Nông Trại Xanh AQuaponics

Nông Trại Xanh AQuaponics Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Nông Trại Xanh AQuaponics, Urban Farm, Tỉnh lộ 909, Xã Hậu Lộc, Huyện Tam Bình, Vinh Long.

Aquaponics cơ bản là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và trồng cây thủy canh trong cùng một hệ thống sản xuất nông nghiệp - chúng ta thu được hai sản phẩm rau sạch và cá tươi.

11/02/2022
Chủ nhật thưởng thức thành quảRau xanh cá sạch 👍👍👍
16/02/2020

Chủ nhật thưởng thức thành quả
Rau xanh cá sạch 👍👍👍

Lên ít rau xà lách xoăng nhật xem thế nào
11/02/2020

Lên ít rau xà lách xoăng nhật xem thế nào

Thành quả  😜😜😜Ps: 1 cây à
02/02/2020

Thành quả 😜😜😜
Ps: 1 cây à

Haha đúng tuổi phát, mỗi ngày mỗi khác
28/01/2020

Haha đúng tuổi phát, mỗi ngày mỗi khác

Ngắm thôi, ăn tiếc quá29.12.2019 và 25.01.2020, 27 ngày từ khi rau lên hệBước đầu thử nghiệm thấy cũng ổn CHÚC MỌI NGƯỜI...
25/01/2020

Ngắm thôi, ăn tiếc quá
29.12.2019 và 25.01.2020, 27 ngày từ khi rau lên hệ
Bước đầu thử nghiệm thấy cũng ổn
CHÚC MỌI NGƯỜI NĂM MỚI AN LÀNH - PHÁT TÀI - PHÁT LỘC - HẠNH PHÚC SUỐT NĂM.

25 ÂL và 29 ÂL có khác gì không m.nRau cải bẹ dún thử nghiệm trên hệ AQuaponics home made
23/01/2020

25 ÂL và 29 ÂL có khác gì không m.n
Rau cải bẹ dún thử nghiệm trên hệ AQuaponics home made

Sau mỗi 7 ngày
20/01/2020

Sau mỗi 7 ngày

Còn xanhKết quả của mấy tháng mài mô  ,
20/01/2020

Còn xanh
Kết quả của mấy tháng mài mô ,

7 ngày cho mầm nonQua tết mới kịp ăn 👏👏👏
12/01/2020

7 ngày cho mầm non
Qua tết mới kịp ăn 👏👏👏

11/01/2020

Oxy - một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với hệ vi sinh, cây rau và con cá.
Nguồn:

Không ổn, không ổn 🤨🤨🤨
11/01/2020

Không ổn, không ổn 🤨🤨🤨

Cập nhật cho thấy sự khác biệt 😆😆😆
09/01/2020

Cập nhật cho thấy sự khác biệt
😆😆😆

09/01/2020
05/01/2020

Cá 2 tháng, cũng được gần 300gr
Tết nay chắc có mồi 👏👏👏

Cải bẹ dún 15 ngày trên hệ Aquaponics nhà Cào cào tỉa hơi nhiều 😂😂😂
05/01/2020

Cải bẹ dún 15 ngày trên hệ Aquaponics nhà
Cào cào tỉa hơi nhiều 😂😂😂

Mỗi tuần về mỗi khác 👏👏👏
05/01/2020

Mỗi tuần về mỗi khác 👏👏👏

04/01/2020

Mô hình trại nhà người ta
Nguồn:

02/01/2020
Nắng sớm, lên ít rau thử nghiệm Chắc kịp tết 👍👍👍
29/12/2019

Nắng sớm, lên ít rau thử nghiệm
Chắc kịp tết 👍👍👍

Kết quả sau 1 tuần trên hệ Aqua👏👏👏
29/12/2019

Kết quả sau 1 tuần trên hệ Aqua
👏👏👏

27/12/2019

,

Rau chưa có, mà có cây bông dằn chân trước 😂😂😂
22/12/2019

Rau chưa có, mà có cây bông dằn chân trước 😂😂😂

16/12/2019

Cá đã hơn 150gr mà chưa có thời gian lên rau nữa 😆😆😆

AQUAPONICS       MÔ HÌNH NUÔI CÁ & TRỒNG RAU aquaculture (thủy sản) và hydroponics (thủy canh)🌱Trong số các mô hình trồn...
12/12/2019

AQUAPONICS

MÔ HÌNH NUÔI CÁ & TRỒNG RAU
aquaculture (thủy sản) và hydroponics (thủy canh)

🌱Trong số các mô hình trồng rau thủy canh tại nhà thì đây là mô hình khá hay kết hợp tự động giữa trồng rau và nuôi cá, một hệ tuần hoàn khép kín.

🌍🚿💧 Mô hình này được thực hiện theo phương pháp 3 không: không dùng đất, không phân bón, không cần chăm.

🛁Mô hình Aquaponics sử dụng nước tuần hoàn từ bể cá để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Từ nước thải của hồ cá NH3 (Amoniac) bơm lên khay chứa hạt đất nung sẽ chuyển hóa chất thải thành dạng Nitrite / Nitrate là một loại dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng được cây trồng lọc sạch và cung cấp lại cho cá.

♻Như vậy, thay vì việc phải bổ sung phân bón và các hóa chất để trồng cây thì ở đây, chúng ta sẽ sử dụng ngay các chất thải từ cá nhờ sự chuyển hóa từ các loài vi sinh vật trở thành chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng cây trồng. Bên cạnh đó, thay vì xả nước ra môi trường.

➿Aquaponics sử dụng chính cây trồng để làm sạch nước và trả cho bể cá. Bạn sẽ không phải cung cấp nước thường xuyên cho rau và cá mà chỉ cần bổ sung khi nước bị mất do bay hơi.

✔Phương pháp này là một trong số các mô hình trồng rau thủy canh tại nhà giúp chúng ta không cần tốn công chăm sóc, không cần sử dụng phân bón, không cần tưới nước cho cây, không cần thay nước cho cá, không tốn nhiều chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Mô hình trồng rau thủy canh tại nhà Aquaponics gồm các thành phần.

👉Một hoặc nhiều bể nuôi cá.Hệ thống thủy canh để trồng câyHệ thống bơm để lưu thông lượng nước bơm khí giúp cung cấp oxy cho cá bộ lọc cơ học vi sinh vật để phân giải chất thải của cá bộ định thời gian hẹn giờ cho máy bơm.

👉Hệ được duy trì dựa vào các yếu tố: cá, vi sinh vật, cây, nước và không khí. Kèm theo đó là 3 điều kiện hỗ trợ: ánh sáng, thức ăn cho cá và năng lượng điện. Việc áp dụng mô hình này giúp bạn có được rau, cá sạch cho bữa cơm của gia đình.

♻Mô hình aquaponics là sự kết hợp tuần hoàn nuôi cá và trồng cây thủy canh cùng lúc nhờ sự vận chuyển nước liên tục từ hồ thủy sản đến khu vực trồng cây.

🐳🌱Mối quan hệ giữa cá, cây, cây, cá và sinh vật có lợi Vi khuẩn ni-trat hóa và giun đỏ là thành phần thứ ba không thể thiếu trong mô hình aquaponics.

♻Chúng có nhiệm vụ chuyển hóa amoniac từ phân cá thành ni-trit rồi sau đó là ni-trat, một loại dinh dưỡng cần thiết mà cây có thể hấp thụ. Sự kết hợp hai hệ thống này vừa mang lại lợi ích chung vừa hạn chế những khiếm khuyết mà mỗi mô hình riêng lẻ gặp phải.


Cả ngày ấy, mệt lắm mà vuiMô hình thử nghiệm thôi
08/12/2019

Cả ngày ấy, mệt lắm mà vui
Mô hình thử nghiệm thôi

08/12/2019

Cá 1 tháng rồi, chắc ổn 🤗🤗🤗

Hệ Aquaponics quan trọng nhất là Vi sinh.Vi sinh hoạt dộng tốt thì hệ rau ban sẽ rât sum xuê và ngược lại. Vi khuẩn có v...
07/12/2019

Hệ Aquaponics quan trọng nhất là Vi sinh.
Vi sinh hoạt dộng tốt thì hệ rau ban sẽ rât sum xuê và ngược lại.

Vi khuẩn có vai trò then chốt trong hệ thống aquaponics, là cầu nối giữa chất thải của cá và phân bón cho cây.
Vậy làm sao để vi sinh vật phát triển sinh sôi trong hêm Aquaponics mới lắp
Thông thường phải cần it nhất 6 tháng để hệ Aquaponics mới có thể hoat động tốt va đi vao ổn định
Vậy làm sao và điều điện nào để vi sinh vật hoạt động tốt
Bài viết sẽ đánh giá chi tiết về các nhóm vi khuẩn quan trọng bao gồm vi khuẩn dị dưỡng trong quá trình khoáng hóa chất thải rắn, vi khuẩn có hại – khử nitrat, khử sulfat, các mầm bệnh, và cuối cùng sẽ thảo luận về sự phát triển của vi khuẩn trong hệ aquaponic mới. Vi khuẩn nitrat hóa và bộ lọc vi sinh
Có 2 nhóm vi khuẩn quan trọng nhất của quá trình nitrat hóa là Nitrosomonas – là nhóm ôxy hóa amoniac thành nitrit (AOB), và Nitrobacter - là nhóm ôxy hóa nitrit thành nitrat (NOB). Quá trình diễn ra như sau:
Vi khuẩn AOB chuyển amoniac (NH₃) thành nitrit (NO₂-)
Sau đó vi khuẩn NOB chuyển đổi nitrit (NO₂-) thành nitrat (NO₃-)

Để quá trình nitrat hóa diễn ra hiệu quả, cần xây dựng một tập đoàn vi khuẩn khỏe mạnh, điều này có thể mất nhiều ngày đôi khi hàng tuần sau khi đi vào hoạt động. Nhiều hệ thống đã thất bại khi vi khuẩn chưa phát triển đầy đủ đã bắt đầu nuôi quá nhiều cá.

Thông thường, các tập đoàn vi khuẩn có màu nâu nhạt hoặc màu tro, có độ nhớt và mùi đặc trưng, không quá hôi. Vi khuẩn đòi hỏi một vị trí rộng, chất lượng nước tốt, đầy đủ thức ăn và ôxy để phát triển.
Do vây bợn nhớt trong thùng vi sinh là vi sinh sống nếu nó vẫn bám trong lưới lọc nha! Cái nào chết sẽ lắng đáy và bạn xả ra mỗi tuần nên mọi người đừng kỹ quá nghĩ la bẩn dơ rửa súc hết hic

Diện tích bề mặt
Diện tích bề mặt của giá thể vi sinh (SSA) càng cao càng tốt cho vi khuẩn. Đơn vị thường dùng của SSA là m2/m3 – tổng diện tích bề mặt trên mét khối. Nói đơn giản là hạt nhỏ có nhiều lỗ thì tốt cho vi khuẩn. Ví dụ như hạt đất sét nung (250), hạt lọc kaldnes (>600)

pH nước
Vi khuẩn nitrat hóa phát triển tốt ở mức pH từ 6 – 8.5. Ở pH cao thì vi khuẩn phát triển tốt hơn, Nitrosomonas hoạt động tốt nhất trong khoảng pH 7.2 - .7.8, Nitrobacter pH từ 7.2 – 8.2. Tuy nhiên, để cân bằng cho cả vi khuẩn, cá, rau thì pH của hệ thống aquaponic chỉ từ 6 – 7.

Nhiệt độ nước
Vi khuẩn phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 17 – 34oC, phạm vi này khuyến khích tăng trưởng và năng suất.



Ôxy hòa tan (DO)
Vi khuẩn cần ôxy trong nước để phát triển lành mạnh và có năng suất. Mức tối ưu cho cả 3 nhóm sinh vật là 4-8 mg/lít. Nitrat hóa là phản ứng ôxy hóa, nếu nồng độ ôxy giảm dưới 2 mg/lít thì phản ứng dừng lại.

Tia cực tím (UV)
Vi khuẩn nitrat hóa khá nhạy cảm với tia UV, nhất là lúc hệ thống mới đi vào hoạt động. Tốt nhất nên để bộ lọc vi sinh tránh bị ánh sáng mặt trời dọi trực tiếp.

Theo dõi hoạt động của vi khuẩn
Nếu tất cả 5 thông số trên được đảm bảo, thì có thể đoán vi khuẩn đã có mặt và sinh sôi. Tuy nhiên, vi khuẩn là vi sinh vật, không thể thấy bằng mắt thường. Có một cách khác để theo dõi hoạt động của vi khuẩn là kiểm tra nồng độ amoniac, nitrit luôn phải nhỏ hơn 1mg/lít. Nếu nồng độ này cao hơn, có thể là do 5 thông số trên không được đảm bảo hoặc do bộ lọc vi sinh quá nhỏ.

Vi khuẩn dị dưỡng và khoáng hóa
Có một nhóm vi khuẩn khác cũng quan trọng là nhóm vi khuẩn dị dưỡng, lấy carbon hữu cơ để ăn. 60 – 70% lượng thức ăn bị cá thải ra, trong số đó 50 – 70% là amoniac, còn lại là một hỗn hợp hữu cơ chứa protein, carbohydrate, chất béo, vitamin và khoáng chất. Các vi khuẩn dị dưỡng chuyển hóa các chất thải rắn này trong một quá trình gọi là khoáng hóa, tạo ra các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật.
vi khuan di duong trong aquaponic

Các vi khuẩn dị dưỡng, cũng như một số loại nấm xuất hiện tự nhiên, giúp phân hủy phần rắn của chất thải cá, giải phóng các chất dinh dưỡng. Quá trình khoáng hoá là rất cần thiết vì cây không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng dưới dạng rắn. Chất thải phải được chia thành các phân tử đơn giản để rễ cây hấp thụ. Vi khuẩn dị dưỡng có thể ăn bất kỳ dạng chất hữu cơ nào, chẳng hạn như chất thải rắn, thức ăn thừa, thực vật chết, hoặc thậm chí là vi khuẩn chết.

Vi khuẩn dị dưỡng cũng yêu cầu lượng ôxy hòa tan cao như vi khuẩn nitrat hóa, nhưng khả năng phát triển rất nhanh, tập trung ở nơi chất thải rắn tích tụ, thường ở dưới đáy khay rau trong hệ thống Media bed, hoặc trong bộ lọc trong hệ thống NFT, DWC.

Quá trình khoáng hóa còn được hỗ trợ bởi giun đất, ấu trùng, và các loài giáp xác.

Các loại vi khuẩn không mong muốn
****** Vi khuẩn làm giảm sulfat
Loại vi khuẩn này được tìm thấy trong điều kiện thiếu ôxy, chúng lấy năng lượng từ phản ứng ôxy hóa khử, tạo ra Hydro sulfua H2S – là chất cực độc cho cá. Trong hệ thống aquaponic có mật độ thả cá cao, nếu không lọc đủ nhanh thì loại vi khuẩn này sẽ nhân lên và tạo ra các chất độc hại. Với mô hình aquaponic quy mô lớn thường có một bể tách khí H2S, với mô hình quy mô nhỏ thì không cần thiết nhưng nếu ngửi thấy mùi hôi như trứng thối thì cần tăng cường ôxy và ngăn ngừa tích tụ chất thải.

*****Vi khuẩn khử nitrat
Nhóm vi khuẩn này khá phổ biến trong mô hình DWC, cũng phát triển trong môi trường thiếu ôxy, chuyển nitrat thành khí nitơ. Trong hệ thống aquaponic, vi khuẩn này làm giảm lượng dinh dưỡng trong nước. Vì vậy, khi hệ thống cân bằng mà lượng nitrat vẫn quá thấp thì cần kiểm tra các kênh nước và tăng cường sục ôxy.

**** Vi khuẩn gây bệnh
Ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập bằng cách: đảm bảo vệ sinh lao động tốt, ngăn ngừa các loài động vật như gà, vịt, chuột, chó, mèo tiếp xúc với hệ thống, tránh sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, không cho cá ăn thức ăn còn sống. Điều đặc biệt quan trọng là không nên sử dụng nước mưa từ mái nhà có thể chứa phân chim, trừ khi nước đã qua xử lý.

****Chu kỳ hệ thống
Khi một hệ thống aquaponic mới đi vào sử dụng, hàm lượng amoniac và nitrit tương đối cao. Nguyên nhân do đây là thời gian hình thành các tập đoàn vi khuẩn, kéo dài khoảng 3-5 tuần. Trong thời gian này, đảm bảo tất cả các bộ phận của aquaponic tránh ánh sáng trực tiếp, nhất là bể cá và bộ lọc vi sinh.

Một khi được đưa vào hệ thống, amoniac thành nguồn thức ăn ban đầu cho nhóm vi khuẩn AOB. Sau 5-7 ngày, các tập đoàn AOB được hình thành và bắt đầu ôxy hóa amoniac thành nitrit. Bổ sung lượng amoniac liên tục nhưng cần thận trọng để không trở nên độc hại với AOB. Sau 5-7 ngày tiếp theo, nồng độ nitrit trong nước cũng bắt đầu tăng, do đó sẽ thu hút nhóm vi khuẩn ôxy hóa nitrit NOB. Khi dân số NOB tăng thì nồng độ nitrit lại giảm xuống và nồng độ nitrat bắt đầu tăng lên.

Chu kỳ kết thúc khi nồng độ nitrit bằng 0 mg/lít, amoniac nhỏ hơn 1mg/lít, và lượng nitrat tăng dần. Thông thường, thời gian để hoàn thành chu kỳ từ 25-40 ngày, nhưng nếu nhiệt độ quá lạnh thì có thể mất vài tháng. Nếu có một hệ thống aquaponic cũ đang hoạt động ở gần đó thì tốt nhất là chia sẻ một phần bộ lọc vi sinh để tiết kiệm thời gian.

Một số người dùng cá để cung cấp amoniac trong một hệ thống mới, tuy nhiên hàm lượng amoniac và nitrat cao làm cá dễ bị chết. Một số người cũng không đủ kiên nhẫn và thả cá trước khi chu kỳ kết thúc. Trường hợp này nhiều đến nỗi người ta gọi đó là “hội chứng bể mới” (new tank syndrome) và hậu quả là cá cũng bị chết.

Một số nguồn cung cấp amoniac cho aquaponic là thức ăn cho cá, chất thải động vật đã được khử trùng, phân bón amoniac. Trong đó tốt nhất là thức ăn cho cá vì đây là một sản phẩm an toàn, dễ kiểm soát lượng amoniac thêm vào. Còn các loại phân chuồng như phân gà, mặc dù là nguồn cung cấp amoniac rất tốt, nhưng tiềm ẩn các loại vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli và Salmonella spp.

Amoniac cần bổ sung chậm rãi và liên tục, theo dõi nồng độ amoniac, nitrit, nitrat 2-3 ngày/lần, nên ghi lại và vẽ ra đồ thị. Mục tiêu của amoniac là từ 1-2 mg/lít, nếu quá 3 mg/lít cần phải pha loãng nước, tránh làm vi khuẩn bị ức chế.

Thời gian thả cá và trồng rau.
Thả cá sau khi chu kỳ đã hoàn tất, thời gian trồng rau cũng như vậy nhưng có thể sớm hơn một chút. Sau khi thả cá, nồng độ amoniac có thể tăng lên. Vì vậy, cần tiếp tục theo dõi nồng độ của cả 3 loại nitơ và pha loãng nước nếu nồng độ amoniac và nitrit lớn hơn 1mg/lít.
Để vi sinh sớm phat triển khi mới lắp hệ nên cho vao bể cá bột vi sinh để kích thích vi sinh phát triển nhanh tốt hơn.

03/12/2019

Sáng cho bọn lính ăn 👏👏👏

Quá trình phát triển màng vi sinhSau 2 tuần -> 3 tuần -> hiện tại (4 tuần)🤨🤨🤨
03/12/2019

Quá trình phát triển màng vi sinh
Sau 2 tuần -> 3 tuần -> hiện tại (4 tuần)
🤨🤨🤨

Cập nhật vi sinh mô hình thí nghiệm🤔🤔🤔
01/12/2019

Cập nhật vi sinh mô hình thí nghiệm
🤔🤔🤔

Farm Aquaponics của nhà người ta. Video by sưu tầm 😆😆😆
30/11/2019

Farm Aquaponics của nhà người ta.
Video by sưu tầm 😆😆😆

27/11/2019

HỆ KOI AQUAPONICS
Video by "Đức Nông Thịnh cuộc sống quanh ta"

26/11/2019

HỆ NUÔI CÁ + TRỒNG RAU (AQUAPONICS)
Liệu có sản xuất với quy mô nông trại 🤔🤔🤔

Thử nghiệm mô hình - hệ được 2 tuần Không cấy vi sinh, sử dụng vi sinh trực tiếp từ hồ cá. => 1 tháng nữa, chắc mới lên ...
17/11/2019

Thử nghiệm mô hình - hệ được 2 tuần
Không cấy vi sinh, sử dụng vi sinh trực tiếp từ hồ cá.
=> 1 tháng nữa, chắc mới lên cây được 😁😁😁

15/11/2019

AQuaponics - Hệ nuôi cá kết hợp trồng rau

14/11/2019

Address

Tỉnh Lộ 909, Xã Hậu Lộc, Huyện Tam Bình
Vinh Long
890000

Opening Hours

Monday 09:00 - 17:00
Tuesday 09:00 - 17:00
Wednesday 09:00 - 17:00
Thursday 09:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00
Saturday 09:00 - 17:00
Sunday 09:00 - 17:00

Telephone

+84779881994

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nông Trại Xanh AQuaponics posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Nông Trại Xanh AQuaponics:

Videos

Share

Category


Other Urban Farms in Vinh Long

Show All