Siêu Vỗ Béo Đạm Trùn Quế Thiên Nhiên

Siêu Vỗ Béo Đạm Trùn Quế Thiên Nhiên Cùng bà con chăn nuôi phát triển nâng tâm chăn nuôi Việt

Giai đoạn chuyển từ mùa Thu sang mùa Đông thời tiết diễn biến phức tạp, thường có mưa lớn, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất...
07/10/2024

Giai đoạn chuyển từ mùa Thu sang mùa Đông thời tiết diễn biến phức tạp, thường có mưa lớn, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường thuận lợi mầm bệnh phát sinh và phát tán trong môi trường; mặt khác thời điểm này số lượng gia súc, gia cầm thường tập trung cao phục vụ cho tiêu thụ cuối năm, do vậy nguy cơ mắc bệnh và trở thành dịch là rất lớn. Thực hiện phòng bệnh cho gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa, người chăn nuôi cần phải thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học đối với tất cả các đối tượng vật nuôi, cụ thể như sau:

1. Đối với trâu, bò

- Sửa chữa, kiên cố chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu, bò; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

- Tổ chức tiêm phòng vụ Thu Đông các loại vắcxin: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục định kỳ cho trâu, bò chưa được tiêm hoặc bê, nghé mới sinh; tiêm thuốc phòng giun sán, ký sinh trùng đường máu.

- Mua trâu, bò giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin; nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 14 - 28 ngày rồi mới cho nhập đàn.

- Định kỳ quét dọn, thu gom, xử lý phân, chất thải bằng hình thức ủ nhiệt hoặc hầm bioga; khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi; phun thuốc diệt ruồi, muỗi, không để ao tù, nước đọng xung quanh chuồng nuôi; phun tiêu độc khử trùng 1 lần/2 tuần đối với vùng chưa có dịch và 1 - 2 lần/tuần đối với vùng nguy cơ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh trên trâu bò.

2. Đối với lợn

- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc, khoẻ mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly từ 14 - 21 ngày.

- Thức ăn, nước uống sử dụng cho lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được xử lý theo quy định; không sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, trường học... cho lợn ăn khi chưa được xử lý nhiệt.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của cơ sở và phù hợp với từng lứa tuổi lợn;

- Tiêm phòng vụ Thu Đông các loại vắc xin như: Lở mồm long móng, Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh,... định kỳ cho đàn lợn.

- Hạn chế người, phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi; trường hợp phương tiện và người vào trại phải tuân thủ quy định của cơ sở chăn nuôi.

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi; sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 - 21 ngày trước khi đưa lợn mới đến.

- Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp nhằm đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

- Đối với cơ sở có nhu cầu tái đàn sau dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi tại cơ sở; sau khi nuôi ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì có thể nuôi đạt 100% quy mô của cơ sở, môi trường chăn nuôi phải đảm bảo theo quy định.

3. Đối với gia cầm

- Chuẩn bị chuồng trại để úm gà, vịt trong 21 ngày, đảm bảo nhiệt độ úm đạt từ 32 - 35 0C, thông thoáng, tránh gió lùa.

- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống; định kỳ bổ sung chất độn chuồng đảm bảo nền chuồng khô ráo.

- Thực hiện tiêm phòng vụ thu đông một số vắc xin phòng bệnh như bệnh Newcastle, Gumboro, Cúm gia cầm, Dịch tả vịt, Bại huyết…

- Thực hiện phun tiêu độc khử trùng 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng như HanIodine, Benkocid… với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng, trại.

- Theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý gia cầm ốm, điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

- Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, đề nghị người chăn nuôi kịp thời thông tin cho chính quyền, cơ quan thú y nơi gần nhất để được hỗ trợ trong phòng, chống dịch bệnh. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Feedback khách hàng gửi về công ty. Cảm ơn bà con đã sử dụng và tin tưởng sản phẩm công ty ạ.
19/09/2024

Feedback khách hàng gửi về công ty. Cảm ơn bà con đã sử dụng và tin tưởng sản phẩm công ty ạ.

1. Xây dựng chuồng chăn nuôi- Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằn...
13/08/2024

1. Xây dựng chuồng chăn nuôi
- Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
- Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng.
- Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột….

2. Phương pháp úm gà
- Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất.
- Sử dụng các cót tre quây lại, rải ớp trấu 7 - 10 cml ên trên nền chuồng để úm.
- Kích thước thích hợp 2m . 1m, chân cao 1/2m đủ cho 100 con gà
- Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 1 bóng hồng ngoại để sửa ấm hoặc 2 bóng 75w cho 100 – 200 gà

3. Chuẩn bị máng ăn, máng uống
- Khi gà lớn dần và được 4 – 14 ngày tuổi thì sử dụng máng cho gà con. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo cho gà.
- Đối với máng uống thì đặt xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 – 3 lần nước sạch để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho sự phát triển của gà.

4. Lựa chọn giống gà
- Để tạo nên những giống gà chất lượng thì việc lựa chọn những giống gà con phải thật kỹ lưỡng. Lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, mua ở những địa chỉ đáng tin cậy.
- Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…

5. Chăm sóc nuôi dưỡng
- Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà. Tiến hành đưa gà vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Điện giải cho gà uống.
- Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.
- Để phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trạisạch sẽ.
- Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà sử dụng, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm công nông nghiệp…cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh.
- Nguồn nước cung cấp cho gà phải đảm bảo an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.

6. Vệ sinh phòng bệnh
- Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch : Ăn sạch, Ở sạch, Uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà.
- Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà.

QUY TRÌNH TIÊM VẮC XIN GÀ THẢ VƯỜN

LƯU Ý:
- Không tiêm, nhỏ, cho uống vacxin khi gà bệnh, thời tiết thay đổi
- Bổ sung VTM C, Điện giải nâng cao sức đề kháng.
- Dùng nước cất hoặc nước muối sinh lý, nước pha chuyên dụng để pha vacxin.
- Bổ sung sữa gầy (đã tách bơ) khi cho gà uống vacxin

👉HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỖ BÉO TRÂU, BÒ.1. Đối tượng vỗ béoLà những con trâu, bò không sử dụng để cày kéo, vắt sữa, sinh sản...
24/07/2024

👉HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT VỖ BÉO TRÂU, BÒ.
1. Đối tượng vỗ béo
Là những con trâu, bò không sử dụng để cày kéo, vắt sữa, sinh sản; trâu bò gầy do thiếu dinh dưỡng và không mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò vỗ béo
Để nuôi trâu, bò vỗ béo thành công cần phải thực hiện đúng kỹ thuật lựa chọn đối tượng trâu bò vỗ béo, độ tuổi vỗ béo, thức ăn vỗ béo, phòng trị bệnh và ký sinh trùng...
- Chuẩn bị vỗ béo: Những con trâu, bò thuộc đối tượng nêu trên phải được phân theo nhóm tuổi, giống, giới tính, thể trạng và tầm vóc. Đối với trâu, bò bị bệnh thông thường phải điều trị khỏi bệnh trước khi đưa vào vỗ béo.
- Trong giai đoạn vỗ béo: Định kỳ cân, đo khối lượng trâu, bò 30 ngày/1 lần. Kiểm tra lượng thức ăn trâu, bò ăn hàng ngày. Cho trâu, bò uống đủ nước sạch theo nhu cầu.
2.1. Tẩy ký sinh trùng
- Tẩy ngoại ký sinh trùng như: Ve, ghẻ, rận và nội ký sinh trùng như giun sán đường ruột: Sử dụng các loại thuốc có phổ hoạt rộng như I-vơ-méc-tin tiêm cho trâu, bò. Liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Điều trị sán lá gan bằng thuốc Fasiolid để tiêm hoặc thuốc Dertyl-B cho uống. Liều sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2.2. Thức ăn
Thức ăn dùng vỗ béo trâu, bò bao gồm: Thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung khoáng và vitamin...
* Khẩu phần ăn cho trâu, bò vỗ béo theo 3 giai đoạn như sau:
- Thức ăn thô xanh cho trâu bò ăn tự do cả ngày và đêm.
- Bổ sung thức ăn tinh cho 1 con trâu bò trong 1 ngày đêm như sau:
Ngày thứ nhất đến ngày thứ 10 của quá trình vỗ béo cho ăn 01 kg cám hỗn hợp; ngày thứ 11 đến ngày thứ 30 cho ăn 02 kg cám hỗn hợp; ngày thứ 31 đến ngày thứ 90 cho ăn 03 kg cám hỗn hợp. Tuỳ từng điều kiện chăn nuôi hộ gia đình, trang trại nên bổ sung các phụ phẩm nông nghiệp khác như bã bia (từ 5-8kg/con/ngày)... để giảm lượng thức ăn thô xanh, tăng nhanh khối lượng trong thời gian vỗ béo.
Ngoài việc cho ăn các khẩu phần trên cần bổ sung cho trâu, bò ăn thêm khoáng và vitamin thông qua cho ăn các tảng đá liếm có bán trên thị trường.
- Kết thúc vỗ béo: Đo hoặc cân khối lượng trâu, bò để tính khả năng tăng trọng. Tính tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng. Tính hiệu quả kinh tế để có định hướng cho chăn nuôi kỳ sau.
2.3. Chuồng trại và phương thức vỗ béo
- Chuồng nuôi trâu, bò đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, trâu bò đi lại tự do trong chuồng.
- Phương pháp vỗ béo: Nuôi nhốt tại chuồng, cung cấp thức ăn, nước uống và cho ăn tự do theo nhu cầu. Theo dõi số lượng thức ăn hàng ngày để bổ sung và điều chỉnh lượng thức ăn cho kịp thời. Xác định khối lượng trâu, bò trước và sau khi vỗ béo.
2.4. Vệ sinh thú y
Tiêu độc khử trùng và vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi trước, trong và sau khi vỗ béo. Phát hiện và điều trị bệnh kịp thời cho trâu, bò trong giai đoạn vỗ béo, đặc biệt các bệnh về đường tiêu hóa.
2.5. Thời gian vỗ béo
Nuôi vỗ béo trong vòng từ 60 đến 90 ngày tùy thuộc vào thể trạng và khả năng hấp thu dinh dưỡng của trâu, bò, dự kiến tăng trọng từ 800 - 1.200 gam/con/ngày đêm. Sau khi kết thúc nuôi vỗ béo trâu, bò người chăn nuôi bán hoặc thương phẩm.

18/07/2024

Giải quyết ngay tình trạng nhớt bạt, tảo lam
- AO NUÔI SẠCH - ĐẸP - MÀU TRÀ
- Không ô nhiễm, sạch đáy ao
- Hiệu quả ngay sau 5-7 giờ sử dụng
liên hệ ngay : 087.810.2288

Khách gửi feeback về công ty đây ạ
17/07/2024

Khách gửi feeback về công ty đây ạ

08/07/2024

Đàn dê sau khi dùng sản phẩm công ty được 1 tháng. Dê căng bóng mông vai nở, săn chắc

Chăm sóc lợn vào mùa nóngMùa nóng là thời điểm cần chú ý chăm sóc lợn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và năng suất. Dưới đâ...
05/07/2024

Chăm sóc lợn vào mùa nóng
Mùa nóng là thời điểm cần chú ý chăm sóc lợn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và năng suất. Dưới đây là một số lưu ý:
Chuồng trại:
Giữ chuồng trại thông thoáng, mát mẻ. Có thể sử dụng mái che, quạt thông gió, hệ thống phun sương để giảm nhiệt độ trong chuồng.
Nên quét dọn chuồng thường xuyên để giữ vệ sinh, tránh phát sinh dịch bệnh.
Thức ăn:
Cung cấp đầy đủ thức ăn cho lợn, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng.
Bổ sung thêm thức ăn giàu nước như rau xanh, thức ăn ủ chua.
Cho lợn uống nước sạch và mát thường xuyên.
Chăm sóc sức khỏe:
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho lợn theo lịch trình.
Theo dõi sức khỏe lợn thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
Tắm cho lợn vào những ngày nắng ráo.
Dưới đây là một số bệnh thường gặp ở lợn vào mùa nóng:
Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh lở mồm long móng
Bệnh tai xanh
Bệnh tiêu chảy
Cần phòng ngừa các bệnh này bằng cách:
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.
Cho lợn ăn thức ăn, uống nước sạch.
Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho lợn.
Định kỳ tẩy giun cho lợn.
Theo dõi sức khỏe lợn thường xuyên, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cần lưu ý một số điều sau:
Tránh cho lợn ra ngoài vào những ngày nắng nóng gay gắt.
Nếu buộc phải đưa lợn ra ngoài, cần che chắn cẩn thận cho lợn.
Cho lợn vận động thường xuyên để tăng cường sức khỏe.
Chăm sóc lợn tốt vào mùa nóng sẽ giúp lợn khỏe mạnh, tăng năng suất và hạn chế dịch bệnh.
Lưu ý:
Nên cho lợn uống nước pha B1, C, điện giải để chống mất nước, giảm stress do nắng nóng.
Có thể sử dụng các biện pháp hạ nhiệt cho lợn như tắm cho lợn, phun nước, quạt mát.
Theo dõi biểu hiện của lợn, nếu có dấu hiệu bất thường cần liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ.
Chúc bạn thành công!

Dưỡng chiến kê thế nào cho tốt???? Vào mồi tươi và ăn thóc đã đủ để chiến kê đảm bảo thể trạng trước và sau thi đấu?????...
04/07/2024

Dưỡng chiến kê thế nào cho tốt????
Vào mồi tươi và ăn thóc đã đủ để chiến kê đảm bảo thể trạng trước và sau thi đấu???????
Cho chiến kê sử dụng mồi tươi sống hay qua chế biến thì tốt hơn ????
Sản phẩm nào vừa dưỡng gà tốt mà lại k hại gân gối, và sức khoẻ của gà??????
Chiến kê thể trạng kém hay ốm trong bỏ ăn, dùng mồi tươi thì hay đi ngoài phải làm sao??????
Dưỡng gà đá trước trong và sau khi đi thi đấu
Cung cấp lượng đạm 60%, giúp tăng khả năng tích cơ và lên cơ tốt cho gà thi đấu
Bổ sung đủ vitamin khoáng chất để gà phát triển gân gối, tăng cường thể lực.
Sung căng đỏ khoẻ, lên bo, phục hồi nhanh sau thi đấu, hạn chế ốm trong hỏng gà
Kích thích thèm ăn đối với những con biếng ăn, teo lườn, hỗ trợ phục hồi cơ thể cho chiến kê
Dùng được từ khi vừa úm nở cho gà đúc

Đài VTC Xin Gửi Thông Báo Lịch Phát Sóng.Kính gửi: BÀ CON CHĂN NUÔI TOÀN QUỐC🌺Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số Việt Nam VTC x...
01/04/2024

Đài VTC Xin Gửi Thông Báo Lịch Phát Sóng.
Kính gửi: BÀ CON CHĂN NUÔI TOÀN QUỐC
🌺Đài Truyền Hình Kỹ Thuật Số Việt Nam VTC xin gửi quý vị lịch phát sóng Chương trình:
🌺 Bản tin: Kinh tế số🌸, kênh VTC2
✅ Lịch phát chính: 18h45p, Thứ 2 ngày 01/04/2024.
✅ Lịch phát lại: 8h15, 14h15, Thứ 3 ngày 02/04/2024.
Trân trọng sự hợp tác tham gia của quý Khách hàng.
Để tiện theo dõi chương trình phát sóng, anh/chị có thể xem trực tiếp trên Tivi kênh VTC2, App di động xem tivi, hoặc trực tuyến trên Website đài: https://portal.vtc.gov.vn/live (chọn kênh 2)
Link FPT: https://fptplay.vn/xem-truyen-hinh/vtc2
Kính Mời Qúy Vị Cùng Đón Xem.
Thân Ái!

Kênh truyền hình VTC2 là chương trình truyền hình online trực tuyến, chất lượng cao HD. Lịch phát sóng truyền hình VTC2 với nhiều nội dung phim truyện, ca nhạc, thể thao ...

NUÔI TÔM LÂU AI CŨNG BIẾT PHẢI BỔ SUNG KHOÁNG CHO TÔM ĐỦ CHẤT.VẬY CHỈ BỔ SUNG MỖI KHOÁNG ĐÃ ĐỦ???NANO CANXI MAX Bổ sung ...
04/03/2024

NUÔI TÔM LÂU AI CŨNG BIẾT PHẢI BỔ SUNG KHOÁNG CHO TÔM ĐỦ CHẤT.
VẬY CHỈ BỔ SUNG MỖI KHOÁNG ĐÃ ĐỦ???
NANO CANXI MAX
Bổ sung canxi và các khoáng chất giúp tôm cứng vỏ, nhanh lột xác
Phòng và trị bệnh cong thân, đục cơ, óp vỏ do thiếu khoáng
Bổ sung CURCUMN- acid ascorbic hỗ trợ tăng đề kháng giảm bệnh lý cho vật nuôi

Gia súc gặp tình trạng bại liệt run chân, gia cầm chậm đẻ, đẻ thưa, tuổi đẻ không kéo dài lâu. Nguyên nhân do đâu???Đấy ...
24/01/2024

Gia súc gặp tình trạng bại liệt run chân, gia cầm chậm đẻ, đẻ thưa, tuổi đẻ không kéo dài lâu. Nguyên nhân do đâu???
Đấy là biểu hiện của việc vật nuôi đang thiếu canxi và thiếu khoáng chất.
CANXI ADE ORAL
Bổ sung Canxi và Magie cho vật nuôi
Giúp tăng trưởng tốt chống loãng xương
Phòng run chân bại liệt sau sinh ở gia súc
Kích thích sữa đối với thú nuôi con
Tăng khả năng giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh

Dùng cho tất cả các loại vật nuôiHỗ trợ bài tiết thải độc ganTăng đề kháng, chống nóng, chịu nhiệt tốtBù khoáng bù nước ...
04/01/2024

Dùng cho tất cả các loại vật nuôi
Hỗ trợ bài tiết thải độc gan
Tăng đề kháng, chống nóng, chịu nhiệt tốt
Bù khoáng bù nước trong thời tiết nắng nóng hoặc khi bị bệnh
Sử dụng khi trời mát vào sáng hoặc chiều hạn chế cho uống vào buổi trưa dễ gây sốc nhiệt cho vật nuôi

Chuyên dụng trong xử lý nguồn nước, Phân huỷ chất cặn bã tồn dư do phân và thức ăn gây ra dành cho thuỷ sảnHạn chế vi kh...
06/12/2023

Chuyên dụng trong xử lý nguồn nước,
Phân huỷ chất cặn bã tồn dư do phân và thức ăn gây ra dành cho thuỷ sản
Hạn chế vi khuẩn gây hại, ổn định độ tảo trong nước
Phòng ngừa các bệnh dứt râu, mòn đuôi tôm, nấm da, đốm thâm đen mang ở thuỷ sản
Tăng lượng oxy trong nước giảm thiếu khí độc giúp vật nuôi phát triển khoẻ mạnh giảm chết ngộp

Kích thích quá trình lên giống và phối giống cho vật nuôiĐối với gia cầm: tăng tỷ lệ đẻ, kéo dài thời gian đẻ ở vật nuôi...
20/11/2023

Kích thích quá trình lên giống và phối giống cho vật nuôi
Đối với gia cầm: tăng tỷ lệ đẻ, kéo dài thời gian đẻ ở vật nuôi, tăng chất lượng trứng, cứng vỏ, đỏ lòng.
Đối với gia súc: kích thích buồng trứng phát triển dễ dàng lên giống đối với những con nái chậm lên giống hoặc có tình trạng đẻ ít dần sau mỗi lần sinh sản
Đối với con đực: tăng chất lượng tinh trùng giúp tăng tỷ lệ thụ thai và chất lượng con giống khi sinh ra ít bị dị tật

Con nái trong quá trình lên giống cần cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ phát triển phôi thaiHeo nái số 1Cung cấp đầy đủ khoáng ...
16/10/2023

Con nái trong quá trình lên giống cần cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ phát triển phôi thai
Heo nái số 1
Cung cấp đầy đủ khoáng chất giúp nái giảm stress
Tăng ối, giảm tình trạng khô thai khó đẻ
Mát nái, hạn chế lưu sản, chột nái
Con non sinh ra giảm thiểu bệnh lý về đường tiêu hoá và bại liệt.

22/07/2023
22/07/2023
22/07/2023

Address

Khu đô Thị Apec, Phường Túc Duyên, Thành Phố Thái Nguyên , Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên
24000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Siêu Vỗ Béo Đạm Trùn Quế Thiên Nhiên posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services