06/06/2022
𝐓𝐚̣𝐢 𝐬𝐚𝐨 𝐧𝐮𝐨̂𝐢 𝐜𝐚́ 𝐜𝐚̉𝐧𝐡 𝐝𝐞̂̃ 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cá cảnh không phát triển khỏe mạnh được mà thậm chí còn bị chết. Trong đó, các nguyên nhân chính bao gồm do môi trường, không khí, kích thước bể cá quá nhỏ hoặc nuôi quá nhiều cá.
✅Do môi trường nước
Cá không thể tồn tại được nếu môi trường nước nhiễm phèn, chứa nhiều clo, bị ô nhiễm…. Hơn nữa, độ cứng, độ PH của nước không thích hợp với sự sinh trưởng của cá cũng là nguyên nhân làm cá chết. Vì vậy, người chơi cần chú ý đến biện pháp xử lý nước thích hợp.
✅Do không khí
Không khí bao gồm cả yếu tố ánh sáng và nhiệt độ. Phải cung cấp đủ ánh sáng thì cá mới đẹp, màu sắc rực rỡ được. Nếu không đủ ánh sáng, không khí quá u tối thì màu cá nhợt nhạt và cá sẽ chết dần. Nếu lượng ánh sáng quá lớn, chiếu thẳng vào bể cá làm nước nóng lên cũng khiến cá mệt mỏi, nhanh chết hơn.
Hoặc vào mùa lạnh, ở các khu vực miền bắc, nhiệt độ giảm nhanh, nếu không kịp cân bằng nhiệt độ nước trong bể cá thì cá sẽ chết. Vì hầu hết các loại cá cảnh ở nước ta là cá nhiệt đới, không sống được trong nước lạnh.
✅Do kích thước bể và số lượng cá
Nếu bể có kích thước quá nhỏ mà nuôi cá có kích thước lớn hoặc nuôi quá nhiều cá thì dễ gây ra tình trạng cá không phát triển được, cá chết hoặc cắn lẫn nhau. Do đó, không nên nuôi quá nhiều cá trong bể, nuôi các loại cá ăn lẫn nhau, hoặc nuôi cá quá to trong bể quá nhỏ.
✅Kỹ thuật nuôi cá cảnh không chết
Với những người mới chơi cá cảnh, hoặc thậm chí là nuôi cá cảnh đã lâu thì tình trạng cá chết dần vẫn có thể xảy ra khiến người chơi cảm thấy nản lòng. Sau đây là các bí quyết nuôi cá cảnh khỏe mạnh, sống dai hơn.
✅Kích thước bể cá
Khi nuôi cá cảnh trong bể kính, cần phải chú ý chọn loại bể có kích thước đủ rộng, mật độ cá trong bể vừa phải để tạo sự thoáng đãng. Cá càng nhiều thì nước càng nhanh bẩn, mật độ oxy càng nhanh giảm.
Với các loại bể cá cảnh kích thước vừa và nhỏ thì chỉ nên nuôi loại cá nhỏ như cá vàng, các bống, cá betta…. Còn bể thủy tinh kích thước lớn thì có thể nuôi cá lớn hơn nhưng cần phải có máy sục để cung cấp đủ oxy.
✅Nước trong bể cá
Yếu tố quan trọng hàng đầu của cách nuôi cá cảnh không chết là trước khi thả cá, phải kiểm tra, xử lý nguồn nước kỹ càng. Cụ thể:
- Nước máy: Chứa nhiều clo nên cần phải để nước vào các chậu, thau không có nắp đậy ít nhất 1 ngày để bốc hơi clo ra, bật thêm máy sục oxy, để ở nơi nhiều ánh nắng.
- Nước giếng: Độ PH của nước giếng chỉ khoảng 4 – 5, hàm lượng oxy ít, đôi khi lại bị nhiễm phèn nặng nên rất khó nuôi cá nếu không xử lý. Dùng bể chứa kết hợp sục oxy mạnh để tăng PH và oxy cho nước giếng, có thể thêm san hô vụn hoặc than hoạt tính để khử phèn. Thường số lượng than sẽ bằng ⅓ thể tích bồn chứa nước.
✅Nhiệt độ, ánh sáng và oxy
Khi nuôi cá cảnh trong nhà, nên đặt ở các vị trí cung cấp đủ nhiệt độ, ánh sáng và oxy.
- Nhiệt độ phù hợp cho cá cảnh là nằm trong khoảng từ 26 – 28 độ C, nếu chỉ chênh lệch có vài độ thì cá vẫn sống tốt.
- Bể cá cảnh cần được đặt ở những nơi thoáng mát, không âm u hay quá tối tăm, lâu ngày làm cá phát bệnh, cũng đừng để ánh nắng chiếu trực tiếp vào làm tăng nhiệt độ của nước. Hạn chế tác động trực tiếp từ nắng mưa.
Máy sục oxy cần phải bật 24/24, với bể kích thước trên 60cm thì cũng cần có thêm máy lọc nước nữa. Còn với một số bể cá nhỏ, loại cá không cần máy sục oxy thì chỉ cần chú ý thay nước thường xuyên. Càng nuôi lâu, kỹ thuật nuôi cá cảnh càng lên tay, lúc đó bạn sẽ biết được loại cá nào nên dùng biện pháp nào