Công Ty Cám Chim Chính Hãng

Công Ty Cám Chim Chính Hãng Chuyên cung cấp các sản phẩm cám chim chất lượng nhất,dễ sử dụng,chế biến phù hợp với hầu hết các loại chim
Giá rẻ phù hợp với người tiêu dùng Việt

Phòng trị một số bệnh thường gặp khi nuôi chim cảnh Họa MiHọa mi sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu bạn biết cách thì mọi thứ ...
14/10/2021

Phòng trị một số bệnh thường gặp khi nuôi chim cảnh Họa Mi
Họa mi sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu bạn biết cách thì mọi thứ sẽ rất đơn giản, Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cách nhận biết và chữa trị bệnh cho Họa mi tốt nhất nhé!

Đặc điểm chim Họa mi
Họa mi tên khoa học là Garrulux Canorus. Sống nhiều ở trên các tỉnh miền núi phía bắc như Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La,…Chúng sinh sống ở bụi cây, rừng mở. Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát, lạnh, rừng thứ sinh, vườn và công viên. Chim thường có màu nâu hạt dẻ hoặc nâu vàng tùy từng loài chim. Lông vùng quanh mắt màu trắng làm nổi bật đôi mắt của chim.
Chọn giống Họa mi chuẩn
Muốn sở hữu một con Họa mi hót nhiều, hót hay thì khi chọn mua phải chọn được con tốt. Cần chú ý hình dạng, nên chọn loại đầu rắn, tức là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán. Đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng.

Chọn lông tơi, xốp, mềm. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh mềm. Chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng mèo. Mắt chim Họa mi không có giác mạc, cụ thể là lồng đen mà có nhiều màu. Phải chọn con có chấm đen ở đồng tử nhỏ hơn những con khác. Từ đồng tử lóe ra bốn tia mắt, nên chọn tia càng to, càng rõ, càng dày càng tốt. Đại đa số, chim Họa mi mắc phải những bệnh phổ biến ở mục sau.

Bệnh ỉa chảy
Có nhiều nguyên nhân để chim Họa mi mắc chứng ỉa chảy. Thông thường do cho ăn quá nhiều mồi tươi hoặc trong cám có nhiều chất đạm. Nên chúng không thể tiêu hóa hết. Thức ăn còn thừa lên men trong ruột chim, thải ra độc tố là chim Họa mi ỉa lỏng. Phân trắng như bột gạo kèm theo chất nhày của niêm mạc ruột của nó.

Việc đầu tiên nên làm là giảm hoặc ngừng hẳn việc cho chim ăn mồi tươi. Chỉ cho ăn cám cò nhạt nếu chim Họa mi bị nhẹ sẽ tự khỏi ngay. Nếu nặng hơn, hãy đến cửa hàng thuốc thú y mua viên thuốc điều trị tiêu chảy gia cầm. Hòa với nước cho uống trong ba đến bốn ngày thì chim sẽ khỏi. Nếu bị ngộ độc nặng có thể tiêm Atropin với liều lượng 0,001 đến 0,002 g/lần cho một con chim. Ngày tiêm 2 lần dưới da của nó.

Đồng thời làm vệ sinh chuồng trại, dùng phích nước nóng dội vào sàn lồng. Mỗi ngày một lần sau khi làm vệ sinh, để chim được khỏe mạnh.

Bệnh đau mắt
Thỉnh thoảng có con chim Họa mi bị đau mắt do nhiễm khuẩn. Vì ta cho chim ăn sâu quy thường xuyên nhưng chưa có con nào bó lông hay đau mắt. Rất đơn giản là ta nên mua lọ Cloramphenicol về nhỏ mỗi ngày bốn năm lần. Chỉ vài ngày con chim nào cũng khỏi cả. Bệnh khàn tiếng.

Chim Họa mi bị khan tiếng có hai nguyên nhân đó là viêm thanh quản và giãn thanh quản. Bạn dùng một viên than củi bằng quả trứng gà ngâm vào lửa bắt nước lã sau một đêm. Gạn lấy nước sau đó vắt thêm mười giọt nước chanh và bỏ vào vài hạt muối. Đổ vào cóng cho chim uống, khoảng một tuần sau tiếng hot của nó sẽ phục hồi dần.

Chết đột ngột, mất màu lông, bó lông.
Trong quá trình nuôi, bạn sẽ gặp một số chim Họa mi tự nhiên rơi xuống ngắc ngoải. Đó là hiện tượng thiếu khoáng chất nên bị đột quỵ. Nếu cấp cứu kịp thời vẫn sống bình thường. Lúc ấy ta nên hòa đường Glucoza bơm cho nó vài giọt. Mấy phút sau con chim đứng dậy bình thường, đặt vào lồng nó nhảy ngay lên cầu. Những con chim bị mất màu lông, hoặc bó lông chủ yếu cũng là thiếu nguyên tố vi lượng. Đặc biệt yến Kanari đỏ ko cho ăn khoáng rất mau bạc màu.

Viêm tuyến nhờn
Tuyến nhờn của chim bị thương, nhiễm trùng hay bị cảm nắng, cảm lạnh…Đều là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nhờn ở chim. Chim tỏ ra mệt mỏi, lông vũ tả tơi, biếng ăn, tuyến nhờn đỏ tấy, mưn mủ. Dùng cồn i ốt khử trùng tuyến nhờn. Dùng kim đã khử trùng đâm thủng tuyến nhờn. Bóp cho mủ ra hết, bôi cồn i ốt một lần nữa vào chỗ đau của chim.

Ký sinh trùng
Ký sinh trùng là một trong những bệnh thường gặp ở Họa mi khi nó còn nhỏ. Việc quan trọng nhất là ta phải thường xuyên giữ cho lồng chim được sạch sẽ, khô ráo. Nếu phát hiện chim có rận, ta nhúng lồng chim qua nước sôi già. Nếu chim bị ký sinh trùng, ta dùng nước pha với vài giọt dầu hỏa rắc vào lông chim. Đồng thời dùng bột băng phiến 20% rắc vào lông chim Họa mi. Làm như vậy ta có thể tiêu diệt ký sinh làm hại chim.

Bệnh viêm phổi
Khi khí hậu thay đổi đột ngột hoặc sau khi tắm xong gặp phải gió mạnh. Chim nuôi trong chuồng rất dễ bị cảm, lông vũ tả tơi, thở khò khè, ăn yếu dần. Nước mũi chảy ra, có lúc toàn thân run lẩy bẩy. Đưa chim vào nơi kín gió, ấm áp, nhưng thoáng đãng để tĩnh dưỡng. Cho chim ăn thức ăn có nhiều dinh dưỡng. Dùng bông thấm với dầu thầu dầu lau nước mũi cho chim. Hòa nước đường trắng cho chim uống, mỗi ngày cho chim uống 2 lần 2 – 3g thuốc Têtraxilin.

Các bệnh thường gặp ở Họa mi trên cũng như những loài chim cảnh khác, người chơi chim cần chú ý để kịp thời chữa trị cho chim, nếu để lâu trường hợp xấu nhất là chim sẽ mất tiếng hót thậm chí có thể bị chết.

Kỹ thuật thuần dưỡng chim Khướu chỉ sau 1 tuầnKhướu khi mới bẫy về hoặc mới mua về còn nhát nên đòi hỏi người nuôi chim ...
30/09/2021

Kỹ thuật thuần dưỡng chim Khướu chỉ sau 1 tuần
Khướu khi mới bẫy về hoặc mới mua về còn nhát nên đòi hỏi người nuôi chim cảnh phải biết quan tâm, chăm sóc và thuần dưỡng chim một cách từ từ. Hết sức tốn công và kiên nhẫn. Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về cách thuần Khướu hót hay nhé!
Cách chọn chim Khướu hót hay
Yếu tố quan trọng nhất khi chọn chim bổi là vấn đề sức khỏe. Xem và chọn chim trong lồng. Thấy chú chim nào lông lá bóng mượt, bay nhảy linh hoạt, tạch tạch, vảnh đuôi. Thì nên chọn còn dáng đứng cao cầu hay sàn cầu nếu có thì tốt, không có cũng không sao.
Khi mua chim nhớ sờ vào vùng ức dưới bụng chim xem chim mập ốm ra sao. Khi bắt chim để ý họng của chúng coi thử có đen hay là trắng bệt… Nếu trắng bệt quá thì không nên chọn, loại này nguy hiểm. Còn họng đen thì ưu tiên chọn vì đó là những con còn lửa rừng, có sức khỏe tốt.

Ngoài ra nên quan tâm đến bộ và hình của chim. Như đầu sà hay bi, cổ thắt, cánh gà tre, dài đòn, chân trắng móng trắng. Mỏ mỏng, mũi thông, bộ sẻ , trung chim, đuôi tôm hoặc thẳng và dài hay ngắn…Đó là đặc điểm cần có ở một con chim đẹp.

Nên chọn những chú có dáng đứng cao cầu. Không nên chọn nhưng con mắt quá lồi ra ngoài. Vì khó thuần và những con thế này thường ít có tiềm năng trở thành con chim tốt.
Việc đánh giá một con chim có ngon nết hay không thì lại cần thời gian và sự trải nghiệm.
Cách chăm sóc chim Khướu
Có thể do quá trình vận chuyển đường xa mà chim mới về thường yếu, dễ bị stress rồi bỏ ăn, bỏ uống, gặp một số vấn đề về đường tiêu hóa và hô hấp. Khi chim bắt đầu về chưa quen với môi trường nuôi nhốt nên giữ nguyên tập tính tự nhiên của chúng.
Thức ăn cho Khướu
Khướu là một loài chim cảnh ăn tạp, tất cả mọi thức ăn, dễ nuôi. Thường là bột ngô xay nhỏ kết hợp với tép khô, bột dinh dưỡng của baby, trứng gà. Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.
Khướu ăn trái cây nhưng ít hơn so với những loại chim khác. Thỉnh thoảng nó mới ăn, nhưng chỉ một ít thôi. Nước uống thì nên cho uống nước đun sôi đã để nguội. Vì thời gian ban đầu, nguồn nước lạ, thay đổi hoàn cảnh sống. Nên nó thường đi phân trắng hoặc phân xanh. Đừng lo lắng, khi nào ổn định thì nó sẽ trở nên bình thường lại thôi.
Cách tắm cho Khướu
Khướu thích tắm, thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng hai tuần, khi chim đã dạn người hơn. Bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm. Vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chim.
Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy. Khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lòng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước.
Cách thuần chim Khướu
Muốn cho chim Khướu hót hay, điều cần là giúp cho chim Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất. Nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động. Mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, không mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đem ra thi thố tài năng với ai được. Vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi.

Muốn chim được sung thì trước hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng. Hằng ngày không thể thiếu chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý.

Chim Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa. Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng chim Khướu mái hót từ xa. Chim Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên. Khi hăng thì nó hót liên hồi, gần như không ngừng nghỉ.

Chim tự hót ro ro giọng mái, thì chúc mừng bạn. Lúc này bạn cần kích chim bằng file khướu mái ro ro. Bật từ nhỏ đến tăng dần đến khi chim Khướu bắt đầu đáp lại, và hục hặc giọng. Chú chim sẽ sớm bộc lộ thêm giọng hót khác ngoài tiếng ro ro. Trong lúc này bạn vẫn đề tiếng mái và bật thật bé tiếng Khướu đực, mở tiếng to dần dần. Đến khi chim Khướu của bạn tự tin đối đáp lại giọng hót file chim Khướu đực.

Thông thường với những người nuôi chim cu gáy thường không chú ý tới âm sắc mà chỉ chọn con thấy khách là gụ tuy nhiên đ...
24/09/2021

Thông thường với những người nuôi chim cu gáy thường không chú ý tới âm sắc mà chỉ chọn con thấy khách là gụ tuy nhiên điều này là sai lầm bởi lẽ chim cu gáy là loài chim cảnh hót vì thế cần chú trọng âm sắc của chim. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó.
Một con chim gáy trống nuôi lâu (Chim thuộc) thường phải gáy đủ 3 loại tiếng sau:
Gáy gọi:
Đây là tiếng gáy lúc sáng sớm, buổi trưa hoặc chiều. Giọng gáy này anh em ta vẫn gọi là bổ.

Tất cả chim gáy cả trống và mái đều gáy được kiểu này.

Liều trơn: cúc cu cu.

Liều bổ một: cúc cu cu, cu.

Liều bổ hai: cúc cu cu, cu cu.

Liều bổ ba: cúc cu cu, cu cu cu.

Quí nhất là con gáy liều bổ ba: cúc cú cu, cu cu cu. Có người gọi nó là con chim mồi “kim bất hoán”, ngụ ý nói đem vài ba chỉ vàng đổi nó, chủ nhân cũng không muốn đổi.

Theo những thành viên kỳ cựu của hội chim cảnh sài gòn những con gáy 4 tiếng là phần nhiều, người ta coi như gáy gọi tiếng đủ còn những con gái gọi 5 tiếng thì coi là tiếng Thừa.

Các âm trong tiếng cu gáy:
Nếu xét kỹ hơn thì Giọng chim Cu gáy có bốn loại âm chính: Âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Có nhiều âm điệu: đồng thổ, đồng pha, thổ pha.
Âm Thổ: Chim gáy có âm thổ thì giọng trầm. Loại chim này được đánh giá là loại chm khôn nhất. Trong âm thổ còn có bốn âm sau đây:
– Thổ đồng: âm trầm ngân vang như tiếng chiêng cồng.

– Thổ bầu: âm trầm mà ồm to lên.

– Thổ sấm: âm trầm mà rền như tiếng sấm.

– Thổ dế: âm trầm mà rỉ rả nỉ non như tiếng dế gáy.
2. Âm Đồng: Chim gáy có âm đồng thì tiếng ngân vang. Ân đồng cũng có nhiều loại như sau:

– Đồng pha thổ (âm ngân vang nhưng lại trầm trầm).

– Đồng pha son (âm càng lúc càng ngân vang).

– Đồng pha kim (âm càng lúc càng nhỏ, nhưng vẫn vang xa).

Âm Son: Chim gáy có âm son, có người gọi là âm chuông, vì giọng chim ngân vang như tiếng chuông rền, nghe có vẻ hùng tráng, oai vệ. Âm son cũng có nhiều loại như:
– Son pha đồng(âm to mà rền vang như tiếng sấm).

-Son pha kimâm khởi đầu rền vang như tiếng chuông ngân, nhưng sau cứ nhỏ dần…).

Âm Kim: Chim gáy có âm kim thì tiếng nhỏ và vang xa. Trong âm kim cũng có nhiều loại như:
– Kim pha son.

– Kim pha thổ.

– Kim pha đồng.

Muốn phân tích một giọng chim Cu thật chính xác không phải là chuyện dễ dàng. Ai hiểu thấu đáo được điều này chắc chắn người đó sẽ gặp nhiều điều thú vị khi lắng tai nghe chim đang gáy.Đến đây, thì chắc chúng ta không còn ngạc nhiên nhiều khi biết tại sao người ta lại có thể say mê nuôi một con chim có bề ngoài không sắc sảo này đến thế. Bạn cũng có thể nuôi chim cu gáy làm chim cảnh sinh sản để có những chú chim hót thật hay.

Chúc bạn thành công!

Cách chăm sóc chim Chào Mào conViệc chăm sóc chim chào mào con rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến thời gian sin...
14/09/2021

Cách chăm sóc chim Chào Mào con
Việc chăm sóc chim chào mào con rất quan trọng, nó quyết định rất nhiều đến thời gian sinh trưởng của chú chim sau này. Hãy tham khảo những thông tin sau về cách chăm sóc chim chào mào con.
Cách chăm sóc chim chào mào con (hình 1)

Cách chăm sóc chim chào mào con từ lúc đút cho ăn đến lúc thành chim mồi, chim chơi cội thường mất khoảng 1 năm. Đây là thời gian rất ngắn để có chú chim chơi cội,thuần,nên anh em thường chọn chim chào mào con hay chào mào má trắng chơi.Và chú chim có chơi hay,hót tốt chiếm đa phần từ cách chăm sóc,tập dợt.

Một ổ chào mào thường có 2,3 con cũng có ổ có 4 con. Sau khi bắt được ổ chào mào thì chúng ta bắt đầu chọn chim trống và mái.Chim trống thì thường to hơn chim mái,lông mọc ra nhiều hơn.Vì trứng chào mào trống luôn nở trước.


Chim sau khi được chọn thì tiến hành chăm sóc.Đối với chim còn nhỏ đang phải đút ăn thì cần cho chim vào lồng nhỏ,cho rơm rạ,hoặc lấy nguyên cái tổ về cho chim ở trong đó tránh bị lạnh.Chim mới bắt về đang còn lạ nên chưa chịu há miệng đòi ăn,thường qua 1 ngày mới ăn.Khi chim há miệng thì cho chim ăn.

+Về thức ăn cho chào mào non :
Có thể dùng cám Ba Vì loại 10-13K / bịch trộn chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn,cũng có thể cho chim ăn cơm,ăn bơ,đu đủ,cào cào thì nhớ cắt chân và đầu để chim dễ nuốt,hoặc nhai gạo cho chim ăn ( hồi nhỏ ở quê nuôi chim thường làm vậy).Chú ý lúc cho chim ăn thì đút 1 lần ít thôi tránh làm cho chim bị nghẹn,chim ăn xong thì cho chim uống nước,có thể dùng bông ngoáy tai ngấm nước rồi bỏ vào miệng cho chim uống,hoặc cho 1 ít nước miếng vào ngón tay út rồi cho chim uống ( cái này lúc nhỏ cũng hay làm).Cho chim ăn thì lúc nào thấy chim đói há miệng là cho ăn,chim no bụng hết há miệng thì thôi.Chú ý quan trọng nữa là không huýt sáo để chim mở miệng ăn,huýt sáo làm chim quen và lớn lên cứ huýt hiu nghe rất khó chịu.
+Thường xuyên vệ sinh phân để tránh vi khuẩn và chim bại chân.Lồng nuôi thì nên cho rơm rạ,vải,giấy báo cắt…Để luôn giữ ấm cho chim,nếu thời tiết lạnh có thể cho 1 bóng đèn tròn nhỏ để sưởi ấm. Chú ý treo lồng tránh mèo,chuột cắn chim và phải trùm kín áo lồng lại.

+Sau khoảng 1,5 tháng chăm sóc chào mào con thì bây giờ chim đã ra lông cánh,đuôi đầy đủ. Chim bây giờ đã biết bay,biết mổ và đã trở thành chú chào mào má trắng. Đây là thời kỳ chăm sóc khó khắn nhất,bởi vì có cái tật xấu nào là em nó cũng học hết.Chim con thường có các tật như sợ 1 cái gì đó,trùm áo lồng là nhảy,không chịu qua lồng khác,hay huýt tiếng người. Cho nên thời gian này cần phải tập cho chim qua lồng tắm để tắm,tối ngủ phải trùm áo lồng lại,tránh để chó,mèo,chuột làm chim hoảng.Và anh em phải kiếm 1 con chào mào thầy dạy cho chim hót,vì chim bị bắt từ nhỏ nên sẽ không biết hót. . Chọn chim thầy thì nên chọn con nào siêng hót,chơi hay. Để chào mào con vừa học giọng vừa học cách chơi của thầy,cách học thì treo chim gần chim thầy và không cho thấy mặt nhau để cho chim con nghe thầy hót và hót theo.Khoảng 1 tuần cũng cho thầy trò và các chú chim khác đấu đá nhau để xem trò tiếp thu bài như thế nào,và nó sẽ xem cách đấu của thầy,anh em cứ yên tâm chim không bể đâu.Lúc mới gặp trò thì thầy làm quá 1 lát thôi,chứ nó không ăn hiếp chim con đâu.

+Khoảng 3 tháng thì chim đã hót,đấu gần như thuần thục từ thầy,với chế độ chăm sóc ngày nào cũng phơi nắng khoảng 30 – 45 phút,tuần tắm 3 lần thì đến lúc chào mào thay lông lần đầu tiên,ra đầy đủ lông,tách đỏ anh em bắt đầu mang chim đi dợt hoặc mang ra rừng tập cho chim đi bẫy.
+Dợt dãi : Sau khi chim đã xong lông,lông đã khô thì nên 1 tuần mang đi 2 hoặc 3 lần tùy thời gian rảnh hay không.

Đối với chim mồi : Cho chim vào lụp và mang ra ngoài thiên nhiên,để chim quen với thiên nhiên rừng rú,và cũng mang luôn chim thầy ra và treo ở xa để chim vừa nghe tiếng thầy vừa nghe tiếng các con chim khác,lúc này chim sẽ học rất nhanh và cũng lên lửa nhanh,hên thì gặp vài em cùng mùa là nhảy vào lụp ngay.
Đối với chim đi thi : Mang chim tới địa điểm dợt chim,vì mới lần đầu tiên tới cội chim sẽ nghe nhiều tiếng chim khác và lạ cội nên không nên mở áo lồng ra,cứ treo xa cho chim nghe vậy khoảng 1 tuần.Qua tuần tiếp theo thì mở áo lồng ra nhưng vẫn để chim ở xa chứ không kè gần.Đến tuần thứ 3 thì chim đã quen cội và dám chơi lại các con khác thì anh em có thể mang chim tới kè gần,không treo gần con già mùa hoặc con sung quá làm chim sợ và lâu lên lửa.
Trong thời gian tập dợt cho chim,vì chim chơi nhiều,mất sức nên cần bổ sung nhiều mồi tươi,trái cây để chim luôn có sức thi đấu.

Kinh nghiệm nuôi chim cảnhVài kinh nghiệm nuôi chim cảnh cho người mới chơiVài năm trở lại đây, thú chơi chim cảnh rộ lê...
11/09/2021

Kinh nghiệm nuôi chim cảnh
Vài kinh nghiệm nuôi chim cảnh cho người mới chơi
Vài năm trở lại đây, thú chơi chim cảnh rộ lên tại nhiều địa phương. Mỗi loài chim có một chế độ dinh dưỡng riêng, và vì thế để bắt đầu nuôi một chú chim làm cảnh bạn cần phải tìm hiểu những tập tính và đặc điểm đặc trưng của chúng, để có những cách chăm sóc thích hợp. Dưới đây là một số kiến thức và kinh nghiệm bạn có thể tham khảo.

I. Chọn mua chim cảnh
Trước tiên bạn phải chọn mua các chú chim khỏe mạnh.Bạn quan sát nếu chú chim mang vẻ ủ rũ, xù lông, mệt mỏi hay rúc đầu xuống dưới cánh, đây không phải là chú chim bạn nên chọn. Nếu chú chim hắt hơi, chảy mũi, ngồi ở đáy lồng, chảy mũ ở phía trên lỗ mũi hay phân dính ở lông đuôi, có thể đó là vấn đề nghiêm trọng. Nếu khi chú chim thở mà gây ra tiếng lách cách hay đuôi của nó vẫy nhẹ, chú chim có thể bị bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp và bạn nên chọn một chú chim khác. Dấu hiệu của một chú chim khỏe mạnh bao gồm mắt sáng, lông sạch sẽ, sáng sủa, ăn ngon miệng và có hoạt động mạnh. Những chú chim khỏe mạnh ăn uống thường xuyên và rất năng động. Để bảo đảm mua được một chú chim khỏe mạnh, bạn nên mua chim ở một cửa hàng hay một người nuôi chim đáng tin cậy.

II. Vị trí đặt lồng chim:
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, tránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng, hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
III. Mua lồng chim
Bây giờ bạn chọn căn nhà cho chú chim của bạn như thế nào? Nó phải an toàn và thoải mái. Hãy mua cái lồng lớn nhất bạn có thể để được trong nhà. Phải để ý chú chim không thể ló đầu qua khe giữa 2 thanh chắn của lồng. Cái lồng phải tiện lợi, sạch sẽ và chim dễ tiếp cận thức ăn và nước uống. Thanh gỗ cho chim đậu phải có kích cỡ phù hợp, nên là gỗ thiên nhiên. Những thanh gỗ này có thể dễ dàng mua được ở các cửa hàng bán thú nuôi hay bạn có thể dễ dàng nhặt được. Các loại gỗ an toàn cho chim là gỗ mazanita, gỗ madrona, gỗ bạch đàn (do chim rất hay mổ vào các thanh gỗ trong lồng nên ta cần phải tìm các loại gỗ an toàn cho chim mổ). Làm sạch các thanh gỗ trước khi cho vào lồng. Nếu bạn có chú chim khác, nên để chú chim mới trong 1 căn phòng biệt lập vì nhiều loài chim ngoại quốc có thể mang theo những vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm có thể lây qua đường tiếp xúc. Điều này rất quan trọng đối với tất cả những thú nuôi có lông vũ của bạn. Bác sĩ thú y có thể khuyên bạn cách an toàn để cho 2 chú chim làm quen nhau, khi bạn đi kiểm tra sức khỏe cho chú chim.Tránh dùng lớp lót sàn của lồng bằng gỗ của cây óc chó. Việc này thường mang đến sự truyền nhiễm nấm cúc (aspergillus). Lót đáy lồng bằng khăn giấy hay lõi ngô đều được. Làm sạch hay thay lớp lót mỗi ngày.

IV. Các phụ kiện nuôi chim:

* Thức ăn, nước uống: Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày, để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.

* Cần đậu: Cần đậu cho chim thường làm bằng tre, hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Theo kinh nghiệm nuôi chim, tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm, cành táo, cành me... Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất tốt! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn - một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn... chật chội, khả năng này là không thể!

* Khay hứng phân: Có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày... Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm... để thấm hút phân chim nhanh hơn.

* Ổ chim: Với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc ổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô... đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.

* Thùng, lọ, khạp... đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt...

* Thức ăn tổng hợp dành cho các loại chim cảnh
Cám dạng viên gồm các thành phần: Ngô, Gạo, Khô đậu lạc , thịt bò, tôm, lòng đỏ trứng gà , vitamin, khoáng chất .....

Kiến thức nên biết về họ chim Vành KhuyênChim vành khuyên là một trong những loài chim được nhiều người ưa thích và chọn...
08/09/2021

Kiến thức nên biết về họ chim Vành Khuyên
Chim vành khuyên là một trong những loài chim được nhiều người ưa thích và chọn nuôi trước tiên bởi hình dáng đẹp sau có lẽ cùng vì giọng hót. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức cơ bản, cần thiết về họ nhà chim vành khuyên.
Họ Vành khuyên được coi là một họ riêng biệt từ khá lâu trong lịch sử phân loại, do chúng là đồng phát sinh khi xem xét về mặt hình thái và sinh thái, dẫn tới ít có sự bức xạ thích nghi và rẽ nhánh trong tiến hóa.

Tất cả các loài trong họ này đều sống thành các bầy lớn và chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản. Chúng làm tổ trên cây và đẻ 2-4 trứng màu lam nhạt không đốm. Thức ăn chủ yếu của chúng là côn trùng, nhưng cũng ăn cả mật hoa và quả của nhiều loài thực vật. Loài vành khuyên châu Đại Dương có thể là vấn đề tại các vườn nho tại Australia, do chúng khoét các quả nho và do đó làm giảm phẩm cấp của nho.

Các loài chim trong họ này nói chung rất khó phân biệt theo bề ngoài, bộ lông ở các phần trên của chúng nói chung hoặc là có màu hơi xỉn như màu ôliu ánh lục, nhưng một số loài có phần lông ở họng, ngực hay các phần dưới màu trắng hay vàng tươi, và một vài loài có phần hông màu vàng sẫm như màu da bò. Nhưng, như được chỉ ra trong tên gọi khoa học của chúng, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại để chỉ cái vành đai quanh mắt, xung quanh mắt của nhiều loài có một vành tròn màu trắng dễ thấy. Chúng có các cánh thuôn tròn và các chân khá khỏe. Chiều dài cơ thể tối đa khoảng 15cm (6 inch).
Ở miền nam có hai loài:
Khoen vàng: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.
Khoen xanh: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.
Ở miền bắc có hai loài:
Khoen xanh: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)
Khoen xanh Trung Quốc: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…
Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc ðem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay thảo luân, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)
Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.

Những điều cần tránh khi nuôi Chích ChòeChim Chích Chòe là loài chim không những đẹp lại còn hót hay, cách nuôi chích ch...
06/09/2021

Những điều cần tránh khi nuôi Chích Chòe
Chim Chích Chòe là loài chim không những đẹp lại còn hót hay, cách nuôi chích chòe lại không quá khó nên được nhiều người ưa chuộng. Song, có những điều cần tránh khi nuôi chích chòe, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Những điều cần tránh khi nuôi chích chòe:
1/ Thiếu nắng:
Chim không được phơi nắng sẽ có hiện tượng xù lông, chậm chạp, mất lửa.

2/ Phơi nắng quá lâu:
Chim cảnh cần có nắng để bổ sung Vitamin D và giúp chim tỉa lông cánh gọn gàng óng mượt, khi được phơi nắng đầy đủ lông chim sẽ ôm sát thân, động tác lanh lợi, chỉ được phơi nắng vừa sức chịu đựng và tốt nhất là nắng buổi sáng.

– Mỗi ngày nên phơi một lần ( khoảng 15-30 phút), nếu không có thời gian thì phơi cách ngày. Nếu không thể phơi nắng buổi sáng thì có thể phơi nắng chiều nhưng thời gian rút ngắn lại.
– Khi chim phơi nắng phải theo dõi nếu chim há mỏ là lúc chim hết sức chịu đựng phải mang vào bóng mát ngay. Nếu để lâu sẽ làm mù mắt , chết chim.

– Tối kỵ phơi nắng trưa 12 giờ vì lúc này ánh nắng gay gắt dễ làm mù mắt chim.

– Không được phơi nắng khi vừa tắm xong vì làm lông chim bị xoăn hư lông, nếu quen phơi nắng kiểu này về cuối mùa chim khó thay lông.
3/ Cho ăn sâu lớn:
Chỉ cho ăn loại sâu lớn còn bé, tức là sâu superworm non có độ dài khoảng 2 cm, nếu cho chim ăn loại sâu lớn quá sẽ bị nghẹt thở làm chim chết (lưu ý đặc biệt cho chòe đất).

4/ Bột chim bị mốc vì để lâu:
Chỉ nên mua bột số lượng vừa phải, nếu mua dự trữ nhiều sẽ làm hư bột, chim ăn vào bị tiêu chảy.

5/ Cho ăn thức ăn nhàm chán:
Ngoài thiên nhiên chim ăn thức ăn đa dạng mà chúng ta không biết hết được, khi nuôi trong lồng chúng ta chỉ cho ăn vài loại thông dụng như sâu qui, sâu lớn, dế , cào cào, trứng kiến … nên phải để ý chim có thích loại khác hay không, nên đổi khẩu vị bằng cách thêm gián đất, nhện, đuôi thằn lằn …( trừ thời gian chim thay lông ).
6/ Đặt lồng gần chim lớn hoặc chim có giọng hót lớn:
Treo lồng gần nơi có chim lớn khác loài hoặc chim khác hót lớn sẽ làm chim bị nhát, lép vế.

7/ Treo lồng sát mái tôn:
Hơi nóng từ mái tôn tỏa xuống làm chim bị hóc hơi nóng, kiệt sức.

Chúc các bạn thành công với cách nuôi chích chòe cũng như có một chú chích chòe như ý !

Cách trị bệnh rụng lông cho VẹtMột trong những vấn đề khiến người nuôi chim vẹt hết sức đau đầu đó là bệnh rụng lông cho...
04/09/2021

Cách trị bệnh rụng lông cho Vẹt
Một trong những vấn đề khiến người nuôi chim vẹt hết sức đau đầu đó là bệnh rụng lông cho vẹt. Hãy tham khảo cách trị bệnh rụng lông cho vẹt ngay sau đây.
Các bước trị bệnh rụng lông cho vẹt:
Bước 1. Dành cho vẹt một chế độ ăn uống lành mạnh. Việc này chủ yếu bao gồm những thức ăn chất lượng cao, thức ăn viên không tẩm màu như Roudybush và bổ sung thường xuyên rau tươi cùng các loại hạt hoặc các loại thức ăn nhẹ khác.
Bước 2. Một phần của bệnh rung lung là vì vẹt bị street – Dành cho vẹt một cái chuồng với nhiều đồ chơi. Đánh giá xem chuồng có đủ rộng rãi để tạo cho vẹt thoải mái với đồ chơi của nó hay không (mặc dù vẫn phải ưu tiên không gian dành cho vẹt)
Bước 3. Gây chú ý và tạo sự vui vẻ thoải mái cho vẹt. Trừ khi vẹt của bạn có thêm một người bạn, còn không, bạn nên dành cho vẹt ít nhất 1 giờ để chơi với nó. Nếu bạn không có thời gian hoặc không thường xuyên cho vẹt ra khỏi chuồng thì hãy xem xét mua cho vẹt thêm một người bạn.
Bước 4. Đưa vẹt đến bác sỹ thú y. Thường xuyên rụng lông sẽ gây cảm giác đau đớn và thoạt nhìn con vẹt có vẻ khỏe mạnh nhưng bên trong nó rất có thể có một vài vấn đề sức khỏe nào đó.
Bước 5. Thỉnh thoảng tỉa lông cho vẹt. Tìm hiểu cách tỉa lồng, đưa vẹt đến chỗ chăm sóc thú cưng có chất lượng, thảo luận các vấn đề có thể xảy ra với bác sỹ thú y và nâng cao đời sống vẹt bằng mọi cách có thể.

Một số mẹo trong khi chữa bệnh:
Một số loài vẹt đặc biệt là những con bị bắt và đưa đi khi đã trưởng thành đều rụng lông vì chúng không thể sống với con người. Trường hợp này rất hiếm nhưng đã xảy ra, và nếu vẹt không thích nghi, thử đưa vẹt đến nơi giống như nơi nó bị bắt đi và nhổ lông, sau đó hãy cân nhắc đưa vẹt đến một nơi kín đáo và để vẹt bay tự do với đồng loại của nó.
Không có cách chữa trị nào cho bệnh rụng lông vẹt hiệu quả bằng việc kiên nhẫn và cố gắng. Nếu con vẹt của bạn nằm trong số trường hợp rụng lông nghiêm trọng, hãy sẳn sàng đối mặt với những khó khăn, việc chữa trị cho vẹt có thể sẽ rất cực nhọc nhưng hi vọng các bạn cố gắng.

Kỹ thuật nuôi chim OanhNuôi chim Oanh về cơ bản là không hề dễ, loài chim này hơi khó tính hơn so với các loài chim như ...
30/08/2021

Kỹ thuật nuôi chim Oanh
Nuôi chim Oanh về cơ bản là không hề dễ, loài chim này hơi khó tính hơn so với các loài chim như chích chòe, vành khuyên…Vì thế nuôi chim Oanh bạn cần kiên trì cũng như phải có thời gian để theo dõi, chăm sóc cho chim.
1/ Lồng nuôi chim Oanh
Lồng nuôi thì nên dùng lồng bé như lồng Chòe đất hay lồng Khuyên lùn, cầu để thấp chim sẽ đỡ giãy, nhanh thuần hơn. Là loài quen sống dưới mặt đất nên nó sẽ rất hay xuống dưới đáy lồng vì thế lồng cần lưu ý có nan đáy như Lồng nuôi Yến thì hơn, còn ko phải cho cát xuống dưới đáy lồng, dọn lồng thường xuyên để tránh chân chim bị bẩn dẫn đến sưng ngón, tụt móng. Đối với chim Mộc thì vẫn phải che áo lồng sau đó hé dần ra cho tới lúc thuần giống như các loại chim khác.

Khi thay đổi lồng nhốt, lạ lồng sẽ xảy ra hiện tượng bỏ ăn, uống vì thế nên để cóng ăn, cóng uống trên cầu, ngoài ra cũng phải để thêm dưới đáy lồng cóng ăn, cóng uống nữa cho đến khi thấy nó ăn, uống quen trên cầu thì mới bỏ cóng dưới lồng ra.

Nếu muốn cho cóng hút uống gắn ngoài lồng thì vẫn phải để cóng uống trong lồng gần chỗ cóng phía ngoài cho đến khi thấy nó uống cóng ngoài thì mới bỏ cóng phía trong ra.

2/Thức ăn
Ngoài thiên nhiên Chim Oanh Cổ Đỏ thường ăn các loại Côn Trùng như sâu bọ,cào cào, dế gián hay các loài nhện. Chúng thường kiếm ăn ở các bụi rậm gần mặt đất, rất ít khi bay lên những cành cây cao.

Oanh tiêu thụ lượng đạm rất cao nên thức ăn thì có thể dùng cám Chòe đối với Oanh cổ xanh, Oanh lưng xanh (Cổ trắng) còn đối với Oanh cổ đỏ thì thành phần làm như cám chòe nhưng bổ xung thêm các loại củ quả như làm cám cho Hồng Yến như: Cà rốt, Gấc, Ớt ngọt Đà Lạt. Có thể dùng thuốc lên màu cho Hồng Yến vào thời kỳ thay lông để lên màu cho Cổ đỏ. Ngoài ra thì thường xuyên bổ xung mồi tươi như: Sâu, Châu chấu, Dế….cho chim ăn thường xuyên.

Đối với chim chưa vào cám thì phải chăm sóc rất tỉ mỉ, thường xuyên nếu ko sẽ die ngay. Cách vào cám thì tương tự như vào cám cho Chòe than nhưng thời gian vào cám rất lâu thành ra phải kiên nhẫn mới có thể vào cám đc. Trừ 1 số trường hợp rất ít vào cám nhanh chính vì thế ko đc lơ là chủ quan.
Khi chúng ta nuôi chúng trong lồng tất nhiên là phải tập cho chúng quen với thức ăn mà ta chọn một thời gian ngắn chim sẽ quen dần và cảm thấy khoái khẩu . Thức ăn được làm như sau
200g đậu phụng rang chín
5 lòng đỏ trứng gà để sống
100g cám Ba vi
1 lon sâu khô
3 muỗng canh đường
một phần nhỏ bổ sung Vitamin tổng hợp (dành cho gia cầm loại nhỏ)
Tất cả được chế biến xay nhỏ và phơi nắng hoặc sấy khô ,tránh bị ẩm ướt, nấm mốc chim dễ bị bệnh tiêu hóa về đường ruột. nhưng khẩu phần sâu gạo,dế, cào cào non vẫn phải có thường xuyên và cũng không cần cho chim ăn quá nhiều.

Do sinh thái chim Oanh Cổ Đỏ thường sống dưới những tán rừng rậm ẩm thấp ngoài thiên nhiên chúng rất siêng tắm. Nên khi nuôi trong lồng không nên phơi nắng chúng quá dài trong ngày,chỉ phơi nắng 1 đến 2 giờ là đủ, một tuần nên tắm cho chim từ 3 đến 4 lần…Để kích thích cho chim trống mau hót, nếu nuôi ít thỉnh thoảng ta nên cho chúng soi tấm gương lớn và dùng băng đĩa tiếng hót của chúng sẽ giúp chim mau hót hơn, bạn nào có điều kiện thì nên nuôi thêm một chim mái. nhưng nên để xa không cho chim trống thấy mặt, một vài ngày mới cho thấy chim mái .

Address

672 Lạc Long Quân, Phường 9, Tân Bình
Ho Chi Minh City
70000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Công Ty Cám Chim Chính Hãng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Công Ty Cám Chim Chính Hãng:

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services


Other Pet Supplies in Ho Chi Minh City

Show All