đã tiêu hết noãn hoàng thì chúng có thể ăn tất cả các loại thức ăn như lòng đỏ trứng chín, bo bo, các loại sinh vật phù du. Sau khi ra đời được nửa tháng, chúng sẽ chuyển qua ăn một số loại động vật tầng đáy như loăng quăng, giun… Sự thay đổi về tính ăn của cá koi trong giai đoạn này sẽ làm tỉ lệ con sống bị ảnh hưởng khá lớn.
Vì vậy, theo kinh nghiệm chia sẻ về cách nuôi cá koi mau lớn, người nuôi cần phải chú ý đến việc gây nuôi các sinh vật tầng đáy giúp cung cấp đủ lượng thức ăn dành cho cá.
Tiếp theo, sau khoảng 1 tháng tuổi trở đi, cá sẽ chuyển sang ăn các loại động vật nhỏ hơn như giun, ốc, ấu trùng… Thức ăn này tương tự như các loại giống cá đã trưởng thành. Ngoài ra, cá cũng ăn thêm bã đậu, cám, phân xanh, thóc lép, một số loại thức ăn đã chế biến sẵn dành cho cá ( như gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin, bột cá)…
– Đối với hệ thống lọc dành cho hồ cá koi
Cách nuôi cá koi trong nhà cũng tương tự như cách nuôi cá koi ngoài trời, rất quan trọng đến hệ thống lọc nước. Hệ thống lọc nước cần phải phù hợp với thể tích của bể cá, số lượng cá nuôi trong bể giúp mang đến chất lượng nước tốt nhất để cá sinh trưởng, phát triển.
Khi thay nước trong hồ cá koi cần phải thực hiện theo quy tắc: cứ khoảng 2 ngày thì giảm 1/3 thể tích nước trong hồ cho đến khi nước đã trong trở lại. Cần phải khử clo đối với nước máy thường dùng trước khi đưa vào hồ bằng than hoạt tính hoặc phơi nước từ 1-3 ngày.
Kinh nghiệm nuôi cá koi ngoài trời khi có mưa có khó không?
Cách nuôi cá koi cho các loại hồ cá koi ngoài trời khi thời tiết thay đổi là yếu tố vô cùng quan trong, đặc biệt nếu những cơn mưa kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước của hồ cá cũng như sức khỏe của cá.
Khi gặp mưa lớn kéo dài đối với hồ cá koi ngoài trời cần phải chú ý như sau:
– Điều chỉnh lại lượng thức ăn: Có thể ngưng cho cá ăn khoảng một vài hôm để giúp cá giảm stress và tiêu hóa tốt hơn.
– Kiểm tra độ pH: pH chính là yếu tố dễ bị biến động nhất sau những cơn mưa lớn kéo dài. Sự biến động đột ngột của nồng độ pH sẽ có thể khiến cá koi bị sốc và làm giảm sức đề kháng.
Vì vậy, sau những cơn mưa lớn, người nuôi cần phải kiểm tra pH, cứ 2 giờ một lần trong lúc trời mưa và ngay sau đó để có thể điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời. Tốt hơn hết, nên duy trì pH tại mức thích hợp, khoảng từ 7,5-8,5 và dao động giữa sáng- chiều không vượt quá 0,5 đơn vị. Nếu muốn điều chỉnh pH ngay lúc trời đang mưa thì sử dụng thêm Canxi Cabonat.
– Tăng tuần hoàn, oxi cho cá: Nên bật sủi và thác nước tối đa để giúp tăng lượng oxy cho cá. Bên cạnh đó, cũng sẽ góp phần làm giảm độ độc của nhiều yếu tố khí phụ thuộc vào độ pH như: H2S, NH3…
Sau cơn mưa, cần thực hiện những việc sau:
– Bổ sung vitamin vào thức ăn cá koi giúp cá tăng sức đề kháng
Thay nước: Sau mỗi cơn mưa lớn, việc quan trọng cần làm là thay nước sạch cho hồ càng nhiều càng tốt. Nếu như hồ cá koi được thiết kế chuẩn, có thêm hệ thống xả tràn chuẩn mực thì người chơi nên cho cấp nước tràn hồ thay dần. Lượng nước có thể khoàng từ 20%-50% thể tích hồ là đạt mức an toàn nhất.
Thêm muối ( có thể): Muối sẽ giúp cá giảm được stress, đồng thời đóng vai trò như chất oxy hóa, khử trung, là khắc tinh của vi khuẩn, kí sinh trùng. Tăng cường muối theo liều điều trị cơ bản là 5/1000 nếu như cá có hiện tượng bị nổi gân máu, đỏ mình, ngứa mình.
Tăng cường vi sinh: Nhằm giúp ỏn định, gia tăng nhóm vi sinh có lợi. Tốt hơn hết nên sục thêm khí vào hồ hoặc lọc sẽ mang đến giải pháp tương đối tốt nhằm giúp đẩy mạnh hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi trong hồ. Có thể bổ sung thêm men vi sinh giúp hệ vi sinh có lợi nhanh hơn, trở về trạng thái ổn định tốt hơn.
Kinh nghiệm nuôi cá koi vào mùa hè
Khi cho cá ăn: Để giúp duy trì sức khỏe của cá koi trong suốt mùa hè, thức ăn cá koi phải đảm bảo giàu sinh dưỡng, thực phẩm là loại ít protein, ăn ít nhất 3 lần/ngày. Lượng thức ăn dành cho mỗi lần ăn không nên quá nhiều vì thức ăn không ăn hết sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
Nuôi cá koi phải chú ý đến mầm bệnh: Mùa hè chính là mùa của ký sinh trùng. Nắng nóng sẽ khiến làm tăng thêm các mầm bệnh cũng như ký sinh trùng mà không thể quan sát bằng mắt thường. Do vậy, nếu cá có những biểu hiện lạ như tróc vẩy, cọ xát, run rẩy, lắc thì nên đặc biệt chú ý.
Tăng oxy cho cá Trong các tháng mùa hè, trong hồ sẽ bị giảm đi nồng độ oxy đáng kể, nếu như trong quá trình nuôi cá koi, bạn thấy cá hay bơi gần mặt nước, đốp khí trên mặt nước, chứng tỏ cá đang bị thiếu oxy. Một cách để hồ cá luôn có oxy đó là làm thêm thác nước, còn nếu không có thác nước thì phải thường xuyên thay nước để giúp cung cấp được đủ lượng oxy cần thiết dành cho cá.
Nếu hồ bị bay hơi Nhiệt độ mùa hè càng cao sẽ làm nước bị bay hơi càng nhiều, do vậy, hãy theo dõi mực nước có trong hồ cá koi để có thể thêm nước khi cần thiết và nhớ cần phải loại bỏ hoàn toàn clo trước khi thêm nước vào.
Để cá koi mau lớn, khỏe mạnh thì ngoài viết thiết kế hồ cá koi đúng kĩ thuật, chọn các vật dụng có lợi cho cá koi thì kỹ thuật nuôi cá koi được xem là công việc rất quan trọng dành cho những ai chơi cá cảnh. Vì thế, nếu có bất cứ vấn đề nào liên quan đến việc cách nuôi cá koi, chúng tôi rất sẵn lòng được tư vấn và hỗ trợ quý khách hàng.