Găng tay massge cho thú cưng

Găng tay massge cho thú cưng Chúng tôi chuyên cung cấp sỉ và lẻ các sản phẩm găng tay dành cho thú cưng. Hãy dành món quà đặc biệt này cho các các bé cưng nhé. Giao hàng toàn quốc

Tại sao cún nhà bạn lại ăn cỏ?Chú cún nhà bạn bỗng dưng gặm cỏ như những con bò. Điều đó có làm bạn cảm thấy lo lắng hay...
25/09/2017

Tại sao cún nhà bạn lại ăn cỏ?

Chú cún nhà bạn bỗng dưng gặm cỏ như những con bò. Điều đó có làm bạn cảm thấy lo lắng hay thắc mắc tại sao nó lại hành động như vậy? liệu nó có vấn đề gì về sức khỏe không? Có nên ngăn chặn chúng tiếp tục ăn cỏ không?...Trên thực tế có khá nhiều chú cún thích gặm cỏ và cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được một cách chính xác tại sao chúng lại hành động như thế.

Bài viết này chúng tôi đưa ra một số trường hợp có thể xảy ra đối với mỗi chú cún khi chúng có hành động gặm cỏ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về “tâm lý hành vi” của chúng, giúp các bạn có giải pháp chăm sóc chúng sao cho thích hợp nhất.

Chúng thích gặm cỏ
Nhiều chú cún tìm thấy hương vị ngon của các chất xơ trong cỏ và chúng ăn cỏ một cách bình thường thậm chí thích thú như con người ăn rau. Trong một số trường hợp, khi khẩu phần ăn của cún mất cân bằng một chất nào đó cũng có thể làm cho chúng có cảm giác ngon miệng khi ăn cỏ.

Phòng ngừa: Để khắc phục điều này, bạn có thể điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý, bổ sung những chất còn thiếu hay giảm những chất quá nhiều. Bạn cũng có thể tăng khẩu phần xơ của nó lên 1 chút cho phù hợp (hãy hỏi ý kiến bác sỹ thú y trước khi bạn quyết định điều này).

Cún ăn cỏ vì buồn chán
Trong nhiều trường hợp nhất là đối với những chú chó thích vận động, nếu bạn không có một chế độ luyện tập và không gian để chúng vận động, hay bạn thiếu dụng cụ, cũng như thời gian chơi đùa cùng với chúng, nó sẽ cảm thấy rất buồn chán. Từ đó chúng gặm cỏ như một việc làm giết thời gian và rất bình thường.

Phòng ngừa: Trong trường hợp này, bạn không cần phải lo lắng. Tốt nhất vẫn là bạn hãy bớt thời gian chơi đùa cùng chúng, dẫn chúng đi dạo hay chạy bộ…Nếu bạn không có thời gian chơi cùng chúng, hãy mua cho chúng những đồ chơi như quả bóng để chúng gặm sẽ an toàn hơn.

Nó khó chịu trong bụng
Một số chuyên gia tin rằng cỏ là một hình thức tự uống thuốc. Khi chú cún của bạn có vấn đề với bụng, nó quay sang ăn cỏ như một giải pháp để cứu trợ. Điều này có nhiều khả năng nếu hành vi ăn cỏ bắt đầu đột ngột hoặc nếu cún tỏ ra lo lắng về việc cần phải ăn cỏ, khi nuốt chúng thường rướn dài cổ, và nôn sau đó. Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này thực sự là khá hiếm - ít hơn 25% số chó bị nôn mửa sau khi ăn cỏ và chỉ có 10% cho thấy những dấu hiệu của bệnh tật trước đó.

Phòng ngừa: Trong một số trường hợp, hành động này có thể là một dấu hiệu của một cái gì đó nghiêm trọng hơn, như trào ngược dạ dày hoặc viêm ruột, vì vậy bạn nên gọi bác sĩ thú y của bạn để được tư vấn.

Ăn cỏ như một hành động bình thường
Nhiều bác sĩ thú y xem hành vi ăn cỏ của cún là bình thường. Trong khi chúng không đạt được bất cứ điều gì có giá trị dinh dưỡng từ cỏ, và cỏ cũng không thể làm tổn thương chúng - miễn là chỗ cỏ đó không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt cỏ.

Tổ tiên xa xưa của loài chó là một loài ăn tạp, chúng ăn thức ăn từ thịt động vật sống cho đến các loại thực vật như cây cỏ, hoa trái…Ngày nay, những chú chó được thuần hóa qua một quá trình thời gian lâu dài, độ “ăn tạp” của chúng cũng giảm đáng kể nhưng 1 số bản năng di truyền vẫn không hề mất nên việc chúng ta thi thoảng bắt gặp chúng ăn cỏ, thậm chí ăn rác là việc bình thường và bạn không phải quá lo lắng.

Bạn có thể giúp bảo cún bằng cách chỉ sử dụng sản phẩm không độc hại trên bãi cỏ của riêng bạn. Khi bạn ra ngoài ở khu vực công cộng, hãy quan sát và cẩn thận với các bãi cỏ có phun hóa chất. Bạn cũng có thể cung cấp một giải pháp thay thế an toàn bằng cách trồng cỏ hoặc vườn thảo mộc đặc biệt cho cún có thể ăn và chơi đùa trong đó.

Vòng đời của ve chó:Ve đực và ve cái sau khi giao phối ngay trên vật chủ thì ve cái sẽ sinh sản tầm 2000 ~ 4000 trứng. S...
25/09/2017

Vòng đời của ve chó:

Ve đực và ve cái sau khi giao phối ngay trên vật chủ thì ve cái sẽ sinh sản tầm 2000 ~ 4000 trứng. Sau khi sinh sản ve cái cũng sẽ kết thúc cuộc đời của mình.

Gặp điều kiện môi trường thuận lợi, trứng ve chó sẽ nở thành ấu trùng. Trứng ve chó thường ẩn nấp ở các ngọn cây cỏ gần sát mặt đất. Khi các vật chủ đi qua những bãi cỏ này, chúng sẽ vô tình mang theo trứng ve chó. Trứng ve chó bám vào vật chủ thông qua các hệ cơ thụ cảm ở chi trước. Vật chủ chủ yếu của trứng ve chó trong giai đoạn này là chuột hoặc các loài gặm nhấm khác. Chúng tìm nguồn dinh dưỡng bằng máu của vật chủ ít ngày rồi trở lại môi trường thiên nhiên.

Thêm 1 thời gian nữa, ấu trùng ve chó sẽ biến thành nhộng. Giai đoạn nhộng này dài hay ngắn tùy thuộc vào loại ve chó. Lúc này nhộng lại tái sử dụng các cơ quan thụ cảm rồi bám vào các vật chủ có kích thước to lớn như thỏ, chồn. Hút máu chúng thêm 1 thời gian rồi tiếp tục về lại với thiên nhiên.

Tiếp tục, nhộng lại biến hình thành 1 con ve trưởng thành với đầy đủ các hệ cơ. Giai đoạn biến hình này dài hay ngắn tùy thuộc vào loài ve chó. Ve trưởng thành với hệ cơ hoàn hảo, cứng cáp có thể bám trụ ở các ngọn cây cao hơn, dễ dàng bám vào các vật chủ to cao với nguồn dinh dưỡng dồi dào như chó, nai,…rồi hút máu cho hết đoạn đường còn lại của cuộc đời chúng, đó là với ve chó đực, còn ve cái thì sao?

Với ve cái trưởng thì nó sẽ hút dinh dưỡng ở vật chủ khoảng 3 tuần, sau đó chúng sẽ rời vật chủ để tìm nơi khác ở môi trường thiên nhiên và bắt đầu đẻ trứng, với điều kiện vật chủ là những động vật hoang dã ngoài thiên nhiên.

Với các loài chó sinh trưởng và lớn lên trong nhà, ve cái sau khi hấp thụ đủ máu, chúng sẽ rời khỏi vật chủ tìm những kẽ tường, góc khuất sân vườn,… bắt đầu đẻ trứng. Trứng nở và tiếp tục sinh trưởng qua các giai đoạn như trên rồi quay trở lại ký sinh trên chó.
Những dấu hiệu nào cho biết thú cưng đã bị ve chó tấn công?

Phát hiện ve ở phía trong & phía ngoài vành lỗ tai, cổ, đầu, kẽ ngón chân.
Vạch lông thì thấy ve di chuyển lung tung.
Chán ăn.
Gãi, liếm, cào cấu liên tục, thái độ khó chịu.
Màu da nhợt nhạt, cơ thể xuống cấp, gầy yếu, có nhiều vết sưng tấy đỏ khắp da.
Vậy làm thế nào để diệt tận gốc ve chó?

Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ bộ lông của chó thường xuyên – Thực hiện công việc này tầm 1 lần/2 ngày, ngoài xà bông chuyên dụng, có thể sử dụng tăng cường thêm nhiều loại dầu tắm chuyên trị ve chó. Phải sấy thật kỹ lông chó sau khi tắm xong.

Tắm không chỉ là thoa xà bông rồi xả nước cho chó, chúng ta cần phải tắm đúng cách nhé! – Tắm cho chó theo thứ tự từ đầu xuống cổ tới thân rồi cuối cùng là chân. Bởi ve chó sẽ có quán tính dịch chuyển đến nơi khô ráo để cư ngụ tại lỗ tai, đầu, cổ của chó trước khi thân mình của chó ngấm đầy nước. Với cách tắm đúng thứ tự này, ve chó sẽ không tài nào dịch chuyển lên các yếu điểm của chó để “trú bão”, khi ấy ta sẽ diệt ve được nhiều hơn. Ngoài ra, chúng ta cần phải lưu ý xả nước thật kỹ càng để loại trừ tuyệt đối bọt xà phòng, xác ve chó chết và trứng của ve chó cái.

Hãy thả tim, bình luận và chia sẻ bài viết để giá trị của bài viết có thể đến được nhiều người hơn bạn nhé và đó cũng là động lực để chúng tôi viết tiếp những bài viết có giá trị cho cộng đồng thú cung Việt Nam. Vì một cộng đồng thú cưng Viêt Nam khỏe mạnh.

Phần sau chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách và phương pháp phòng chống ve chó trên thú cưng nhé.

Bổ sung canxi cho chóTại sao phải bổ sung canxi cho chó?Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu không chỉ với người mà c...
23/09/2017

Bổ sung canxi cho chó

Tại sao phải bổ sung canxi cho chó?
Canxi là một loại khoáng chất thiết yếu không chỉ với người mà cả động vật nữa. Canxi cần thiết cho quá trình hình thành xương và răng, khi cơ thể bị thiếu hụt canxin thì sẽ gây ra các bệnh khác nhau gây ảnh hưởng xấu tới chó của bạn.

Khi chúng ta nuôi chó thì lượng thức ăn hàng ngày đã cung cấp sẵn cho chó một lượng canxi nhất định. Tuy nhiên lượng canxi này hơi thấp và không đủ để cung cấp cho chó của bạn.

Nhu cầu về canxi của chó nói chung gấp 4 lần của người. Vì thế ngoài lượng canxi trong thực phẩm thì ta cần bổ sung canxi cho chó đặc biệt là với một số giống chó lớn: becgie, labrabor…

Những bệnh lý thường gặp khi thiếu canxi.
- Mềm xương và giòn xương.
- Xương bị dị tật, biến dạng.
- Loạn sản xương hông.
- Cơ thể chậm phát triển.
- Răng yếu hoặc thoái hóa răng.
- Yếu cơ.
- Huyết áp và nhịp tim thấp.

Nhu cầu canxi của chó qua các giai đoạn.
- Giai đoạn từ sơ sinh tới 2 tháng tuổi: Giai đoạn này không cần bổ sung canxi vì chó con vẫn đang bú sữa mẹ và được uống sữa bổ sung.

- Giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi: Giai đoạn này bổ sung canxi theo liều lượng của nhà sản xuất đã hướng dẫn sử dụng trên mỗi bao bì, tùy hãng sản xuất khác nhau mà ta sử dụng bổ sung khác nhau.

- Giai đoạn từ 4 đến 9 tháng tuổi: Giai đoạn này chó phát triển mạnh, do đó nhu cầu canxi tăng cao. Giai đoạn này cần cho chó an nhiều hơn liều lượng khoảng 20 -30%. Đồng thời tăng cường khả năng vận động hằng ngày.

- Giai đoạn 9 đến 12 tháng: Giai đoạn này cho phát triển chậm lại nên bổ sung canxi theo liều lượng của nhà sản xuất đã hướng dẫn sử dụng trên mỗi bao bì.

- Giai đoạn từ 12 tháng: Cần cung cấp canxi cho chó để phát triển hệ cơ và gân, đây là giai đoạn chó hầu như chỉ phát triển bề ngang nên thiếu canxi sẽ thấy chó nhanh mệt mỏi và xuống sức nhanh. Bổ sung canxi theo liều dùng ghi trên bao bì. Và từ đây trở đi chỉ cần bổ sung canxi vừa đủ để phòng tránh loãng xương và giòn xương sau này.

Bổ sung canxi như thế nào?
- Thực phẩm tự nhiên: Các loại thực phẩm chủ yếu bổ sung canxi cho chó là cua đồng, tôm, cá nhỏ, vỏ trứng, các loại xương…
Tuy nhiên để sử dụng được các loại thực phẩm này cần phải tập cho chó làm quen với các loại thức ăn này.

- Thuốc canxi: Trên thị trường có nhiều loại thuốc canxi khác nhau để bổ sung canxi cho chó. Công thức chung của các loại thuốc này là Canxi kết hợp với vitamin D và có thể ở dạng nước hoặc dạng viên nén.
Ngoài ra thì còn một dạng thuốc khác dùng để truyền thẳng vào tĩnh mạng nhưng thường chỉ sử dụng trong trường hợp cấp cứu hoặc thiệu hụt canxi trầm trọng.

Bạn có thể sử dụng thuốc canxi của người hoặc mua ngoài quầy thuốc thú y.

- Sữa: Sữa có chứa hàm lượng canxi khá lớn và dễ hấp thụ vào cơ thể. Sữa là nguồn cung cấp canxi chủ yếu cho chó từ lúc sơ sinh đến khi tách mẹ. vè vậy sữa là nguồn bổ sung canxi cho chó hàng ngày quan trọng nhất nên thêm sữa vào trong khẩu phần hàng ngày của chó.

- Thức ăn viên: Trong các loại thức ăn viên luôn có một lượng canxi nhất định để bổ sung canxi cho chó từng giai đoạn phát triển.


Phản ứng sau khi bổ sung canxi
Khi bổ sung canxi chó có thể sẽ đi nước tiểu vàng, điều này là do canxi gây nóng khi vào cơ thể. Bạn có thể cho chó uống bổ sung vitamin C làm mát hoặc thực phẩm lợi tiểu.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mèo luôn khỏe mạnh Mèo là một trong những vật nuôi thân thiết đối với nhiều người. Tuy nhiê...
23/09/2017

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mèo luôn khỏe mạnh

Mèo là một trong những vật nuôi thân thiết đối với nhiều người. Tuy nhiên, để có thể nuôi được mèo khỏe mạnh và phát triển tốt không phải là điều dễ dàng. Chúng cần được chăm sóc đúng cách. Dưới đây là một vài bí kíp giúp bạn biết cách chăm sóc để những người bạn “meo meo” này luôn được vui vẻ.

Những chú mèo xinh xắn đáng yêu luôn khiến các bé thích thú và không còn cảm thấy cô đơn. Đôi khi bố bận đi làm, mẹ bận nấu cơm không có thời gian chơi với bé, thì những chú mèo đáng yêu sẽ là những người bạn thân thiết của bé yêu.

Tổ ấm của mèo
Khâu chuẩn bị khá quan trọng. Các mẹ hãy giành riêng một góc nhà để làm tổ ấm cho chú mèo cưng như chân cầu thang, cạnh tủ…Mẹ có thể mua một chiếc giỏ xinh xắn có nệm bông hoặc một ngôi nhà xinh cho chú mèo tương lai của gia đình.
Sau khi dọn dẹp chỗ ở, mẹ và bé có thể yên tâm đi chọn một chú mèo khỏe mạnh và xinh xắn. Để chọn được giống mèo khỏe mạnh và đáng yêu cũng phải tìm hiểu rất tỉ mỉ. Những chú mèo phải có dáng đi nhanh nhẹn, lông mượt, mắt sáng, xung quanh miệng và vành mắt không có rỉ bẩn. Khi nắm gáy mèo nhấc lên cao thấy hai chân sau và đuôi quắp về phía trước bụng thì chú mèo này sẽ thật khỏe khắn đấy.

Thức ăn cho mèo
Các mẹ cũng không cần phải lo lắng khi tìm hiểu và chế biến các món ăn thật hấp dẫn và dễ dàng cho mèo miu đâu. Đối với những chú mèo con thì sữa là sản phẩm ưu chuộng nhất. Sau thời kỳ bú sữa, các mẹ hãy để bé tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Khi mèo đã lớn, mèo rất thích món cơm trộn với cá, thịt kho, và có thể cho rau vào nữa. Hãy nhớ rằng mèo rất sợ mặn, nên hãy nêm thật ít muối thôi. Và mỗi ngày các mẹ hãy nhắc bé thay bát nước cho mèo từ 2 đến 3 lần. Khi quá bận bịu, các mẹ cũng có thể ra siêu thị mua một số loại thức ăn khô công nghiệp cho mèo của các hãng như Royal Cannin Club, Kent…để thay đổi khẩu vị.

Cho mèo sống trong nhà
Tuổi thọ trung bình của mèo nếu sống trong nhà là 13 năm. Nhưng nếu mèo sống thả rông bên ngoài nhà thì tuổi thọ bị giảm mất 3 năm so với mèo sống trong nhà. Vì khi sống bên ngoài, chúng thường gặp phải các mối nguy hiểm hay bất lợi khác như môi trường ô nhiễm, có thể bị xe chẹt, bị chó hoặc các động vật hoang dã hay lũ mèo “du côn” khác bắt nạt và tấn công. Tất cả các yếu tố trên đều tiềm ẩn những nguy cơ gây bệnh và những rủi ro dẫn đến tử vong cho mèo.

Tiêm phòng cho mèo thường xuyên và đều đặn
Tiêm phòng cho mèo là việc hết sức cần thiết giúp chúng khỏe mạnh, ít bệnh tật và phòng tránh lây bệnh sang cho người nuôi lẫn người thân trong gia đình. Bạn có thể tiêm phòng cho mèo để tránh những bệnh như suy giảm bạch cầu, viêm phổi do virus Herpes, dại, viêm mũi khí quản truyền nhiễm,.. Hãy tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm chủng cho mèo, đặc biệt là mèo trưởng thành.

Đảm bảo chế độ ăn uống
Với bất cứ một con người hay động vật đều cần phải có được một chế độ dinh dưỡng nhất định. Bạn nên lập một chế độ ăn uống phù hợp cho mèo để đảm bảo chúng có đủ chất dinh dưỡng trong quá trình trưởng thành. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì nên chọn những thực phẩm chế biến sẵn đủ chất dinh dưỡng và chỉ cần đến địa chỉ mua thức ăn cho mèo uy tín là có thể đảm bảo thể chất khỏe mạnh cho những “người bạn” của mình. Những thực phẩm có chất lượng cao thường đắt, tuy nhiên, bạn lại có thể an tâm về hàm lượng calories, đạm, xơ và chất béo mà chúng cung cấp. Không nên cho mèo ăn thịt cá ôi thiu, xương gà, socola, đồ uống có cồn, rau thơm, nho khô, hạnh nhân, khoai tây…

Nếu chú mèo kén ăn, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm như multivitamin hoặc canxi. Nếu mèo bị b**g tróc da hoặc lông xỉn màu, hãy bổ sung thêm vitamin, khoáng chất hoặc omega. Còn nếu mèo bị viêm khớp, hãy thử bổ sung glucosamine, chondroitin thông qua các thực phẩm chức năng hoặc thuốc về xương khớp cho mèo.

Giữ vệ sinh răng miệng cho mèo
Khi mèo được 2 tuổi, chúng rất dễ mắc phải các vấn đề về răng miệng do thiếu vệ sinh răng miệng hoặc kiểm tra thú y định kỳ. Bạn cần 1 bàn chải lông mềm để làm sạch răng cho mèo. Hãy bắt đầu cho mèo làm quen với hương vị của kem đánh răng dành cho vật nuôi, sau đó chải dọc theo nướu răng hàm trên, rồi đánh từ sau ra trước. Chỉ mất 30 giây là bạn có thể đánh răng xong cho mèo rồi. Nếu dành thời gian thường xuyên chăm sóc răng cho mèo, bạn sẽ không phải trả một khoản tiền lớn để chữa các bệnh về răng miệng cho mèo.

Cho mèo chơi đùa tự do
Chơi đùa hỗ trợ mèo con phát triển về thể chất và kỹ năng tương tác. Mèo sẽ thay đổi cách chơi khi chúng lớn lên, và vào lúc chúng đạt 14 tuần tuổi, chúng chủ yếu chỉ thích đùa nghịch với các vật thể. Chúng sẽ chú ý theo, vồ lấy, khều, cào và cắn. Đây đều là các kỹ năng săn mồi cơ bản của loài mèo.

Chơi đùa là cách mèo thỏa mãn bản năng săn mồi, giảm thiểu sự buồn chán, ngăn ngừa các hành vi xấu, đồng thời cũng là cách để mèo giảm cân, tăng cường sức khỏe.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đồ chơi cho mèo như banh dây, chuột bông, cây cào móng… Hãy ‘săn’ vài món đồ chơi đó hoặc cho mèo tự chơi với những thứ có sẵn xung quanh bạn như lông, quả bóng, cuộn bông, những túi giấy (không có nhựa), hộp các – tông. Mèo sẽ vui chơi và không bao giờ biết chán. Bạn sẽ ngạc nhiên và thích thú khi nhìn chúng chơi với đồ chơi.

Triệt sản cho mèo
Triệt sản là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để kiểm soát số lượng thú cưng, cũng như làm giảm sự tác động của hoóc-môn sinh dục lên cách hành xử của chúng, đặc biệt là mèo đực. Theo đó, khi triệt sản xong tính cách của chúng được cải thiện, trở nên thân thiện hơn, ít đi lang thang, chạy trốn hoặc cắn người. Nó cũng giảm thiểu khả năng mắc các bệnh ung thư và ngăn được số lượng mèo bị bắt trộm làm thức ăn hoặc giảm được số mèo lang thang cơ nhỡ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Đừng quên lịch khám bệnh định kỳ hằng năm cho mèo của bạn. Sẽ rất quan trọng nếu mèo của bạn đang bước vào thời kỳ đầu của tuổi già. Nếu mèo có những biểu hiện bất thường, bạn nên đưa mèo đến bác sỹ thú y. Mèo thường che giấu bệnh tật hơn so với chó. Vì vậy, bạn nên quan sát và quan tâm để ý kỹ mèo để dễ dàng pháp hiện ra bệnh tật cũng như các triệu chứng tiềm ẩn.

Mèo ngày càng trở nên phổ biến nhiều hơn trong các gia đình và với mức độ ngày càng dễ thương và đáng yêu, mèo đang dần ...
22/09/2017

Mèo ngày càng trở nên phổ biến nhiều hơn trong các gia đình và với mức độ ngày càng dễ thương và đáng yêu, mèo đang dần "thống trị" thế giới này với bí danh "boss".

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm chúng ta muốn nuôi mèo ngay lập tức: tính tự lập cao, không cần quá nhiều không gian... Việc chăm sóc mèo tưởng chừng khá đơn giản, song một số chủ nuôi (các sen) lại mắc những sai lầm đơn giản khiến việc chăm sóc các "boss" gặp khá nhiều khó khăn.

Một trong số các vấn đề đó là sử dụng thức ăn cho mèo chắc chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên với danh sách các đồ ăn tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể thể gây độc, thậm chí giết chết mèo dưới đầy.

1. Rượu và các đồ uống có cồn. Điều này thì tất nhiên rồi, nhóm đồ uống này phá hủy gan. Một thìa nhỏ cafe rượu có thể gây mê 1 còn mèo 2,5kg. Cao hơn có thể giết chết mèo. Vì vậy, "không thử dù chỉ một lần" nhé các sen.

2. Trà, cafe các loại có cafein có thể gây tăng hoặc loạn nhịp tim rung cơ, hoảng loạn hay bồn chồn. (tuy nhiên bạn có thể sử dụng xử lý tạm thời trong trường hợp mèo ăn phải bả, nhịp tim giảm).

3. Hành tỏi, rau thơm kể cả đã qua chế biến như nấu chín, bột, ép... gây phá hủy hồng cầu làm thiếu máu và viêm loét dạ dày.

4. Sô-cô-la (có chất theobromine) có thể gây đột quỵ, hôn mê, loạn nhịp tim gây tử vong cho mèo. Vậy nên các sen đừng thưởng sô-cô-la cho mèo nhé. Ngoài ra còn có bánh kẹo có quá nhiều đường quá ngọt gây đái tháo đường.

5. Kẹo cao su, chất xylitol làm tăng chuyển hóa Insulin trong máu gây phân hủy đường huyết, hạ đường huyết, gây hôn mê và suy gan.

6. Trứng gà, trứng vịt, thịt cá tươi sống chưa qua đun nấu, chế biến, có khả năng truyền vi khuẩn salmonella hoặc E.coli gây độc, làm chết mèo

7. Các sản phẩm chế biến riêng cho chó, đặc biệt thức ăn chống béo thì phì của chó. thức ăn giàu đạm đều không tốt cho mèo.

8. Nho (kể cả nho tươi và nho khô) gây suy thận, mệt mỏi.

9. Sữa, các sản phẩm của sữa không chế biến cho mèo có thể gây dị ứng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với mèo non hoặc mèo già.

10. Mảnh vụn xương ống, và tủy xương có thể gây rối loạn tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa hoặc rách, tổn thương dạ dày, ruột của mèo.

11. Không cho mèo ăn quá nhiêu gan động vật, có thể gây độc do thừa vitamin A, hoặc gan có tích tụ chất độc khác dễ gây ung thư cho mèo

12. Điều cuối cùng, chắc chắn các bạn sẽ thấy thật "buồn cười" nhưng cá ngừ Tuna, thức ăn ngon của người nhưng hàm lượng thủy ngân trong cá ngừ có thể gây ngộ độc cho mèo.

Chia sẻ tới các bạn những thực phẩm tưởng chừng như vô hại lại khá nguy hiểm với mèo. Các bạn hết sức lưu ý trong quá trình chăm sóc mèo nhé.

21/09/2017

Review Găng tay True Touch chính hãng.
Cả nhà xem để biết phân biệt hàng giả và hàng chính hãng nhé.

Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữaChó con giai đoạn bú sữa có sức đề kháng rất thấp, nếu bạn không nuôi dưỡng, chăm sóc t...
19/09/2017

Kỹ thuật nuôi chó con đang bú sữa
Chó con giai đoạn bú sữa có sức đề kháng rất thấp, nếu bạn không nuôi dưỡng, chăm sóc tốt, cún rất dễ mắc bệnh hay rất khó tăng cân như bình thường.
Bởi vậy, đây là giai đoạn tiền đề để cún phát triển về sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được các công việc, các kỹ thậu cơ bản để bạn có thể chăm sóc cún tốt nhất trong gia đoạn này.

Bạn cần chuẩn bị cho cún những gì:
Chỗ ở:
- Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín gió vào mùa đông, đủ ánh sáng. Có chỗ ngủ, vệ sinh cố định .
- Tránh xa: dây điện và các đồ dùng điện, bếp lửa ga, vật dụng cháy nổ, hóa chất và cây cỏ độc.
- Tránh vị trí cao như cửa sổ, cầu thang… để đề phòng cún rơi từ trên cao xuống.
- Tránh xa điều hòa, quạt.

Dụng cụ: ngoài những đồ dùng cơ bản, bạn nên chuẩn bị thêm cho cún 1 số vật dụng cần thiết như bình sữa hay bát ăn, bát uống nước…

Chế độ ăn uống và chỉ tiêu cân nặng:
Cún đang bú sữa thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ, ngoài ra để cún không bị thiếu chất và chậm lớn chúng ta nên bổ sung thêm cho cún sữa bò tươi và cháo gạo bắt đầu từ khi cún khoảng 5 ngày tuổi trở lên.

Trên thực tế, tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà chúng ta có những chế độ chăm sóc cho cún khác nhau, tuy nhiên dù bạn chọn khẩu phần ăn gì thì cũng phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cún.

Trong giai đoạn này, bạn cũng đừng quên chăm sóc chó mẹ đầy đủ, chu đáo để nó có đủ sức khỏe, dinh dưỡng nuôi con. Lưu ý nhỏ nữa là đối với sữa bò, bạn nên hâm nóng đến nhiệt độ cơ thể cún rồi mới cho cún ăn để tránh gây tiêu chảy cho cún vì hệ tiêu hóa của nó vẫn chưa phát triển hoàn thiện.

Phòng bệnh
Bên cạnh việc chăm sóc vệ sinh, chỗ ở, ăn uống…thì việc phòng bệnh cho cún cũng vô cùng quan trọng.
Ngoài việc cho cún bú sữa đầu để tăng cao sức đề kháng, chúng ta cũng cần có những tác động để giúp cún phòng các bệnh nguy hiểm vì ở tuổi này, cơ thể cún còn rất yếu và dễ mắc bệnh. Nếu cún không được bú sữa đầu, ta nên bố trí tiêm phòng vaccine sớm cho cún 1 số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Song song với các bệnh truyền nhiễm thì ta cần giúp cún phòng các bệnh ký sinh trùng như ve,ghẻ, giun, rận…

Chăm sóc khác
Bên cạnh các vấn đề chính như ăn uống, bệnh tật, vệ sinh thì bạn cũng nên để ý tới việc giúp cún hòa nhập với môi trường sống.

Cho cún làm quen với con người và các “bạn cún” khác trong nhà từ tiếng động, cách vuốt ve, ôm ấp chúng…cho đến việc cho chúng tiếp xúc với các vật nuôi khác trong nhà. Cho hòa nhập sớm, giúp chúng có cảm giác an toàn trong môi trường sống và giúp ngăn ngừa nhiều vấn đề phát sinh sau này. Như trên chúng tôi đã nói, dù việc cho cún làm quen môi trường mới, “bạn” mới là rất tốt nhưng không được quá đột ngột, sẽ làm cho cún dễ bị stress.

Như vậy, cún con giai đoạn bú sữa rất yếu nên rất cần được chăm sóc cẩn thận. Sự quan tâm đúng mực cùng với 1 chút kinh nghiệm, kỹ thuật sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều trong việc chăm sóc cún khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển khỏe mạnh của chúng sau này.

Các nguyên nhân tử vong trên chó con, chó sơ sinhChó con vừa sinh ra đã chết gây thiệt hại kinh tế cho các gia đình nuôi...
19/09/2017

Các nguyên nhân tử vong trên chó con, chó sơ sinh

Chó con vừa sinh ra đã chết gây thiệt hại kinh tế cho các gia đình nuôi chó sinh sản và trang trại chó nhân giống. Mặc dù chó con (chó sơ sinh) thường không mắc bệnh truyền nhiễm: Care, parvo, viêm gan... song có rất nhiều nguyên nhân gây tử vong cho chó con.

1. Do chó mẹ chưa biết chăm chó con

- Nguyên nhân này thường xảy ra với chó mẹ đẻ lần đầu hoặc phối giống ngay từ kỳ động dục đầu tiên. Khi đó, chó mẹ chưa thuần thục về cơ thể, thiếu kinh nghiệm và phản xạ nuôi chó con.

Trên thực tế đã có trường hợp chó mẹ bỏ con, cắn rốn quá sâu gây chảy máu hoặc lòi ruột chó con. Thậm chí có trường hợp chó mẹ ăn thịt chó con.

- Chó mẹ bị stress, thường do một vài nguyên nhân thường gặp như quá nhiều người lạ xem trong lúc sinh chó con, điều kiện sinh đẻ không tốt: quá nóng, quá lạnh... gây bất lợi có thể mất phản xạ chăm sóc con hay ức chế tiết sữa.

- Đối với các giống chó lớn, xảy ra tình trạng chó mẹ đè, giẫm chết chó con.

- Với các trang trại, có nhiều chó đẻ cùng lúc xếp chung vào cùng khu vực sẽ không thuận lợi cho các đàn chó con ra đời vì chó có bản năng tranh giành lãnh thổ gây ảnh hưởng tới tiết sữa và nuôi con.

- Chó mẹ bị bệnh trong lúc sinh: sốt cao, tiêu chảy hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây mất sữa. Sử dụng thuốc điều trị sau đẻ cũng có thể gây mất sữa. Hoặc một số bệnh về đường sinh dục: viêm vú, viêm tử cung, tim mạch, rối loạn tuần hoàn gây ảnh hưởng tới tiết sữa. Gặp khá phổ biến là tình trạng sốt sữa do mất cân bằng can-xi gây ra chó sốt cao, hoảng loạn giẫm chết chó con, xử lý bằng các truyền can-xi vào tĩnh mạch.
- Chó mẹ đẻ quá nhiều: số lượng chó con một đàn trên 8 con, chó mẹ không có khả năng chăm sóc tất cả, lượng sữa đầu (kháng thể miễn dịch tự nhiên) chia ra quá nhỏ không đủ bảo vệ chó con. Lúc này chó con dễ mắc tiêu chảy, còi cọc.

Trường hợp này nên tách đàn. Với giống chó to: Great Dane, Labrador, Rottweller... 8 con.đàn, với giống chó nhỏ: Fox, tiny poodle... 4 con/đàn.

Việc nuôi bộ chó con khó đảm bảo sức khỏe cho chó.


- Chó mẹ quá già: Với các giống chó to GSD, Labrador... trên 5 năm và giống chó nhỏ: Nhật, Chihuahua... trên 7 năm. Lứa tuổi này chó mang thai, sinh nở, tiết sữa, nuôi con rất kém, vụng về, lú lẫn.

- Phối giống cận huyết cũng gây ra hiện tượng quoái thai, chó con ra đời yếu, đề kháng kém do gen di truyền.

- Do chăm sóc chó mẹ sau sinh không đúng kĩ thuật, không đủ dinh dưỡng, vitamin. Hoặc vận chuyển chó mẹ trước sinh quá xa gây lắc lư mạnh, sóc, nảy.

Lưu ý: Một số trường hợp chó mẹ trở nên hung dữ sau sinh. Trường hợp này không nên can thiệp, để chó yên tĩnh và cách ly với người lạ để tránh bị tấn công.


2. Do chó con
- Chó con sau sinh quá yếu không thể lấy được sữa đầu do chó chó là loài đa thai, bể sữa không chứa được lượng lớn sữa nên dù chó mẹ có khỏe và đầy đủ sữa, chó con vẫn không lấy được sữa.

- Chăm sóc chó con không đúng kỹ thuật: Chủ chó cho chó con uống thêm sữa bò gây ra tình trạng không bú hoặc giảm bú sữa mẹ. Hậu quả là chó thiếu kháng thể phòng chống bệnh và thiếu dinh dưỡng.

- Ổ đẻ có quá nhiều thứ: rơm rạ, vải vóc, đệm mút, chó con bị vùi lấp không tìm được vú mẹ nhiều giờ, đói, yếu và tử vong.

- Chủ chó dùng bóng sưởi, lò sưởi nhưng để quá gần, làm chó con bị cảm nóng ngay cả trong mùa đông.

Lưu ý: Nhiệt độ đẻ tốt nhất từ 24 - 26 độ C

- Một số giống chó phải cắt đuôi: Doberman, Phốc... làm sai thao tác nên gây viêm, hoại tử, nhiễm trùng gây tử vong ở chó con

Đã bao giờ bạn thấy cún đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường bỗng dưng bỏ ăn hay ăn ít hơn hẳn? Bạn có lo lắng và muốn bi...
18/09/2017

Đã bao giờ bạn thấy cún đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường bỗng dưng bỏ ăn hay ăn ít hơn hẳn? Bạn có lo lắng và muốn biết nguyên nhân tại sao? Dưới đây là một số lý do có thể làm cho cún bỏ ăn cũng như 1 số cách giúp bạn khắc phục tình trạng này.

Sức khỏe
Khi cún có dấu hiệu bỏ ăn, lý do đầu tiên chúng ta thường nghĩ đến chính là sức khỏe của cún đang có vấn đề. Có thể là vấn đề do bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng hay do cún đang “đau”, khó chịu chỗ nào đó trên cơ thể như răng miệng chẳng hạn. Đôi khi trời quá nóng, quá lạnh cũng có thể làm cún cảm thấy không buồn ăn uống.

Nếu bạn nghi ngờ cún bỏ ăn do các vấn đề về sức khỏe, bạn cần theo dõi xem ngoài bỏ ăn ra cún có các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, đi lại bất thường, sút cân…không để đưa ra chẩn đoán chính xác cũng như đưa ra những biện pháp kịp thời, tránh nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của cún.

Các thói quen xấu:
Nhiều chú cún do chủ quá chiều nên thường có những thói quen xấu ảnh hưởng đến việc bỏ ăn như thay đổi thức ăn ngon thất thường làm cho cún không muốn ăn trở lại thức ăn cũ.
Trong trường hợp này, các bạn có thể khắc phục bằng cách để tô thức ăn của cún đúng vị trí và đúng giờ cún ăn. Nếu cún vẫn không ăn, bạn cất thức ăn đi và cho cún nhịn bữa đó. Bữa ăn tiếp theo bạn lại để thức ăn của cún ra đúng giờ và vị trí đó, sau 1-2 bữa hay 1-2 ngày cún sẽ tìm lại được cảm giác thèm ăn và cún sẽ tự hiểu là đây là loại thức ăn duy nhất mà nó nhận được.

Lưu ý: phương pháp này không nên áp dụng với những chú cún quá nhỏ tuổi hay những chú đang mang bệnh trong người.
Ngoài ra, nhiều chủ không quy định giờ ăn cố định nên làm cho cún không có phản xạ và không cảm thấy đói khi đến bữa ăn. Dẫn đến hiệu quả hấp thu và tiêu hóa kém.

Do thức ăn
Một lý do có thể làm cún bỏ ăn nữa là thức ăn có vấn đề, có thể thức của cún ăn đã bị mốc, ôi thiu…mà bạn không biết.

Ngoài ra, bạn không nên thay đổi đột ngột loại thức ăn của cún. Ví dụ như từ thức ăn khô sang ướt, thức ăn của hãng này sang hãng kia…Nếu loại thức ăn hiện tại của cún không ngon và bạn muốn thay đổi hay bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng khác, tốt nhất hãy tiến hành từ từ. Cho cún tập ăn thức ăn mới mỗi ngày 1 ít cho đến khi cún có thể hoàn toàn ăn được loại thức ăn đó.

Một số giải pháp giúp cún điều chỉnh các thói quen xấu:
Đôi khi cún bỏ ăn vì muốn gây sự chú ý với chủ nên bạn hãy khen, thưởng cho cún khi nó ăn hết khẩu phần của mình. Điều này sẽ góp phần giúp nó hình thành các thói quen tốt.
Hãy bố trí cho cún 1 không gian yên tĩnh tro để không bị làm phiền bởi các vật nuôi khác trong khi ăn kết hợp với ăn đúng giờ, đúng chỗ. Điều này sẽ giúp cún ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn.
Nếu cún ăn quá thời gian cho phép, hãy cất thức ăn đi. Làm như vậy để cún hiểu rằng 1 bữa ăn của nó chỉ được phép diễn ra trong thời gian quy định đó, từ đó giúp nâng cao hiệu suất thu nhận và tiêu hóa thức ăn.

Trên hết, hãy kiên nhẫn với chú cún của bạn và theo dõi sát sao các dấu hiệu bệnh lý. Hãy liên hệ ngay với bác sỹ thú y hay phòng khám tốt nhất nếu bạn có bất kỳ lo lắng, nghi ngờ nào về sức khỏe của cún.
Cuối cùng thì tuân thủ thời gian, tính kỷ luật và nhất quán sẽ là những cách thức hiệu quả giúp cún không kén chọn trong ăn uống và việc cún bỏ ăn sẽ trở thành quá khứ.

Làm thế nào để huấn luyện chó không ăn bả?Thời gian gần đây, nạn trộm chó ngày càng phổ biến, và những kẻ xấu ngày càng ...
17/09/2017

Làm thế nào để huấn luyện chó không ăn bả?

Thời gian gần đây, nạn trộm chó ngày càng phổ biến, và những kẻ xấu ngày càng manh động hơn. Phương pháp chủ yếu và thường được sử dụng là dùng bả chó.Vậy làm thể nào để huấn luyện chó không ăn bả, đảm bảo an toàn cho chó của bạn?

Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 2 phương pháp huấn luyện chó đơn giản, giúp chó của bạn không ăn bả, hạn chế tối đa nguy hiểm cho cún cưng của bạn.

Trước khi vào bài tập huấn luyện chó này, Lưu ý với các bạn một số vấn đề sau:

- Nhất định không cho chó ăn linh tinh. Khi thấy bạn ăn, theo bản năng, chó sẽ lại “xin ăn”, lúc này nếu bạn cho, sẽ tạo cho chó thói quen xấu, hay xin ăn và ăn đồ linh tinh.

- Cho chó ăn vào những đồ cố định: Xoong, nồi, bát ăn, bát ăn tự động,… và khi bạn cho chó ăn thì chỉ nên bỏ thức ăn vào đó. Cho ăn ở vị trí cố định: Góc bếp, góc nhà, góc sân, trong chuồng để tạo thói quen cho chó.

Phương pháp 1: Mềm dẻo - Huấn luyện chó theo phương pháp này với những chú chó ngoan, nghe lời.

Bước 1: Chuẩn bị “mồi giả”. Bạn cắt món chó thích ăn: giò, thịt, bì heo, xúc xích, lạp xưởng… thành những miếng nhỏ sao cho vừa miệng chó, đừng to quá, cũng đừng nhỏ quá và miếng giống hệt nhau.

Ngâm vào dung dịch ớt tươi, hoặc bạn tẩm gia vị cay vào miếng “mồi giả” chờ một lúc (khoảng 10 – 15 phút) sao cho “mồi giả” ngấm vị cay.

Bước 2: Huấn luyện chó. Bạn đặt miếng thịt, xúc xích không tẩm gì, còn ngon vào trong bát của chó, còn “mồi giả” bạn vào các vị trí khác nhau trong nhà, ngoài sân, trong bếp, tốt nhất là những chỗ mà kẻ xấu có thể ném bả vào.

Để chó chơi tự do hoặc dẫn chó đi qua những miếng “mồi giả”. Khi chó ngửi thấy sẽ chảy nước mũi, hắt hơi, hoặc cố tình ăn sẽ chảy nước miếng, ghê sợ và lè ra. Cứ như vậy vài lần chó sẽ không ăn.

Sau đó, bạn cho chó vào nơi có thức ăn ngon trong bát để sẵn. Lúc này chó sẽ hiểu chỉ ăn thức ăn trong bát là an toàn. Bạn nhớ, "mồi giả" sau vài ngày sẽ hết cay, hãy bỏ đi và thay bằng "mồi giả" mới.

Lặp đi lặp lại nhiều lần, chó sẽ hình thành thói quen chỉ ăn trong bát.

Vậy với những chú chó ăn được cay, phàm ăn (nuốt chửng không cần nhai như Labrador, golden, rotweiler…) thì huấn luyện chó thế nào?

Phương pháp 2: Thiết quân luật – Huấn luyện chó mạnh tay, cứng rắn

Các bạn cần chuẩn bị que đánh chó loại dùng để huấn luyện chó bán ngoài cửa hàng, không phải dùng thanh sắt, que củi, hay chổi đâu nhé…. Đánh mang tính răn đe, nhưng không được làm chó chấn thương.

Cách làm: Bạn đặt thức ăn ngon vào trong bát. Và đăt “mồi giả” – chuẩn bị như phương pháp 1 ra bên ngoài đất, cách bát ăn một đoạn khoảng 20 – 30 cm.

Đưa chó đến để chó lựa chọn thức ăn. Nên hướng cho chó ăn phần thức ăn bên trong bát và khen thưởng (có thể dùng clicker hoặc bánh thưởng)…

Nếu chó ăn phần mồi giả bên ngoài bát thì bạn đánh thật mạnh, phạt thật nặng, nếu kịp hãy lấy lại phần “mồi giả” chó vừa ăn, nếu không kịp, chó ăn cũng vẫn sẽ thấy cay.

Huấn luyện chó như vậy vài ngày chó sẽ hiểu không được ăn thức ăn ở ngoài bát và khi chủ chưa chó phép.

Address

Phòng 1, 0239, Tầng 2, Tòa Nhà The Prince Residence, Số 17, 19, 21, Quận Phú Nhuận, TpHCM
Ho Chi Minh City
700000

Telephone

0906677443

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Găng tay massge cho thú cưng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Pet Services in Ho Chi Minh City

Show All

You may also like