Cao Duy Thông - Kiến Thức Thú Y

Cao Duy Thông - Kiến Thức Thú Y Cao Duy Thông là Bác sỹ thú y, nhà đạo tạo kỹ thuật và maketing trong ngành chăn nuôi và thú y.

06/05/2020
06/05/2020

Giải pháp điều trị bệnh TIÊU CHẢY TRÊN HEO CON !!

03/03/2020

Xi lanh Vetart là sản phẩm có xuất xứ từ Hà Lan, sản phẩm rất nổi tiếng trên thế giới cũng như tại Việt nam.Xi Lanh có dung tích 0,5 ml, 1 ml, 2 ml, 4 ml Xi ...

16/02/2020

Xi lanh Vetart là sản phẩm có xuất xứ từ Hà Lan, sản phẩm rất nổi tiếng trên thế giới cũng như tại Việt nam.Xi Lanh có dung tích 0,5 ml, 1 ml, 2 ml, 4 mlXi l...

15/12/2019

KHÁNG SINH GENTAMYCIN

Gentamycin là một loại kháng sinh được phân lập từ nấm Micromonospora purpurae, là kháng sinh thuộc họ Aminoglucosit.

1. Tính chất
Gentamycin là một loại bột màu trắng mịn, tan hoàn toàn trong nước, thuốc rất bền vững đối với nhiệt độ và sự thay đổi pH.
Trong thú y thuốc thường dùng dưới dạng Gentamycin sulfat.

2. Tác dụng
Gentamycin diệt khuẩn mạnh hầu hết các vi khuẩn gram (+) (đặc biệt là corunebacterium) và các vi khuẩn gram (-) như: E. Coli, Salmonella, Klebsiella, Pneumoniae, Shigela, Proteus vulgaria, trực khuẩn mủ xanh, Enterobacterium, Pseudomonas và một số chủng liên cầu khuẩn. Gentamycin còn tác dụng trên cả Mycoplasma.
Hấp thụ nhanh sau khi tiêm 30 phút đến 1 giờ đạt nồng độ cao nhất trong huyết thanh và duy trì trong khoảng 6 - 8 giờ. Thuốc khuếch tán đều trong các tổ chức, bài tiết chủ yếu qua
đường thận một ít qua đường ruột: Thuốc có độc tính đối với thận và tiền đình khi dùng quá liều và điều trị dài ngày.

3. Chỉ định
Thuốc được dùng để điều trị:
- Các hội chứng nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn cấp và mãn tính đường niệu.
- Viêm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do vi khuẩn của gia súc.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi, viêm màng phổi, ápxe phổi, viêm phúc mạc của gia súc.
- Nhiễm khuẩn ở da: Mụn nhọt của lợn, trâu bò.
- Viêm nội mạc tử cung trâu, bò, ngựa và các loài gia súc.

4. Liều lượng
Dùng dưới dạng tiêm, uống và ngoài da.
* Liều tiêm: Có thể tiêm tĩnh mạch nhưng gia súc ít dùng thường tiêm bắp thịt.
- Trâu, bò, ngựa:​3-4mg/kg thể trọng/ngày.
- Bê, nghé, ngựa con:​4-5mg~g thể trọng, ngày tiêm 2 lần.

Nếu bệnh thuyên giảm những ngày sau có thể giảm liều, liệu trình điều trị 6 - 8 ngày.
* Liều uống: 10 mg/kg thể trọng, uống trong 1 ngày.
* Liều bơm vào tử cung (dung dịch 3%)
- Ngựa cái:​500 mg/ngày.
- Trâu bò cái:​300 mg/ngày.
* Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi: Dung dịch 0,3%
* Thuốc mỡ 0,1% chữa lở loét, đầu đinh, vết thương nhiễm trùng.
Chú ý:
- Chó dùng Gentamycin phải thận trọng vì độc tính cao, nhất là đối với thận.
100

Nếu bệnh thuyên giảm những ngày sau có thể giảm liều, liệu trình điều trị 6 - 8 ngày.
* Liều uống: 10 mg/kg thể trọng, uống trong 1 ngày.
* Liều bơm vào tử cung (dung dịch 3%)
- Ngựa cái:​500 mg/ngày.
- Trâu bò cái:​300 mg/ngày.
* Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi: Dung dịch 0,3%
* Thuốc mỡ 0,1% chữa lở loét, đầu đinh, vết thương nhiễm trùng.
Chú ý:
- Chó dùng Gentamycin phải thận trọng vì độc tính cao, nhất là đối với thận.
- Trong thú y Gentamycin thường đóng ống 1ml chứa 40 mg.
- 2 ml chứa 80 mg và loại lọ 5 ml chứa 200 mg.

🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂 🐂🐂CÁCH XÁC ĐỊNH TUỔI TRÂU BÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÌN RĂNGCó nhiều phương pháp giám định tuổi trâu, bò. Tuy ...
13/12/2019

🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂🐂 🐂🐂
CÁCH XÁC ĐỊNH TUỔI TRÂU BÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHÌN RĂNG
Có nhiều phương pháp giám định tuổi trâu, bò. Tuy nhiên, giám định tuổi qua răng là tương đối dễ và chính xác nhất.
Răng của bò có hai loại: Răng sữa và răng vĩnh viễn.
Sau khi đẻ 1 tháng, bò có 8 răng sữa, bò từ 2 tuổi trở lên căn cứ vào việc thay răng và độ mòn của răng để đoán tuổi. Có thể chênh lệch giữ năm tuổi.
Bò 2 năm tuổi thay 2 răng (cặp răng ở giữa)
Bò 3 năm tuổi thay 4 răng (cặp áp giữa)
Bò 4 năm tuổi thay 6 răng (cặp áp gốc)
Bò 5 năm tuổi thay 8 răng (cặp răng ở gốc)
Bò 6 năm tuổi đã thay 8 răng
Bò 7 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình sợi chỉ
Bò 8 năm tuổi 2 răng cửa mình mòn hình chữ nhật
Bò 9 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình vuông
Bò 10 năm tuổi 2 răng cửa mòn hình tròn
Bò 11 năm tuổi 4 răng cửa mòn hình tròn
Bò 12 năm tuổi 6 răng cửa mòn hình tròn
Bò 13 năm tuổi 8 răng cửa mòn hình tròn
Lưu ý: Ở trâu sự thay đổi răng và mòn răng diễn ra chậm hơn bò khoảng 1 năm.
🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄🐄
Dưới đây là một số hình ảnh răng bò ở từng lứa tuổi

12/12/2019

CÁC BẠN CÓ BIẾT HIỆU QUẢ CỦA CẶP ĐÔI GENTA-TYLO

Genta-tylo là một hỗn hợp kháng sinh Genta-tylo, dùng để tiêm, do Xí nghiệp Dược và Vật tư Thú y trung ương sản xuất.
Công thức:
Gentamycin sulfat B.P​ 1600 mg
Tylosin bazơ​ 2000 mg
Dung môi và chất bảo quản vđ​ 100 ml


1. Tính chất
- Gentamycin là kháng sinh nhóm Aminoglycosid. Tác dụng mạnh với cả vi khuẩn gram (+) và gram (-).
- Tylosin là kháng sinh nhóm macrolit tác dụng mạnh chủ yếu với vi khuẩn gram (+) và một số gram (-)
- Đặc biệt Tylosin tác dụng rất đặc hiệu với Mycoplasma hơn hẳn các hoá trị liệu hoặc kháng sinh khác.
- Genta-tylo có tác dụng diệt khuẩn mạnh với tất cả các vi khuẩn gây bệnh ở gia súc, gia cầm. Nhất là những vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, đường ruột, dạ dày như Mycoplasma, cầu trùng, Corinebacteria, trùng yếm khí, đóng dấu, Pasteurella, Vibrio, Leptospira, Brucella, Ricketsia, Spyrochetta.
- Sau khi tiêm Genta-tylo được hấp thu nhanh và đạt nồng độ tối đa trong máu sau 30 phút.
- Thuốc khuếch tán tốt trong cơ thể.
- Genta-tylo thải trừ sau 24 giờ chủ yếu qua thận.
- Thuốc bền vững với nhiệt độ, nhưng bị phân huỷ nhanh dưới ánh sáng.


2. Chỉ định
Genta-tylo được dùng để phòng trị bệnh sau:
- Các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: Viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi ở các loài gia súc.
- Các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hoá: Viêm ruột, viêm dạ dày, ỉa chảy gia súc, đặc hiệu với bệnh lỵ ở lợn.
- Các bệnh gây ra do Mycoplasma: Suyễn lợn, CRD ở gà
- Bệnh viêm vú, dạ con, viêm đa khớp do Mycoplasma ở trâu bò.
- Bệnh Leptospirosis ở gia súc.
- Các nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở lợn, chó, trâu, bò.
- Bệnh sổ mũi truyền nhiễm, viêm xoang mũi, CRD (ho thở truyền nhiễm) của gia cầm.

3. Liều lượng
Tiêm dưới da
- Trâu, bò​15 ml/100 kg thể trọng
- Bê, nghé, dê, cừu​10 ml/50 kg thể trọng
- Ngựa​10 ml/100 kg thể trọng
- Lợn​5 ml/10 kg thể trọng
- Chó, mèo​10 ml/10 kg thể trọng
- Thỏ​0,3 ml/kg thể trọng
- Gà đẻ, hậu bị​1 ml/kg thể trọng
- Gà tây (dưới 5kg)​0,3 ml/con
- Gà tây (trên 5kg)​0,5 ml/con
- Đối với gà: Trực tiếp tiêm vào xoang viêm. Sau đó 10 ngày tiêm nhắc lại.

100

3. Liều lượng
Tiêm dưới da
- Trâu, bò​15 ml/100 kg thể trọng
- Bê, nghé, dê, cừu​10 ml/50 kg thể trọng
- Ngựa​10 ml/100 kg thể trọng
- Lợn​5 ml/10 kg thể trọng
- Chó, mèo​10 ml/10 kg thể trọng
- Thỏ​0,3 ml/kg thể trọng
- Gà đẻ, hậu bị​1 ml/kg thể trọng
- Gà tây (dưới 5kg)​0,3 ml/con
- Gà tây (trên 5kg)​0,5 ml/con
- Đối với gà: Trực tiếp tiêm vào xoang viêm. Sau đó 10 ngày tiêm nhắc lại.

GENTAMYCIN (Gentalin, Genticin, Garamycin)Gentamycin là một loại kháng sinh được phân lập từ nấm Micromonospora purpurae...
11/12/2019

GENTAMYCIN (Gentalin, Genticin, Garamycin)
Gentamycin là một loại kháng sinh được phân lập từ nấm Micromonospora purpurae, là kháng sinh thuộc họ Aminoglucosit.


1. Tính chất
Gentamycin là một loại bột màu trắng mịn, tan hoàn toàn trong nước, thuốc rất bền vững đối với nhiệt độ và sự thay đổi pH.
Trong thú y thuốc thường dùng dưới dạng Gentamycin sulfat.


2. Tác dụng
Gentamycin diệt khuẩn mạnh hầu hết các vi khuẩn gram (+) (đặc biệt là corunebacterium) và các vi khuẩn gram (-) như: E. Coli, Salmonella, Klebsiella, Pneumoniae, Shigela, Proteus vulgaria, trực khuẩn mủ xanh, Enterobacterium, Pseudomonas và một số chủng liên cầu khuẩn. Gentamycin còn tác dụng trên cả Mycoplasma.
Hấp thụ nhanh sau khi tiêm 30 phút đến 1 giờ đạt nồng độ cao nhất trong huyết thanh và duy trì trong khoảng 6 - 8 giờ. Thuốc khuếch tán đều trong các tổ chức, bài tiết chủ yếu qua
đường thận một ít qua đường ruột: Thuốc có độc tính đối với thận và tiền đình khi dùng quá liều và điều trị dài ngày.


3. Chỉ định
Thuốc được dùng để điều trị:
- Các hội chứng nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn cấp và mãn tính đường niệu.
- Viêm thận, viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do vi khuẩn của gia súc.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phổi, viêm màng phổi, ápxe phổi, viêm phúc mạc của gia súc.
- Nhiễm khuẩn ở da: Mụn nhọt của lợn, trâu bò.
- Viêm nội mạc tử cung trâu, bò, ngựa và các loài gia súc


4. Liều lượng
Dùng dưới dạng tiêm, uống và ngoài da.
* Liều tiêm: Có thể tiêm tĩnh mạch nhưng gia súc ít dùng thường tiêm bắp thịt.
- Trâu, bò, ngựa:​3-4mg/kg thể trọng/ngày.
- Bê, nghé, ngựa con:​4-5mg~g thể trọng, ngày tiêm 2 lần.

Nếu bệnh thuyên giảm những ngày sau có thể giảm liều, liệu trình điều trị 6 - 8 ngày.
* Liều uống: 10 mg/kg thể trọng, uống trong 1 ngày.
* Liều bơm vào tử cung (dung dịch 3%)
- Ngựa cái:​500 mg/ngày.
- Trâu bò cái:​300 mg/ngày.
* Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi: Dung dịch 0,3%
* Thuốc mỡ 0,1% chữa lở loét, đầu đinh, vết thương nhiễm trùng.
Chú ý:
- Chó dùng Gentamycin phải thận trọng vì độc tính cao, nhất là đối với thận.
- Trong thú y Gentamycin thường đóng ống 1ml chứa 40 mg.
- 2 ml chứa 80 mg và loại lọ 5 ml chứa 200 mg.
100

Nếu bệnh thuyên giảm những ngày sau có thể giảm liều, liệu trình điều trị 6 - 8 ngày.
* Liều uống: 10 mg/kg thể trọng, uống trong 1 ngày.
* Liều bơm vào tử cung (dung dịch 3%)
- Ngựa cái:​500 mg/ngày.
- Trâu bò cái:​300 mg/ngày.
* Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi: Dung dịch 0,3%
* Thuốc mỡ 0,1% chữa lở loét, đầu đinh, vết thương nhiễm trùng.
Chú ý:
- Chó dùng Gentamycin phải thận trọng vì độc tính cao, nhất là đối với thận.
- Trong thú y Gentamycin thường đóng ống 1ml chứa 40 mg.
- 2 ml chứa 80 mg và loại lọ 5 ml chứa 200 mg.

CÁCH XỬ LÝ CHOÁNG PHẢN VỆ DO KHÁNG SINHTất cả các loại kháng sinh đều có thể là nguyên nhân gây choáng phản vệ với những...
10/12/2019

CÁCH XỬ LÝ CHOÁNG PHẢN VỆ DO KHÁNG SINH

Tất cả các loại kháng sinh đều có thể là nguyên nhân gây choáng phản vệ với những hậu quả nghiêm trọng, có thể dẫn đến chết con vật (nhất là thú cảnh, chó cảnh, gây thiệt hại về kinh tế lớn) chủ yếu chúng ta không biết cách đề phòng không biết xử lý kịp thời và chính xác.
Sau khi uống, nhất là tiêm kháng sinh (penicilin G, Penicilin chậm, Streptomycin, Tetracyclin, Sulfamid, Biomycin...) và khi tiêm các loại vacxin phòng bệnh cho gia súc (vacxin Trivirovac
- Tetradog - Hexadog... cho chó cảnh - thú cảnh và vacxin khác cho động vật nông nghiệp...). Nếu thấy các triệu chứng: con vật bồn chồn quay cuồng, loạng choạng, thở khó, khò khè, cánh mũi phập phồng, mệt mỏi, mẩn ngứa, mề đay, ban đỏ ở vùng niêm mạc, da mỏng, ít lông; sốt, hôn mê, đó là bệnh cảnh của choáng phản vệ. Tuy nhiên, ở mỗi con vật biểu hiện có khác nhau ít nhiều. Cần xử lý nhanh, theo trình tự sau:
1. Để con vật nằm yên nơi kín gió, đầu hơi thấp và nghiêng về một bên.
2. Tiêm dưới da 0,2 - 0,3 ml dung dịch Adrenalin 0,1% vào nơi tiêm kháng sinh hay vacxin. Sau ít phút tim, mạch trở lại bình thường. Nếu sau 10 - 15 phút con vật không thấy tốt lên, tiêm lại lần nữa vẫn liều 0,2 - 0,3 ml dung dịch Adrenalin 0,1%
3. Nếu sau lần tiêm Adrenalin 0,1% con vật vẫn không tốt lên, tim, mạch yếu, mệt mỏi... thì tiêm vào tĩnh mạch (thật chậm) 150 ml - 200 ml dung dịch glucoza 5% cho 10kg thể trọng trong ngày. Có thể cho thêm vào dung dịch Glucoza 5% một lượng 20 - 30 mg Prednisolon. Nếu triệu chứng khó thở thêm 1 - 2 ml dung dịch Aminofylin 2,4%. Nếu có triệu chứng suy tim thêm vào 0,2 - 0,3 ml Strofantin 0,05%.
4. Có thể cho con vật uống thêm an thần (Seducen) hay cho thở oxy (tẩm bông có oxy cho con vật ngửi).
5. Cần tiêm cho súc vật thuốc chống dị ứng: Dimedron hoặc Promethazin theo liều 2 ml/10 - 20 kg thể trọng.
6. Sau khi con vật trở lại bình thường cần theo dõi tình trạng sức khoẻ - cho thêm liều trình thuốc bổ. Tăng sức đề kháng của con vật.

SÁN DÂY Ở LOÀI NHAI LẠI1. NGUYÊN NHÂNCó 2 loại sán dây kí sinh ở ruột thường gặp trên loài nhai lại là Moniezia expansa ...
08/12/2019

SÁN DÂY Ở LOÀI NHAI LẠI

1. NGUYÊN NHÂN
Có 2 loại sán dây kí sinh ở ruột thường gặp trên loài nhai lại là Moniezia expansa và Moniezia benedeni.
- Kí chủ cuối cùng: Bò, dê, cừu.
- Kí chủ trung gian: Nhện đất

2. VÒNG ĐỜI
Sán ở ruột non thải đốt theo phân ra ngoài giải phóng trứng. Nhện đất ăn phải sẽ hình thành Cysticercoid trong xoang cơ thể nhện sau 1-4 tháng. Khi gia súc ăn cỏ có lẫn nhện đất chứa ấu trùng sau 4-6 tuần phát triển thành sán trưởng thành kí sinh ở ruột non. Sán dây trưởng thành có đời sống ngắn, có thể sống trong gia súc khoảng 3 tháng.

3. TRIỆU CHỨNH
Sán dây kí sinh ở ruột non của gia súc nhai lại với số lượng lớn, vật thường chậm lớn, lông xù, da khô, tiêu chảy trong phân có lẫn những đốt sán. Niêm mạc nhợt nhạt, có triệu chứng thần kinh. Con vật run rẩy co giật quay cuồng, có thể gây tắc ruột thủng ruột và chết. Xoang phúc mạc, phế mạc, bao tim có nước đục. Niêm mạc ruột xuất huyết, viêm. Trong ruột có nhiều sán.

4. PHÒNG TRỊ
- Dùng CuSO4 pha thành dung dịch 1%, cho gia súc uống với liều 2-3ml/kg.
- Dùng các loại thuốc: Niclosamide, bithionol, albendazole, praziquantel.


Không nói nhiều Việt Nam lấy cúp nhé 😁😁
07/12/2019

Không nói nhiều Việt Nam lấy cúp nhé 😁😁

Để điều trị bệnh, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc phối hợp kháng sinh dưới đây.
06/12/2019

Để điều trị bệnh, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc phối hợp kháng sinh dưới đây.

Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi "Gia Cầm", chuẩn đoán và điều trị cho nhà chăn nuôi gia cầm. Liên hệ BSTY Cao Duy Thông, Miễn ...
04/12/2019

Hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi "Gia Cầm", chuẩn đoán và điều trị cho nhà chăn nuôi gia cầm. Liên hệ BSTY Cao Duy Thông, Miễn phí.
P/s: Ai thành thật và nhắn riêng thì Duy Thông sẵn sàng.
Thông tin cung cấp như sau:
- Loại vật nuôi:
- Số lượng:
- Loại hình chăn nuôi:
- Tuổi:
- Đã làm vaccin gì:
- Đang sử dụng thuốc gì:
- Biểu hiện của gà (hình ảnh và clip): phân và clip gà bệnh
- Bệnh tích (hình ảnh): nước mũi, mào, tích, cơ đùi, cơ ngực, khí quản, ngã ba phế quản, túi khí, tim, túi khí ngực và bụng, gan, diều, dạ dày tuyến và cơ, ruột non, manh tràng, hạch manh tràng, niêm mạc hậu môn.
- Gà bệnh bao nhiêu ngày và đang chết mấy con/ngày
Các nhà chăn nuôi cung cấp càng đầy đủ và chính xác, sẽ có chuẩn đoán và điều trị chính xác.
---------------------------------------------------------------------------------

04/12/2019

Thợ mua gà đông như chẩy hội 😄😄
=====================================================
🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓
———————————————————————————————


Cao duy thông

Đẳng cấp và sự khôn ngoan giup Việt Nam chiến thắng, chúc mừng U23 Việt Nam ⚽️⚽️⚽️🥇🏆🥇⚽️⚽️⚽️
01/12/2019

Đẳng cấp và sự khôn ngoan giup Việt Nam chiến thắng, chúc mừng U23 Việt Nam ⚽️⚽️⚽️🥇🏆🥇⚽️⚽️⚽️

30/11/2019

Mỗi ngày là 1 niềm vui bên người chăn nuôi 🐓🐓🐓
BSTY CAO DUY THÔNG 0979851898

🐓🐓🐓Vacxin phòng cầu trùng rất hiệu quả trên gà lông màu, nếu dùng đúng hiệu quả sẽ rất cao. 👉 Phong cầu trùng manh tràng...
28/11/2019

🐓🐓🐓Vacxin phòng cầu trùng rất hiệu quả trên gà lông màu, nếu dùng đúng hiệu quả sẽ rất cao.
👉 Phong cầu trùng manh tràng rất tốt
👉 Phòng cầu trùng ruột non
👉 Khống chế viêm ruột hoại tử rất tốt
Để biết thêm thông tin và dùng hiệu quả xin liên hệ BS Cao Duy Thông, ĐT. 0979 851 898. 🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓🐓

27/11/2019

Chăm sóc vật nuôi làm giàu cho ông chủ 😄😄
BSTY CAO DUY THÔNG (0979851898).

BỆNH ĐẦU ĐEN 1. Lứa tuổi bị bệnhGà từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 - 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng Gà lớn hơn vẫn có thể b...
27/11/2019

BỆNH ĐẦU ĐEN

1. Lứa tuổi bị bệnh
Gà từ 2 - 3 tuần tuổi đến 3 - 4 tháng dễ bị bệnh nhất, nhưng Gà lớn hơn vẫn có thể bị bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh do Histomonas ký sinh ở ruột và manh tràng gây ra, người chăn nuôi thường gọi là bệnh kén ruột.
Histomonas ở ngoài môi trường thường hay có ở trứng giun kim
3. Triệu chứng lâm sàng
Gà bệnh sốt cao 43 đến 44 độ C nhưng rụt cổ, rúc đầu vào cánh, đứng im, mắt nhắm nghiền, run rẩy.
Bệnh tích: Ruột, manh tràng sưng dày lên chứa đầy máu như máu cá hoặc chứa kén bã đậu, manh trành có thể bị thủng gây viêm phúc mạc.
4. Biện pháp phòng
Có thể dùng Sulfamonomethoxine vào giai đoạn nguy cơ cao của từng trại.
Định kỳ 1 tháng tẩy giun, sán 1 lần bằng thuốc có thành phần là Albenzarol hoặc Menbenzarol.
Cuốc, xới vườn thả và và rắc vôi để diệt giun đất là trung gian lưu cữu mầm bệnh ở trại, khi gà ăn phải giun đất sẽ bị nhiễm bệnh.
Áp dụng biện pháp phòng tổng hợp
Tuy bệnh xảy ra nhiều nhưng cũng rễ phát hiện khi mổ khám và tỷ lệ chết cũng không cao, nên có thể gà bị bệnh rồi chữa 3 -5 ngày là khỏi.
5. Biện pháp điều trị
Dùng thuốc có thành phần Sulphamonomethoxine hoặc Sulphadimethoxine + Trimethoprim pha vào nước cho gà uống
Kết hợp với Enrofloxacin hoặc Doxxycilin(chỉ dùng Sulfamid không có Trimethoprim) để chống kế phát, Paracetamon để hạ sốt, Vitamin K để cầm máu, C, Bcomplex, Glucose và tăng sức đề kháng cho gà.
BSTY - CAO DUY THÔNG, SĐT: 0979851898.


26/11/2019
Bệnh viêm ruột hoại tử hiện tại gây thiệt hại rất lớn với người chăn nuôi gà. Bệnh phòng và chữa rất hiệu quả nếu như ph...
26/11/2019

Bệnh viêm ruột hoại tử hiện tại gây thiệt hại rất lớn với người chăn nuôi gà. Bệnh phòng và chữa rất hiệu quả nếu như phát hiện sớm. Để được tư vấn xin liên hệ BSTY-Cao Duy Thông SĐT 0979 851 898 🐓🐓🐓🐓🐓🐓

MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN CÁC BỆNH TRÊN GÀ, CÁC BẠN THAM KHẢO CHO THÊM Ý KIẾN HOÀN THIỆN NHÉ, TRÂN TRỌNG!Mắt: sưng 1 ...
25/11/2019

MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT HIỆN CÁC BỆNH TRÊN GÀ, CÁC BẠN THAM KHẢO CHO THÊM Ý KIẾN HOÀN THIỆN NHÉ, TRÂN TRỌNG!

Mắt: sưng 1 bên --> bệnh sưng phù đâu (sổ mũi truyền nhiễm)
Mũi: chảy nước --> Hen
Mồm: mọc mụi --> Đậu
Mồm: chảy nước trong + diều đầy nước --> gum. Chảy nước nhớt --> Niu cát sơn hoặc cúm
Mào: mụn --> đậu. tím tái --> THT, Đầu đen. Mào nhợt tái --> ký sinh trùng máu
Da: xuất huyết cẳng chân--> cúm.
Kiểm tra tim: cơ tim nhão, tim bới trong dich thẩm xuất, xuất huyết mỡ vành tim :THT.
Gan: sưng
- Hoại tử (u) ko có danh giới --> Marex
- Hoại tử hình hoa cúc --> đầu đen
- Hoại tử lấm tấm tràn lan Leuco
Gan không sưng hoại tử chấm trắng --> thương hàn
Kiểm tra túi Fabricius: sưng hoặc teo, xuất huyết, có bã đậu ---. Gum, Marex
Kiểm tra dạ dày tuyến: Không tăng sinh
- Xuất huyết đỉnh g*i tuyến --> niu cát sơn
- Xuất huyết ở chân tuyến --> Gumboro ( điểm tiếp nối giữa dạ dày cơ và dạ dày tuyến)
Nếu tăng sinh to gần bằng dạ dày cơ, xuất huyết có thể rách --> Marex
Kiểm tra ruột, manh tràng
Ruột kiểm tra giun sán
ruột bạc thành từng đoạn --> cầu trùng ruột non
Ruột có thể xuất huyết --> có thể Newcatle, viêm ruột ...
Manh tràng:
Sưng thành dày, hoặc tạo kén ---> Đầu đen
Chứa máu --> cầu trùng


KIẾN THỨC VỀ DƯỢC CHUYÊN SÂU CÁC, BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ LƯU VỀ MÁY ĐỂ THAM KHẢO KHI CẦN NHÉ!Vui lòng LIKE fange để cập nhậ...
25/11/2019

KIẾN THỨC VỀ DƯỢC CHUYÊN SÂU CÁC, BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ LƯU VỀ MÁY ĐỂ THAM KHẢO KHI CẦN NHÉ!
Vui lòng LIKE fange để cập nhật nội dung mới!

TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÓM KHÁNG SINH
Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác.
CÁC NHÓM KHÁNG SINH VÀ TÁC DỤNG
Các nhóm kháng sinh được sắp xếp theo cấu trúc hoá học. Theo cách phân loại này, kháng sinh được chia thành các nhóm như sau (Bảng I.1):
1. KHÁNG SINH NHÓM BETA-LACTAM
Nhóm beta-lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng beta-lactam. Khi vòng này liên kết với một cấu trúc vòng khác sẽ hình thành các phân nhóm lớn tiếp theo: nhóm penicilin, nhóm cephalosporin và các beta-lactam khác.
1.1. Phân nhóm penicilin
- Các thuốc kháng sinh nhóm penicilin đều là dẫn xuất của acid 6-aminopenicilanic (viết tắt là A6AP). Trong các kháng sinh nhóm penicilin, chỉ có penicilin G là kháng sinh tự nhiên, được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Penicilium. Các kháng sinh còn lại đều là các chất bán tổng hợp.
- Sự thay đổi nhóm thế trong cấu trúc của penicilin bán tổng hợp dẫn đến sự thay đổi tính bền vững với các enzym penicilinase và beta-lactamase; thay đổi phổ kháng khuẩn cũng như hoạt tính kháng sinh trên các chủng vi khuẩn gây bệnh.
- Dựa vào phổ kháng khuẩn, có thể tiếp tục phân loại các kháng sinh nhóm Penicilin thành các phân nhóm với phổ kháng khuẩn tương ứng như sau:
+ Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp
+ Các penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có tác dụng trên tụ cầu
+ Các penicilin phổ kháng khuẩn trung bình
+ Các penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.
- Đại diện của mỗi phân nhóm và phổ kháng khuẩn tương ứng được trình bày trong Bảng I.2.
1.2. Phân nhóm cephalosporin
- Cấu trúc hóa học của các kháng sinh nhóm cephalosporin đều là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic (viết tắt là A7AC). Các cephalosporin khác nhau được hình thành bằng phương pháp bán tổng hợp. Sự thay đổi các nhóm thế sẽ dẫn đến thay đổi đặc tính và tác dụng sinh học của thuốc.
- Các cephalosporin bán tổng hợp tiếp tục được chia thành 4 thế hệ. Sự phân chia này không còn căn cứ trên cấu trúc hóa học mà chủ yếu dựa vào phổ kháng khuẩn của kháng sinh. Xếp theo thứ tự từ thế hệ 1 đến thế hệ 4, hoạt tính trên vi khuẩn Gram-dương giảm dần và hoạt tính trên vi khuẩn Gram-âm tăng dần. Phổ kháng khuẩn của một số cephalosporin trong từng thế hệ được trình bày trong Bảng I.3. Lưu ý thêm là tất cả các cephalosporin hầu như không có tác dụng trên enterococci, Listeria monocytogenes, Legionella spp., S. aureus kháng methicilin, Xanthomonas maltophilia, và Acinetobacter spp.
1.3. Các beta-lactam khác
a) Nhóm carbapenem
Nghiên cứu biến đổi cấu trúc hóa học của penicilin và cephalosporin đã tạo thành một nhóm kháng sinh beta-lactam mới, có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính rất mạnh trên vi khuẩn Gram-âm – đó là kháng sinh nhóm carbapenem. Tên thuốc và phổ tác dụng của một số kháng sinh trong nhóm này được trình bày trong Bảng I.4.
b) Nhóm monobactam
- Kháng sinh monobatam là kháng sinh mà công thức phân tử có chứa beta-lactam đơn vòng. Chất điển hình của nhóm này là aztreonam.
- Phổ kháng khuẩn của aztreonam khá khác biệt với các kháng sinh họ beta-lactam và có vẻ gần hơn với phổ của kháng sinh nhóm aminoglycosid. Thuốc chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram-âm, không có tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương và vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae và có tác dụng đối với P. aeruginosa.
c) Các chất ức chế beta-lactamase
Các chất này cũng có cấu trúc beta-lactam, nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn, mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta-lactamase do vi khuẩn tiết ra. Các chất hiện hay được sử dụng trên lâm sàng là acid clavulanic, sulbactam và tazobactam.
1.4. Tác dụng không mong muốn (ADR) của các kháng sinh nhóm betalactam:
- Dị ứng với các biểu hiện ngoài da như mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa, phù Quincke gặp với tỷ lệ cao. Trong các loại dị ứng, sốc phản vệ là ADR nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.
- Tai biến thần kinh với biểu hiện kích thích, khó ngủ. Bệnh não cấp là ADR thần kinh trầm trọng (rối loạn tâm thần, nói sảng, co giật, hôn mê), tuy nhiên tai biến này thường chỉ gặp ở liều rất cao hoặc ở người bệnhngười bệnh suy thận do ứ trệ thuốc gây quá liều.
- Các ADR khác có thể gặp là gây chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của một số cephalosporin; rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng.
2. KHÁNG SINH NHÓM AMINOGLYCOSID
Các aminosid có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp. Các kháng sinh thuộc nhóm này bao gồm kanamycin, gentamicin, neltimicin, tobramycin, amikacin.
2.1. Phổ kháng khuẩn
Các kháng sinh nhóm aminoglycosid có phổ kháng khuẩn chủ yếu tập trung trên trực khuẩn Gram-âm, tuy nhiên phổ kháng khuẩn của các thuốc trong nhóm không hoàn toàn giống nhau. Kanamycin cũng như streptomycin có phổ hẹp nhất trong số các thuốc nhóm này, chúng không có tác dụng trên Serratia hoặc P. aeruginosa. Tobramycin và gentamicin có hoạt tính tương tự nhau trên các trực khuẩn Gram-âm, nhưng tobramycin có tác dụng mạnh hơn trên P. aeruginosa và Proteus spp., trong khi gentamicin mạnh hơn trên Serratia. Amikacin và trong một số trường hợp là neltimicin, vẫn giữ được hoạt tính trên các chủng kháng gentamicin vì cấu trúc của các thuốc này không phải là cơ chất của nhiều enzym bất hoạt aminoglycosid.
2.2. Tác dụng không mong muốn (ADR):
- Giảm thính lực và suy thận là 2 loại ADR thường gặp nhất. Cả 2 loại ADR này sẽ trở nên trầm trọng (điếc không hồi phục, hoại tử ống thận hoặc viêm thận kẽ) khi sử dụng ở người bệnhngười bệnh suy thận, người cao tuổi (chức năng thận giảm) hoặc dùng đồng thời với thuốc có cùng độc tính (vancomycin, furosemid…).
- Nhược cơ cũng là ADR có thể gặp khi sử dụng aminoglycosid do tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh – cơ. ADR này ít gặp nhưng tỷ lệ tăng lên khi sử dụng phối hợp với thuốc mềm cơ cura (do đó cần lưu ý ngừng kháng sinh trước ngày người bệnhngười bệnh cần phẫu thuật). Tác dụng liệt cơ hô hấp có thể gặp nếu tiêm tĩnh mạch trực tiếp do tạo nồng độ cao đột ngột trong máu; vì vậy kháng sinh này chỉ được truyền tĩnh mạch (truyền quãng ngắn) hoặc tiêm bắp.
- Những ADR thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.
3. KHÁNG SINH NHÓM MACROLID
3.1. Phân loại
Các macrolid có thể là sản phẩm tự nhiên phân lập từ môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh, cũng có thể là các kháng sinh bán tổng hợp. Tùy theo cấu trúc hóa học, có thể chia kháng sinh nhóm macrolid thành 3 phân nhóm:
- Cấu trúc 14 nguyên tử carbon: erythromycin, oleandomycin, roxithromycin, clarithromycin, dirithromycin.
- Cấu trúc 15 nguyên tử carbon: azithromycin.
- Cấu trúc 16 nguyên tử carbon: spiramycin, josamycin.
3.2. Phổ kháng khuẩn
- Macrolid có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu tập trung vào một số chủng vi khuẩn Gram-dương và một số vi khuẩn không điển hình.
- Macrolid có hoạt tính trên cầu khuẩn Gram-dương (liên cầu, tụ cầu), trực khuẩn Gram-dương (Clostridium perfringens, Corynebacterium diphtheriae, Listeria monocytogenes). Thuốc không có tác dụng trên phần lớn các chủng trực khuẩn Gram-âm đường ruột và chỉ có tác dụng yếu trên một số chủng vi khuẩn Gram-âm khác như H. influenzae và N. meningitidis, tuy nhiên lại có tác dụng khá tốt trên các chủng N. gonorrhoeae. Kháng sinh nhóm macrolid tác dụng tốt trên các vi khuẩn nội bào như Campylobacter jejuni, M. pneumoniae, Legionella pneumophila, C. trachomatis, Mycobacteria (bao gồm M. scrofulaceum, M. kansasii, M. avium-intracellulare – nhưng không tác dụng trên M. fortuitum).
3.3. Tác dụng không mong muốn (ADR):
- ADR thường gặp nhất là các tác dụng trên đường tiêu hoá: gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy (gặp khi dùng đường uống), viêm tĩnh mạch huyết khối (khi tiêm tĩnh mạch). Thuốc bị chuyển hoá mạnh khi qua gan nên có thể gây viêm gan hoặc ứ mật. Có thể gây điếc, loạn nhịp tim nhưng với tỷ lệ thấp.
- Những ADR thông thường như gây dị ứng da (ban da, mẩn ngứa) hoặc sốc quá mẫn cũng gặp với nhóm kháng sinh này.
4. KHÁNG SINH NHÓM LINCOSAMID
Nhóm kháng sinh này bao gồm hai thuốc là lincomycin và clindamycin, trong đó lincomycin là kháng sinh tự nhiên, clindamycin là kháng sinh bán tổng hợp từ lincomycin.
4.1. Phổ kháng khuẩn
- Kháng sinh nhóm lincosamid có phổ kháng khuẩn tương tự như kháng sinh nhóm macrolid trên pneumococci, S. pyogenes, và viridans streptococci. Thuốc có tác dụng trên S. aureus, nhưng không có hiệu quả trên S. aureus kháng methicilin. Thuốc cũng không có tác dụng trên trực khuẩn Gram-âm hiếu khí.
- Khác với macrolid, kháng sinh lincosamid có tác dụng tốt trên một số chủng vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là B. fragilis. Thuốc có tác dụng tương đối tốt trên C. perfringens, nhưng có tác dụng khác nhau trên các chủng Clostridium spp. khác.
- Cũng khác với macrolid, kháng sinh nhóm này chỉ tác dụng yếu hoặc không có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như M. pneumoniae hay Chlamydia spp.
4.2. Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là gây ỉa chảy, thậm chí trầm trọng do bùng phát Clostridium difficile, gây viêm đại tràng giả mạc có thể tử vong. Viêm gan, giảm bạch cầu đa nhân trung tính cũng gặp nhưng hiếm và có thể hồi phục.
5. KHÁNG SINH NHÓM PHENICOL
Nhóm kháng sinh này bao gồm hai thuốc là cloramphenicol và thiamphenicol, trong đó cloramphenicol là kháng sinh tự nhiên, còn thiamphenicol là kháng sinh tổng hợp.
5.1. Phổ kháng khuẩn
- Kháng sinh nhóm phenicol có phổ kháng khuẩn rộng, bao gồm các cầu khuẩn Gram-dương, một số vi khuẩn Gram-âm như H. influenzae, N. meningitidis, N. gonorrhoeae, Enterobacteriaceae (Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Salmonella, Shigella). Thuốc có tác dụng trên các chủng kỵ khí như Clostridium spp., B. fragilis. Thuốc cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma, Chlamydia, Rickettsia.
- Tuy nhiên, do đưa vào sử dụng đã rất lâu nên hiện nay phần lớn các chủng vi khuẩn gây bệnh đã kháng các thuốc nhóm phenicol với tỷ lệ cao, thêm vào đó nhóm thuốc này lại có độc tính nghiêm trọng trên tạo máu dẫn đến hiện tại thuốc không còn được sử dụng phổ biến trên lâm sàng.
5.2. Tác dụng không mong muốn (ADR):
Tác dụng phụ gây bất sản tuỷ dẫn đến thiếu máu trầm trọng gặp với cloramphenicol. Hội chứng xám (Grey-syndrome) gây tím tái, truỵ mạch và có thể tử vong, thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non. Hiện kháng sinh này ít được sử dụng do nguy cơ gây bất sản tuỷ có thể gặp ở mọi mức liều; tuy hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, dễ gây tử vong.
6. KHÁNG SINH NHÓM CYCLIN
Các thuốc nhóm này gồm cả các kháng sinh tự nhiên và kháng sinh bán tổng hợp. Các thuốc thuộc nhóm bao gồm: chlortetracyclin, oxytetracyclin, demeclocyclin, methacyclin, doxycyclin, minocyclin.
6.1. Phổ kháng khuẩn
- Các kháng sinh nhóm cyclin có phổ kháng khuẩn rộng trên cả các vi khuẩn Gram-âm và Gram-dương, cả vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. Thuốc cũng có tác dụng trên các chủng vi khuẩn gây bệnh không điển hình như Rickettsia, Coxiella burnetii, Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia spp., Legionella spp., Ureaplasma,…Ngoài ra, thuốc cũng hiệu quả trên một số xoắn khuẩn như Borrelia recurrentis, Borrelia burgdorferi (gây bệnh Lyme), Treponema pallidum (giang mai), Treponema pertenue.
- Là kháng sinh được đưa vào điều trị từ rất lâu, hiện nay tỷ lệ kháng tetracyclin của vi khuẩn gây bệnh cũng rất cao. Một số cyclin sử dụng sau như doxycyclin hay minocyclin có thể tác dụng được trên một số chủng vi khuẩn đã kháng với tetracyclin.
6.2. Tác dụng không mong muốn (ADR)
ADR đặc trưng của nhóm là gắn mạnh vào xương và răng, gây chậm phát triển ở trẻ em, hỏng răng, biến màu răng; thường gặp với trẻ dưới 8 tuổi hoặc do người mẹ dùng trong thời kỳ mang thai. Tác dụng phụ trên đường tiêu hoá gây kích ứng, loét thực quản (nếu bị đọng thuốc tại đây), đau bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy… hay gặp khi dùng đường uống. Độc tính trên thận hoặc trên gan, gây suy thận hoặc viêm gan, ứ mật. Tăng áp lực nội sọ có thể gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt nếu dùng phối hợp với vitamin A liều cao. Mẫn cảm với ánh sáng cũng là ADR phải lưu ý tuy hiếm gặp.
7. KHÁNG SINH NHÓM PEPTID
Các kháng sinh thuộc nhóm này có cấu trúc hóa học là các peptid. Dùng trong lâm sàng hiện nay có các phân nhóm:
- Glycopeptid (vancomycin, teicoplanin)
- Polypetid (polymyxin, colistin)
- Lipopeptid (daptomycin)
7.1. Kháng sinh Glycopeptid
- Hiện nay có hai kháng sinh glycopeptid đang được sử dụng trên lâm sàng là vancomycin và teicoplanin. Đây là hai kháng sinh đều có nguồn gốc tự nhiên, có cấu trúc hóa học gần tương tự nhau. Hai kháng sinh này có phổ tác dụng cũng tương tự nhau, chủ yếu trên các chủng vi khuẩn Gram-dương (S. aureus, S. epidermidis, Bacillus spp., Corynebacterium spp…); phần lớn các chủng Actinomyces và Clostridium nhạy cảm với thuốc. Thuốc không có tác dụng trên trực khuẩn Gram-âm và Mycobacteria. Trên lâm sàng, hai thuốc này chủ yếu được sử dụng trong điều trị S. aureus kháng methicilin.
- Tác dụng không mong muốn (ADR)
+ Vancomycin: tác dụng không mong muốn hay gặp nhất với vancomycin là viêm tĩnh mạch và phản ứng giả dị ứng. Với ADR gây viêm tắc tĩnh mạch, truyền thuốc chậm và pha loãng đúng cách sẽ giảm bớt đáng kể nguy cơ phản ứng này. Phản ứng giả dị ứng do vancomycin có khả năng gây độc trực tiếp trên tế bào mast, dẫn đến giải phóng ồ ạt histamin, dẫn đến các biểu hiện như ban đỏ dữ dội: hội chứng cổ đỏ (red-neck) hay người đỏ (red-man), tụt huyết áp, đau và co thắt cơ. ADR khác cũng cần lưu ý với vancomycin là độc tính trên tai và trên thận, thường liên quan với tăng quá mức nồng độ thuốc trong máu. Ngoài ra thuốc có thể gây ADR là biểu hiện của quá mẫn như phản ứng phản vệ, sốt, rét run, chóng mặt…
+ Teicoplanin: tác dụng không mong muốn chính của thuốc là ban da, thường gặp hơn khi dùng với liều cao. ADR khác bao gồm phản ứng quá mẫn, sốt, giảm bạch cầu trung tính… Thuốc cũng có độc tính trên tai nhưng hiếm gặp.
7.2. Kháng sinh Polypeptid
- Các kháng sinh được sử dụng trên lâm sàng thuộc nhóm này bao gồm polymyxin B (hỗn hợp của polymyxin B1 và B2) và colistin (hay còn gọi là polymyxin E). Các kháng sinh này đều có nguồn gốc tự nhiên, có cấu trúc phân tử đa peptid, với trọng lượng phân tử lên đến khoảng 1000 dalton. Phổ tác dụng của hai thuốc này tương tự nhau, chỉ tập trung trên trực khuẩn Gram-âm, bao gồm Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Salmonella, Pasteurella, Bordetella, và Shigella. Thuốc cũng có tác dụng trên phần lớn các chủng P.aeruginosa, Acinetobacter.
- Các thuốc nhóm này có độc tính cao, đặc biệt là độc tính trên thận, vì vậy hiện nay polymyxin chỉ dùng ngoài, còn colistin chỉ có chỉ định hạn chế trong một số trường hợp vi khuẩn Gram-âm đa kháng, khi không dùng được các kháng sinh khác an toàn hơn.
- Tác dụng không mong muốn (ADR): Các thuốc nhóm polypeptid không được hấp thu nếu dùng ngoài trên da và niêm mạc nguyên vẹn, vì vậy không gây ADR toàn thân. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây một số ADR dạng quá mẫn khi dùng tại chỗ. Khi dùng đường tiêm, thuốc gây ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, với các biểu hiện như yếu cơ hoặc nguy hiểm hơn là ngừng thở. Các ADR khác trên thần kinh khác bao gồm dị cảm, chóng mặt, nói lắp. Các thuốc nhóm này đều rất độc với thận, cần giám sát chặt chẽ, cố gắng tránh dùng cùng với các thuốc độc thận khác như kháng sinh aminoglycosid.
7.3. Kháng sinh Lipopeptid
- Kháng sinh nhóm này được sử dụng trên lâm sàng là daptomycin, đây là kháng sinh tự nhiên chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Streptomyces roseosporus.
- Phổ kháng khuẩn: thuốc có tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương hiếu khí và kỵ khí như staphylococci, streptococci, Enterococcus, Corynebacterium spp., Peptostreptococcus, Propionibacteria, Clostridium perfringens…Đặc biệt, thuốc có tác dụng trên các chủng vi khuẩn kháng vancomycin, tuy nhiên MIC trong các trường hợp này cao hơn so với trên các chủng nhạy cảm với vancomycin.
- Tác dụng không mong muốn (ADR): ADR cơ bản của thuốc này là gây tổn thương trên hệ cơ xương. Đã có báo cáo về các trường hợp tiêu cơ vân, tuy hiếm gặp. Tăng Creatin kinase (CK) có thể xảy ra, nhưng nếu tăng CK đơn thuần thường không cần dừng thuốc, trừ khi tăng CK kèm theo các biểu hiện khác của bệnh lý cơ. Trong thử nghiệm lâm sàng pha 1 và pha 2, đã ghi nhận một vài trường hợp có biểu hiện của bệnh lý thần kinh cơ, tuy nhiên không gặp ADR này trong thử nghiệm lâm sàng pha 3.
8. KHÁNG SINH NHÓM QUINOLON
8.1. Phân loại và phổ kháng khuẩn
- Các kháng sinh nhóm quinolon không có nguồn gốc tự nhiên, toàn bộ được sản xuất bằng tổng hợp hóa học.
- Các kháng sinh trong cùng nhóm quinolon nhưng có phổ tác dụng không hoàn toàn giống nhau. Căn cứ vào phổ kháng khuẩn, theo một số tài liệu, quinolon tiếp tục được phân loại thành các thế hệ như tóm tắt trong Bảng I.5.
8.2. Tác dụng không mong muốn (ADR)
ADR đặc trưng của nhóm là viêm gân, đứt gân Asin; Tỷ lệ gặp tai biến tăng nếu sử dụng trên người bệnhngười bệnh suy gan và/hoặc suy thận, người cao tuổi hoặc dùng cùng corticosteroid. Biến dạng sụn tiếp hợp đã gặp trên động vật non, do đó cũng có thể gặp ở trẻ em tuổi phát triển nhưng rất hiếm. Tác dụng phụ trên thần kinh trung ương, gây nhức đầu, kích động, co giật, rối loạn tâm thần, hoang tưởng. Các ADR của nhóm kháng sinh này tương tự các cyclin là tác dụng trên đường tiêu hoá, gây buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy hoặc gây suy gan, suy thận, mẫn cảm với ánh sáng.
9. CÁC NHÓM KHÁNG SINH KHÁC
9.1. Nhóm Co-trimoxazol
- Co-trimoxazol là dạng thuốc phối hợp giữa sulfamethoxazol với trimethoprim. Phổ kháng khuẩn của hai thành phần này tương tự nhau và sự phối hợp này mang lại tính hiệp đồng trên tác động ức chế tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Phổ kháng khuẩn của Co-trimoxazol khá rộng trên nhiều vi khuẩn Gram-dương và Gram-âm, tuy nhiên Pseudomonas aeruginosa, Bacteroides fragilis, và enterococci thường kháng thuốc. Thêm vào đó, do đưa vào sử dụng đã khá lâu nên hiện nay Co-trimoxazol đã bị kháng với tỷ lệ rất cao.
- Tác dụng không mong muốn (ADR): ADR đặc trưng của các dẫn chất sulfonamid là các phản ứng dị ứng như mày đay, ngứa, phát ban, hội chứng Stevens-Johnson hoặc Lyell với các ban phỏng nước toàn thân, đặc biệt là loét hốc tự nhiên (miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn) kèm theo các triệu chứng toàn thân trầm trọng như truỵ tim mạch, sốt cao, thậm chí tử vong. Độc tính trên gan thận: gây tăng transaminase, viêm gan, vàng da, ứ mật hoặc suy thận cấp (thiểu niệu, vô niệu). Trên máu gây thiếu máu do tan máu gặp nhiều ở người thiếu men G6PD.
9.2. Nhóm oxazolidinon
- Đây là nhóm kháng sinh tổng hợp hóa học, với đại diện là linezolid. Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương như staphylococci, streptococci, enterococci, cầu khuẩn Gram-dương kỵ khí, Corynebacterium spp., Listeria monocytogenes. Thuốc hầu như không có tác dụng trên vi khuẩn Gram-âm cả hiếu khí và kỵ khí. Trên lâm sàng, linezolid thường được chỉ định trong các trường hợp vi khuẩn Gram-dương đã kháng các thuốc kháng sinh khác như S. pneumoniae kháng penicilin, các chủng staphylococci kháng methicilin trung gian và kháng vancomycin, enterococci kháng vancomycin.
- Tác dụng không mong muốn (ADR): Thuốc được dung nạp tốt, có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, phát ban…Đáng lưu ý nhất là tác dụng ức chế tủy xương, với các biểu hiện thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu…Trong đó, xuất huyết giảm tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu giảm xuống mức rất thấp có thể gặp với tỷ lệ tới 2,4% trên các người bệnhngười bệnh sử dụng linezolid, thường liên quan với độ dài đợt điều trị. Cần giám sát chặt chẽ tác dụng không mong muốn này.
9.3. Kháng sinh nhóm 5-nitro-imidazol
- Như tên gọi của nhóm thuốc, các thuốc nhóm này là dẫn xuất của 5-nitro imidazol, có nguồn gốc tổng hợp hóa học. Một số thuốc thường được sử dụng trong lâm sàng là metronidazol, tinidazol, ornidazol, secnidazol… Các thuốc này chủ yếu được chỉ định trong điều trị đơn bào (Trichomonas, Chlamydia, Giardia…) và hầu hết các vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides, Clostridium…)


Address

Thôn Làng Mạ/Tam Quan/Tam Đảo/Vĩnh Phúc
Tam Đảo
15000

Telephone

+84979851898

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cao Duy Thông - Kiến Thức Thú Y posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cao Duy Thông - Kiến Thức Thú Y:

Videos

Share

Category