28/09/2024
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
I. Nguyên tắc chung:
1, Phát hiện nhanh, điều trị sớm.
Đi lại chậm rãi trong chuồng, đi nhẹ nói khẽ, quan sát kỹ lúc heo ăn, chú ý các mùi lạ trong chuồng để tìm nguyên nhân, chú ý lượng khí lưu chuyển trong chuồng trại bản thân mình thấy dễ thở hay khó thở.
2, Tiêm kháng sinh càng nhanh càng tốt, bắt đầu bằng liều cao trong 2 ngày đầu giảm xuống bình thường vào 2 ngày giữa và kết thúc bằng liều cao như ngày đầu ( liều cao thường gấp 1,5 lần liều bình thường là đủ cao và dưới ngưỡng gây độc)
3. Phải hiểu về tính chất và thời gian đào thải của thuốc khỏi cơ thể lợn để quyết định nhịp đưa thuốc và liệu trình hiệu quả nhất.
Nhịp phổ biến từ 6-12h và liệu trình 3-5 ngày. Sau tối đa 3 ngày mà bệnh k chuyển phải thay phác đồ và kháng sinh nhóm khác, hoặc sự phối hợp kháng sinh khác
4. Đưa thuốc vào nhanh và kết thúc đột ngột, nghĩa là không giảm từ từ. Bắt đầu bằng liều cao, hạ xuống liều bình thường và kết thúc đột ngột bằng liều cao (Chốt hạ)
II. Đường đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể lợn
Nôm na như con nghiện, nó hút khói, pha nước cất để chích hoặc hít trực tiếp qua mũi hoặc uống, lợn thì có thêm việc đặt ở âm hộ, truyền tĩnh mạch...
Nhưng việc đưa qua đường nào lại phụ thuộc vào loại bệnh, loại kháng sinh và thể trạng lợn
Đường tiêm (tiêm dưới da, tiêm sâu bắp thịt, tĩnh mạch, phúc mạc)
Đường tiêm: nhanh, chắc chắn, chuyên để trị bệnh
Đường tiêu hóa (trộn thức ăn, uống): chậm, hao hụt, chuyên để phòng bệnh
Tuy nhiên một số bệnh tiêu hóa ỉa chảy ở lợn con thì cho ăn thuốc lại hay hơn vì nồng độ thuốc nhanh chóng đạt cao trong đường tiêu hóa hơn là tiêm.
Liệu trình điều trị: liên tục để thuốc luôn đạt nồng độ cao trong máu lợn, Lợn con thì nồng độ thuốc trên thể trọng sẽ CAO hơn heo thịt. ví dụ: 3ml enrofloxacin cho 40kg heo thịt nhưng heo con 10kg đã phải tiêm 2cc enro rồi.
Phối hợp thuốc kháng sinh
Phải phối hợp kháng sinh vì sao ?
Thông thường LỢN bị bệnh thường là bệnh ghép và ở tình trạng bội nhiễm, kế phát. Vì thế trên một cơ thể bệnh thường thường có sự tồn tại hai loại mầm bệnh là (vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm) do đó phải phối hợp để
+ Tăng phổ tác động của Kháng sinh trong trường hợp ghép nhiều bệnh hoặc chưa biết đó là bệnh gì
+ Tăng hiệu quả, diệt đông thời nhiều mầm bệnh, vi khuẩn của nhiều bệnh ghép
+ Tránh được sự nhờn thuốc nếu sử dụng đơn kháng sinh
Để phối hợp cần hiểu tính chất, đặc điểm của từng loại kháng sinh và nguyên lý chung của kháng sinh
Ví dụ điển hình:
Penicilline + Streptomycine:Thông dụng nhưng rất hiệu quả, liều lượng tùy loại bệnh
Trị đóng dấu lợn; Tụ huyết trùng; Bện ngoài da, khớp ...
Trường hợp trị khớp:
cho heo 50 tới 70kg
Peni = 1.000.000 UI (hanvet bán)
Strep= 1g (Cũng hanvet luôn)
Nước cất 12cc
Tổng số đó tiêm 2 lần/ngày. Tiêm lần nào thì hòa cho lần đó.
cùng với Vitamin B1 và anagin C
Nếu vẫn con lợn đó mà bị Tụ huyết trùng
Peni: 500.000 UI
Strep: 1g
Hòa 10cc nước cất, Tiêm 1 lần cũng được
Vitamin B1 tiêm theo hướng dẫn nhà Sx.
Tiêm liên tục 3 ngày.
Một số sự phối hợp khác rất hiệu quả
Ví dụ: Peni + Colistin: trị tiêu chảy ở gia cầm hiệu quả cao, phòng tiêu chảy ở lợn con tốt
Ampi + Kanamicin: Thương hàn, phó thương hàn, bệnh do tụ cầu khuẩn hoặc ecoli rất nhạy.
Fb: tiến Thìn.