Sưu tầm hình ảnh tài liệu thú y

Sưu tầm hình ảnh tài liệu thú y trao đổi kiến thức

28/08/2021

. Tôi bắt đầu vụ phối hợp kháng sinh nha! Vì tôi không biết làm trên máy vi tính, mà lại không có cóp trên mạng về để cho các bạn tham khảo nên tôi sẽ bấm điện thoại! Vì chưa có tiền mua smart phone nên xài điện thoại cùi bắp, viết hơi lâu! Xin thưa với tất cả là các loại kháng sinh tôi liệt kê dưới đây chưa đầy đủ, nếu cần thêm thông tin, mọi người có thể tra Google.

Các nhóm kháng sinh hay sử dụng nhất trong chăn nuôi:

1. Nhóm Betalactam: Penicilline, Ampicilline, Amoxicilline

2. Nhóm Aminosid: Streptomycine, Kanamycine, Amikacine, Gentamycine, Spectinomycine, Neomycine, Tobramycine

3. Nhóm Macrolides: Tylosine, Azithromycine, Tilmicosine, Tyvalosine, Tulathromycine

4. Nhóm Sulfamid: Sulfamethoxazole, Sulfadiazin, Sulfadoxine, Sulfaguanidine, Sulfacetamid, Sulfaquinoxaline, Sulfadimidine, Sulfamonomethoxine, Sulfadimethoxine

5. Nhóm Quinolone: Enrofloxacine, Norfloxacine, Marbofloxacine, Cifrofloxacine, Moxifloxacine

6. Nhóm Polypeptid: Colistin, Polymycine, Bacitracine

7. Nhóm Cephalosporin: Ceftiofur, Cefalexin, Cefotaxime

8. Nhóm Phenicol: Thiamphenicol, Florphenicol

9. Nhóm Tetracycline: Tetracycline, Oxytetracycline, Doxycycline

10. Nhóm Lincosamid: Lincomycine, Clindamycine

11. Nhóm Pleuromutilin: Tiamulin

Thường để nâng cao hiệu quả điều trị, người ta hay sử dụng phối hợp các kháng sinh để mở rộng phổ kháng khuẩn, tăng khả năng diệt khuẩn. Nguyên tắc mà các bạn vẫn hay biết: "Kìm + Kìm", "Diệt + Diệt" chỉ là một nguyên tắc cơ bản. Khi nâng lên một tầm khác, các bạn sẽ thấy nguyên tắc đó biến hóa hơn nhiều, muôn hình vạn trạng. Nhưng làm gì thì làm, chúng ta đều phải tuân thủ theo khoa học chứ không phải làm càn làm bậy. Khi cần thiết phải phối hợp kháng sinh, các bạn nên lưu ý đến tình hình sức khỏe, gan thận của thú! Khi phối hợp kháng sinh, các bạn phải giữ nguyên liều lượng của mỗi loại!

Thường chúng ta sẽ phối hợp các nhóm như sau. Trường hợp nào tôi không đề cập đến, một là sai nguyên tắc, hai là có lý do dài dòng! Các bạn muốn biết có thể gọi vào hotline 0916999016 hoặc 0971714980 để được tư vấn cụ thể hơn!

* Betalactam, Cephalosporin + Aminosid
* Betalactam, Cephalosporin + Quinolone
* Betalactam, Cephalosporin + Sulfamid
* Betalactam, Cephalosporin + Polypeptid
* Betalactam, Cephalosporin + (Sulfamid + Trimethoprime)

* Aminosid + Macrolides
* Aminosid + Quinolone
* Aminosid + Sulfamid
* Aminosid + Tetracycline
* Aminosid + Lincosamid
* Aminosid + Polypeptid

* Tetracycline + Aminosid
* Tetracycline + Sulfamid
* Tetracycline + Phenicol
* Tetracycline + Polypeptid
* Tetracycline + Lincosamid
* Tetracycline + Pleuromutilin

* Lincosamid + Polypeptid
* Lincosamid + Sulfamid

* Polypeptid + Quinolone
* Polypeptid + Phenicol
* Polypeptid + Macrolides
* Polypeptid + Pleuromutilin

* Sulfamid + Macrolides
* Sulfamid + Trimethoprime (một kháng sinh kìm khuẩn đặc biệt)

Bài viết không tránh khỏi thiếu sót, mong mọi người xem và góp ý, đừng ném đá tội nghiệp!
(Nguồn: Nguyễn Việt Nam)

29/05/2021

Rảnh quá viết bài theo cá nhân mình, chỉ dành cho mấy bạn đi lên từ số 0 thôi:

Theo mình thấy sao 2 năm đại dịch covid thì ngành thú y sẽ chuyển sang chiều hướng khác.
Khi mà chăn nuôi nhỏ lẻ đang mất dần chổ đứng thì chăn nuôi công nghiệp dần chiếm thế thượng phong, cho nên mình thấy nghề sales sau này sẽ không dễ sống như xưa, thay vào đó thì đi làm trang trại mình thấy sẽ ổn định hơn kinh tế hơn cho các bạn.

Tuy nhiên ở đây hướng đi trại là không phải tốt nhất vì nó không phải là xu hướng của tương lai, nhưng chắc chắn nó sẽ ổn định trong vài chục năm nữa, mà đi trại thì các bạn làm vì mục tiêu kiếm tiền thôi nha, đừng làm nó vì đam mê, vì các bạn không thể theo nó suốt đời được, bởi còn gia đình nữa.

Ở đây theo mình thì thú cưng sẽ là ngành tương lai trong nhiều năm tới, nhưng mà bây giờ thì nó thật sự không phù hợp với những bạn đi lên từ con số 0.
Cho nên mình thấy đi làm trại trước có cái vốn rồi sẽ chuyển sang hướng mới ổn định nè.

Cảm ơn đã đọc.

bệnh đầu đen trên gà
10/03/2021

bệnh đầu đen trên gà

Bệnh tích cúm H*N*
05/11/2020

Bệnh tích cúm H*N*

Bệnh tích gumboro và cầu trùng manh tràng
06/09/2020

Bệnh tích gumboro và cầu trùng manh tràng

Cầu trùng ruột non ghép kí sinh trùng máu gà
06/09/2020

Cầu trùng ruột non ghép kí sinh trùng máu gà

Viêm gan vịt Picornavirus ARN
13/08/2020

Viêm gan vịt Picornavirus ARN

29/07/2020
29/07/2020

💊 PHÂN BIỆT CORTICOID VÀ NSAID💊

Giống nhau : Cả 2 đều là kháng viêm.
Khác nhau : Một nhóm là kháng viêm nhân steroid ( Corticoid ), một nhóm là non-steroid ( NSAID ).
Khác nhau về cơ chế tác dụng - chỉ định điều trị- ADR.. v.v

Phân tích từng cái xem khác nhau như thế nào ?
( Mình không nói sâu về cơ chế, sẽ có bài phân tích sâu hơn ở lần sau )

☑ NSAID là giảm đau, kháng viêm, hạ sốt.

Nhóm này chia làm 2 nhóm nhỏ là
+ Không chọn lọc ức chế cả cox 1 và cox 2 : Nghĩa là nếu hoạt chất trong nhóm này sẽ gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa , mạch máu, thận.
Hoạt chất gồm : Aspinrin, Ibuprofen, Diclofenac, Indomethacin, Piroxicam , Ketoprofen..

+ Ức chế chuyên biệt cox 2: Các hoạt chất nằm trong nhóm này sẽ giảm tác dụng phụ lên đường tiêu hóa, tuy nhiên lại có ADR trên tim mạch.
Hoạt chất: Celecoxib, Meloxicam, Nimesulide, Etoricoxib.

=> Thông thường khi chỉ định điều trị cần tìm hiểu rõ tiền sử bệnh của người bệnh để có hướng dùng thuốc phù hợp. Các đối tượng bệnh hen, tim mạch, dạ dày, suy thận cần đi khám bác sĩ để được chỉ định hợp lý.
Các thuốc này chủ yếu dùng nhiều trong những case cơ xương khớp, ít khi thấy xuất hiện trong các toa hô hấp hay mô mềm.

CORTICOID: thuốc này có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, ức chế miễn dịch ( liều cao).

Một số hoạt chất trong nhóm: Prednisolon, prednison, methylprednisolon, hydrocortison, dexamethason, betamethason, Triamcinolon.
Một số dạng xịt mũi , họng : Budesonid , Fluticason.

Về tác dụng trong điều trị :
Corticoid tham gia vào điều trị các trường hợp viêm, các trường hợp dị ứng, hen phế quản, các bệnh nhiễm trùng về da và mắt.
Ghi chú : Đây là loại có hiệu lực kháng viêm mạnh tuy nhiên lại nhiều tác dụng phụ . Là loại chỉ dùng ngắn ngày điều trị bệnh, không dùng dài hạn. Nếu có dùng dài hạn khi ngưng thuốc phải giảm liều và ngưng từ từ, theo dõi.
Hầu hết trường hợp điều trị bằng corticoid dài ngày cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ hay gặp : Loét dạ dày, hội chứng cushing, suy thận..

️⁉ Vậy thì khi nên thì nên dùng nsaid khi nào thì nên dùng corticoid️⁉

☑ Dùng NSAID khi : ( Đa phần dùng trong cơ xương khớp )
Sử dụng thuốc kháng viêm nsaid khi bệnh nhân bị viêm khớp có dấu hiệu đau dạ dày, cần cân nhắc sử dụng các thuốc ức chế cox 2. Tuy nhiên cần kèm thêm các PPI để đảm bảo rằng không ảnh hưởng nhiều đến dạ dày.

( Lưu ý rằng dường như NSAID chỉ sử dụng trong các trường hợp cơ xương khớp. Ít khi dùng trong da mô mềm hoặc hô hấp )

☑ Dùng CORTICOID khi
Bệnh nhân dị ứng với nhóm nsaid, bệnh nhân có tiền sử hen phế quản ( NSAID chống chỉ định cho trường hợp này )
Các trường hợp viêm về hô hấp, da mắt, các trường hợp dị ứng. Corticoid đường khí dung còn dùng để kiểm soát các cơn hen phế quản.

Một số biệt dược thông dụng tại nhà thuốc

☑ Nhóm NSAID:

Diclofenac: Voltaren, Cataflam.
Celecoxib: Celebrex, Sagacoxib, Cenoxib.
Meloxicam: Mobic, Melosafe
Piroxicam: Brexin , APOpiroxicam
Etoricoxib: Arcoxia, Etotab.
Ibuprofen
Indomethacin
Nimesulide
Tenoxicam
Lornoxicam : vocfor

☑ CORTICOID

Prednisolon : Solupred, Sunapred.
Methylprednisolon : Medrol, Menison
Betamethason
Dexamethason
Triamcinolon
Hydrocortison

Và các dạng thuốc bôi, thuốc xịt mũi-họng.

Sưu tầm

11/07/2020

👉NHỮNG NHÓM THUỐC THÔNG DỤNG MÀ NHÀ THUỐC, DƯỢC SĨ CẦN BIẾT 🤩🤩
1.Giảm đau hạ sốt : paracetamol 500-650mg, Paracetamol 250 mg, 325 mg,...
2. Kháng viêm :
+Nsaid : Aspirin, diclofenac, piroxicam, Ibuprofen, meloxicam, Celecoxid, Etorricoxid
+Corticoid : Prednisolon, methylprednisolon, Dexamethasone, betamethasone
+Alphachymotripsin : alpha choay( chống sưng nề)
3. Kháng histamin 1 : Clopheniramin, Citirizin, Loratadine, fexofenadine
4. Nhóm giảm co thắt: Alverin, No-spa, Spamavarin, Buscopan, drotaverine
5. Kháng virus : Aciclovir 200mg-400mg-800mg
6. Thuốc Ho và Long đờm : Acetylcyctein, Bromhexin, Ambroxol, Terpin Codein, Dextromethorphan...
7.Nhóm dạ dày : Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol,
8. Nhóm kháng h2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine
9. Nhóm antacid: Photphalugel, Antacil, Yumagel, Gaviscon, Maalox
10. Nhóm tiêu hóa :
Men vi sinh : enterogemina, Probio, Lactomin
Men tiêu hóa : Air-X , Neopeptine, PepZiz
Motilium-M
11. Nhóm trị tiêu chảy : Hidrasec, Smecta, loperamid
12. Kháng sinh :
+Betalactam : Amoxcillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Cefixim, Cepodoxim, cefdinir.
+Macrolid : Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Spiramycin, Roxithromycin
+Tetracyclin : Tetracyclin, Doxycyclin
+Quinolon : Ciprofloxacin, Levofloxacin
+Cloramphenicol
+Nhóm kháng sinh kỵ khí : Metrodinazol, Tinidazol
+dạng phối hợp: rodogyl,..
13. Nhóm trị rong kinh: Orgamantril, Primolut-N
14. Nhóm huyết áp tim mạch :Amlodpin, Nifedipin, Captoril, Losarstan, Nitromin, Concor, Conversyl, Bisoprolol, Vastarel MR
15. Nhóm điều trị mỡ máu: Rosuvastatin, Atorvastatin
16. Nhóm tiểu đường:
Metformin : Gluco phage
Sulfonylurea : Diamicron
17. Nhóm hormon : Tránh thai: Marvelon, Mercilon, Rigevidon, Regulon, Newchoi, Dian 35, Newlevo ( ngừa cho con bú )
18. Nhóm kháng nấm : Griseofulvin, Nystatin, Itraconazol, Fluconazol
19. Nhóm vitamin – khoáng chất : B1, B6, 3B : noubiron
C : 100mg, 500mg
Rotun-C, PP 500mg
Zn : Fanzincol
Fe : Obimin, Ferrovit
Canxi : Sandoz, Calcium Corbiere
E : Ecap Nhật bản 400 , Enat 400,
20. Nhóm trị cảm đau nhức thông thường: Decolgen, Tiffy, Alaxan
21. Nhóm tri táo bón : Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol
22. Nhóm trị tuần hoàn máu não , chóng mặt: Betaserc, Cinarizin, Flunarizin, Tanakan, Piracitam, Ginkobiola, Meken, Hoạt huyết dưỡng não
23. Nhóm thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka
24. Nhóm trị sỏi thận: Rowatinex, Kim tiền thảo, bài thạch,..
25. Nhóm trị suy giản tĩnh mạch, trĩ : Daflon.
26. Nhóm trị giun : Fugacar, Benda, Zentel
27. Nhóm thuốc bổ tổng hợp: Pharmaton, Hometamin
28. Nhóm thuốc nhỏ mắt: Nacl 0,9%, Osla, Vrhoto, Refresh , nước mắt nhân tạo, Tobradex - tobrex, Neodex, Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, Tetracyclin tra mắt,
29. Nhóm thuốc bôi lỡ miệng: Mouthpast, Darktarin
30.Các typ bôi ngoài da: Dipolag-G, Silkron, Gentrison, Dibetalic, Tomax, Kedermfa, Aciclovir, Kentax, Dermovate, Flucinar, Hitten, Erythromycin & nghệ
31. Nhóm xịt ;Ventoline, seritide
32. Nhóm thuốc đặt: Neotergynan, Canesten, Polygynax
33. Nhóm vật tư y tế : Bông – băng – gạt, Oxy-gia, Cồn 70-90, , Povidine, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai,
34 Nhóm dầu : Dầu nóng trường sơn, Dầu nóng mặt trời, Dầu khuynh diệp, Dầu gió trường sơn, Cao xoa bạch hổ, Cao xoa cup vàng, , Dầu nóng mặt trời, Dầu ông già, Dầu singapor, Dầu phật Linh
35. Nhóm dán – bôi giảm đau: Salonpas, Dán con cọp, Ecosip, Voltaren
36. Các loại siro trị ho: Astex, Propan, Ho Bảo Thanh, Pectol, Bổ phế Nam Hà, Bisolvon, Atussin
37. Nhóm nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Lactacyd, Phytogyno, Gynofar
38. Nhóm thực phẩm chức năng: Bio-acimin, Tràng Phục linh, Bảo Xuân, Giải Độc gan tuệ Linh, Viên Vai gáy, Rocket, Thiên môn bổ phổi, Xuân nữ bổ huyết cao, Sâm alipas, angela, Otiv, Jex,
39. Nhóm trị sẹo: Dermatix,
40. Nhóm điều trị tiền liệt tuyến: xatral.
Có ai có thuốc gì dễ bán thì comment ở đây, để anh chị em cùng tham khảo nhé. ( Sưu tầm)

11/06/2020

Mình tạo ra nhóm này với mục đích trao đổi kiến thức liên quan đến thú y nên bạn nào có nhã hứng thì vào .

07/06/2020

Tối hôm qua đã có một nhóm nhỏ tham gia trao đổi về Bromhexim rất nhiệt tình. Em xin chia sẻ lại về cách sử dụng nó sao cho hiệu quả và hợp lý nhất.
Brom được sử dụng làm 2 mục đích chính là: - - Làm lỏng các dịch nhầy trên đường hô hấp và giúp đẩy chúng ra ngoài tốt hơn.
- Nó như một chất bổ trợ giúp cho một số kháng sinh phân bố nhiều hơn đến các mô phổi như Amox, Ery, Doxy và Cef.
Nó là thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và chuyển hóa ở gan. Dùng qua đường tiêu hóa có tác dụng chậm có thể mất 1 đến 2 ngày mới có tác dụng lâm sàng. Đường tiêm thì chỉ mất 15 phút.
Vậy nên dùng brom khi nào?
- Dùng để điều trị các bệnh hô hấp khi có nhiều dịch nhầy đặc, quánh làm con vật khó thở và là môi trường để vi khuẩn nhân lên. Cái này dùng với các kháng sinh có hiệu quả trên đường hô hấp. Không trộn với các thuốc có tính Bazo vì sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Nến tiêm 1 đến 2 ngày đầu tiên nếu dịch đặc quánh cao.
- Dùng để làm một chất dẫn cho kháng sinh đạt nồng độ cao tại mô phổi và phế quản. Là khi con vật bị các bệnh về viêm phổi, viêm phế quản có thể có dịch nhầy hoặc không có dịch nhầy. Thì nên dùng các kháng sinh như Amox, Ery, Doxy, Cef cùng với brom để điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao nhất của thuốc.
Lưu ý khi dùng Brom: nên bổ sung các thuốc hỗ trợ chức năng gan sau khi sử dụng.
Cre: Bình Đức Nguyễn

Ôn lại tí sinh lý động vật
07/06/2020

Ôn lại tí sinh lý động vật

Nấm phổi + mycoplasma+ ecoli+ sán+ clostridium+ nghi vấn Newcastle.
12/05/2020

Nấm phổi + mycoplasma+ ecoli+ sán+ clostridium+ nghi vấn Newcastle.

09/05/2020

CÁC DẤU HIỆU THIẾU VITAMIN TRÊN GIA SÚC-GIA CẦM

Vitamin A: Chảy nước mắt, khô kết mạc, giảm thị lực, giác mạc mờ, hoá sừng, dễ viêm nhiễm, mỏ gà mềm, xương kém phát triển.
Khi điều trị thiếu vitamin A, liều dùng thường gấp 10 lần liều bình thường.

Vitamin D: Còi xương, xốp xương, bại liệt (heo nái, bò cái), co giật, kém sữa, sốt sữa, vỏ trứng mỏng, dễ vỡ, giảm tỉ lệ ấp nở .
Thường dùng liều tiêm phối hợp với Ca.

Vitamin E: Thiếu vitamin E ảnh hưởng đến sinh sản, cơ, thần kinh, gà vẹo chân, xuất huyết.

Vitamin K: Thiếu vitamin K thường xảy ra trong trường hợp hệ vi khuẩn đường ruột bị hư hỏng do uống kháng sinh hoặc gà mắc cầu trùng thường bị tổn thương niêm mạc ruột làm giảm hấp thu vitamin K. Đặc biệt ở con non, các yếu tố đông máu chỉ bằng 40% con trưởng thành nên ảnh hưởng của thiếu vitamin K trầm trọng hơn.

Vitamin B1: Tê phù, có giật, bại liệt, chán ăn, tiêu chảy .

Vitamin B2: Ở heo nái thiếu vitamin B2 có thể gây sẩy thai, đẻ non, chết thai. Ở gà có thể thấy triệu chứng liệt vẹo hai chân, giảm sản lượng trứng.

Vitamin B3(niacin, pp): thiếu B3 thường ảnh hưởng da(viêm da), hệ tiêu hoá (tiêu chảy)
Ở heo: chán ăn, chậm tăng trưởng, thiếu máu, viêm dạ dày, ói mửa, tiêu chảy, viêm da.
Ở gà: lưỡi đen, tiêu chảy, sưng chân, khớp.

Vitamin B5: chán ăn, chậm tăng trưởng, viêm da, lông khô xù, rối loạn vận động (bẹp chân sau), giảm tăng trưởng, giảm sản lượng trứng.
Vitamin B6: Thiếu B6 liên quan đến thần kinh, máu và da. Chán ăn, chậm tăng trưởng, tiêu chảy, run, có giật.

Biotin (Vitamin H, vitamin B8): Thiếu vitamin H liên quan đến lông, đã và cơ. Chán ăn, rụng lông, niêm mạc miệng dễ tổn thương, viêm da, xuất huyết.

Acid folic ( folacin, vitamin B9): Thiếu máu, viêm môi, lưỡi, tiêu chảy, giảm bạch cầu, dễ nhiễm trùng, giảm thành tích sinh sản.

Vitamin B12: Thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, chán ăn, tiêu chảy, viêm da, chậm lớn.

Vitamin C: Thiếu máu, dễ nhiễm trùng (tiêu chảy, viêm phổi).
Cre: Phạm Hồng Công

27/04/2020

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH GHÉP VIRUS TRÊN VỊT GRIMAUD
Nhằm tạ ơn Phật Trời phù hộ cho tôi có được những thành công nhiệm màu trong điều trị bệnh trên vịt. Vì thiết nghĩ nếu giữ nó cho riêng mình thì sợ ở đâu đó cơ người cần giúp mà ko biết cách, dẫn đến thiệt hại.
Có thể đối với một ai đó nó chỉ là một phác đồ điều trị. Nhưng với người thật sự cần, điều đó có nghĩa là hàng ngàn mạng sống, là ước mơ đổi đời của một gia đình nào đó, là chiếc xe, là tiền đóng học phí cho một giấc mơ nào đó, là hạnh phúc, là ấm no, là tiền trả nợ, tiền viện phí,.. 1000 vịt ở giai đoạn gần xuất chuồng giá trị đâu đó cũng khoảng trên 100 triệu tiền vốn - một số tiền không phải là nhỏ. Mà nếu do bệnh nặng chúng chết đi, gia chủ sẽ thiệt hại rất nặng nề về kinh tế.
Và chính vì vậy tôi cảm thấy giữ riêng phác đồ này cho mình là một cái tội lớn với Phật Trời, vì vậy tôi sẽ cho đi.

Như bà con chăn nuôi vịt đã thấy, trong khoảng 1 năm trở lại đây tình hình dịch bệnh trên vịt Grimaud diễn ra rất phức tạp. Bệnh ghép rất nhiều. Đặc biệt những bệnh do virus ghép với vi khuẩn thường tỉ lệ hao hụt có thể lên đến 100%.
Đa số trường hợp tôi thấy vịt sưng đầu, bao tim tích nước, hạch ruột sưng. Đó là biểu hiện đầu tiên của bệnh dịch tả ghép tembusu ( bệnh hội chứng giảm đẻ ). Còn nếu dịch tả ghép rụt mỏ thì sưng đầu + tim góc tù. Nếu ko sưng đầu thấy bại chết lai rai mổ khám thấy bao tim tích nước, một vài con tim sọc dưa ta nghĩ ngay đến tembusu đơn thuần. Mỗi loại sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Song do việc chẩn đoán cần người có kinh nghiệm trực tiếp so sánh phân tích thì mới ra được vấn đề. Nên tôi tóm tắt lại trong một phác đồ chung, ngoại trừ cúm gia cầm tôi không trị.

Phác đồ gồm nhiều bước như sau:
Cách ly vịt có dấu hiệu bệnh, cầm chân vịt cảm thấy nóng sốt thì ngâm vịt vào một xô nước đầy, chỉ để phần đầu vịt phía trên mặt nước, ngâm khoảng 30s cho ướt lông rồi thả ra. Đa số vịt sẽ khoẻ ngay lập tức. Một số chết tại chổ do viêm phổi nặng, không phải do thao tác.
Pha ngay: Para C 1g/3kg P, Vit K 1g/5kg P
6 tiếng sau pha: Garvit pro (tỏi gừng hàm lượng cao hãng Animaid) 1cc/5kg P + Phosretic (giải độc gan thận hãng Viphavet) 1g/5kg P.
6 tiếng kế tiếp: Pha: Para C 1g/3kg P, Vit K 1g/5kg P
6 tiếng kế tiếp: Pha: Viusid 1cc/5kg P (kháng virus hãng Catalysis)
6 tiếng kế tiếp: Pha: Para C 1g/5kg P + Men Probio hàm lượng cao của hãng Animaid (1 viên/25kg P)

Sau mỗi lần pha thuốc chúng ta gạn lọc số vịt bệnh. Sau khi sơ cứu xong. Chúng ta tiêm Analgin liều 1cc/5kg P + ADE.Bcomplex C 1cc/5kg P + Sorbitol 1cc/5kg P. Ngày tiêm 2 lần sáng chiều, và cho uống thuốc cùng cử với số vịt khoẻ.

Nếu làm đúng như vậy. Phác đồ điều trị 3 ngày cho vịt có hiện tượng Dịch tả ghép tembusu, rụt mỏ, tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử, bại huyết, thương hàn, e.coli, tỉ lệ thành công trên 90%. Thực nghiệm cứu sống trên 98% vịt.

Thân ái và kính chúc bà con áp dụng thành công.
Cre: Bsty giấu tên

Address

Đường 3/2
Trang Bom

Telephone

+84977930507

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sưu tầm hình ảnh tài liệu thú y posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Sưu tầm hình ảnh tài liệu thú y:

Share



You may also like