KHUYẾNNÔNG-LàoCai

KHUYẾNNÔNG-LàoCai Tuyên truyền, chuyển giao, tư vấn sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn

Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùaThúy Phượng 24-07-2022 LCĐT - Thông thường, cuối tháng 7 là thời điểm người dân khu vự...
25/07/2022

Đẩy nhanh tiến độ gieo cấy lúa mùa
Thúy Phượng 24-07-2022

LCĐT - Thông thường, cuối tháng 7 là thời điểm người dân khu vực vùng thấp của tỉnh kết thúc gieo cấy lúa vụ mùa. Tuy nhiên, năm nay việc triển khai vụ mùa khá muộn, do đó bà con cần đẩy nhanh tiến độ gieo cấy để sản xuất đúng khung thời vụ.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, vụ mùa năm nay, người dân gieo cấy khoảng 23.500 ha lúa, trong đó có hơn 10.000 ha lúa mùa vùng thấp (diện tích sản xuất 2 vụ). Tính đến thời điểm hiện tại, người dân đã làm đất gần 23.000 ha, gieo 943 tấn thóc giống; tại một số địa phương vùng thấp, người dân đang vào giai đoạn cao điểm gieo cấy vụ mùa.

Tại các địa phương như Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên, trung tuần tháng 7, người dân vào vụ cấy rộ. Trên cánh đồng thôn Tiến Lợi, xã Xuân Giao (Bảo Thắng), phần lớn diện tích đã được cấy. Bà Phạm Thị Thành ở thôn Tiến Lợi cho biết: Những ngày vừa qua nắng nóng nên gia đình tôi đi cấy từ tờ mờ sáng, đến tầm 9 - 10 giờ phải nghỉ. Mạ mới cấy gặp nắng cũng sợ bị ngộp, tôi phải dẫn nước về ruộng, giữ mực nước cao hơn chút. Tôi cũng dự phòng mấy bó mạ để nếu có chỗ nào lúa bị chết thì cấy bù.

Thường lệ, khoảng ngày 20 tháng 7, người dân các địa phương đã cơ bản hoàn tất gieo cấy lúa vụ mùa, riêng năm nay, thời điểm kết thúc gieo cấy dự kiến muộn do vụ xuân kết thúc muộn hơn 7 - 10 ngày.

Tại Mường Khương, nhiều diện tích chưa thể gieo cấy, do từ đầu tháng 7 đến nay, trên địa bàn huyện hầu như không có mưa hoặc mưa nhỏ khiến mực nước ở các khe, suối thấp, không đủ nước dẫn về ruộng. Trên cánh đồng thôn Na Nhung 2, xã Lùng Vai, nhiều khu ruộng vẫn còn nguyên gốc rạ, chưa thể cày lật đất. Theo ông Vương Văn Thắng, diện tích đất lúa tại thôn Na Nhung 2 ở cuối nguồn, phải dẫn nước từ thôn Bản Sinh bằng mương thủy lợi rất dài nên gặp nhiều khó khăn.

Tương tự, tại các địa phương vùng cao khác trong tỉnh, những diện tích sản xuất ở cuối hệ thống thủy lợi cũng gặp khó khăn về nước tưới. Ngoài ra, từ đầu mùa mưa, trên địa bàn tỉnh có những đợt mưa lớn kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi bị hư hỏng. Trước khi bước vào vụ sản xuất, người dân các địa phương đã duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi, nhưng ở những địa điểm công trình bị hư hỏng nặng chưa khắc phục đầy đủ, khiến lượng nước hao hụt, thất thoát nhiều hơn, dẫn tới tình trạng thiếu nước tưới. Nhiều hộ phải đầu tư mua ống nhựa tự dẫn nước từ đầu nguồn nước về ruộng hoặc xả nước từ hệ thống nước sinh hoạt về ruộng để gieo mạ kịp khung thời vụ.

Bà Nguyễn Thị Hà, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Do ảnh hưởng của thời tiết nên vụ xuân 2022, toàn miền Bắc, trong đó có Lào Cai kéo dài 7 đến 10 ngày, do đó thời điểm gieo cấy vụ mùa cũng phải lùi lại. Người dân cần tranh thủ thời tiết khẩn trương làm đất, gieo cấy vụ mùa, ưu tiên sử dụng các giống ngắn ngày. Đặc biệt, do thời gian giãn cách giữa vụ xuân và vụ mùa năm nay ngắn, nên bà con cần quan tâm tới khâu làm đất, xử lý tốt rơm, rạ vụ trước bằng các chế phẩm vi sinh để tránh việc các chất hữu cơ trong quá trình phân hủy làm ảnh hưởng tới lúa mới cấy, dễ bị nhiễm bệnh.

Để cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đúng khung thời vụ và có thời gian cho sản xuất vụ đông, khung thời vụ gieo cấy lúa mùa cần kết thúc trong tháng 7. Ngoài việc đẩy nhanh việc gieo cấy, bà con cần thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại kịp thời phòng, trừ.

05/07/2022
24/06/2022
20/06/2022

Laocaitv.vn - Vào tối mai (28/5), tại tỉnh Sơn La sẽ diễn ra Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022. Tại Lào Cai, các doanh nghiệp, HTX đã chuẩ...

07/06/2022

THÔNG BÁO CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
V/v Kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói
xuất khẩu sang Trung Quốc

Thực hiện Văn bản số 1424/BVTV-HTQT ngày 23/5/2022 của Cục Bảo vệ thực vật về việc kiểm tra vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sang Trung Quốc; theo đó, Hải quan Trung Quốc (GACC) sẽ chỉ định kiểm tra trực tuyến các vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu trên phạm vi cả nước sang thị trường Trung Quốc về tình trạng tuân thủ các quy định trong kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và phòng chống Covid-19; thời gian dự kiến kiểm tra sẽ kéo dài 3 tháng, bắt đầu từ ngày 27/5/2022. Các vùng trồng, cơ sở đóng gói nếu không đảm bảo các yêu cầu của GACC sẽ không đủ điều kiện xuất khẩu sang Trung Quốc, ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nông sản trong nước nói chung và của tỉnh nói riêng.
Để chuẩn bị tốt các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Hải quan Trung Quốc, hạn chế tối đa tình trạng bị thu hồi mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói;
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
1. Ủy ban nhân dân các huyện/thị xã/thành phố
Tập trung chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, UBND các xã có vùng trồng đã được cấp mã số thực hiện ngay một số nội dung:
- Thông báo đến các tổ chức/cá nhân là chủ thể của mã vùng trồng rà soát, hoàn thiện, chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu và các nội dung yêu cầu kỹ thuật đối với vùng trồng theo mục 1.1- hồ sơ vùng trồng và mục 1.2 phụ lục văn bản 1424/BVTV-HTQT đính kèm.
- Cử cán bộ xuống cơ sở hỗ trợ chủ thể vùng trồng hoàn thiện các nội dung theo yêu cầu.
- Hướng dẫn chủ vùng trồng thực hiện các biện pháp phòng chống Covid19 (Mở sổ sách ghi chép, khai báo người ra/vào vùng trồng hàng ngày; Công nhân nếu có các triệu chứng mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... thì không được vào khu vực sản xuất và tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan y tế).
2. Đối với các cơ sở đóng gói nông sản
- Rà soát, hoàn thiện và chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu theo mục 1.2- hồ sơ cơ sở đóng gói và mục 1.3- yêu cầu kỹ thuật đối với cơ sở đóng gói phụ lục văn bản 1424/BVTV-HTQT đính kèm.
- Xây dựng Phương án phòng chống Covid -19 tại cơ sở đóng gói
- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống Covid-19 tại cơ sở đóng gói như: (1) Công nhân làm việc tại cơ sở đóng gói trước khi vào cơ sở đóng gói phải kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang. Tự theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt hằng ngày. Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở... thì chủ động ở nhà, không đi làm, thông báo cho chủ cơ sở biết. Trong suốt quá trình đóng gói phải luôn mang phòng hộ cá nhân (bao gồm cả khẩu trang, kính, găng tay, quần áo bảo hộ…) theo quy định; (2) Đảm bảo vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại cơ sở đóng gói/phương tiện vận chuyển/chỗ ăn nghỉ cho người lao động. Đảm bảo cung cấp đủ nước sạch dùng cho ăn uống, sinh hoạt 24/24 giờ và đủ nhà vệ sinh theo quy định; (3) Tăng
cường thông khí nơi làm việc bằng cách sử dụng quạt, hệ thống thông gió… Thường xuyên vệ sinh hệ thống thông gió, quạt, điều hòa; (4) Bố trí đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy đặt tại các vị trí thuận tiện. Đảm bảo có đủ các trang thiết bị, hóa chất phục vụ công tác vệ sinh, khử khuẩn cơ sở đóng gói (dung dịch sát khuẩn tay, khẩu trang, hóa chất khử khuẩn); (5) Sổ sách ghi chép người ra
vào cơ sở đóng gói.
3. Giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lào Cai đầu mối kết nối thông tin giữa vùng trồng, cơ sở đóng gói và Cục Bảo vệ thực vật trong quá trình triển khai việc kiểm tra theo yêu cầu của phía GACC.
- Hướng dẫn các vùng trồng, cơ sở đóng gói chuẩn bị các tài liệu và điều kiện cần thiết để sẵn sàng phục vụ công tác kiểm tra. Kiểm tra các vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc hoàn thiện các yêu cầu theo quy định.
4. Giao Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp; Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ động phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân có mã số vùng trồng rà soát, hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống Covid theo yêu cầu kiểm tra trực tuyến của Trung Quốc.
Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố quan tâm, triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị thông tin về Sở Nông nghiệp (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lào Cai, điện thoại 02143 822 638, email: [email protected]) đề kịp thời
giải quyết../

20/05/2022

LCĐT - Để lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây...

HẠN CHẾ RỦI RO KHI TÁI ĐÀN VẬT NUÔIKim Thoa 08-05-2022 LCĐT - Trong bối cảnh thị trường đầu ra không ổn định và khi giá ...
13/05/2022

HẠN CHẾ RỦI RO KHI TÁI ĐÀN VẬT NUÔI
Kim Thoa 08-05-2022

LCĐT - Trong bối cảnh thị trường đầu ra không ổn định và khi giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặt ngành chăn nuôi trước nhiều thách thức.

Trước và sau tết Nguyên đán, gia đình bà Trần Thị Liên, xã Điện Quan (Bảo Yên) xuất bán gần 5.000 con gà. Ngay sau khi xuất bán, bà vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng và xử lý chất thải theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Bà Liên cho biết: Tôi chọn mua con giống tại cơ sở ấp nở có uy tín, gà khỏe mạnh, được nhỏ vắc-xin phòng bệnh đầy đủ. Dịp này, thời tiết giao mùa, nắng nóng nên phải thay đệm lót chuồng mới, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăm sóc gà để hạn chế tối đa dịch bệnh. Với tình hình giá thức ăn chăn nuôi cao như hiện nay, lứa này gia đình chỉ vào đàn khoảng 3.000 con gà giống (giảm 30% so với quy mô chuồng nuôi). Vừa nuôi vừa nghe ngóng thị trường rồi tính tiếp.

Còn bà Đỗ Thị Duyên, xã Xuân Giao (Bảo Thắng), người có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi cho biết: Năm 2021, do ảnh hưởng của giá thức ăn chăn nuôi, thị trường tiêu thụ chậm, giá bán nhiều thời điểm thấp hơn giá thành sản xuất khiến việc duy trì chăn nuôi của gia đình gặp nhiều khó khăn. Nhưng xác định chăn nuôi lợn là nghề chính, gia đình đã chủ động trong sản xuất con giống và duy trì việc tái đàn. Tuy vậy, đợt tái đàn vừa qua chỉ duy trì đàn với quy mô 100 con lợn thịt (giảm 50 con lợn thịt so với lứa trước), 11 con lợn nái.

Việc nhập đàn, tái đàn với người chăn nuôi rất quan trọng, cần thiết để duy trì sản xuất. Nhưng trong thời gian qua, có không ít trường hợp người chăn nuôi phải gánh chịu những rủi ro, thiệt hại kinh tế khi tái đàn không đúng thời điểm. Bên cạnh đó, do giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục đã ảnh hưởng trực tiếp đến chăn nuôi, trong khi nhu cầu thị trường tiêu thụ giảm, có những lúc sản phẩm đến kỳ xuất chuồng nhưng giá bán hạ, thậm chí không bán được.

Mặt khác, dịch bệnh xảy ra đối với gia súc, gia cầm ngay sau khi nhập đàn, nhất là đối với quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ. Nguyên nhân do người chăn nuôi nóng vội, chưa tìm hiểu kỹ thời điểm cần tái đàn, cộng với việc nhập con giống ở vùng đang có dịch hoặc tiềm ẩn có dịch, gia súc, gia cầm lại không rõ nguồn gốc, việc vận chuyển không bảo đảm…

Ông Phạm Bá Uyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh cho biết: Ngay từ đầu năm, chi cục đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chủ động tái đàn, tránh tình trạng bỏ trống chuồng nuôi. Cơ quan chuyên môn các huyện, thành phố hướng dẫn các trang trại, hộ chăn nuôi những biện pháp tái đàn, tăng đàn; định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc các khu chăn nuôi và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định. Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa, nguy cơ cao gây bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, các trang trại, hộ chăn nuôi cần thận trọng, tuân thủ các điều kiện đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro khi tái đàn.

Đến nay, các địa phương đã từng bước tái đàn gia súc, gia cầm an toàn, đảm bảo nguồn cung các loại thịt cho thị trường. Tổng đàn gia súc chính (trâu, bò, lợn) toàn tỉnh đến hết tháng 3 ước đạt hơn 570.000 con, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng đàn gia cầm chủ yếu (gà, vịt, ngan) hơn 5 triệu con, tăng 0,7% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 65.795 tấn, tăng 4,28% so với cùng kỳ.

“Người chăn nuôi cần bình tĩnh, thận trọng trong tái đàn. Cần tìm hiểu kỹ thông tin, theo dõi tín hiệu thị trường, tính toán các chi phí phát sinh trong chăn nuôi để chủ động kế hoạch sản xuất phù hợp” - ông Phạm Bá Uyên, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh khuyến cáo.

27/04/2022

Laocaitv.vn - Theo Nghị quyết 03/2022 của HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI, nguồn vốn hỗ trợ Dự án 3 - "Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị" bao gồm ngu.....

25/04/2022

LCĐT - Sáng 25/4, huyện Bảo Yên tổ chức Lễ công bố xã Xuân Thượng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020 và công nhận động Tiên Cảnh là danh thắng cấp tỉnh.

22/04/2022
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT LÀM VIỆC VỚI TỈNH LÀO CAI  CTTĐT - Sáng ngày 17/4/2022, Đoàn công tác do đồng chí Lê Minh Hoan - ...
18/04/2022

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT LÀM VIỆC VỚI TỈNH LÀO CAI

CTTĐT - Sáng ngày 17/4/2022, Đoàn công tác do đồng chí Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Trưởng Đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030.
Tiếp và làm việc với Đoàn công tác, phía tỉnh Lào Cai có đồng chí Đặng Xuân Phong - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số sở, ban, ngành tỉnh. Buổi làm việc được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố.

Tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đặng Xuân Phong đã thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và kết quả phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh Lào Cai. Sau 30 năm tái lập (10/1991), Lào Cai từ một tỉnh nghèo nhất cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn đã vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 5,33%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.936 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 82 triệu đồng. Trước nhiều thách thức, ngành nông nghiệp tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế và luôn đạt tốc độ tăng trưởng trên 5%/năm.

Nông nghiệp Lào Cai phát triển theo hướng đa giá trị, gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với du lịch, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2021 ước đạt 8.637,6 tỷ đồng, tăng 3,6% so cùng kỳ. Tốc độ tăng trưởng đạt 5,7%; cơ cấu kinh tế nội ngành tiếp tục có sự chuyển biến tốt; giá trị sản phẩm/1 đơn vị ha canh tác đạt 85 triệu đồng, tăng 6,1% so với năm 2020. Đến nay, Lào Cai có 120 sản phẩm OCOP; 37 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP; 140,2 ha đạt tiêu chuẩn GACP-WHO; 4.185 ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên vật nuôi được kiểm soát, hạn chế thấp nhất các thiệt hại về kinh tế. Hiện tỉnh có 10 cơ sở chăn nuôi công nghiê%3ḅp ứng dụng công nghê%3ḅ cao; 02 chuỗi sản phẩm chăn nuôi đang phát triển tốt. Công tác phát triển, quản lý bảo vệ rừng được thực hiện tốt, tổng diện tích rừng toàn tỉnh hiện nay là 362.195,2 ha với tỷ lệ che phủ rừng đạt 56,91%. Toàn tỉnh có 62/127 đạt chuẩn nông thôn mới, 173 thôn Kiểu mẫu, 156 thôn Nông thôn mới, 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 02 đơn vị cấp huyện hoàn thành nông thôn mới. Thị trường tiêu thụ nông, lâm sản của Lào Cai tiếp tục được duy trì và mở rộng sang thị trường quốc tế. Hiện nay, một số sản phẩm của tỉnh như: Dứa, chuối, chè, vỏ quế, tinh dầu quế… đang được xuất khẩu sang Nga, Mỹ, Châu Âu, Canada, Đài loan, Trung Quốc… Đã thu hút được 10 dự án của các doanh nghiệp tham gia liên kết chế biến sâu, trong đó 03 nhà máy đi vào hoạt động. Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp được quan tâm; đến nay có 283 dòng sản phẩm nông sản an toàn được gắn mã truy xuất nguồn gốc QR-Code và 118 doanh nghiệp tham gia tương tác, giới thiệu quảng bá các sản phẩm trên hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại các sản phẩm nông nghiệp.

Đồng chí Đặng Xuân Phong - Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai nhấn mạnh: Phát triển, mở rộng sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân được Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Liên tục trong 3 nhiệm kỳ gần đây, Lào Cai đều ban hành Đề án về phát triển nông nghiệp và nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 về Chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nông nghiệp Lào Cai tăng trưởng chưa bền vững, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế để nâng cao giá trị nông nghiệp; ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều; sản xuất các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, nông nghiệp sạch chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu vẫn canh tác theo quy trình kỹ thuật truyền thống; hình thức tổ chức sản xuất cơ bản vẫn là kinh tế hộ, manh mún nhỏ lẻ; thị trường tiêu thụ các loại nông sản thiếu ổn định; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều; công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch ít sản phẩm chế biến sâu, chủ yếu vẫn là sơ chế nên giá trị nông sản thấp; kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu.

Định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp từ nay đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050; Lào Cai chuyển sang phát triển kinh tế nông nghiệp, phù hợp với Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực của cả nước; phù hợp với chiến lược phát triển bền vững, chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia. Thực hiện hiệu quả 5 nội dung đột phá: Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi; chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị, để phát triển sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh phát triển các loại hình tổ chức, dịch vụ sản xuất gắn với chế biến, liên kết sản xuất; giao đất, giao rừng, quy chủ rừng để phát triển kinh tế lâm nghiệp; đổi mới phương thức quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp. Tập trung phát triển các ngành hàng nông nghiệp chủ lực: chuối, dứa, dược liệu, chè, quế, chăn nuôi lợn và kinh tế đồi rừng. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt từ 6 - 7%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2030 đạt 16.000 tỷ đồng; tạo việc làm tăng thêm cho 14.000 lao động, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

Tại điểm cầu cấp huyện, Bí thư Huyện ủy Mường Khương Giàng Quốc Hưng báo cáo tình hình nông nghiệp của địa phương đang gặp một số khó khăn về thương hiệu các sản phẩm gạo séng cù, tương ớt, nguồn đất bị ô nhiễm, thiếu nước...; hiện nay huyện đang tập trung cho cuộc cách mạng tổ chức lại sản xuất nông nghiệp.

Nhằm giúp nông nghiệp Lào Cai phát huy những kết quả đã đạt được và đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong thời gian tới; tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình sản xuất đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu. Hỗ trợ tỉnh Lào Cai phát triển một số giống đáp ứng nhu cầu sản xuất dược liệu; đề xuất với Chính phủ đầu tư xây dựng Trung tâm logistics tại tỉnh Lào Cai phục vụ hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Tiếp tục giới thiệu các nhà đầu tư có tiềm năng đến xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm sản; định hướng sản xuất, liên kết vùng, tiêu thụ sản phẩm, kết nối tiêu thụ nông sản chủ lực của tỉnh với thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Đồng thời hỗ trợ Lào Cai thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; hỗ trợ kinh phí thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới; cân đối, bố trí kính phí để tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng, phát triển kết cấu hạ tầng thủy lợi...

Tại buổi làm việc, đồng chí Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp đã trao đổi nhiều nội dung về tiềm năng, thế mạnh cũng như những khó khăn, hạn chế của ngành nông nghiệp Việt Nam, của tỉnh Lào Cai và một số mô hình nông nghiệp tiên tiến tại Nhật Bản, Trung Quốc. Qua đó nhấn mạnh các địa phương cần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị; phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng hữu cơ, nông nghiệp có trách nhiệm, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng cộng nghệ số, thích ứng với biến đổi khí hậu; tối ưu hóa tiện ích cho người tiêu dùng nhằm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Đồng chí đề nghị tỉnh Lào Cai xây dựng câu lạc bộ các sản phẩm OCOP; tập trung thực hiện công tác “khuyến nông”, tổ chức lại sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định và cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn. Lào Cai cần chuẩn hóa sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của thị trường, giảm chi phí, tăng chất lượng; thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm tại địa phương...

Nhân dịp này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã tặng logo biểu tượng Lào Cai cho đồng chí Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trước đó, trong ngày 16/4/2022, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đi khảo sát thực tế, thăm một số mô hình phát triển sản xuất dứa, nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu tại huyện Mường Khương và thăm Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai.

Trong chuyến khảo sát, Bộ trưởng Lê Minh Hoan và Đoàn công tác cũng đã đến thăm Cột cờ Lũng Pô - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt./.
Thanh Huyền

13/04/2022

LCĐT - Sự ra đời của Nghị quyết 10-NQ/TU về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa đã đánh dấu một sự chuyển biến lớn, từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.

Kịp thời phòng bệnh bạc lá, đốm sọc do vi khuẩn trên lúaThúy Phượng  13-04-2022 08:26:00 LCĐT - Vụ xuân năm 2022, toàn t...
13/04/2022

Kịp thời phòng bệnh bạc lá, đốm sọc do vi khuẩn trên lúa
Thúy Phượng 13-04-2022 08:26:00

LCĐT - Vụ xuân năm 2022, toàn tỉnh gieo cấy 10.000 ha lúa. Hiện nay, trà lúa sớm và chính đang giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái - làm đòng. Thời gian qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió trên cao, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to, là điều kiện thuận lợi để bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn phát sinh, phát triển, gây hại trên diện rộng.

Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đầu tháng 4, đã có hơn 200 ha lúa nhiễm bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn, gây hại chủ yếu trên các giống lúa có bản lá to mềm như BC15, Séng cù, Nhị ưu 838, Bio 404, Bắc thơm 7, TBR225, TH3-3, thơm RVT, nếp… Bệnh chủ yếu gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh rộ - đứng cái - làm đòng.

Ngay sau đợt mưa dông đầu tháng 4, chị Đỗ Thu Hà, thôn Tả Thàng, xã Gia Phú (Bảo Thắng) ra thăm đồng, thấy có những vệt vàng 2 bên mép lá. Ban đầu, chị nghĩ rằng lúa bị bệnh đạo ôn do năm nay gia đình cấy lúa BC15, nhưng khi kiểm tra kỹ thì thấy trên phiến lá có vệt bị khô trắng. Chị nghi lúa bị bệnh bạc lá nên nhổ một khóm lúa bệnh, mang đến cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thì được khẳng định là bệnh bạc lá. Chị Hà nói: Nguồn lương thực cả năm của gia đình tôi trông chờ hoàn toàn vào 5 sào lúa. Những vụ trước, mưa nắng đan xen khiến lúa hay bị đạo ôn hoặc sâu cuốn lá, nên mưa lớn xong là tôi ra thăm đồng. Được tư vấn, biết lúa nhiễm bệnh bạc lá, tôi mua thuốc về phun ngay.

Bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn đang gây hại rải rác tại nhiều địa phương như Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng, Bảo Yên… nếu không phòng, trừ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc quang hợp, làm giảm năng suất lúa vụ xuân. Dự báo trong thời gian tới, bệnh tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh trên lúa, đặc biệt là sau đợt nắng nóng xen kẽ mưa dông đầu mùa.

Ngay sau khi nắm được thông tin sâu bệnh gây hại trên các trà lúa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các địa phương hướng dẫn bà con cách nhận biết và phòng, trừ bệnh. Chị Bùi Thị Hương, Trưởng Phòng Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh) cho biết: Để phòng, trừ bệnh bạc lá hiệu quả, bà con cần áp dụng các biện pháp tổng hợp, như chăm sóc hợp lý để cây lúa sinh trưởng khỏe, bón phân cân đối, điều tiết nước phù hợp; không bón quá nhiều đạm, bón đạm muộn và kéo dài. Chú ý kết hợp giữa bón đạm với phân chuồng, lân, kali, tro bếp; thường xuyên thăm đồng, theo dõi, phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện thấy triệu chứng bệnh, cần giữ mực nước vừa phải, từ 3 cm đến 5 cm, dừng bón các loại phân hóa học, phân bón lá và thuốc kích thích sinh trưởng. Bà con cần sử dụng các loại thuốc hóa học như Xantocin 40WP, Xanthomix 20 WP, Bion 50 WG, Sasa 25 WP... phun trừ. Diện tích nặng cần phun nhắc lại lần 2 sau khi phun thuốc lần 1 từ 3 đến 5 ngày, phun vào chiều mát, xuôi chiều gió.

Ngoài ra, theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, bà con cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh như bệnh lùn sọc đen, đạo ôn, rầy nâu, rầy lưng trắng hại. Bà con cần tăng cường thăm đồng, phát hiện sớm sâu, bệnh gây hại để có biện pháp phòng, trừ kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng lúa.

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỢP TÁC ĐÀU TƯ VÀ LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢNKim Thoa 31-03-2022  LCĐT – Chiều 31/3, Sở Nông nghiệp v...
07/04/2022

CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỢP TÁC ĐÀU TƯ VÀ LIÊN KẾT TIÊU THỤ NÔNG SẢN
Kim Thoa 31-03-2022

LCĐT – Chiều 31/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hợp tác đầu tư và liên kết tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị, phòng trực thuộc sở, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng kinh tế các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai; lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh: Hải Dương, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang.

Tại hội thảo, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai đã thông tin khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Hiện, tỉnh Lào Cai đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng rau an toàn, rau trái vụ vùng cao tại Sa Pa, Bắc Hà; vùng sản xuất dược liệu tại Bắc Hà, Si Ma Cai, Bát Xát, thị xã Sa Pa; vùng chè tại Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà; vùng dứa, vùng chuối tại Mường Khương, Bảo Thắng; vùng quế tại Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên; trên địa bàn đã hình thành được 57 liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, HTX với tổ hợp tác, hộ nông dân theo chuỗi với các sản phẩm: chè, dược liệu, rau, lúa gạo, chuối, dứa… quy mô khoảng 12.000 ha, liên kết với trên 15.000 hộ nông dân, tổng giá trị sản xuất tiêu thụ sản phẩm ước đạt 820 tỷ đồng.

Bên cạnh những thuận lợi, sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Lào Cai còn gặp nhiều khó khăn: Diện tích sản xuất hàng hóa còn manh mún, chưa khai thác hết tiềm năng; các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa bền vững, đầu ra cho sản phẩm thiếu ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc; việc thu hút doanh nghiệp vào sản xuất và tiêu thụ nông sản còn hạn chế; xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản còn nhiều khó khăn...

Tại hội thảo, các đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Hải Dương, Sơn La, Hòa Bình, Bắc Giang đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong việc hợp tác đầu tư và liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp bền vững cần xây dựng quy hoạch cụ thể cho sản xuất nông nghiệp gắn với sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từ đó thu hút đầu tư; tập trung nguồn lực để xây dựng hạ tầng nông nghiệp, thủy lợi, làm đường nội đồng; tập trung dồn điền, đổi thửa, quy tụ đất đai để tạo thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa; chú trọng công tác khuyến nông; cần có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp...

Để việc tiêu thụ nông sản thuận lợi, trước tiên cần nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho nông sản; tiếp đến là xúc tiến thương mại để tìm đầu ra cho sản phẩm; tập trung truyền thông để quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản...

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓAMạnh Dũng  31-03-2022  LCĐT- Đó là một trong ...
07/04/2022

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
Mạnh Dũng 31-03-2022

LCĐT- Đó là một trong những nội dung được nhấn mạnh trong Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 30/3/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến nông trong tình hình mới.

Chỉ thị khẳng định, khuyến nông đóng vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; giúp sản xuất nông nghiệp có những thay đổi về chất lượng, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp hàng hóa, tạo động lực xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, khuyến nông chưa đủ điều kiện, năng lực, đáp ứng yêu cầu về phát triển nông nghiệp hàng hóa, kinh tế nông nghiệp; chính sách khuyến nông thiếu đồng bộ, nguồn ngân sách đầu tư hạn chế; các mô hình khuyến nông thiếu sự lan tỏa, nhân rộng…

Để tăng cường công tác khuyến nông, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động khuyến nông, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp an sinh sang nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, thông tin tuyên truyền, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo mục tiêu Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 và Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Chú trọng triển khai các mô hình khuyến nông công nghệ cao tại các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực. Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, kết nối thị trường trong nước và quốc tế. Duy trì các chương trình, dự án khuyến nông phục vụ nông nghiệp an sinh, xóa đói, giảm nghèo tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đa dạng nội dung và hình thức tuyên truyền; đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn sản xuất.

Tăng cường tư vấn khởi nghiệp và dịch vụ cung ứng vật tư đầu vào thiết yếu trong sản xuất. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ khuyến nông chuyên nghiệp, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông chuyên trách từ tỉnh đến cơ sở, có cơ cấu tổ chức bộ máy đồng bộ thông nhất, tinh gọn, hiệu quả.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư từ ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến nông.

Address

Tầng 4, Khối 8, P. Nam Cường
Lào Cai

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when KHUYẾNNÔNG-LàoCai posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to KHUYẾNNÔNG-LàoCai:

Share

Category