Logistics Quy Nhơn

Logistics Quy Nhơn Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Logistics Quy Nhơn, 02B Phan Chu Trinh, Quy Nhon.

✍️Các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến hiện nay:📥Phương thức chuyển tiền T/T- Phương thức chuyển tiề...
17/10/2024

✍️Các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến hiện nay:

📥Phương thức chuyển tiền T/T

- Phương thức chuyển tiền T/T thường được gọi là phương thức chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer) hay phương thức thanh toán T/T. Đây là phương thức thanh toán quốc tế rất phổ biến hiện nay, ngân hàng sẽ thực hiện chuyển số tiền đến người hưởng thụ bằng hệ thống chuyển tiền quốc tế SWIFT, trên cơ sở chỉ dẫn của người trả tiền.
- Có hai hình thức chuyển tiền T/T là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền sau. Trong đó, chuyển tiền trả trước là nhà nhập khẩu sẽ thanh toán trước một khoản tiền cho nhà xuất khẩu trước khi giao hàng. Chuyển tiền trả sau là nhà nhập khẩu sẽ thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu sau khi nhận hàng. Phương thức chuyển tiền trả trước sẽ có rủi ro cho người nhập khẩu trong khi phương thức chuyển tiền trả sau cũng tiềm ẩn rủi ro cho người xuất khẩu.

📥 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

- Phương thức thanh toán qua tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán mà theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng sẽ mở một thư tín dụng (hay văn bản bảo lãnh) cam kết với nhà xuất khẩu sẽ thanh toán nếu nhà xuất khẩu trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều khoản, điều kiện quy định trong thư tín dụng.
- Sau khi nhà xuất khẩu chuyển hàng sẽ cần tập hợp và cung cấp bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng phát hành L/C như vận đơn, chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại,... Nếu các chứng từ hợp lệ, ngân hàng phát hành L/C sẽ thanh toán cho người bán và chuyển cho bên nhập khẩu bộ chứng từ để nhận hàng.

📥 Phương thức ghi sổ (Open account)

- Đây là phương thức thanh toán mà trong đó nhà xuất khẩu mở 1 tài khoản ghi nợ để nhà nhập khẩu trả tiền được hai bên thỏa thuận vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Theo đó, người xuất khẩu sẽ gửi cho người mua hóa đơn thương mại có thông tin hàng hóa và số tiền cần thanh toán. Nhà nhập khẩu sẽ sử dụng tài khoản trả trước để thanh toán cho người bán bằng cách ghi nợ vào tài khoản này.
- Trong phương thức này, người bán sẽ chịu rủi ro không thanh toán được hoặc thanh toán chậm từ bên mua. Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý khi chọn nhà nhập khẩu uy tín, tin cậy trước khi thực hiện thanh toán bằng phương thức này.

📥 Phương thức nhờ thu (Collection)
Đây là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng với quy trình mà người xuất khẩu sau khi giao hàng sẽ nhờ ngân hàng ủy thác (remitting bank) xuất trình chứng từ cho ngân hàng thu hộ (collecting bank) cho bên mua để được thanh toán. Hai bên ngân hàng trong phương thức này sẽ đóng vai trò là trung gian thu tiền hộ chứ không phải cam kết hay bảo lãnh thanh toán.
Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu:
- Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu.
- Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán chuyển cho ngân hàng ở nước xuất khẩu (remitting bank) và nhờ thu hộ.
- Ngân hàng ở nước xuất khẩu chuyển chứng từ cho ngân hàng ở nước nhập khẩu (collecting bank) và nhờ ngân hàng này thu hộ ở nước nhập khẩu.
- Ngân hàng thu hộ sẽ yêu cầu người nhập khẩu trả tiền để nhận chứng từ.
- Người nhập khẩu trả tiền cho ngân hàng thu hộ và nhận bộ chứng từ để nhận hàng.
- Ngân hàng thu hộ trả tiền cho ngân hàng ở nước xuất khẩu.
- Ngân hàng ở nước xuất khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu.
Trong hình thức thanh toán này, bên xuất khẩu sẽ có rủi ro cao hơn vì những lý do như nhà nhập khẩu không thanh toán, không có khả năng thanh toán, rủi ro quốc gia không có đủ ngoại tệ,... Trong khi đó, rủi ro của nhà nhập khẩu thấp hơn nhờ được kiểm tra hàng hóa trước khi quyết định thanh toán hoặc từ chối thanh toán.

ĐIỀU KIỆN LOẠI D Các điều khoản nhóm D trong Incoterms 2020 là những điều khoản liên quan đến việc giao hàng và trách nh...
14/10/2024

ĐIỀU KIỆN LOẠI D

Các điều khoản nhóm D trong Incoterms 2020 là những điều khoản liên quan đến việc giao hàng và trách nhiệm giữa người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nhóm D trong incoterms bao gồm:

💎 DAP (Delivered At Place – Giao tại nơi đến):
Theo điều khoản này, người bán phải chịu trách nhiệm chuyển hàng hóa đến nơi đích được chỉ định bởi người mua. Người bán phải chịu tất cả các rủi ro và chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa đến nơi đến, bao gồm cả việc xuất khẩu và nhập khẩu. Người mua phải chịu trách nhiệm cho việc nộp thuế và các chi phí khác sau khi hàng hóa đã được giao đến nơi đích.
- Dỡ Hàng Tại Nơi Đến: Người mua chịu trách nhiệm.
- Thông Quan Nhập Khẩu: Người mua chịu trách nhiệm.
- Tổng Thể Nghĩa Vụ của Người Bán: Vận chuyển đến nơi đến và giao hàng hóa, nhưng không chịu trách nhiệm cho việc dỡ hàng và thông quan nhập khẩu. = CIP + rủi ro.

💎 DPU (Delivered at Place Unloaded – Giao tại địa điểm đã dỡ xuống):
Điều khoản này tương tự như DAP, nhưng người bán phải chịu trách nhiệm cho việc dỡ hàng hóa tại nơi đích được chỉ định. Sau khi hàng hóa đã được dỡ, người mua phải chịu trách nhiệm cho việc nộp thuế và các chi phí khác.
- Dỡ Hàng Tại Nơi Đến: Người bán chịu trách nhiệm.
- Thông Quan Nhập Khẩu: Người mua chịu trách nhiệm.
- Tổng Thể Nghĩa Vụ của Người Bán: Vận chuyển đến nơi đến, giao hàng hóa và dỡ hàng tại nơi đích, nhưng không chịu trách nhiệm cho việc thông quan nhập khẩ. = DAP + Dỡ hàng

💎 DDP (Delivered Duty Paid – Giao hàng đã nộp thuế)
Trong DDP, người bán phải chịu trách nhiệm cho việc chuyển hàng hóa đến nơi đích và đã nộp mọi loại thuế và phí liên quan đến việc nhập khẩu. Người mua chỉ phải chịu trách nhiệm cho việc nhận hàng tại nơi đích đã được chỉ định.
Các điều khoản này định rõ trách nhiệm và rủi ro giữa người bán và người mua trong quá trình vận chuyển hàng hóa và là cơ sở cho việc xác định chi phí và trách nhiệm cụ thể trong thỏa thuận mua bán quốc tế.
- Dỡ Hàng Tại Nơi Đến: Người bán chịu trách nhiệm.
- Thông Quan Nhập Khẩu: Người bán chịu trách nhiệm.
- Tổng Thể Nghĩa Vụ của Người Bán: Vận chuyển đến nơi đến, giao hàng hóa, dỡ hàng tại nơi đích và đã nộp mọi loại thuế và phí liên quan đến việc nhập khẩu = DAP + Nhập khẩu

📜 Chi tiết 11 điều kiện trong Incoterm 2020ĐIỀU KIỆN LOẠI C💎 CFR (Cost and Freight): Theo điều khoản này, người bán chịu...
09/10/2024

📜 Chi tiết 11 điều kiện trong Incoterm 2020

ĐIỀU KIỆN LOẠI C
💎 CFR (Cost and Freight): Theo điều khoản này, người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đã thông quan xuất khẩu lên tàu và thanh toán cước phí để hàng đến cảng đích chỉ định, trong khi rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua ngay từ thời điểm hàng được bốc lên tàu.

Cụ thể, nghĩa vụ của người bán và người mua như sau:
• Người bán thực hiện thông quan xuất khẩu, thuê tàu và chịu cước phí vận chuyển.
• Địa điểm giao hàng là tại cảng đích ở quốc gia người mua, và tên cảng dỡ hàng phải được chỉ định rõ trong hợp đồng.
Về việc bốc xếp hàng hóa:
• Người bán chịu chi phí và rủi ro cho việc bốc hàng lên xe container tại xưởng và bốc hàng lên tàu tại cảng bốc.
• Người mua chịu chi phí và rủi ro cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng đích và dỡ hàng xuống xe container tại xưởng của mình.
• Bất kỳ điều khoản nào khác cần được làm rõ trước khi ký hợp đồng.
Về việc chuyển rủi ro:
• Rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua từ thời điểm hàng được bốc lên tàu.

💎 CIF (Cost, Insurance and Freight): CIF bao gồm tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí vận chuyển. Trong điều kiện này, người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu và bốc hàng lên tàu mà người bán đã thuê tại cảng bốc hàng. Người bán cũng phải trả tiền cước tàu để vận chuyển hàng đến cảng đích và mua bảo hiểm cho lô hàng. Tất cả rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.
Các nghĩa vụ cụ thể bao gồm:
• Người bán chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu, người mua chịu trách nhiệm thông quan nhập khẩu.
• Người bán thuê tàu và giao hàng tại cảng của nước người mua theo quy định CIF.
• Người bán phải chịu chi phí và rủi ro cho việc bốc hàng lên xe container và tàu tại cảng bốc hàng.
• Người mua chịu chi phí và rủi ro cho việc dỡ hàng xuống tàu tại cảng đích và chịu phí THC phí THC đầu dỡ.
Nếu có thoả thuận khác, điều này phải được làm rõ trước khi ký kết hợp đồng.
Về việc mua bảo hiểm, người bán phải:
1. Mua loại bảo hiểm tối thiểu là ICC(C) từ một công ty bảo hiểm uy tín.
2. Bảo hiểm phải đảm bảo cho 110% trị giá của lô hàng.
3. Người bán phải giúp người mua chuẩn bị tất cả chứng từ cần thiết để khiếu nại và đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm trong trường hợp người mua yêu cầu.
💎 CPT (Carriage Paid To)
Theo điều kiện này, người bán có trách nhiệm thuê phương tiện vận tải và chịu tất cả các chi phí liên quan để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đích quy định bởi người mua.
1. Nghĩa vụ của người bán:
• Thông quan xuất khẩu: Người bán chịu trách nhiệm và chi phí thông quan xuất khẩu.
• Thuê phương tiện vận tải: Người bán phải thuê phương tiện vận tải và chịu tất cả các chi phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đích.
• Giao hàng: Người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại địa điểm đích thoả thuận ở nước người mua.
• Chi phí và rủi ro bốc hàng: Người bán chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng người bán và trả phí bốc hàng.
2. Nghĩa vụ của người mua:
• Thông quan nhập khẩu: Người mua chịu trách nhiệm và chi phí thông quan nhập khẩu.
• Chi phí và rủi ro dỡ hàng: Người mua chịu chi phí và rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm đích và trả phí dỡ hàng.
3. Chuyển giao rủi ro: Rủi ro của hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao cho người vận chuyển.
4. Bảo hiểm: Người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng.
5. Lưu ý:
• Nên sử dụng CPT khi hàng hóa được đóng trong containers.
• Thường được sử dụng cho vận chuyển đường không.
• Người mua phải chịu rủi ro và chi phí nếu có vấn đề xảy ra sau khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển.
💎 CIP (Carriage and Insurance Paid To)
Theo điều khoản này, người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại nơi đến thoả thuận ở nước người mua, thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận chuyển, đồng thời mua bảo hiểm cho lô hàng. Tuy nhiên, mọi rủi ro liên quan đến hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua từ khi hàng được giao cho người chuyên chở.
1. Nghĩa vụ của người bán:
• Thông quan xuất khẩu (XK).
• Thuê phương tiện vận tải và trả cước phí vận chuyển.
• Mua bảo hiểm cho lô hàng với mức độ bảo hiểm tối thiểu ICC(C), từ một công ty bảo hiểm uy tín và với giá trị bảo hiểm bằng 110% trị giá của lô hàng.
• Chịu chi phí và rủi ro bốc hàng lên phương tiện vận tải tại xưởng của người bán.
• Chịu chi phí bốc hàng lên máy bay/tàu biển.
2. Nghĩa vụ của người mua:
• Thông quan nhập khẩu (NK).
• Chịu chi phí và rủi ro dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải tại nơi đến.
• Trả phí dỡ hàng.
3. Việc chuyển rủi ro:
• Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua từ thời điểm người bán giao hàng cho người vận chuyển.
4. Bảo hiểm:
• Người bán phải mua bảo hiểm cho lô hàng.
• Người mua được quyền yêu cầu người bán trợ giúp chuẩn bị các chứng từ khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường trong trường hợp cần thiết.
5. Lưu ý:
• Nên chuyển đổi từ CIF sang CIP nếu hàng hóa được đóng trong containers.
• CIP thường được sử dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
• Người mua chịu nhiều rủi ro hơn, nên thường được quyền chỉ định hãng tàu.
• Người bán chỉ là người mua bảo hiểm giúp, mọi vấn đề liên quan đến khiếu nại bảo hiểm và quyền lợi thụ hưởng tiền bồi thường thuộc về người mua.

📜 Chi tiết 11 điều kiện trong Incoterm 2020ĐIỀU KIỆN LOẠI F: Người bán chuẩn bị hàng và giao hàng cho người chuyên chở t...
08/10/2024

📜 Chi tiết 11 điều kiện trong Incoterm 2020

ĐIỀU KIỆN LOẠI F: Người bán chuẩn bị hàng và giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm do người mua chỉ định.

👉Nhóm này bao gồm ba điều kiện:

💎FCA (Free Carrier): Giao hàng cho người chuyên chở

Điều kiện này có nghĩa là người bán hàng sẽ giao hàng cho người mua theo 1 trong 2 cách:
- Hàng hóa được bốc lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định trong trường hợp địa điểm chỉ định là cơ sở của người bán.
- Trong trường hợp nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán. Hàng hóa được xếp lên phương tiện vận tải của người bán, đem đến địa điểm chỉ định và sẵn sàng dỡ hàng hóa xuống. Hàng hóa sẽ đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc do người do người mua chỉ định.
- Điều kiện FCA này sẽ yêu cầu người bán thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu và các chi phí phát sinh về thuế xuất khẩu.

💎FAS (Free along side): Giao hàng dọc mạn tàu

FAS có nghĩa là hàng hóa sẽ được người bán giao dọc mạn tàu theo chỉ định của người mua tại cảng hoặc người bán sẽ mua lô hàng được giao theo hình thức này để tiến hành giao hàng cho người mua . Nếu người bán có khả năng đưa hàng ra cầu tàu tại cảng và giao hàng dọc mạn thì thực hiện ký hợp đồng theo điều kiện FAS.
- Người bán sẽ thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa.
- Chỉ áp dụng cho phương thức vận tải đường biển.
- Người bán sẽ chịu các chi phí và phát sinh khi thực hiện giao hàng dọc mạn tàu, chi phí này thường được tính trước và tính vào tiền hàng.
- Rủi ro của lô hàng sẽ được chuyển giao cho bên mua khi hàng hóa được đặt dọc mạn tàu.

💎 FOB (Free On Board): Giao hàng trên tàu

Điều kiện này được hiểu là hàng hóa sẽ được giao đặt lên boong tàu an toàn tại cảng xuất khẩu hoặc người bán sẽ mua lô hàng được giao theo hình thức này để giao hàng cho bên mua. Người mua cần xem xét khả năng thực hiện của mình trước khi ký kết hợp đồng theo điều kiện FOB này.
- Người bán sẽ là bên thực hiện các thủ tục hải quan xuất khẩu cho hàng hóa.
- Các rủi ro của lô hàng sẽ được chuyển cho bên mua khi hàng hóa hoàn tất việc đặt lên boong tàu.
- Điều kiện này chỉ áp dụng cho hình thức vận tải biển.

📜 Chi tiết 11 điều kiện trong Incoterm 2020ĐIỀU KIỆN LOẠI E👉 Người bán: Quy tắc này đặt trách nhiệm tối thiểu lên người ...
04/10/2024

📜 Chi tiết 11 điều kiện trong Incoterm 2020

ĐIỀU KIỆN LOẠI E

👉 Người bán: Quy tắc này đặt trách nhiệm tối thiểu lên người bán, người bán chỉ đơn thuần là phải làm cho hàng hóa sẵn sàng, được đóng gói phù hợp và đặt tại địa điểm được chỉ định, thường là nhà máy của người bán hoặc kho hàng (không chịu trách nhiệm bốc xếp lên xe tải).

👉 Người mua: Chịu trách nhiệm làm hầu hết mọi công việc.

– Có trách nhiệm bốc xếp hàng hóa từ kho của người bán lên xe (mặc dù là chủ kho hàng, người bán dễ sắp xếp làm việc này hơn);

– Chịu chi phí & trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu; vận chuyển đường bộ, đường biển và cho tất cả các chi phí phát sinh sau khi nhận hàng hóa từ người mua.

👉 Trong nhiều giao dịch xuất nhập khẩu, quy tắc này có thể gặp khó khăn trong thực tế. Do người mua vẫn cần người bán đứng ra để khai báo thông tin hàng hóa cho hải quan khi hàng đến cảng (dù chi phí làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu do người mua chịu)

BỘ CHỨNG TỪ XNK GỒM NHỮNG CHỨNG TỪ NÀO1️⃣ Chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc ✅ Sales Contract – Hợp đồng ngoại thương hay ...
01/10/2024

BỘ CHỨNG TỪ XNK GỒM NHỮNG CHỨNG TỪ NÀO
1️⃣ Chứng từ xuất nhập khẩu bắt buộc

✅ Sales Contract – Hợp đồng ngoại thương hay Hợp đồng mua bán

Hợp đồng mua bán hay Sales Contract là một văn bản thoả thuận giữa bên mua và bên bán, đề cập đến các nội dung như: Thông tin các bên tham gia giao dịch, thông tin về hàng hóa, điều kiện giao hàng, địa điểm giao nhận, phương thức thanh toán,…

✅ Commercial Invoice – Hóa đơn thương mại

Hóa đơn thương mại hay Commercial Invoice là chứng từ do người xuất khẩu phát hành, được sử dụng để yêu cầu người mua thanh toán cho lô hàng theo thỏa thuận đã ghi rõ trong hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn thương mại là cung cấp chứng từ cho việc thanh toán. Vì lý do này, trên hóa đơn thương mại cần thể hiện một cách rõ ràng các thông tin: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán, thông tin ngân hàng của người được thanh toán,….

✅ Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa

Phiếu đóng gói hàng hóa hay Packing List là chứng từ mô tả chi tiết cách hàng hóa được đóng gói. Dựa vào packing list, người đọc có thể nắm rõ được các thông tin về số lượng, dung tích, trọng lượng mỗi kiện hàng trong lô hàng…

✅ Bill of Lading – Vận đơn

Vận đơn (Bill of Lading) là chứng từ xác nhận rằng việc hàng hóa đã được đưa/xếp lên phương tiện vận tải (như tàu biển hoặc máy bay).

✅ Customs Declaration – Tờ khai hải quan

Tờ khai hải quan (Customs Declaration) là một tài liệu mà chủ hàng hoặc chủ phương tiện vận chuyển cần kê khai đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng hoặc phương tiện trong quá trình thực hiện việc xuất và nhập khẩu hàng hóa ra/vào lãnh thổ của Việt Nam.

2️⃣ Chứng từ xuất nhập khẩu thường có

Những loại chứng từ xuất nhập khẩu thường có bao gồm:

✅ Proforma Invoice – Hóa đơn chiếu lệ

Hóa đơn chiếu lệ hay Proforma Invoice, có thể được xem như một phiên bản tạm thời hoặc bản nháp của hóa đơn chính thức. Nội dung trên hóa đơn mẫu có thể tương đồng với hóa đơn thương mại tiêu chuẩn, tuy nhiên, nó không được dùng để thanh toán.

✅ L/C (Letter of Credit) – Thư tín dụng

Tín dụng thư (L/C) là một loại chứng từ được phát hành bởi ngân hàng theo yêu cầu của người nhập khẩu. Đây là Đây là một cam kết từ phía ngân hàng dành cho người bán, về việc sẽ thanh toán một khoản tiền cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

✅ Insurance Certificate – Chứng từ bảo hiểm

Là loại chứng từ được kí phát bởi đơn vị bảo hiểm, có chức năng cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm.

✅ C/O (Certificate of Origin) – Giấy chứng nhận xuất xứ

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (hay C/O) là loại chứng từ được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, xác nhận rằng hàng hóa xuất khẩu đã được sản xuất ngay tại nước đó. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho thấy nguồn gốc sản xuất của hàng hóa tại một vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể.

✅ Phytosanitary Certificate – Chứng thư kiểm dịch

Chứng thư kiểm dịch là loại chứng từ được cấp bởi cơ quan kiểm dịch động/thực vật, nhằm xác nhận rằng lô hàng xuất nhập khẩu đã được kiểm dịch. Chứng chỉ này có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh giữa các quốc gia/ vùng lãnh thổ khác nhau.

3️⃣ Ngoài những chứng từ nêu trên thì khi làm bộ chứng từ xuất nhập khẩu bạn cũng có thể cần phải chuẩn bị bao gồm:
✅CQ – Certificate of Quality – Giấy chứng nhận chất lượng
✅CA – Certificate of analysis – Giấy chứng nhận kiểm dịnh
✅Sanitary Certificate – Giấy chứng nhận vệ sinh
✅Fumigation Certificate – Chứng thư hun trùng
✅MSDS – Material Safety Data Sheet – Bản chỉ dẫn an toàn hóa chất

Address

02B Phan Chu Trinh
Quy Nhon

Opening Hours

Monday 07:30 - 17:00
Tuesday 07:30 - 17:00
Wednesday 07:30 - 17:00
Thursday 07:30 - 17:00
Friday 07:30 - 17:00
Saturday 08:00 - 11:30

Telephone

+84396119374

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Logistics Quy Nhơn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share