11/06/2020
"Xem tướng gà- Đoán mạng gà chọi qua màu lông và màu chân"
Xem tướng gà - Chọi gà hay Đá gà là một trò chơi dân gian phổ biến ở Việt Nam. Trò chơi này đã xuất hiện ở Việt Nam từ thời nhà Lý, do những quân sĩ của Lý Thường Kiệt đem về sau những cuộc chinh phạt Chiêm Thành.
Ở Việt Nam mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng. Miền Bắc có gà Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội). Miền Nam có gà Chợ Lách(Bến Tre), Cao Lãnh (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang), Bà Điểm, Gà tre đá cựa một số bắt nguồn từ Hố Nai (Đồng Nai), Tân Biên (Biên Hòa)... Tuy nhiên ở miền Nam chủ yếu đá gà cựa. Đá gà cựa là một hình thức sát phạt, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén. Chơi gà cựa thiên về ăn thua, không chiêm ngưỡng được tài nghệ của gà. Ở miền Trung chơi đá gà đòn, thế và chỉ đá gà con (không đá gà kiến, gà pha, ga ri...).
boi tinh yeu
Xem tướng gà- Đoán mạng gà chọi qua màu lông và màu chân
Có nhiều tranh cãi và ngộ nhận về việc so sánh "khập khiễng" khi chọn màu hợp cách giữa màu lông ở trên thân mình gà và màu vảy ở quản gà khi xem tuong gà. Câu hỏi thường được dân chơi gà chọi đặt ra là "Thế nào mới là hợp cách?". Những người mới tập tễnh chơi gà chọi thì lại càng rối trí hơn về các tên gọi màu sắc lông khác nhau giữa gà đòn và gà cựa, giữa các địa phương gọi tên màu lông khác nhau. Do đó nếu xem lại trong Văn chương truyền khẩu chúng ta có một số câu ca dao đúng và một số câu ca dao sai do hiểu lầm hay không dựa trên cơ sở của Ngũ Hành mà ra.
Thí dụ:
"Gà ô chân trắng mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng chân chì mua chi thứ ấy"
Câu ca dao trên hoàn toàn đúng vì dựa vào căn bản của Ngũ Hành.
Còn trong thí dụ dưới:
"Xám chân vàng cả làng mất váy"
Câu này tuy không hoàn toàn sai nhưng màu lông gà Xám được nhận xét 1 cách phổ quát tức là bao gồm cả Xám khô, Xám hồng (trong Nam gọi là Xám Điều hay Xám son), Xám sắt. Sự nhận xét này không dựa vào căn bản Ngũ Hành một cách xác thực mà chỉ dựa vào kinh nghiệm của một vài cá nhân, sự kiện xảy ra nên không có tính thuyết phục.
Bài viết tham khảo này hy vọng làm sáng tỏ phần nào cách phối trí giữa màu lông và màu chân gà để định nghĩa cho sự hợp cách trong môn chơi gà chọi. Theo định nghĩa thông thường ta có 5 sắc lông : Ô, Xám, Điều (Tía), Nhạn và Vàng (gà Cú và và Chuối cũng được xếp trong hạng này). Ngày nay khi xét đến sắc lông rất có nhiều phức tạp do những màu sắc mới được pha cản và cho ra những cái tên như Khét, Sữa, Bướm,vv... Vậy làm thế nào để xác định cho đúng màu lông của con gà để định vị theo Phong thủy Ngũ hành cho nó ?
I. Luận về sắc mạng chia theo ngũ hành:
Xám – Mộc, Ô – Thủy, Nhạn – Kim, Tía – Hỏa, Ó Vàng – Thổ, Ngũ Sắc không theo mạng nào cả.
Sắc mạng ăn thua nhau: Tía > Nhạn > Xám > Ó Vàng > Ô (lưu ý, dấu > để chỉ ăn, thắng)
12 cung hoang dao
Xem tướng gà- Đoán mạng gà chọi qua màu lông và màu chân
Xuân ( tháng 1 – 2 – 3)
Xám: Vượng,
Ó vàng: Tử
Tía: Tướng
Nhạn: Tù
Ô: Hưu
Hạ ( tháng 4 – 5 – 6)
Xám: Hưu,
Ó vàng: Tướng
Tía: Vượng
Nhạn: Tử
Ô: Tù
Thu ( tháng 7 – 8 – 9)
Xám: Tử
Ó vàng: Hưu
Tía: Tù
Nhạn: Vượng
Ô: Tướng
Đông ( tháng 10 –112 – 12)
Xám: Tướng,
Ó vàng: Tù
Tía: Tử
Nhạn: Hưu
Ô: Vượng
*Tương sinh: nghĩa là hỗ trợ, giúp đỡ, kim-->thủy, thủy-->mộc, mộc-->hỏa, hỏa-->thổ, thổ-->kim, đi giáp một vòng, các hành sinh lẫn nhau.
*Tương khắc: là cản trở, khắc chế, kim> mộc, mộc>thổ, thổ>thủy, thủy>hỏa, hỏa>kim, các hành khắc lẫn nhau, không hành nào là vô địch.
*Tương hòa: là bình hòa, không hỗ trợ hoặc cản trở, kim~kim, mộc~mộc, thủy~thủy, hỏa~hỏa, thổ~thổ.
*Tương thừa: hàm ý “thừa thế lấn áp”, chẳng hạn “mộc khắc thổ”, nếu mộc quá mạnh hoặc thổ quá suy thì gọi là “mộc thừa thổ”.
*Tương vũ: hàm ý “khinh nhờn”, chẳng hạn “thủy khắc hỏa”, nếu hỏa quá mạnh hoặc thủy quá suy thì gọi là “hỏa vũ thủy”.
Sinh khắc của màu lông
*Nhạn: ăn ó vàng, xám – thua ô, điều.
*Xám: ăn ô, ó vàng – thua điều, nhạn
*Ô: ăn nhạn, điều – thua xám, ó vàng
*Điều: ăn xám, nhạn – thua ó vàng, ô
*Ó: vàng ăn điều, ô – thua nhạn, xám
*Luận “thắng-thua” thì quan hệ tương-khắc rất dễ hiểu, ví như “ta khắc địch” = ta thắng, địch thua, “địch khắc ta” = địch thắng, ta thua (khắc xuất ăn khắc nhập). Nhưng khi bàn về quan hệ tương-sinh thì biết ai thắng, ai thua? Về bản chất thì quan hệ tương-sinh là quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ chứ không phải là quan hệ đối kháng. Tuy nhiên, khi áp dụng vào đá gà thì phải có ăn thua. Căn cứ theo ngũ hành luận thì sinh xuất bị thiệt, mất công lực, sinh nhập được lợi, tăng công lực --> sinh nhập ăn sinh xuất. Ví như “ta sinh địch” = ta thua, địch thắng, “địch sinh ta” = địch thua, ta thắng.
*Kê kinh không nói rõ thắng-thua trong quan hệ tương-sinh như thế nào nhưng ở phần nhật thần sinh-khắc, “sinh nhập” luôn thu được lợi thế trong khi “sinh xuất” bị liệt vào vận hạn. Chẳng hạn, ngày mộc thì gà tía mạnh nhất bởi mộc sinh hỏa, ngày thủy thì gà nhạn (kim) bị rơi vào ngày kỵ. Như vậy, chúng ta có thể mạnh dạn suy luận rằng “sinh nhập ăn sinh xuất”, điều này cũng thuận với ngũ hành luận. Phải nêu rõ như vậy bởi có tồn tại quan điểm trái ngược “sinh xuất ăn sinh nhập”, ví như ta sinh địch = ta thắng, địch thua, địch sinh ta = địch thắng, ta thua.
Tứ thời sinh khắc
*Tứ thời sinh khắc là quan hệ vượng-suy của các hành theo mùa.
*Xuân, hạ, thu, đông: bốn mùa tuần hoàn, hoán chuyển. Cuối mỗi mùa đều có một giai đoạn nhập thổ (tứ quý). Hành đại diện của các mùa: xuân-mộc, hạ-hỏa, thu-kim, đông-thủy, tứ quý-thổ.
*Quan hệ của màu gà theo mùa. Chẳng hạn, gà xám cực thịnh (vượng) vào mùa đông, mạnh (tướng) và mùa đông, ổn định (hưu) vào mùa hạ, sa sút (tù) vào tứ quý và bại (tử) vào mua thu.
*Quan hệ của mùa theo màu gà. Chẳng hạn, vào mùa đông, gà ô cực thịnh (vượng), gà xám mạnh (tướng), gà nhạn ổn định (hưu), gà ó vàng sa sút (tù) và gà điều bại (tử).