17/04/2024
Cuộc đời của các con sông, dòng suối và hồ trong tự nhiên đều do rừng tạo ra. Chúng hòa quyện trong rừng cây chứ không phải được đào múc là có nước. Đừng chia cắt rừng và nước, nếu một mắt xích bị phá vỡ thì mọi thứ nổ tung.
Nếu không có những khu rừng nguyên sinh gần biển thì những vùng đất cách xa biển tầm 600km sẽ bắt đầu hoang mạc hoá, việc đem nước đến các vùng xa xôi sụp đổ hoàn toàn, sẽ chẳng có cơn mưa nào cả (Anastassia Makarieva đã nghiên cứu các khu rừng khác nhau trên khắp thế giới và ở nơi nào thì kết quả cũng đều y như nhau. Bất kể là rừng mưa hay rừng nhiệt đới, cây vẫn luôn là thứ chuyển hơi ẩm mang mưa và sự sống vào trong những vùng nội địa sâu trong đất liền.)
Các nhà nghiên cứu cũng khám phá ra rằng toàn bộ quy trình sẽ bị phá vỡ nếu những khu rừng ven biển bị phát quang. Nó giống như bạn đang dùng một máy bơm phun nước nhưng lại kéo ống bơm ra khỏi ao vậy. Tác động không mong muốn này đã thể hiện rõ ở Brazil, nơi rừng mưa Amazon đang dần khô héo. Việc này đang ngày ngày nghiêm trọng về lượng mưa và hạn hán ngày càng khốc liệt ở các vùng cách xa biển
Nền rừng nguyên sinh (thảm thực bì dày và mạng lưới rễ sâu mà rừng trồng hay rừng sx sẽ không bao giờ có) đóng vai trò là một miếng bọt biển khổng lồ chăm chỉ thu thập tất cả lượng mưa. Cây đảm bảo rằng các hạt mưa sẽ không rơi mạnh xuống mặt đất mà sẽ nhỏ nhẹ nhàng xuống từ các cành cây. Đất tơi xốp sẽ hút tất cả nước, vì vậy thay vì các hạt mưa tụ lại thành một dòng nước và chảy ào đi mất chỉ trong chớp mắt (gây ra hậu quả lũ quét lớn), chúng sẽ được giữ lại trong đất. Một khi đất đã no nước và bể dự trữ của cây đã đầy, lượng ẩm dư thừa sẽ được phóng thích từ từ và qua nhiều năm, thấm sâu hơn xuống những lớp bên dưới mặt đất. Có thể mất hàng thập kỷ trước khi hơi ẩm có thể lần nữa nhìn thấy ảnh sáng mặt trời khi chúng sủi lên.
Rừng và suối (tất nhiên sông là từ các suối) có mối quan hệ phức tạp. Nước trong một dòng suối luôn được thay đổi liên tục bằng nước ngầm mát lạnh từ núi và lá rụng cũng như lá đâm chồi luôn che chở cho dòng suối không bao giờ bị bốc hơi nước (dòng suối và hồ không bao giờ ưu ánh nắng mà không có lá rừng che chở, chúng sẽ nhanh chống khô cạn vì thiếu dòng nước mát từ núi và thiếu sợ che mát)
Cây vẫn còn rất quan trọng đối với các dòng suối thậm chí cả sau khi chúng chế/t. Khi một cây thân gỗ chế/t đi và đổ ngang xuống lòng suối, nó sẽ nằm đó hàng thập kỷ. Nó đóng vai trò như một chiếc đập nhỏ và tạo ra những khoảng nước lặng tí hon – nơi mà những loài không thể chịu được dòng nước xiết có thể tung tăng sống. Bùn và những rác vụn trôi nổi sẽ rơi xuống đáy của những chiếc bể bé nhỏ được ngăn ra bởi các đập cây chết, và vì suối chảy quá chậm, nên vi-khuẩn cũng có nhiều thời gian hơn để phá hủy những vật chất có hại.
Nên đừng chia cắt rừng và nước, đừng nói phá rừng để có nước, kết quả chúng ta sẽ thấy trong vài năm nữa, rừng sẽ mất mà nước hồ cũng cạn khô.
Bạn có biết vì sao những con sông, suối, hồ trong tự nhiên đều ẩn nấp dưới những khu rừng không?
Cấu trúc rừng thường được phân thành 5 cấp (5 tầng). Cụ thể:
Tầng thứ nhất - Tầng Ló: Tầng cây vượt tán rừng, gồm các cây cao to, cao nhất trong lâm phần tán vượt khỏi tầng rừng chính. Thông thường, tầng thứ nhất chiếm tỷ lệ 5% tổng số cây. Những thực vật ở tầng này chịu nhiều tác động của thời tiết như gió to, mưa lớn thậm chí là cả sấm chớp.
Tầng thứ 2 - Tầng Mái Rừng: Tầng cây gỗ cao gồm những cây chiếm ưu thế, tầng này được ví như một chiếc mái che khổng lồ của rừng bao gồm những cây gỗ cao và lâu năm nhất. Những loài động vật sinh sống ở tầng này thường bao gồm: Chim, ếch cây, rắn, thằn lằn và các loại bò sát.
Tầng thứ 3 - Tầng Dưới Mái Rừng: Tầng cây gỗ cao trung bình, nằm ngay dưới tầng thứ hai, bao gồm những cây có đường kính và chiều cao trung bình, đây là nơi sinh sống của các loài thực vật đang trong quá trình phát triển. Vì được bao phủ bởi tầng thứ nhất và thứ hai, các thực vật ở tầng này chịu ít tác động của thời tiết hơn. Đây là nơi cư ngụ của các loài chim, bướm, ếch, sóc, và gấu mèo (ở phía bắc), hay khỉ ( ở vùng gần xích đạo)…
Tầng thứ 4 - Tầng Đáy Rừng: Là những cây bị chèn ép, kém phát triển, tầng cây bụi và cây thân thảo, dây leo… Là hai tầng tiếp theo của rừng mưa nhiệt đới. Những tầng này được tạo thành từ nhiều loại cây con, cây tái sinh và nhiều loại thực vật khác nhau. Rêu và nhiều loài hoa thân thảo khác nhau cũng được tìm thấy trong tầng này, ong, ong vò vẽ, bướm và chim đều sống ở tầng này. Nền rừng có một lớp lá rơi từ các tầng trên. Bên dưới lớp lá là lớp đất màu mỡ có thể là nơi trú ngụ của giun, sên, ốc, và rết.
Tầng thứ 5: Sông, suối: Cây cối mọc dày đặc hai bên bờ sông sẵn có ánh nắng mặt trời. Vào mùa mưa, nước của một số sông dâng cao đến mức tràn bờ và gây ngập lụt các cánh rừng trong một diện tích rộng lớn.
Phan Thanh Giản