08/10/2022
Cún Con xin chia sẻ một số thông tin về bệnh FCV trên mèo.
Feline calicivirus (FCV) là một loại virus rất dễ lây lan, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (URIs) hay còn gọi là cúm mèo.
❓️FCV là gì và nó được lan truyền như thế nào?
Calicivirus mèo (FCV) là một loại virus nhỏ chủ yếu gây nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp trên (URI) , mặc dù nó cũng có liên quan đến một số bệnh khác (xem bên dưới). Virus dễ dàng lây truyền giữa những con mèo thông qua:
• Tiếp xúc trực tiếp: nước bọt, dịch tiết mắt, mũi, miệng
• Hít phải khi mèo bệnh hắt hơi (giọt bắn)
• Ăn cùng bát ăn và sử dụng chung khay cát.
• Môi trường tạp nhiễm ( bao gồm: nệm ngủ, dụng cụ grooming…)
• Vi rút Calici có khả năng tồn tại đến 1 tháng trong môi trường mặc dù khó có thể tồn tại hớn 14 ngày.
Một đặc điểm của FCV là virus biến đổi dễ dàng trong quá trình sao chép và điều này có nghĩa là nhiều chủng virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên, một số trong đó gây bệnh nhiều hơn so với các chủng khác (ví dụ, là nguyên nhân gây bệnh nặng hơn).
❗️❗️Triệu chứng lâm sàng:
✅️Viêm đường hô hấp trên cấp tính: các dấu hiệu bao gồm hắt hơi, xổ mũi, chảy nước mắt, viêm kết mạc, loét lưỡi, lờ đờ, biếng ăn và sốt. Các dấu hiệu có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần và khác nhau về mức độ nghiêm trọng. Ở mèo con, virus cũng có thể gây viêm phổi.
✅️Viêm nướu và viêm tế bào Soma: viêm nướu mãn tính cũng là một bệnh phổ biến ở mèo, mặc dù nguyên nhân cơ bản chưa được xác định nhưng virut Calici đã được phân lập ở những con mèo bị viêm nướu. Mặc dù vậy, đây không phải là một căn bệnh đơn giản, vì những con mèo khác tiếp xúc với virus từ một con mèo bị viêm nướu mãn tính thường sẽ chỉ phát triển các dấu hiệu hô hấp trên.
✅️Hội chứng khập khiễng: đôi khi, ở những con mèo con nói riêng, nhiễm FCV cũng có thể gây viêm khớp. Đây là một vấn đề thoáng qua, thường chỉ kéo dài một vài ngày, nhưng mèo con hoặc mèo nhiễm bệnh có thể cực kỳ khó chịu với các khớp đau, thỉnh thoảng xuất hiền cũng với triệu chứng đường hô hấp.
✅️Nhiễm trùng FCV độc lực hệ thống - VSFCV - trong những ca hiếm, sự bùng phát của bệnh đã được báo cáo với nhiều chủng FCV gây bệnh gọi là VSFCV. Chúng có liên quan đến các đột biến của virus cho phép nhiễm trùng được thiết lập trong các cơ quan khác nhau và trong các tế bào liền kế mạch máu. Điều này làm trầm trọng bệnh bao gồm viêm phổi, viêm gan, viêm tụy, sưng da và loét, chảy máu từ mũi và ruột. Nhưng tỉ lệ rất hiếm và mèo bệnh thường tử vong trên 50%.
Chẩn đoán FCV như thế nào?
➡️Sự hiện diện của các dấu hiệu điển hình của viêm đường hô hấp trên cấp tính là đủ để chẩn đoán nhiễm trùng FCV (và/hoặc feline herpesvirus - FHV). Nếu cần một chẩn đoán cụ thể, có thể gửi mẫu phết mắt hoặc miệng đến phòng thí nghiệm, phổ biến hơn là sử dụng PCR (một kỹ thuật phân tử để phát hiện vật liệu di truyền của virus).
⚡️Điều trị và kiểm soát nhiễm trùng:
➡️ Điều trị viêm đường hô hấp trên và bệnh lý xoang miệng:
Mèo bị nhiễm trùng FCV cần chăm sóc đặc biệt kèm điều trị hỗ trợ. Đảm bảo bù đủ nước và cân bằng điện giải cho con vật, việc cho ăn cũng vô cùng quan trọng vì hầu hết mèo sẽ bỏ ăn do vết loét ở lưỡi và sốt cũng như mất khứu giác do dịch mũi. Thức ăn nên được xay nhuyễn cho dễ nuốt và hâm nóng để tăng mùi vị.
✅️Thuốc kích thích ăn: Mirtazapine 2mg/mèo uống ngày 1 lần nếu chức năng gan thận ổn định hoặc 2 ngày/lần nếu chức năng gan thận suy yếu.
✅️Thuốc chống viêm không steroid có thể được sử dụng để giảm sốt và giảm đau miệng, nhưng chỉ sử dụng khi mất nước được điều chỉnh, và tốt nhất là khi thú vẫn còn ăn uống.
✅️Sử dụng nước muối để xông mũi ( 15 phút/lần mỗi 4-6h), giúp làm ẩm đường hô hấp trên, lỏng dịch tiết, giảm tắc nghẽn và tạo sự thoải mái cho con vật. Nếu nghẹt mũi thì nên rửa thông bằng nước muối, nếu có dịch nhầy mũi, các loại thuốc có tác dụng tiêu nhầy (ví dụ: bromhexine) có thể hữu ích.
✅️Dựa vào tình tràng lâm sàng, có thể sử dụng kháng sinh nếu nghi nhờ nhiễm khuẩn kết phát. Kháng sinh cần phải xâm nhập tốt vào đường hô hấp và xoang miệng. Doxycycline (10 mg/kg q12h) uống trong 7-10 ngày được khuyến nghị là lựa chọn ban đầu.
➡️Điều trị bằng thuốc kháng vi –rút:
〰️Hầu hết các loại thuốc chống virut được sử dụng trong thuốc thú y chỉ ức chế sự nhân lên của virus DNA hoặc retrovirus, và không có thuốc chống virut để điều trị cụ thể nhiễm trùng FCV.
Feline interferon-ω (2.5 MU/kg tiêm dưới da, sau đó 0.5 MU sử dụng cục bộ ở kết mạc mặt, nhỏ mũi và uống mỗi 8h trong vòng 21 ngày) cho thấy hiệu quả trong việc giảm thiểu sự nhân lên của virut trên lâm sàng.
➡️Mèo bị viêm nướu mãn tính không đáp ứng với việc nhổ răng đã hoàn toàn đáp ứng với điều trị bằng interferon-ω cho mèo trong vòng 6 tuần (Southerden và Gorrel 2007). Interferon-ω cho mèo lúc đầu được sử dụng đường tiêm dưới da ngày 1, 2, 3, 7, 8, 14, và 21, sau đó chuyển sang 105 IU / mèo trong 24 giờ PO (trong 2 mL dung dịch muối đẳng trương) trong 2 tháng và sau đó cách ngày (Southerden và Gorrel 2007).
✔️Feline interferon-ω có thể là một thay thế tốt cho việc điều trị bằng glucocorticoid, đặc biệt là ở những con mèo không thể nhổ răng toàn bộ và ở những con không thể điều trị bằng glucocorticoid, chẳng hạn như những con bị tiểu đường.
✔️Feliserin chứa kháng thể chống lại FCV, FHV và FPV. Feliserin được tiêm 1 lần/ngày trong vòng 3 ngày sau đó bôi tại chỗ vào mắt, lỗ mũi và miệng mỗi 8 giờ. Mèo nhận được huyết thanh tăng miễn dịch cải thiện đáng kể về các dấu hiệu lâm sàng vào ngày thứ 3.
‼️‼️‼️Các cân nhắc quản lý khác:
✴️Tránh căng thẳng ở mèo, làm giàu môi trường và hạn chế lây nhiễm chéo khi nuôi tập trung.
❇️Cách ly mèo mới trong vòng 3 tuần trước khi ghép đàn mèo cũ.
Có thể dử dụng thuốc tẩy tỉ lệ 1:32 để sát trùng vệ sinh chuồng trại, rửa sạch lại với nước để giảm rủi ro thú tiếp xúc với chất tẩy rửa gây ngộ độc.
❇️Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh.
Biên soạn: Bác sỹ thú y Hồ Lê Kiều Diễm
Nguồn: https://icatcare.org/.../feline-calicivirus-fcv-infection/
http://www.abcdcatsvets.org/feline-calicivirus-infection-2012-edition/?fbclid=IwAR2BrWaTg6ZukiXlxGuAJJU4w3KMaU9a1whhXZoUVBCoO5rai3gm8EueMrg