Cá, Ếch, lươn Giải pháp nuôi vượt trội - Âu Mỹ AEC

Cá, Ếch, lươn Giải pháp nuôi vượt trội - Âu Mỹ AEC Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Cá, Ếch, lươn Giải pháp nuôi vượt trội - Âu Mỹ AEC, Veterinarian, 408 Đường 7A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh City.

Tư vấn, hướng dẫn cung cấp giải pháp nuôi vượt trội, mô hình nuôi hiệu quả, nuôi mau lớn, khỏe mạnh phòng chống dịch bệnh, giúp các hộ nuôi cá, ếch, lươn có những vụ nuôi thắng lợi.

Sự hấp thụ dinh dưỡng cho tôm, cá, ếch lươn là rất cần thiết, giúp vật nuôi tăng tỷ lệ sống, nhanh lớn, giúp tiết kiệm t...
03/10/2023

Sự hấp thụ dinh dưỡng cho tôm, cá, ếch lươn là rất cần thiết, giúp vật nuôi tăng tỷ lệ sống, nhanh lớn, giúp tiết kiệm thời gian nuôi và chi phí rất nhiều. Nhóm dinh dưỡng quan trọng trong thức ăn không những đạm mà cần cung cấp bổ sung thêm các nhóm khác bao gồm: nhóm vitamin, khoáng chất, acid amin, enzyme, prebiotic và một số thành phần tổng hợp khác.

MUỐN NUÔI TRÚNG PHẢI BIẾT 6 NHÓM DINH DƯỠNG NÀY - NUÔI TÔM CÁ ẾCH LƯƠN - LÊ TRUNG THỰCMuốn nuôi trúng, muốn tôm, cá, ếch, lươn nhanh lớn là điều mà ai cũng m...

📌📌 𝐗𝐔𝐀̂́𝐓 𝐇𝐔𝐘𝐄̂́𝐓 𝐃𝐎 𝐕𝐈 𝐊𝐇𝐔𝐀̂̉𝐍 𝐕𝐀̀ 𝐕𝐈𝐑𝐔𝐒 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐂𝐀́ 𝐓𝐑𝐀̆́𝐌 𝐂𝐎̉ 𝐕𝐀̀ 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐈̣♻️ Cá trắm cỏ thuộc họ cá chép, loại...
29/03/2023

📌📌 𝐗𝐔𝐀̂́𝐓 𝐇𝐔𝐘𝐄̂́𝐓 𝐃𝐎 𝐕𝐈 𝐊𝐇𝐔𝐀̂̉𝐍 𝐕𝐀̀ 𝐕𝐈𝐑𝐔𝐒 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐂𝐀́ 𝐓𝐑𝐀̆́𝐌 𝐂𝐎̉ 𝐕𝐀̀ 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐈̣

♻️ Cá trắm cỏ thuộc họ cá chép, loại cá dần được nuôi phổ biến ở nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, diện tích nuôi càng lớn thì dịch bệnh càng xảy ra thường xuyên. Trong đó, xuất huyết là triệu chứng xuất hiện nhiều nhất trên cá trắm cỏ.

Đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒌𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒄𝒂̉𝒎 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎
🔷 Xuất huyết trên cá trắm cỏ xuất hiện quanh năm, khi trời mát, nhiệt độ từ 25-32oC, thường vào cuối xuân, đầu hè (tháng 3-5) và cuối thu (tháng 8-10). Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện khi trời bão, áp thấp nhiệt đới, khi mà nhiệt độ thay đổi đột ngột, môi trường nuôi bị ô nhiễm trong thời gian dài. Cùng với đó là quá trình chăm sóc cá không tốt, khiến sức đề kháng của cá giảm, dễ nhiễm nhiều mầm bệnh do vi khuẩn và virus.

𝑵𝒉𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒅𝒂̂́𝒖 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒖̉𝒂 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉
🔷 Do môi trường nuôi không ổn định cho sự phát triển của cá, nên ban đầu trước khi nhiễm mầm bệnh gây xuất huyết, cá có thể bị tấn công bởi ký sinh trùng. Những sinh vật này làm da vây cá ửng đỏ, dễ quan sát nhất là ở hốc vây, hoặc đuôi cụt, bị xơ.
🔷 Sau đó là đến mang cá, khi nhiễm ký sinh trùng, nắp mang cá thường hở, bị phồng rộp. Đôi khi các sợi tơ mang màu hồng tím (do thiếu oxy), có nhiều chất nhầy và bị xơ cụt như đuôi cá. Nếu xuất huyết quá nặng, mang cá có thể bị thối, hoại tử, và có nhiều đốm trắng trên các tơ mang và lược mang.

𝑿𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒅𝒐 𝒗𝒊 𝒌𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒄𝒂́ 𝒕𝒓𝒂̆́𝒎 𝒄𝒐̉
🔷 Cả khi nhiễm vi khuẩn và virus thì cá trắm cỏ đều bị xuất huyết rồi chết. Do đó, người nuôi thường lầm tưởng xuất huyết là một bệnh và chỉ do một tác nhân gây ra. Tuy nhiên cần phân biệt rõ nguyên nhân của xuất huyết là do tác nhân nào gây ra để có những biện pháp xử lý phù hợp.
🔷 Để phân biệt tác nhân gây xuất huyết trên cá trắm cỏ, người nuôi cần lưu ý giai đoạn xuất hiện, các triệu chứng bên ngoài và bên trong của bệnh.

𝑷𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒗𝒂̀ đ𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒉𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒄𝒂́ 𝒕𝒓𝒂̆́𝒎 𝒄𝒐̉
☀️ Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho cá:
🔷 Bổ sung thêm các loại rau xanh mà cá thích ăn như su hào, lá bí, lá sắn, cộng thêm các loại thức ăn công nghiệp.
🔷 Tăng cường miễn dịch tự nhiên, cung cấp vitamin tổng hợp, ngăn ngừa trắng mang cho cá bằng cách sử dụng 𝐀𝐧𝐨𝐦𝐢𝐧.
🔷 Ngoài ra, men tiêu hóa 𝐁𝐢𝐨-𝐛𝐚𝐜𝐢𝐥𝐥𝐮𝐬 cũng cần thiết cho cá để tăng sức đề kháng, chống stress khi môi trường sống của cá bị ô nhiễm.
☀️ Tập trung xử lý môi trường nuôi cá:
🔷 Định kỳ 10-15 ngày/lần diệt khuẩn, khử trùng ao nuôi bằng 𝐇𝐢-𝐈𝐨𝐝𝐢𝐧𝐞 𝟗𝟎𝟎𝟎.
🔷 Đặc biệt không được thay nước, nếu bắt buộc phải thay thì cần đảm bảo cẩn thận vì mầm bệnh có thể dễ dàng lây lan qua nguồn nước.
🔷 Sau 48 giờ diệt khuẩn, tiến hành đánh men vi sinh cải thiện và ổn định môi trường nước một cách lâu dài, bên cạnh đó đây cũng là nguồn phát triển thức ăn tự nhiên cho ao nuôi cá trắm cỏ.

—————————
☎️ GỌI NGAY: 𝟎𝟖𝟓𝟓 𝟔𝟕𝟖 𝟔𝟕𝟗 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con trong khi nuôi cá, ếch, lươn
🏢Website: aecaqua.com
🏠Địa chỉ: số 408 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

📌📌 𝐂𝐀́ 𝐂𝐇𝐄́𝐏 𝐁𝐎̉ 𝐀̆𝐍, 𝐋𝐎̛̉ 𝐋𝐎𝐄́𝐓, 𝐂𝐇𝐄̂́𝐓 𝐍𝐇𝐈𝐄̂̀𝐔 ?♻️ Cá chép là loài có diện tích nuôi khá rộng rãi hiện nay. Giống như ...
08/02/2023

📌📌 𝐂𝐀́ 𝐂𝐇𝐄́𝐏 𝐁𝐎̉ 𝐀̆𝐍, 𝐋𝐎̛̉ 𝐋𝐎𝐄́𝐓, 𝐂𝐇𝐄̂́𝐓 𝐍𝐇𝐈𝐄̂̀𝐔 ?

♻️ Cá chép là loài có diện tích nuôi khá rộng rãi hiện nay. Giống như những loài cá khác, cá chép nuôi cũng mắc rất nhiều bệnh. Những triệu chứng bỏ ăn, lở loét trên da, và chết rải rác là thường gặp nhất trên đàn cá nuôi. Một số bệnh thường gặp trên cá chép như sau:

𝑵𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝒗𝒊 𝒌𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏
🔹 Cá chép rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhiều loại khuẩn gây hại rất nhanh chóng khiến cá bị stress và xuất hiện nhiều triệu chứng bất thường. Cá thường nhiễm vi khuẩn Aeromonas, là một loại vi khuẩn cơ hội. Chúng chỉ gây bệnh cho cá chép khi có các yếu tố khác gây stress trước cho cá như đánh bắt xây xát, thả cá với mật độ cao hay môi trường nuôi bị ô nhiễm.
🔹 Khi cá chép khi bị nhiễm khuẩn: trên cơ thể sẽ xuất hiện một mảng lở loét lớn màu đỏ, cá cũng thường bị hoại tử vây, đuôi. Các vết loét thường không sâu, bề mặt trở nên có màu nâu khi nó bị hoại tử hoặc thối rữa. Ngoài ra, có thêm một số triệu chứng khác như tuột vảy, tổn thương phần miệng, mắt bị mờ hoặc lồi, bụng trướng to, xung huyết và tắc nghẽn các nội quan, xuất huyết ở gốc vây, xương nắp mang, xung quanh hậu môn. Bệnh trên cá chép này thường gặp vào cuối xuân, đầu hè.

𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒅𝒐 𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔
🔹 Triệu chứng chính của bệnh do virus Rhabdovirus carpio là xuất huyết. Bệnh này xuất hiện từ giai đoạn giống đến lúc cá trưởng thành. Virus này thường xuất hiện khi nhiệt độ xuống thấp, vào cuối đông đầu xuân. Bệnh do virus này có thể lây lan rất nhanh từ môi trường nước, tỷ lệ thiệt hại có thể lên đến 30%. Cá bệnh thường tách đàn, da sẫm màu, mất cân bằng bơi không định hướng. Bụng cá chướng to, chứa nhiều nước và dịch nhờn, nội quan xuất huyết và sưng to.
🔹 Herpes Virus (KHV) là virus gây bệnh đặc trưng trên cá chép, hay cá KOI nuôi cảnh, không gây bệnh trên cá trắm cỏ. Bệnh cũng xuất hiện khi nhiệt độ thấp. trong vòng 24–48 giờ sau khi nhiễm bệnh cá đã bắt đầu chết với tỷ lệ rất cao. Bệnh gây hại nhiều hơn trên cá giống. Nhiễm virus này, cá chép bị ảnh hưởng nặng ở mang, cá có thể sốc do ngạt thở. Kiểm tra mô học cho thấy mang cá có nhiều đốm hoại tử, tiết rất nhiều nhớt, da thường bạc màu và phồng rộp. Tỷ lệ chết của cá cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiệt độ.

𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒅𝒐 𝒏𝒈𝒐𝒂̣𝒊 𝒌𝒚́ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒖̀𝒏𝒈
🔹 Bệnh do trùng quả dưa gây bệnh trên cá chép thường được gọi là bệnh đốm trắng. Loại ký sinh trùng này rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường. Bệnh này thường xuất hiện và gây chết cá ở giai đoạn cá hương, cá giống và có thể gây hại ở nhiều loài cá. Bệnh này xảy ra mạnh nhất vào cuối xuân đến mùa thu ở miền Bắc. Xuất hiện lúc mát trời vào mùa mưa tháng 7-9 hay các tháng 11, 12 và tháng Giêng ở miền Nam. Da, mang, vây của cá bị nhiễm trùng quả dưa tạo thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi từng đàn lên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.
🔹 Triệu chứng thường thấy khi cá chép nhiễm trùng mỏ neo là xuất hiện những nốt đỏ, xuất huyết, các vùng bị viêm loét trên mình cá, cá thường gầy yếu, đầu to, da mất dần màu sắc bình thường, bơi lờ đờ chậm chạp, phản ứng kém với người và các sinh vật định hại. Khi bị trùng mỏ neo ký sinh, ngoài việc hút chất dinh dưỡng của cá chúng còn làm viêm loét da, vây, mang tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng khác như nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

𝑩𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒅𝒐 𝒏𝒂̂́𝒎
🔹 Nấm thủy mi chính là loại nấm thường gây hại nhất cho cá chép. Nhiều nhất là ở giai đoạn trứng. Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, đến khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm.

𝑷𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛̀𝒂 𝒄𝒂́𝒄 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒄𝒂́ 𝒄𝒉𝒆́𝒑
☀️ Đa số các bệnh trên cá chép đều chưa có thuốc đặc trị, do đó cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp để phòng ngừa các mầm bệnh trước khi chúng có có hội gây bệnh cho cá.

☀️ Đầu tiên là chú ý đến các yếu tố môi trường, tăng cường diệt khuẩn khử trùng ao nuôi định kỳ 10 ngày/lần bằng 𝐇𝐢-𝐈𝐨𝐝𝐢𝐧𝐞 𝟗𝟎𝟎𝟎 hoặc Thuốc tím.

☀️ Nên nuôi cá với mật độ thích hợp, tránh tác động cơ học hoặc do ký sinh trùng làm cá bị tổn thương; duy trì và ổn định nhiệt độ trong ao bằng nhiều cách như duy trì mực nước ao 1,5m, phủ bèo tây 2/3 mặt ao…

☀️ Tăng cường quản lý chăm sóc, cho ăn đủ chất, đủ lượng và đúng thời điểm. Thường xuyên trộn vitamin C, men tiêu hóa 𝐋𝐚𝐜𝐭𝐨 𝐙𝐲𝐦 để nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi.

☀️ Dùng 𝐃𝐑𝐓 𝟗𝟗 diệt ngoại ký sinh trùng và nấm trong nước, đồng thời kiểm soát sự phát triển quá mức.

—————————
☎️ GỌI NGAY: 𝟎𝟖𝟓𝟓 𝟔𝟕𝟖 𝟔𝟕𝟗 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con trong khi nuôi cá, ếch, lươn
🏢Website: aecaqua.com
🏠Địa chỉ: số 408 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

🎉[𝗧𝗛𝗢̂𝗡𝗚 𝗕𝗔́𝗢] 𝐋𝐈̣𝐂𝐇 𝐍𝐆𝐇𝐈̉ 𝐓𝐄̂́𝐓 𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄̂𝐍 Đ𝐀́𝐍 𝟮𝟬𝟮𝟯🔔️☀️Chỉ còn vài tuần nữa là chúng ta sẽ chính thức chào đón Tết Quý Mã...
18/01/2023

🎉[𝗧𝗛𝗢̂𝗡𝗚 𝗕𝗔́𝗢] 𝐋𝐈̣𝐂𝐇 𝐍𝐆𝐇𝐈̉ 𝐓𝐄̂́𝐓 𝐍𝐆𝐔𝐘𝐄̂𝐍 Đ𝐀́𝐍 𝟮𝟬𝟮𝟯🔔️
☀️Chỉ còn vài tuần nữa là chúng ta sẽ chính thức chào đón Tết Quý Mão, công ty Âu Mỹ AEC xin trân trọng thông báo Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán để không ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng dịch vụ của Quý Khách hàng:

🔴 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐧𝐠𝐡𝐢̉: từ ngày 𝟭𝟵/𝟬𝟭/𝟮𝟬𝟮𝟯 đến ngày 𝟮𝟕/𝟬𝟭/𝟮𝟬𝟮𝟯 (tức 𝟐𝟖/𝟭𝟮 đến 𝟎𝟔/𝟬𝟭 âm lịch)
🔴 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜 𝐥𝐚̣𝐢: 𝟐𝟖/𝟬𝟭/𝟮𝟬𝟮𝟯 (tức 𝗺𝘂̀𝗻𝗴 𝟎𝟕 Tết)

💝Âu Mỹ AEC xin gửi lời CẢM ƠN CHÂN THÀNH VÀ SÂU SẮC NHẤT tới Quý khách hàng. Sự ủng hộ và tin tưởng của Quý vị chính là niềm tự hào là thành công lớn nhất của chúng tôi.
✨Nhân dịp năm mới Quý Mão 2023, Âu Mỹ AEC kính chúc Quý khách cùng gia đình một năm mới nhiều sức khỏe, an khang, thịnh vượng và vạn sự như ý!
❤️‍🔥Âu Mỹ AEC xin hẹn Quý khách hàng 1 năm 2023 đầy bứt phá!
Link thông báo chi tiết: https://aumyaec.com/blogs/news/thong-bao-thoi-gian-nghi-tet-nguyen-dan-quy-mao-2023
-------
Mọi chi tiết vướng mắc Quý khách hàng vui lòng gọi về
☎☎ Hotline: 0855 678 679

📌📌 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI♻️ Cá rô phi - một loài cá nước ngọt đặc trưng ở khu vực nhiệt ...
16/01/2023

📌📌 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI

♻️ Cá rô phi - một loài cá nước ngọt đặc trưng ở khu vực nhiệt đới, có giá trị kinh tế cao. Cá rô phi ít xương với lượng thịt cao, rất ngon, bùi, dễ chế biến, thông dụng trong bữa ăn hằng ngày và trở thành đối tượng xuất khẩu chủ lực với tỷ trọng lớn. Do đó, nghề nuôi cá rô phi ngày càng được quan tâm với quy mô công nghiệp và được đầu tư một cách bài bản.

🌟 Đặc điểm của cá rô phi
🔹 Cá rô phi có thân màu hơi tím, vảy sáng bóng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm, vây lưng có những sọc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt.
🔹 Cá rô phi là loài ăn tạp, ăn hầu hết các sinh vật trong ao, cả mùn bã hữu cơ, có khả năng làm sạch môi trường, tiêu diệt các loài động vật nhỏ mang mầm bệnh. Cá rô phi dễ nuôi và dễ thích nghi với nhiều môi trường khác nhau ở nước ngọt, nước mặn, nước phèn nhẹ, chịu được cả ở nguồn nước có hàm lượng NH3 tới 2,4 mg/lít và lượng oxy hòa tan chỉ có 1 mg/lít.
🔹 Cá rô phi nuôi phổ biến hiện nay là rô phi vằn, rô phi xanh và diêu hồng (rô phi đỏ) thuộc giống Oreochromis. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, giàu khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải. Trong đông y có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể.
🔹 Cá rô phi hầu như sinh sản quanh năm, khoảng cách giữa hai lần đẻ cách nhau 20-30 ngày. Đầu tiên con đực sẽ làm tổ dưới đáy ao, tìm con cái ghép đôi và đẻ trứng. Sau đó con cái có nhiệm vụ ấp trứng trong khoang miệng tới khi hết noãn hoàng thì phóng thích cá con ra ngoài. Do đó, thường thì con đực lớn nhanh hơn con cái từ 15-18% sau 4 tháng nuôi vì trong suốt quá trình ấp trứng cá cái không bắt mồi. Vì vậy, nuôi cá rô phi thương phẩm hiện nay hầu như đều là mô hình nuôi đơn tính đực nhằm mục đích thu được lượng thịt cao hơn. Dưới đây là kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính trong ao.

🌟 Chọn vị trí ao và điều kiện nuôi
🔹 Ao nuôi thông thoáng, tốt nhất là hình chữ nhật, dọn sạch cây cỏ trên bờ ao. Tu sửa bờ ao chắc chắn, hệ thống cống rãnh riêng biệt. Bờ ao phải đủ cao để đảm bảo độ sâu của nước, có nguồn nước chủ động để thuận tiện cho việc chăm sóc, cho ăn, thu hoạch.
🔹 Điều kiện thích hợp cho nuôi cá rô phi thương phẩm: nhiệt độ 26-30oC, pH từ 7-8, oxy hòa tan lớn hơn 4mg/lít, độ trong 30-40cm, độ sâu 1,2-1,5m.

🌟 Cải tạo ao và chuẩn bị nước
🔹 Tháo cạn hết nước, vét bùn đáy ao, sau đó tiến hành diệt tạp, bón vôi, phơi ao. Trước tiên dùng vôi bột với liều dùng từ 70 - 100kg/1000m2 rải đều bề mặt ao. Sau đó phơi ao 2-5 ngày để tăng hiệu quả diệt tạp khử trùng của vôi, ngoài ra vôi còn có tác dụng ổn định pH và cung cấp canxi.
🔹 Sau khi phơi ao, chuẩn bị lưới chắn ở cống với kích thước mắt lưới nhỏ để lọc nước vào ao, không cho phép có sự xâm nhập của những loài khác. Khi đạt đủ mực nước, dùng các sản phẩm như DAPLIC hay HI-IODINE 9000 để diệt cá tạp, sát trùng, diệt một số mầm bệnh tồn tại sẵn trong nước.
🔹 Cá rô phi rất cần thức ăn tự nhiên trong suốt thời gian sinh trưởng của nó bởi vì chúng là loài ăn tạp. Do đó, sau 48 giờ xử lý ao với sản phẩm diệt khuẩn, dùng ROBI để tạo trứng nước, thức ăn tự nhiên trong ao. Kết hợp dùng F 9000 cung cấp vitamin và các acid amin cần thiết giúp tăng trọng, kích bắt mồi cho cá nuôi.

🌟 Chọn và thả giống
🔹 Chọn những cá thể đồng đều, cân xứng, không xây xát, mất nhớt, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, hoạt động mạnh mẽ.
🔹 Cá giống chứa trong bao ny lông có bơm oxy để vận chuyển đến ao, trước khi thả phải ngâm túi dưới ao 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài túi, không làm cá sốc nhiệt. Với ao có độ mặn lớn 15 phần nghìn, phải thuần mặn trước khi thả, đổ cá vào thau, cho nước mặn vào từ từ, cách một tiếng nâng 2-3 phần nghìn cho tới khi bằng với độ mặn của ao.
🔹 Để phòng ngừa cá bị bệnh do ngoại ký sinh trùng trước khi thả cá xuống ao nuôi nên tắm cho cá bằng nước muối 2-3% (20-30g/1 lít nước) trong 3-5 phút.
🔹 Thả cá tốt nhất là vào sáng sớm, thả ở đầu gió, mở một đầu túi cho cá tự bơi ra ngoài.
🔹 Cỡ cá giống thường từ 4-6cm. Trong điều kiện chăm sóc và quản lý tốt có thể nuôi ở mật độ 3-5 con/m2. Trong nuôi cá rô phi thâm canh công nghiệp, có máy quạt nước với mật độ 5-10 con/m2. Ngoài ra có thể thả nuôi trong ao nhỏ với mật độ 15-20 con/m2, sau một tháng chuyển sang ao lớn hơn, giảm mật độ.

🌟 Chăm sóc và cho ăn
🔹 Nên trộn thêm Bio Bacillus để tạo hệ vinh sinh vật có lợi trong đường ruột cá, giúp hấp thu và tiêu hóa tốt hơn, ngừa một số bệnh do vi khuẩn và tăng cường khả năng miễn dịch.
🔹 Tháng đầu: lượng thức ăn trong tháng bằng 3-5% trọng lượng đàn cá. Tháng thứ 2: lượng thức ăn trong ngày bằng 2-3% trọng lượng đàn cá. Tháng thứ 3 trở đi: lượng thức ăn trong ngày bằng 0,5-1% trọng lượng cá.
🔹 Định kỳ hoặc khi thời tiết xấu phải bổ sung Ci STRESS tạt 35% để cung cấp vitamin C giúp cá trao đổi chất tốt hơn, chống sốc, giảm stress, giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình nuôi.
🔹 Nên có sàng ăn để giảm thất thoát thức ăn và theo dõi được sức ăn của cá để có những thay đổi phù hợp. Chài cá kiểm tra thường xuyên 10-15 ngày/lần để điều chỉnh lượng thức ăn.

🌟 Quản lý môi trường nuôi
🔹 Cá rô phi sống trong môi trường nước, do đó khi bất cứ yếu tố chất lượng nước nào thay đổi cũng không nhiều thì ít làm ảnh hưởng đến cá nuôi. Đo, kiểm tra thường xuyên để kịp xử lý khi bất thường xảy ra.
🔹 Tu sửa bờ ao, hệ thống cấp thoát nước. Đối với những ao nuôi thâm canh mật độ cao cần bố trí quạt nước hoặc máy sục khí trong ao để cung cấp oxy cho ao vào những thời điểm oxy bị thiếu (thường vào khoảng 12 giờ đêm đến 5 giờ sáng).
🔹 Từ tháng thứ hai trở đi, mỗi tháng nên thay nước 2-3 lần, mỗi lần 30%. Ngoài ra khi độ trong quá thấp hoặc có nhiều bọt khí ở góc ao cuối gió cũng cần thay nước với khoảng 40-50%.

—————————
☎️ GỌI NGAY: 𝟎𝟖𝟓𝟓 𝟔𝟕𝟖 𝟔𝟕𝟗 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con trong khi nuôi cá, ếch, lươn
🏢Website: aecaqua.com
🏠Địa chỉ: số 408 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

𝐐𝐔𝐘 𝐓𝐑𝐈̀𝐍𝐇 𝐊𝐘̃ 𝐓𝐇𝐔𝐀̣̂𝐓 𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐂𝐀́ 𝐓𝐑𝐀 𝐆𝐈𝐎̂́𝐍𝐆Nghề nuôi cá tra giống phát triển ngay sau khi sau việc xuất khẩu cá tra th...
14/01/2023

𝐐𝐔𝐘 𝐓𝐑𝐈̀𝐍𝐇 𝐊𝐘̃ 𝐓𝐇𝐔𝐀̣̂𝐓 𝐔̛𝐎̛𝐍𝐆 𝐂𝐀́ 𝐓𝐑𝐀 𝐆𝐈𝐎̂́𝐍𝐆

Nghề nuôi cá tra giống phát triển ngay sau khi sau việc xuất khẩu cá tra thành công lớn. Trước đó cá tra được vớt từ tự nhiên để ươm nuôi nhưng khi nhu cầu sản lượng lớn thì việc sản xuất và ương giống cá tra đi liền với sự phát triển của cả ngành cá tra.

1. 𝑪𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 𝒃𝒊̣ 𝒂𝒐 𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈
Nguồn nước đảm bảo có đủ trữ để thay nước trường hợp cần. Điều kiện nước đảm bảo pH, kim loại nặng, phèn… để giảm được chi phí xử lý đầu vào.

Diện tích ao ương cần tối thiểu 200m2, độ sâu từ 1-1,5m. Độ cao ao nên thiết kế phù hợp thủy triều để giảm chi phí bơm xả nước. Nếu có điều kiện nên có cống cấp và xả riêng biệt.

Nên có ao lắng, ao xử lý nước thải.

2. 𝑪𝒂̉𝒊 𝒕𝒂̣𝒐 𝒂𝒐
Vệ sinh ao
- Tát cạn ao, bắt hết cá tạp và địch hại
- Sên vét bùn đáy ao còn lại khoảng 10-15 cm bùn non, tu sửa bờ ao
- Bón vôi để diệt giáp xác, lượng vôi bón 7-10 kg/100m2
- Phơi đáy ao 1-3 ngày.

Lấy nước vào ao
- Nếu có ao lắng thì cho nước vào ao lắng và diệt khuẩn trước khi đưa vào ao ương. Nếu không thì khi lấy nước ao đủ nên diệt khuẩn nước.
- Lấy nước vào ao qua túi lọc cẩn thận phòng địch hại. Nếu sau vài ngày phát hiện địch hại nên tiến hành diệt tạp trước khi thả giống.
- Tiến hành bón vôi đảm bảo pH ổn định. Hoặc có thể bón phân urê kết hợp với phân lân, mỗi loại 0,5kg/100m2 dể gây màu nước.
- Sau 2 ngày dùng 𝐀𝐍𝐎𝐌𝐈𝐍 để gây thức ăn tự nhiên.

3. 𝑪𝒉𝒐̣𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂̉ 𝒄𝒂́ 𝒃𝒐̣̂𝒕
- Chọn cá bột khỏe mạnh: bơi nhanh nhẹn, màu sắc sáng, không bị dị hình…
- Mật độ thả từ 250-400 bột/m2.
- Thả cá tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát. Cho các bao cá bột vào ao từ 15-20 phút trước khi mở bao để thả.

4. 𝑪𝒉𝒂̆𝒎 𝒔𝒐́𝒄 𝒄𝒂́ 𝒕𝒓𝒂 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈
- Thời gian đầu cá ăn thức ăn tự nhiên nhưng nguồn thức ăn đó không đủ vì thế nên bổ sung thêm một số thức ăn khác cho cá.
- Trong 10 ngày đầu tiên sau khi thả cá, cá sẽ sử dụng lượng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, chúng ta phải thường xuyên bổ sung thêm trứng nước, trùng chỉ
- Sau 10 ngày tập cho ăn thức ăn công nghiệp để hạn chế gây ô nhiễm môi trường nuôi, chọn thức ăn phù hợp với cỡ miệng của cá. Giai đoạn cá giống yêu cầu độ đạm cao > 30%, tỷ lệ cho ăn 5-8%. Tuy nhiên tùy theo điều kiện môi trường, sức khỏe cá để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Tránh cho ăn thừa làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ao nuôi và cho ăn thiếu làm giảm tốc độ tăng trưởng của cá…
- Trong quá trình nuôi thường xuyên bổ sung thêm vitamin, khoáng chất như 𝐅 𝟗𝟎𝟎𝟎 để đảm bảo cá khỏe mạnh.
- Khi cá được 30 ngày tuổi ao nuôi bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm nên dùng 𝐀𝐄𝐂-𝐂𝐎𝐏𝐄𝐅𝐋𝐎𝐂 giúp ổn định môi trường, cá phát triển tốt và ít bệnh hơn.

5. 𝑷𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒐̂́ 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒈𝒂̣̆𝒑 𝒌𝒉𝒊 𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒂́ 𝒕𝒓𝒂 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈
a. Cá giống xuất huyết ruột và hậu môn
Điều kiện xảy ra bệnh: môi trường ao nuôi xấu, mầm bệnh trong ao nuôi ao.
Dấu hiệu: Một số cá giảm ăn bơi lờ đờ, chết lẻ tẻ. Khi cá chết hậu môn sưng đỏ.
Phòng bệnh: Trộn 𝐁𝐈𝐎-𝐁𝐀𝐂𝐈𝐋𝐋𝐔𝐒 trong ngày suốt quá trình nuôi.

b. Cá giống nhiễm nội ký sinh trùng
Điều kiện xảy ra bệnh: Mùa bùng phát ký sinh trùng, nguồn nước cấp không đảm bảo.
Dấu hiệu: Ao cá tra giống xuất hiện một số cá vọt lên mặt nước xoay vòng rồi chìm xuống chết. Cá giống lớn khi xé nội tạng thấy cá đốm gạo hoặc đốm trắng hoặc giun trong túi mật.
Phòng bệnh: Hạn chế mở cống vào mùa dịch, giữ ao luôn đảm bảo môi trường tốt. Dùng định kỳ 𝐈𝐍 𝐁𝐄𝐒𝐓 1kg/7-10 tấn cá nuôi.

c. Cá giống bệnh xuất huyết phù đầu
Dấu hiệu: Cá chết lẻ tẻ, có dấu hiệu xuất huyết ngoài da, có đốm đỏ nhô lên giữa đỉnh đầu.
Điều kiện xảy ra dịch bệnh: Thời tiết nắng nóng, mùa dịch.
Phòng bệnh: Dùng 𝐄𝐌𝐒 𝟔𝟎𝟎𝟎 định kỳ 1 ngày giảm số lượng mầm bệnh trong ao.

d. Cá giống bệnh gan thận mủ
Dấu hiệu: Cá chết số lượng lớn, khi xé nội tạng xuất hiện các đốm trắng sửa trên thận dần đến gan.
Phòng bệnh: Hạn chế mở cống mùa dịch bệnh. Định kỳ bổ sung cân bằng dinh dưỡng cho cá như cá Vitamin và Premix.

6. 𝑻𝒉𝒖 𝒉𝒐𝒂̣𝒄𝒉 𝒄𝒂́ 𝒕𝒓𝒂 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈
Kích cỡ cá hương, cá giống sau khi thu hoạch như sau:
- Từ cá bột lên hương sau 3 tuần đạt chiều dài thân 2,7-3cm, chiều cao thân 0,7cm.
- Cá giống: từ cá hương nuôi lên cá giống sau 40-50 ngày cá đạt chiều dài thân 8-10 cm, chiều cao thân 2 cm.
- Cá giống lớn: từ cá giống nuôi lên cá giống lớn 30-40 ngày cá đạt chiều dài thân 16-20 cm, chiều cao thân 3 cm.
- Ương từ cá hương lên cá giống 60-70 ngày cá đạt chiều dài thân 10-12 cm.

Chú ý: Khi thu hoạch cá giống phải ngừng cho ăn trước 6 giờ và trước khi vận chuyển cá phải để cá vào trong bể nước có dòng chảy để cá thải hết phân và chất thải khác.

—————————
☎️ GỌI NGAY: 𝟎𝟖𝟓𝟓 𝟔𝟕𝟖 𝟔𝟕𝟗 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con trong khi nuôi cá, ếch, lươn
🏢Website: aecaqua.com
🏠Địa chỉ: số 408 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

𝐓𝐘̉ 𝐋𝐄̣̂ 𝐂𝐀́𝐂 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐏𝐇𝐎̂̉ 𝐁𝐈𝐄̂́𝐍 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐂𝐀́ 𝐓𝐑𝐀 𝐆𝐈𝐎̂́𝐍𝐆 𝐕𝐀̀ 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐈̣𝑵𝒈𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒕𝒉𝒖̛́ 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕Đầu tiên, người n...
28/12/2022

𝐓𝐘̉ 𝐋𝐄̣̂ 𝐂𝐀́𝐂 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐏𝐇𝐎̂̉ 𝐁𝐈𝐄̂́𝐍 𝐓𝐑𝐄̂𝐍 𝐂𝐀́ 𝐓𝐑𝐀 𝐆𝐈𝐎̂́𝐍𝐆 𝐕𝐀̀ 𝐂𝐀́𝐂𝐇 𝐏𝐇𝐎̀𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐈̣

𝑵𝒈𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒕𝒉𝒖̛́ 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕
Đầu tiên, người nuôi ở các tỉnh trên đã được phỏng vấn bằng một bảng câu hỏi về bệnh trên cá tra trong giai đoạn ương giống. Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh gan thận mủ (BNP) là 75%, bệnh xuất huyết do Aeromonas (MAS) là 60%, bệnh do ký sinh trùng là 48%, bệnh nấm saprolegnia là 19%, bệnh xanh mang và gan là 17%, bệnh thối đuôi là 14% và bệnh sưng phù, b**g bóng nước là 3%. Có đến 88% người nuôi cho biết cá của họ mắc nhiều hơn một bệnh trên trong vụ nuôi vừa qua.

Kết quả có đến 43% người nuôi được phỏng vấn cho biết đã sử dụng kháng sinh để phòng bệnh ngay từ giai đoạn này. Nhiều nghiên cứu trước đó về tỷ lệ sử dụng kháng sinh trên cá tra đã diễn ra. Năm 2009 có 32% người nuôi cá tra thương phẩm ở Việt Nam sử dụng kháng sinh trước khi thả giống, năm 2011 có ít nhất 34% trại ương cá tra dùng kháng sinh để phòng và cả điều trị bệnh. Một phát hiện khá quan trọng liên quan đến việc sử dụng kháng sinh là không thể tìm thấy bất kỳ tác dụng nào của việc sử dụng kháng sinh đối với tỷ lệ mắc gan thận mủ, xuất huyết hoặc bệnh ký sinh trùng trong nghiên cứu này. Điều đó cho thấy áp dụng kháng sinh là không hiệu quả.

Mặc khác các chương trình hạn chế kháng sinh dường như chỉ áp dụng tại các trại lớn, chưa được phổ biến tại các trang trại nhỏ, nên tỷ lệ sử dụng kháng sinh vẫn cao ở cá tra qua các năm. Cá tra xuất khẩu không nhiễm kháng sinh và sự giảm thiểu dư lượng kháng sinh trong toàn ngành, nhưng điều quan trọng là những kết quả đó không chỉ nên phản ánh các công ty lớn mà phải bao gồm cả các hộ sản xuất nhỏ.

𝑵𝒈𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒖̛́𝒖 𝒕𝒉𝒖̛́ 𝒉𝒂𝒊
Trong nghiên cứu thứ hai, cá từ 48 ao ương được chọn ngẫu nhiên để lấy mẫu. Các mầm bệnh có tỷ lệ nhiễm cao là: trùng bánh xe Trichodina 48%, vi khuẩn gan thận mủ Edwardsiella ictaluri 40%, vi khuẩn gây xuất huyết Aeromonas hydrophila 23%, nấm Fusarium spp. gây bệnh sưng b**g bóng cá bệnh 9,7% và nấm Aspergillus spp. 9,4%. Tỷ lệ lưu hành cao của các mầm bệnh này là đáng lo ngại và các biện pháp phòng ngừa hiện tại cần phải được cải thiện.

Việc đồng nhiễm bệnh trên cá xảy ra thường xuyên, số lượng bệnh đồng nhiễm trong một vụ nuôi có thể lên đến số 5. Những bệnh này có thể không có xảy ra cùng một lúc, nhưng nhiều bệnh vào những thời điểm khác nhau có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong tổng thể cao hơn so với khi nhiễm bệnh đơn lẻ.

Số lượng lớn cá bị nhiễm bệnh kép kết luận rằng khả năng phục hồi của cá rất thấp, nên chiến lược phòng ngừa sẽ có hiệu quả khi tập trung vào nhiều mặt, thay vì tập trung vào một bệnh đơn lẻ.

Kết quả của các nghiên cứu này sẽ giúp người nuôi hiểu được mối nguy hại của mầm bệnh tại những trại ương cá tra giống ở Đồng bằng sông Cửu Long, và giúp giảm thiểu sự tổn thất do các mầm bệnh này gây ra.

𝑷𝒉𝒂̂𝒏 𝒕𝒊́𝒄𝒉 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒐̂́ 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒎𝒂̀ 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 đ𝒂̃ 𝒂́𝒑 𝒅𝒖̣𝒏𝒈
𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐧𝐡𝐚̂́𝐭, Bắt đầu tập cho cá ăn thức ăn công nghiệp trễ hơn để phòng vi khuẩn Aeromonas và Edwardsiella ictaluri gây gan thận mủ. Điều này giúp cá có các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn, tăng khả năng phòng bệnh truyền nhiễm. Nhìn chung người nuôi đã bắt đầu tập cho cá ăn quá sớm, trung bình là 18 ngày sau khi thả giống.

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐡𝐚𝐢, Dùng Iodine để diệt khuẩn gây bệnh gan thận mủ. Hi-Iodine 9000 có hoạt tính kháng khuẩn tốt đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐛𝐚, Tháo cạn và vét sạch bùn đáy ao để ngừa ký sinh trùng. Bùn chứa thức ăn thừa và phân từ vụ trước và đây là nơi có thể thúc đẩy sự phát triển của ký sinh trùng hoặc chứa ký sinh trùng. Hay cũng có thể chứa dư lượng hóa chất được sử dụng trong các vụ trước. Nên cần rút cạn trong vụ nuôi kế tiếp.

𝐓𝐡𝐮̛́ 𝐭𝐮̛, Rút ngắn thời gian từ khi lấy nước vào ao đến khi thả cá để hạn chế ký sinh trùng. Đây là giai đoạn ký sinh trùng tác động nhiều nhất. Do đó, cần sử dụng DRT 99 trong giai đoạn này.

Mặc dù không có biện pháp nào trong số bốn biện pháp trên có tác dụng bảo vệ tuyệt đối với cả ba bệnh (gan thận mủ, xuất huyết và bệnh do ký sinh trùng), nhưng cũng không có biện pháp nào mang lại tác dụng phụ, do đó những phương pháp phòng ngừa này sẽ có hiệu quả, giảm gánh nặng về dịch bệnh trong ương cá tra giống.

Ngoài ra cũng có nhiều biện pháp mới được áp dụng và cho thấy những hiệu quả nhất định. Ví dụ như việc nuôi cá tra trong một hệ thống tuần hoàn. Ở đây, những điều kiện tiên tiến của mô hình sẽ giúp giảm đáng kể mầm bệnh. Tuy nhiên hạn chế là phải có vốn đầu tư lớn. Hoặc biện pháp tiêm chủng và chọn lọc di truyền, tuy nhiên cũng khá tốn kém nên cần được nghiên cứu thêm để sử dụng trong tương lai.

—————————
☎️ GỌI NGAY: 𝟎𝟖𝟓𝟓 𝟔𝟕𝟖 𝟔𝟕𝟗 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con trong khi nuôi cá, ếch, lươn
🏢Website: aecaqua.com
🏠Địa chỉ: số 408 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

💙 Cảm ơn bạn vì tất cả sự tin tưởng và đồng hành của bạn dành cho Âu Mỹ AEC🎄 Chúc bạn và gia đình có một mùa Giáng Sinh ...
24/12/2022

💙 Cảm ơn bạn vì tất cả sự tin tưởng và đồng hành của bạn dành cho Âu Mỹ AEC

🎄 Chúc bạn và gia đình có một mùa Giáng Sinh vui vẻ, an lành, ấm áp cùng một năm mới ngập tràn hạnh phúc

𝐃𝐔̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̣ 𝐍𝐔𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐎̂̀𝐍𝐆 - 𝐍𝐆𝐔𝐎̂̀𝐍 𝐋𝐀̂𝐘 𝐓𝐑𝐔𝐘𝐄̂̀𝐍 𝐌𝐀̂̀𝐌 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐂𝐇𝐎 𝐓𝐎̂𝐌 𝐂𝐀́Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ lâu là...
22/11/2022

𝐃𝐔̣𝐍𝐆 𝐂𝐔̣ 𝐍𝐔𝐎̂𝐈 𝐓𝐑𝐎̂̀𝐍𝐆 - 𝐍𝐆𝐔𝐎̂̀𝐍 𝐋𝐀̂𝐘 𝐓𝐑𝐔𝐘𝐄̂̀𝐍 𝐌𝐀̂̀𝐌 𝐁𝐄̣̂𝐍𝐇 𝐂𝐇𝐎 𝐓𝐎̂𝐌 𝐂𝐀́

Ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ lâu là nguồn sinh kế cho nhiều hộ dân ở các nước khu vực ven biển. Nhờ vào quá trình phát triển từ lâu đời, nên chỉ riêng trong quá trình nuôi thì cũng đã có rất nhiều dụng cụ, vật liệu được sử dụng. Và đó chính là nguồn lây truyền mầm bệnh, cũng như gây stress cho nhiều loài vật nuôi dưới nước nếu được sử dụng và bảo quản không đúng cách.

𝑴𝒐̣̂𝒕 𝒔𝒐̂́ 𝒏𝒈𝒖̛ 𝒄𝒖̣ 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒅𝒖̀𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒏𝒖𝒐̂𝒊 𝒕𝒐̂𝒎 𝒄𝒂́
- Nhá là dụng cụ thường sử dụng nhất trong nuôi tôm. Người ta dùng nhá để kiểm soát lượng thức ăn, biết được mức độ tiêu thụ thức ăn của tôm nuôi. Từ đó, tăng giảm lượng thức ăn cho phù hợp với mật độ nuôi.
- Vợt được sử dụng với nhiều kích thước khác nhau, khi cần thiết sẽ dùng để vớt xác tảo, bọt nước hay thậm chí là xác tôm cá nổi trên bề mặt khi vật nuôi chết.
- Một số khu vực nuôi cũng thường xuyên dùng lưới kéo tôm cá theo cách thu tỉa hay thu toàn bộ.
- Chài tôm thường xảy ra khi tôm gần đạt kích thước thương phẩm có thể bán đi, ngoài ra chài cũng dùng thu hoạch tôm cá ở một vài khu nuôi.
Những địa điểm và mô hình nuôi khác nhau sẽ sử dụng thêm một số dụng cụ khác nhau. Nhưng điều giống nhau là những dụng cụ này đa số được làm bằng lưới.

𝑻𝒂̣𝒊 𝒔𝒂𝒐 𝒄𝒂́𝒄 𝒅𝒖̣𝒏𝒈 𝒄𝒖̣ 𝒏𝒂̀𝒚 𝒍𝒂̣𝒊 𝒄𝒉𝒖̛́𝒂 𝒎𝒂̂̀𝒎 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 ?
Trong một hệ thống nuôi tôm cá có nhiều ao/hồ, việc sử dụng chung các dụng cụ, ngư cụ là thường xuyên xảy ra. Điều này đang tạo cơ hội cho việc lan truyền mầm bệnh, khi một ao nuôi bị bệnh, vi khuẩn trong ao rất nhiều và thường bám trên lưới của các dụng cụ, từ ao này qua ao kia sẽ mang theo chúng, rồi lây nhiễm và phát triển trong môi trường nước. Sau đó là sự xâm nhập gây bệnh của vi khuẩn từ môi trường nước vào cơ thể vật nuôi.

Trước khi bắt đầu một vụ nuôi, các dụng cụ như nhá, chài đều được vệ sinh. Tuy nhiên việc này lại rất sơ sài, do đó rất có thể tồn lưu lại mầm bệnh còn bám lại. Có trường hợp còn không hề được chùi rửa mà các dụng cụ này được sử dụng liên tục cho nhiều vụ nuôi dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, càng về những vụ nuôi sau thì càng nặng hơn, càng dễ dẫn đến việc phát sinh nhiều mầm bệnh. Việc bảo quản dụng cụ cũng còn rất sơ sài, trước khi được bảo quản thì hầu như các dụng cụ này đều không được vệ sinh sạch sẽ, do đó nhiều mầm bệnh có thể bám và lây lan sau khi được sử dụng lại.

𝑴𝒖̛́𝒄 đ𝒐̣̂ 𝒈𝒂̂𝒚 𝒉𝒂̣𝒊 𝒄𝒉𝒐 𝒒𝒖𝒂́ 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝒏𝒖𝒐̂𝒊
Sự lây nhiễm của các vi khuẩn bám trên dụng cụ từ ao này sang ao khác sẽ có nguy cơ lây lan dịch bệnh giữa các ao trong khu vực nuôi. Từ đó, làm dịch bệnh phát sinh trên diện rộng, lan nhanh trong toàn bộ khu vực. Mức độ lây truyền của vi khuẩn là rất lớn khi sử dụng chung dụng cụ như thế, nhất là ở những ao nuôi gần sát bên nhau.

Ở mức độ nhẹ hơn, tôm cá nuôi sẽ không bị lây lan dịch bệnh nhưng các dụng cụ này khi được sử dụng sẽ làm vật nuôi suy giảm sức khỏe và bị stress, do sự tác động quá đột ngột, tôm cá rất dễ bỏ ăn, trở nên yếu ớt và mất dần năng lượng. Do đó, thời gian nào trong giai đoạn nuôi là thích hợp để sử dụng những dụng cụ này thì cần phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng.

𝑩𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒌𝒉𝒂̆́𝒄 𝒑𝒉𝒖̣𝒄
Trước và sau vụ nuôi đều phải vệ sinh các dụng cụ, hơn nửa là phải định kỳ xử lý bằng 𝐇𝐢 𝐈𝐨𝐝𝐢𝐧𝐞 𝟗𝟎𝟎𝟎 diệt khuẩn mạnh bằng cách pha loãng rồi phun đều bề mặt hay ngâm trong một thời gian nhất định rồi xả lại với nước.

Bảo quản thật kỹ lưỡng, nên vệ sinh rồi đặt tại một vị trí nhất định, không phơi nắng quá lâu. Vệ sinh thường xuyên cũng như trước khi bắt đầu vụ mới và lúc sử dụng xong khi hết vụ. Trong quá trình nuôi cũng nên thường xuyên kiểm tra các dụng cụ như quạt, vó, lưới để có những xử lý phù hợp khi có bất thường xảy ra.

—————————
☎️ GỌI NGAY: 𝟎𝟖𝟓𝟓 𝟔𝟕𝟖 𝟔𝟕𝟗 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con trong khi nuôi cá, ếch, lươn
🏢Website: aecaqua.com
🏠Địa chỉ: số 408 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐒𝐀́𝐓 𝐌𝐀̀𝐔 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 Đ𝐀́𝐍𝐇 𝐆𝐈𝐀́ 𝐂𝐇𝐀̂́𝐓 𝐋𝐔̛𝐎̛̣𝐍𝐆 𝐃𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐔̛𝐎̛̃𝐍𝐆Trong nuôi thủy sản ta chú ý đến màu giả của nước nhiều h...
29/10/2022

𝐐𝐔𝐀𝐍 𝐒𝐀́𝐓 𝐌𝐀̀𝐔 𝐍𝐔̛𝐎̛́𝐂 Đ𝐀́𝐍𝐇 𝐆𝐈𝐀́ 𝐂𝐇𝐀̂́𝐓 𝐋𝐔̛𝐎̛̣𝐍𝐆 𝐃𝐈𝐍𝐇 𝐃𝐔̛𝐎̛̃𝐍𝐆

Trong nuôi thủy sản ta chú ý đến màu giả của nước nhiều hơn, vì qua đó có thể đánh giá sơ bộ môi trường nước đó giàu hay nghèo dinh dưỡng. Chất lượng nước sẽ được đánh giá chủ yếu bằng cách quan sát màu nước trong ao nuôi, đây là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

Trên thực tế, nước trong ao nuôi thường có màu do sự xuất hiện của các hợp chất hữu cơ hòa tan hay không hòa tan, hay do sự phát triển của tảo. Có thể chia màu nước làm 2 dạng, màu thực và màu giả. Màu thực của nước là màu do các hợp chất hòa tan trong nước gây ra, màu giả là màu của các hợp chất không hòa tan.

𝐌𝐚̀𝐮 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐱𝐚𝐧𝐡 𝐧𝐡𝐚̣𝐭 (đ𝐨̣𝐭 𝐜𝐡𝐮𝐨̂́𝐢 𝐧𝐨𝐧)
Màu xanh nhạt do sự phát triển của tảo lục (chlorophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh trong môi trường nước ngọt hoặc nước lợ nhạt (dưới 10 phần nghìn). Đây cũng là màu nước thích hợp nhất để nuôi thủy sản, tảo lục ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, còn có tác dụng ổn định các yếu tố thủy lý hóa trong ao, hấp thu các chất hữu cơ thông qua đó làm giảm lượng khí độc trong ao. Người nuôi nên cố gắng duy trì màu nước xanh nhạt, như vậy các loài thủy sản sẽ phát triển tốt hơn.

𝐌𝐚̀𝐮 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐱𝐚𝐧𝐡 đ𝐚̣̂𝐦 (𝐱𝐚𝐧𝐡 𝐫𝐞̂𝐮)
Nước có màu xanh đậm là do sự phát triển của tảo lam (Cyanophyta), loài tảo này phát triển mạnh cả trong môi trường nước ngọt, lợ, mặn. Nếu nước trong ao nuôi có màu này thì cần có biện pháp làm giảm lượng tảo, vì đây là loại tảo không tốt cho các loài thủy sản. Hơn nữa, nếu tảo lam phát triển quá mức có thể tiết ra chất độc làm chết cá. Bên cạnh đó, còn có thể gây thiếu oxy về đêm do tảo hô hấp quá mức.

𝐌𝐚̀𝐮 𝐯𝐚̀𝐧𝐠 𝐧𝐚̂𝐮 (𝐦𝐚̀𝐮 𝐧𝐮̛𝐨̛́𝐜 𝐭𝐫𝐚̀)
Nước có màu vàng nâu do sự phát triển của tảo silic (Bacillariophyta), loài tảo này thường phát triển mạnh ở môi trường nước lợ, mặn vào đầu vụ nuôi. Đây là màu nước thích hợp nhất để nuôi các loài thủy sản nước lợ, mặn.

𝐌𝐚̀𝐮 𝐯𝐚̀𝐧𝐠 𝐜𝐚𝐦 (𝐦𝐚̀𝐮 𝐠𝐢̉ 𝐬𝐚̆́𝐭)
Màu này thường xuất hiện ở các ao nuôi mới đào trên vùng đất phèn. Màu cam là do đất phèn tiềm tàng (FeS2) bị oxy hóa tạo thành các váng sắt. Đối với ao có màu nước vàng cam cần có biện pháp khử phèn trước khi thả nuôi, có thể sử dụng vôi nông nghiệp hay bơm, xả nước nhiều lần để rửa trôi lượng phèn trong ao. Đối với các ao đang nuôi thì cần rải thêm vôi trên bờ ao để tránh hiện tượng pH giảm đột ngột khi trời mưa.

𝐌𝐚̀𝐮 đ𝐨̉ 𝐠𝐚̣𝐜𝐡 (𝐦𝐚̀𝐮 đ𝐨̉ đ𝐚̂́𝐭)
Nước có nhiều phù sa do đất cát bị xói mòn từ vùng thượng nguồn được dòng nước mang đến vùng hạ lưu. Trong ao nuôi thủy sản ít khi có màu nước như vậy, tuy nhiên vùng ĐBSCL hay gặp nước đỏ gạch trên các con kênh, sông khi chuẩn bị sắp có lũ về. Người nuôi cần lưu ý không nên cấp nước vào ao lúc này, vì lượng phù sa nhiều sẽ làm tôm, cá khó hô hấp và giảm khả năng bắt mồi. Tốt nhất là nên cấp nước vào ao lắng trước khi cung cấp cho các ao đang nuôi.

𝐌𝐚̀𝐮 𝐧𝐚̂𝐮 đ𝐞𝐧
Nước có màu nâu đen do trong nước có chứa nhiều vật chất hữu cơ. Màu nước này thường thấy ở các ao nuôi có hệ thống cấp, thoát nước không tốt, trong quá trình nuôi không quản lý tốt môi trường, cho ăn dư thừa nhiều sẽ dể làm nước ao nuôi có màu nâu đen. Trường hợp này hàm lượng oxy hòa tan rất thấp, vì vậy cần có biện pháp xử lý ngay.
Có thể thay nước nhiều lần đến khi hết màu nâu đen, hoặc kết hợp sử dụng thêm các loại chế phẩm sinh học, hóa chất có thể hấp thu khí độc. Bên cạnh đó, nếu thấy tôm, cá có hiện tượng thiếu oxy cần sử dụng quạt đảo nước hoặc các loại hóa chất cung cấp oxy tức thời, nhằm làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại.

Quan sát màu nước trong ao nuôi là phương pháp dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Thông qua đó sẽ có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tôm, cá sinh trưởng và phát triển. Có như vậy, chi phí đầu vào sẽ giảm thấp, lợi nhuận từ việc nuôi thủy sản cũng sẽ tăng lên đáng kể.

—————————
☎️ GỌI NGAY: 𝟎𝟖𝟓𝟓 𝟔𝟕𝟖 𝟔𝟕𝟗 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con trong khi nuôi cá, ếch, lươn
🏢Website: aecaqua.com
🏠Địa chỉ: số 408 đường 7A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

Address

408 Đường 7A, Bình Trị Đông B, Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City
700000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cá, Ếch, lươn Giải pháp nuôi vượt trội - Âu Mỹ AEC posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cá, Ếch, lươn Giải pháp nuôi vượt trội - Âu Mỹ AEC:

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services


Other Veterinarians in Ho Chi Minh City

Show All