21/05/2021
Phần 1 của 5:
Chọn rùa
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 1
1
Chọn rùa. Rùa cạn có nhiều loại, và có nhiều yếu tố bạn cần cân nhắc khi chọn một chú rùa để nuôi, từ hình dáng bên ngoài của rùa đến môi trường sống mà rùa ưa thích và số tiền mà bạn phải bỏ ra để sở hữu loài vật có mai này. Bất cứ loài rùa nào bạn chọn cũng sẽ là chú thú cưng đáng yêu của gia đình nếu bạn tận tâm chăm sóc chúng. Một số loài rùa phổ biến bao gồm rùa châu Phi (Sulcata), rùa da báo (Leopard), rùa chân đỏ (Redfoot), rùa chân vàng (Yellowfoot), rùa Hy Lạp (Greek), rùa Nga (Russian), rùa Hermann, và rùa sao Ấn Độ (Indian Star). Sau đây là một số điều bạn cần biết về cách chọn rùa:[2]
Mặc dù chú rùa của bạn có khá nhỏ xinh khi bạn mới đem về nhà, nhưng một số loài rùa có thể phát triển đến kích thước hơn 60 cm sau 5-10 năm được chăm sóc. Nếu quyết tâm nuôi một chú rùa lâu dài, bạn đừng để hình dáng bên ngoài của chú rùa quyến rũ mà nên cân nhắc loài rùa nào phù hợp với lối sống, mức thu nhập và môi trường của bạn và khả năng bạn đáp ứng được nhu cầu của chúng.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 2
2
Mua rùa từ người bán có uy tín. Một điều quan trọng là mua rùa từ người bán mà bạn tin tưởng, có lịch sử kinh doanh thành công và có thể cam đoan rằng chú rùa bán cho bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tránh mua rùa tại các buổi trình diễn động vật bò sát, vì có thể bạn không có cơ hội liên lạc lại với người bán sau khi mua, do đó họ không có cách nào để kiểm tra xem bạn chăm sóc rùa ra sao.
Tìm người bán nào tự hào về dịch vụ chăm sóc khách hàng của họ, dù là bạn mua ở tiệm bán thú cưng hoặc tìm trên mạng. Nếu người bán nói rằng bạn có thể dễ dàng liên lạc với họ sau khi mua rùa thì nhiều khả năng bạn sẽ có một giao dịch đảm bảo.
Ở Mỹ, có một số quy định pháp luật về việc nuôi và nhân giống rùa, đặc biệt là giống rùa Địa Trung Hải. Nếu bạn muốn nuôi giống rùa này, hãy chắc rằng người bán có giấy chứng nhận của C.I.T.E.S. (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp).[3]
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 3
3
Đảm bảo rằng bạn có thể nhận trách nhiệm lâu dài đối với chú rùa của mình. Rùa không phải là loại thú cưng lý tưởng dành cho bạn nếu bạn chỉ có khả năng chăm sóc chú rùa trong một hoặc hai năm rồi thôi. Loài rùa có thể sống từ 30-100 năm, cũng đồng nghĩa là chú rùa cưng của bạn có thể sống lâu hơn bạn. Nhưng đừng lo; chỉ cần bạn đảm bảo có môi trường sống ổn định cho chú rùa của mình và biết là sẽ tìm được người chăm sóc rùa thay bạn nếu bạn phải chuyển đi nơi khác.[4]
Bạn không cần phải sống cùng một nơi trong 50 năm, nhưng bạn nên chuẩn bị chăm sóc cho thành viên mới của gia đình trong nhiều năm.
Quảng cáo
Phần 2 của 5:
Cho ăn và tiếp xúc với rùa
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 4
1
Cho rùa ăn. Thức ăn dành cho rùa tùy thuộc phần lớn vào loài rùa mà bạn chọn. Quan trọng là bạn cần hỏi nơi mua rùa về thức ăn chủ yếu cho rùa. Nói chung, hầu hết các loài rùa cạn ăn rau lá xanh, chẳng hạn như các loại “xà lách hỗn hợp” thông thường mà bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng thực phẩm. Rùa con cần ăn các thức ăn giòn hơn hoặc mềm hơn vì hàm răng bé xíu của chúng khó có thể xé được các thức ăn cứng. Rùa cạn có thể ăn hầu hết các loại rau củ như bông cải xanh, đậu que hoặc cải xoăn, nhất là khi bạn trộn với các loại rau, nhưng quan trọng là bạn cần biết loại thức ăn cần thiết cho loài rùa bạn đang nuôi.
Chú rùa của bạn có thể cần thực phẩm bổ sung để phát triển khỏe mạnh và cứng cáp. Thực phẩm bổ sung phải chứa can-xi, ngoài ra cũng cần có một số loại vitamin A, Vitamin D3 nếu bạn nuôi rùa trong nhà và không có đèn chiếu tia UV.
Một số loài rùa thích ăn lá bồ công anh, cần tây, rau diếp và thỉnh thoảng ăn hoa quả.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 5
2
Cung cấp nước cho rùa. Quan trọng là chú rùa của bạn phải có đủ nước để được khỏe mạnh. Bạn chỉ việc rót một ít nước vào một chiếc khay nông hoặc đĩa và đặt dưới đáy chuồng nuôi rùa để rùa không lật đổ được. Chiếc đĩa phải đủ nông để rùa có thể dễ dàng bước vào trong và cúi đầu xuống uống nước mà không bị ngập hoàn toàn.[5]
Thay nước mỗi ngày. Bạn cần dành riêng cho chú rùa một bát nước riêng, dù là ở ngoài trời hay trong nhà.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 6
3
Cẩn thận khi cầm rùa trên tay. Đừng bao giờ làm rơi rùa; nếu mai rùa bị vỡ, chúng có thể chết vì nhiễm trùng. Dù có thèm cầm chú rùa cưng trong tay đến mấy, bạn cũng nên hạn chế nhấc rùa lên hoặc cho người khác làm vậy. Điều này có thể khiến cho rùa bị căng thẳng.
Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn nên giải thích cho trẻ biết rằng nếu yêu quý rùa thì tốt nhất là chỉ nên nhìn ngắm, và chỉ cầm rùa lên khi cần thiết trong quá trình chăm sóc.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 7
4
Cho rùa ngâm nước mỗi tuần vài lần. Loài rùa cần được cung cấp đủ nước, nhất là khi chúng còn non. Khi mới đem rùa về nhà, bạn nên ngâm rùa vào nước vài lần một tuần để chúng được cấp nước đầy đủ, nhớ để đầu rùa bên trên mặt nước. Sau khi được ngâm nước, rùa thường bắt đầu uống nước ngay. Đây là một dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ. Nhớ rằng không phải cứ cho rùa ngâm nước nhiều là tốt. Bạn chỉ nên cho rùa ngâm nước tối đa hai ngày một lần. Nước cho rùa ngâm cần có nhiệt độ ấm như nước tắm em bé.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 8
5
Chọn chỗ ở cho rùa. Lý tưởng nhất, bạn nên dành một khu vực ngoài trời cho rùa. Nhiều người cho rằng nuôi rùa mà chỉ nhốt trong nhà là thiếu nhân đạo. Nếu quyết tâm nuôi rùa, bạn nên chuẩn bị một chỗ trú ẩn ngoài trời cho rùa, ngoại trừ rùa con hoặc giống rùa chỉ có thể ở trong nhà. Nếu quyết định chỉ nuôi rùa trong nhà, bạn nên nghiên cứu và chọn giống rùa có thể đáp ứng điều này.[6]
Bạn cũng có thể kết hợp cả hai cách, giữ rùa ở trong nhà những tháng lạnh giá và cho rùa ra chơi ngoài trời trong những tháng ấm áp. Bạn nên chuẩn bị cả hai kiểu nhà cho rùa để tạo điều kiện cho chúng sống mạnh khỏe và hạnh phúc.
Xem các phần sau để biết cách chăm sóc rùa sao cho đúng, dù là ở ngoài trời hay trong nhà.
Phần 3 của 5:
Chăm sóc rùa nuôi trong nhà
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 9
1
Tạo nơi ở thích hợp cho rùa trong nhà. Khi chọn nơi ở cho rùa trong nhà, bạn cần phải cân nhắc kiểu nhà cho rùa mà bạn thích, cho dù đó là bể cá bằng kính hoặc bồn cảnh thủy tinh. Nhớ rằng bạn cần dành ra ít nhất một khoảng diện tích 2,8 m2 cho một chú rùa con. Bể cá dung tích khoảng 40 – 80 lít có thể là đủ cho một chú rùa con, nhưng nó sẽ rất mau lớn, và bạn cần phải đảm bảo rùa cưng của mình có đủ không gian để lớn lên.
Bạn có thể dùng bể kính, nhưng chú rùa của bạn sẽ dễ bực bội vì chúng thường cố tìm cách đi xuyên qua kính. Bạn nên dán giấy lên mặt ngoài của kính để chúng không bị nhầm lẫn.
Bạn cũng có thể dùng thùng nhựa đựng đồ hoặc khay trộn xi măng để làm nhà cho rùa con. Những vật dụng này có ưu điểm là các thành hộp mờ đục nên rùa không bị nhầm lẫn như kính.
Nhà của rùa phải đủ cao để chúng không thoát ra ngoài được.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 10
2
Cung cấp đủ ánh sáng cho rùa. Nếu nuôi rùa ngoài trời, bạn không phải lo rằng chúng không nhận đủ ánh sáng và do đó không đủ vitamin D để phát triển khỏe mạnh. Sau đây là vài điều bạn cần cân nhắc khi chuẩn bị ánh sáng thích hợp cho rùa:[7]
Bạn nên dùng đèn bàn có công suất tối thiểu 100W để sưởi ấm và một đèn chiếu tia UV khác để cho rùa tắm nắng, hoặc chỉ cần một chiếc đèn hơi thủy ngân để cung cấp cả nhiệt và tia UV cho rùa.
Đèn sưởi cho rùa nên có nhiệt độ trong khoảng 30–35 °C; nhưng nhiệt độ này có thể thay đổi, tùy theo giống rùa.
Nhớ đặt đèn ở vị trí thích hợp để rùa có thể hấp thu nhiệt và làm mát ở những khu vực khác trong chuồng.
Việc cung cấp nhiệt và tia UV cho rùa không những cần thiết cho sức khỏe của rùa mà còn giúp chúng vui vẻ. Rùa rất thích tắm ánh sáng đèn!
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 11
3
Sử dụng vật liệu lót nền thích hợp cho rùa. Vật liệu lót sẽ che phủ nền trong khu vực nuôi rùa và phải có thành phần thích hợp để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho rùa. Điều quan trọng nhất là, dù nuôi rùa trong nhà hay ngoài trời, bạn cần phải đảm bảo lớp nền không quá ẩm ướt, bằng không, chú rùa của bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng nếu chúng bị rách da hoặc da chưa lành sau khi lột. Vật liệu lót nền tùy thuộc vào giống rùa. Bạn cần cân nhắc những yếu tố sau:[8]
Nếu giống rùa bạn nuôi cần độ ẩm trung bình hoặc cao, vật liệu lót nền phải có khả năng giữ ẩm tốt. Trong trường hợp này, những vật liệu thích hợp bao gồm xơ dừa, rêu sphagnum hoặc rêu than bùn.
Nếu chú rùa của bạn cần môi trường khô hơn, bạn có thể dùng các vật liệu như xơ dừa và cỏ vụn khô.
Tránh dùng cát làm vật liệu lót nền, vì rùa có thể ăn cát và gây phiền phức lớn.
Vật liệu lót nền không quan trọng lắm khi rùa ở ngoài trời, vì môi trường tự nhiên đã là phù hợp. Bạn có thể bổ sung một ít rêu than bùn vào nơi ở của rùa để có thêm sự kích thích. Bạn chỉ cần đảm bảo những thứ bổ sung vào vật liệu lót nền không chứa hóa chất hoặc thuốc trừ sâu.
Quảng cáo
Phần 4 của 5:
Chăm sóc rùa ngoài trời
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 12
1
Lắp rào chắn bảo vệ rùa. Cho rùa ra ngoài trời khi nhiệt độ ngoài trời dễ chịu là điều rất tốt cho rùa cưng của bạn. Tuy nhiên, bạn không thể để rùa tự do lang thang khắp sân. Thay vì thế, bạn cần lắp rào chắn để rùa ở bên trong. Bạn có thể xây tường gạch bằng vữa hoặc tường gỗ bít kín.
Chú rùa của bạn sẽ cố tìm cách đào bới ở các góc chuồng, vì vậy các góc chuồng phải gọn gàng và chắc chắn. Nếu thấy rùa đào bới, bạn có thể gắn thêm lưới thép bên dưới bề mặt rào chắn để giữ an toàn cho rùa.
Loài rùa không giỏi chịu lạnh, vì vậy, trừ khi chúng được nuôi trong nhà, bạn sẽ phải chuẩn bị chỗ để tạm thời đem rùa vào nhà nếu vùng bạn ở có nhiệt độ xuống dưới 15°C trong những tháng lạnh nhất. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn ở vùng khí hậu rất nóng và muốn để rùa ngoài trời, nhưng bạn cần đảm bảo luôn có bóng râm, đặc biệt là trên những khu vực ẩm ướt hoặc nguồn nước.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 13
2
Cung cấp nơi trú ẩn cho rùa. Chú rùa của bạn sẽ cần một nơi ẩn nấp để có cảm giác an toàn và để tránh nắng nóng, mưa gió hoặc các yếu tố khác. Bạn sẽ muốn chú rùa của mình được ấm áp và dễ chịu, đồng thời không bị quá nóng. Lý tưởng nhất là làm hang cho rùa, nơi chúng sẽ ngủ và trú ẩn. Bạn có thể làm hang rùa bằng gỗ và phủ lên một lớp đất dày vài cm và thiết bị sưởi ấm khi trời lạnh, nếu cần thiết.
Đầu tiên, bạn hãy đào một hố đất rộng. Bạn có thể lót một lớp gỗ dán dưới đáy.
Lắp mái bên trên để làm nơi trú ấn cho rùa.
Phủ đất lên trên mái.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 14
3
Cung cấp cây cỏ cho rùa. Bạn nên trồng đủ cây cỏ xung quanh nơi ở ngoài trời của rùa để chúng ăn và có cảm giác an toàn cả ngày. Hãy xem chế độ ăn của rùa để biết loài cây nào độc và không độc đối với rùa. Nói chung, rùa thường ăn các loại cỏ lá to như bồ công anh, các loại cỏ, hoặc cỏ ba lá.
Thực vật có khả năng kiểm soát amoniac và nitrat trong đất, nhờ đó bạn cũng ít phải thay vật liệu nền hơn.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 15
4
Tạo yếu tố kích thích cho rùa. Chú rùa của bạn cần một môi trường tạo hứng thú để chúng hoạt động và không buồn chán. Bạn có thể cho vào nơi ở của rùa vài cụm cỏ để rùa đào bới và tạo bóng mát. Thêm vào vài tảng đá để rùa cưng của bạn có chút không gian riêng tư, miễn là đá không quá dốc. Bạn cũng có thể trồng thêm vài cây nhỏ để lấy bóng râm và nơi trú ẩn, đồng thời tô điểm cho khung cảnh xung quanh.
Quảng cáo
Phần 5 của 5:
Giữ cho rùa khỏe mạnh
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 16
1
Bảo vệ rùa khỏi các loài vật khác. Nếu nuôi rùa ngoài trời, bạn sẽ phải cẩn thận để rùa không bị các loài động vật săn mồi làm hại, chẳng hạn như mèo. Nếu nhà có nuôi chó, bạn đừng bao giờ để chó đến gần rùa; ngay cả những con chó hiền lành nhất cũng có thể bất ngờ tấn công rùa. Mặc dù không thể giữ an toàn tuyệt đối cho rùa trước lũ chim, cáo hoặc các loài động vật săn mồi khác, bạn hãy cố gắng bảo vệ chúng hết mức có thể bằng cách cung cấp nhiều hang và nơi ẩn nấp cho rùa, giữ cho khu vực nuôi rùa nguyên vẹn và để mắt đến môi trường bên ngoài.[9]
Có người khuyên nên dùng lưới thép rào nơi ở cho rùa con để bảo vệ chúng khỏi các động vật nguy hiểm.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 17
2
Giúp rùa giữ gìn sức khỏe nếu chúng nhắm mắt. Nhiều người nghĩ rằng mắt của rùa có điều gì đó không ổn nếu chúng nhắm mắt. Thực ra thì hiện tượng này hiếm khi nguy hiểm. Khi rùa nhắm mắt, bạn hãy cho chúng ngâm trong nước và tưới một chút nước lên hang rùa để tăng độ ẩm nếu bạn nuôi rùa trong nhà. Nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên thì có thể đây là dấu hiệu nhiễm trùng, nhưng thông thường chỉ ở ngoài da. Bạn hãy thử nhỏ dung dịch muối và nước vào mắt rùa 1-2 lần một ngày cho đến khi rùa mở mắt ra được, sau đó cho rùa ăn một ít rau bina để cung cấp vitamin A hai ngày một lần. Nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu hụt vitamin A là mất nước. Nếu triệu chứng kéo dài hơn một tuần sau khi điều trị tại nhà, bạn nên đem rùa đến bác sĩ thú y chuyên trị bệnh cho loài bò sát.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 18
3
Giúp cho rùa năng động bằng cách đáp ứng các nhu cầu cơ bản của chúng. Mặc dù việc rùa con ngủ gần như cả ngày cũng là điều bình thường, nhưng nếu chú rùa của bạn quá thụ động, bạn phải bắt đầu xử lý để xác định nguồn gốc của vấn đề. Sau đây là một số nguyên nhân khiến rùa không kém hoạt động:
Nguyên nhân thường gặp nhất là rùa quá lạnh. Bạn cần đảm bảo giữ nơi ở của rùa ấm áp so với môi trường xung quanh.
Nếu rùa ở trong nhà, bạn nhớ cung cấp đủ ánh sáng cho chúng. Ánh sáng mạnh hơn có thể giúp chúng năng động hơn.
Nhớ cho rùa con ngâm nước đều đặn trong ngày. Một nguyên nhân khiến rùa không hoạt động là do chúng không có đủ nước.
Cố gắng hạn chế cầm rùa trên tay, vì trạng thái căng thẳng cũng có thể khiến rùa thụ động.
Cho rùa ăn chế độ ăn cân bằng. Kiểm tra xem các loại rau xanh và/hoặc thực phẩm bổ sung có đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của rùa không.
Tiêu đề ảnh Care for a Tortoise Step 19
4
Giữ cho mai rùa cứng cáp. Nếu mai rùa mềm thì có lẽ là chúng không nhận đủ ánh sáng và can xi. Điều này hiếm khi xảy ra nếu rùa sống ngoài trời, nhưng rùa sống trong nhà thì có thể gặp phải tình trạng này vì chúng ít có điều kiện tiếp xúc với nguồn ánh sáng ổn định. Nếu chú rùa của bạn sống trong nhà và mai bị mềm, bạn nhớ cho rùa sưởi đèn chiếu tia UV đặt cách xa ít nhất 20 – 25 cm và thay bòng đèn ít nhất là 9-12 tháng một lần để luôn mới và hiệu quả.
Cảnh báo
Đừng làm rơi rùa, chúng có thể bị nhiễm trùng và chết nếu mai bị vỡ.
Nếu không cho rùa ăn thực phẩm bổ sung can xi, bạn càng cần phải biết tỷ lệ can xi và photpho trong thức ăn của chúng để đảm bảo mai rùa phát triển tốt.
Chú ý hàm lượng oxalat trong rau mà rùa ăn vào. Mỗi khi rùa tiêu thụ axit oxalic cùng với can xi, một phần can xi sẽ bị giữ lại không tiêu hóa được, và chất này sau đó chuyển hóa thành axit uric. Lượng oxalat quá nhiều trong một số loại rau có thể khiến axit uric tích tụ nhanh hơn khả năng đào thải của rùa, dẫn đến bệnh sỏi thận. Tình trạng dư thừa oxalat tương đối cũng có thể gây thiếu hụt can xi.
Một số loài rùa (như rùa Nga) thường được bắt ở nơi hoang dã. Việc này có thể khiến chúng căng thẳng và chấn thương. Bạn đừng ủng hộ hành động này! Rùa được nhân giống trong điều kiện nuôi nhốt thường rẻ hơn và tốt hơn.
Những thứ bạn cần :
✅Khu vực rộng có rào cho rùa
✅Đèn tỏa nhiệt và chiếu tia UV (cho chỗ ở của rùa trong nhà)
✅Thức ăn cân bằng
✅Nước để ngâm/tắm cho rùa, để duy trì độ ẩm và giữ ẩm cho vật liệu lót nền
✅Chỗ ngủ/ ẩn náu cho rùa
✅Đĩa nước
✅Vật liệu lót nền