Tăng Trưởng Thủy Sản CẤP TỐC - AquaGold

Tăng Trưởng Thủy Sản CẤP TỐC - AquaGold Cung cấp men vi sinh, men tiêu hoá, thuốc điều trị tốt nhất dành cho thuỷ sản đến bà con chăn nuôi !!!

Các bước nuôi cá tra trong ao đất cho năng suất caoĐể nuôi cá tra trong ao đất cho hiệu quả cao, bà con cần tiến hành cá...
27/04/2022

Các bước nuôi cá tra trong ao đất cho năng suất cao
Để nuôi cá tra trong ao đất cho hiệu quả cao, bà con cần tiến hành các bước sau:
1. Chuẩn bị ao nuôi
Đây là khâu được coi là vô cùng quan trọng. Do vậy, bà con phải chuẩn bị ao thật kỹ lưỡng, theo đó phải xác định được số lượng cá sẽ nuôi khoảng bao nhiêu con để có thể chọn diện tích và hình dạng ao phù hợp.
Hiện nay, người nuôi cá tra đa phần chọn ao nuôi có hình chữ nhật, hoặc hình vuông. Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, bà con cũng phải chú ý các điểm sau:
+ Tiến hành cải tạo ao, phải tát cạn hết nước có sẵn trong ao để bắt đầu quy trình nuôi cá.
+ Tiếp theo là nạo vét hết tất cả những sinh vật, hỗn tạp, các chất cặn bã tồn đọng ở đáy ao.
+ Sau khi tát nước và nạo vét ao thì để khô đáy ao, phơi nắng trong khoảng từ 3-5 ngày để chắc chắn là ao đã được làm sạch.
+ Đối với những ao nuôi có nhiều phèn, bà con phải tháo nước cạn, chỉ để còn 5cm nước trên đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi để khử phèn.
+ Tiếp theo sử dụng đá vôi hoặc vôi tôi rải đều ở khắp đáy ao và những vũng nước bờ ao.
+ Cuối cùng, bơm nước vào ao nuôi, sau 2 ngày thì hòa chất Virkon A vào xô nước rồi đổ xuống ao để tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn có hại và nấm tiềm tàng có trong nguồn nước.
2. Chuẩn bị chọn cá giống
Sau khi chọn ao nuôi, bà con tiến hành chọn cá giống, đây cũng là công đoạn quan trọng quyết định thành công. Bà con lưu ý, cá thả vào ao nuôi cần được tuyển chọn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và đàn cá phải tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi. Bà con có thể dựa vào một số kinh nghiệm sau:
+ Đàn cá phải bảo đảm khỏe mạnh, không có các dấu hiệu bệnh hay bị xây xát, loại bỏ những cá thể bị dị hình. Quan sát trong dụng cụ chứa cá giống và chọn những con cá bơi lội nhanh nhẹn.
+ Chọn cá giống đảm bảo kích cỡ các cá thể phải đồng đều, tương đương nhau về kích thước. Không nên thả cá quá lớn lẫn với cá quá nhỏ sẽ dẫn tới cá lớn tranh ăn với cá nhỏ, khiến cho chênh lệch đàn cá khi nuôi.
+ Khi thả cá giống vào ao đất, cần thả từ từ để cá làm quen với điều kiện mới, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá bị xây xát.
3. Mật độ thả cá giống
Tùy theo sự lựa chọn của từng hộ nuôi, tuy nhiên phải đảm bảo ở mật độ 400-500 con/m2 ao.
4. Thức ăn cho cá
Bà con lưu ý, để tránh việc sử dụng thức ăn kém chất lượng, tốt nhất là chọn sản phẩm của những công ty sản xuất thức ăn cho cá có uy tín lâu năm.
Khi cá được đưa ra ngoài ao nuôi thì ngoài các thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, ốc, thực vật, bà con nên tiếp tục bổ sung các loại thức ăn khác như bột đậu nành, sữa bột, thức ăn tự chế biến hoặc thức ăn công nghiệp, vừa để cấp thức ăn trực tiếp cho cá, vừa để tạo môi trường gây nuôi tiếp tục các giống loài thức ăn tự nhiên cho cá. Quá trình này duy trì từ 7 đến 10 ngày.
Sau thời gian trên, bà con cho cá ăn theo quy trình và thời gian cố định, khoảng 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Bà con cũng lưu ý cân đối lượng thức ăn, không nên cho cá ăn quá nhiều, để cá có thể hấp thu tối đa thức ăn đã cho.
5. Cách thức chăm sóc ao
Sau khi tiến hành thả cá vào ao, hàng ngày bà con nên dành thời gian 1-2 giờ đề kiểm tra ao. Những điểm cần lưu ý như: nguồn nước, cá có ăn thức ăn không, có bị bệnh không… để nắm bắt diễn biến trên ao và có phương án phòng ngừa.
Nuôi cá tra trong ao đất đang được áp dụng phổ biến và giúp cho nhiều nông dân làm giàu.

Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận tăng gấp 4 lầnTrước những rủi ro trong chăn nuôi, hiệu quả mang lại không cao, nhiều hộ...
26/04/2022

Nuôi tôm công nghệ cao lợi nhuận tăng gấp 4 lần
Trước những rủi ro trong chăn nuôi, hiệu quả mang lại không cao, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Với cách nuôi này, người nuôi tôm thu lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi theo cách truyền thống.
Sau khi thành công từ hai vụ nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghệ cao hai giai đoạn, anh Phan Văn Quẹo, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại tiếp tục thả nuôi vụ thứ 3 chuẩn bị sang ao khi tôm được 40 ngày. Anh Quẹo cho biết, trước đây gia đình anh Quẹo nuôi tôm thẻ chân trắng theo cách truyền thống (nuôi trên ao đất), 5 ha đất nuôi tôm được 7 ao nuôi, nhưng hiệu quả nuôi tôm mang lại không nhiều.
Anh Quẹo lý giải, nuôi tôm ao đất diện tích mặt nước nuôi lớn, tuy nhiên rủi ro trong chăn nuôi rất cao, tôm thường xuyên bị dịch bệnh, 7 ao nuôi nhiều khi hiệu quả chỉ đạt khoảng 3 ao. Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu dịch bệnh còn tích tụ trong ao, không kiểm soát được dễ lây lan sang vụ tiếp theo. Bên cạnh đó, nuôi theo cách truyền thống cỡ tôm không đạt cỡ lớn, trong khi đó tôm cỡ lớn có giá cao.
Anh Phan Văn Quẹo cho hay, nhận thấy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn mang lại hiệu quả, anh mạnh dạn chuyển đổi gần 3 ha để xây dựng ao tròn để nuôi tôm. Ngoài ra, anh Quẹo liên kết với công ty hỗ trợ kỹ thuật nuôi và cung cấp con giống. Theo anh Quẹo, sau năm đầu tiên chuyển đổi với hai vụ nuôi, năng suất tôm đạt gấp từ 4-5 lần trên cùng diện tích mặt nước, lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với nuôi tôm theo cách truyền thống.
Hiện tại, anh Quẹo tiếp tục đầu tư chuyển đổi các diện tích còn lại để nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Anh Quẹo chia sẻ, nếu như nuôi tôm theo kiểu truyền thống trong 10 ao thì đạt từ 4-5 ao, nhưng nuôi tôm theo hướng công nghệ cao 10 ao nuôi đạt cả 10 ao, rủi ro (tôm chết, dịch bệnh) trên ao nuôi rất thấp. Từ đó, lợi nhuận sẽ đạt cao hơn so với nuôi truyền thống, nghề nuôi tôm sẽ bền vững hơn.
Theo ông Phạm Thanh Nhã, xã Bảo Thạnh huyện Ba Tri, do kinh phí đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao rất lớn khoảng 1 tỷ đồng/ha diện tích. Đối với nuôi tôm công nghệ cao thời gian sử dụng vật tư trong nuôi tôm sẽ kéo dài từ 5-7 năm, trong khi đó chi phí đầu tư cho nuôi truyền thống sẽ thấp hơn, nhưng sau mỗi vụ nuôi người dân phải đầu tư lại, do vậy chi phí sẽ rất tốn kém.
Mặt khác, kích cỡ tôm thu được từ nuôi công nghệ cao sẽ tăng lên, trung bình từ 20-25 con/kg, nuôi truyền thống từ 45-50 con/kg, khi đó giá thành của tôm có kích cỡ lớn sẽ cao hơn tôm nhỏ từ 60.000-80.000 đồng/kg. Do vậy, nuôi theo hướng công nghệ cao không chỉ mang lại hiệu quả về sản lượng, mà còn hiệu quả về giá bán.
Ông Nhã chia sẻ, tuy nuôi tôm theo hướng công nghệ cao sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, nhưng do chi phí đầu tư ban đầu lớn nên mọi người còn e ngại chưa chuyển đổi. Ông Nhã mong muốn có chính sách hỗ trợ vay vốn để người dân chuyển đổi sang hình thức nuôi tôm mới. Từ đó, mang lại hiệu quả cao hơn, nghề nuôi tôm thâm canh của người dân sẽ bền vững hơn.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bến Tre, sau 3 năm chuyển đổi từ ao nuôi thủy sản theo cách truyền thống sang nuôi theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn, đến nay toàn tỉnh Bến Tre có hơn 1.700 ha nuôi theo hướng công nghệ cao, tập trung ở các huyện Thạnh Phú, Bình Đại, Ba Tri.
Ông Quách Văn Chịa, Phó phòng Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thủy Sản tỉnh Bến Tre cho biết, tỷ lệ thành công nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn đạt trên 85%, trong khi đó nuôi tôm theo cách truyền thống tỷ lệ thành công đạt từ 50-60%.
Hiện tỉnh Bến Tre đang khuyến khích người dân chuyển đổi nuôi tôm thâm canh theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn. Đồng thời, ngành chức năng tỉnh đang có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho người nuôi khi chuyển đổi sang nuôi theo hướng công nghệ cao; trong đó, tập trung giải quyết về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng (điện, công trình giao thông, thủy lợi…), liên kết các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật trong chăn nuôi…, nhằm hỗ trợ người dân chuyển đổi nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, phát triển bền vững nghề nuôi tôm thâm canh tại Bến Tre.

Chú ý đến môi trường nuôi tôm trong những ngày nắng nóngThời tiết nắng nóng kéo dài khiến vùng nuôi tôm tại nhiều địa ph...
24/04/2022

Chú ý đến môi trường nuôi tôm trong những ngày nắng nóng
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến vùng nuôi tôm tại nhiều địa phương thiệt hại. Để có được vụ nuôi tôm hiệu quả, việc hạn chế sự biến đổi các yếu tố môi trường trong ao tôm cần được người nuôi chú ý.
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến vùng nuôi tôm tại nhiều địa phương thiệt hại. Để có được vụ nuôi tôm hiệu quả, việc hạn chế sự biến đổi các yếu tố môi trường trong ao tôm cần được người nuôi chú ý.
Tình trạng nắng nóng làm môi trường nuôi dễ biến đổi đột ngột, nhất là độ pH và nhiệt độ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tôm nuôi. Nắng nóng làm nước ao tôm bốc hơi nhanh, từ đó nhiệt độ tăng cao, độ mặn cũng tăng theo ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm nuôi, các loại cây cỏ thủy sinh trong ao nuôi bị chết, phân hủy nhanh gây ra sự biến đổi về độ trong của nước. Nước trong ao nuôi cạn cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi pH của môi trường nuôi. Hơn nữa, vào mùa nắng thường xuất hiện mưa trái mùa làm môi trường nước biến động (pH giảm, nhiệt độ thay đổi đột ngột), tôm mất khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh, hoặc chết do bị sốc nhiệt.

Người nuôi cần theo dõi các yếu tố môi trường thường xuyên để biết được diễn biến, từ đó có những tác động kỹ thuật tạo ra môi trường thuận lợi, phù hợp cho sự phát triển tôm nuôi.

Nhiệt độ thích hợp cho ao nuôi dao động 20 – 300C. Để khắc phục tình trạng nhiệt độ và độ mặn tăng cao, cần chủ động duy trì mực nước trong ao 1,2 – 1,5 m. Khi nước bị rò rỉ và bốc hơi làm mực nước giảm hoặc khi nước trong ao có màu đậm cần cấp nước từ từ, khoảng 20 – 30% lượng nước trong ao, cấp vào lúc trời mát, qua ao lắng có xử lý. Khi lấy thêm nước cần kết hợp sử dụng vôi nông nghiệp (CaCO3) từ 10 – 15 kg/1.000 m3 nước, bón khi trời tối (21 – 22 giờ) và có thể lặp lại 2 – 3 lần cho đến khi các yếu tố môi trường trong vuông nuôi trở lại ngưỡng thích hợp.
Duy trì pH trong ngưỡng thích hợp (7,5 – 8,5). Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, phải thay nước và bón vôi Dolomite hoặc vôi nông nghiệp với lượng 150 – 300 kg/ha. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp 7 – 10 ngày/lần vào buổi tối với lượng 10 – 15 kg/1.000 m3 để ổn định pH và hàm lượng kiềm trong ao, tạo điều kiện cho tôm lột xác.

Khi có dấu hiệu xuất hiện mưa, người nuôi cần chuẩn bị vôi, rải xung quanh bờ ao với liều lượng 10 – 15 kg/100 m2, hạn chế phèn rửa trôi xuống ao, sau cơn mưa cần tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường nhằm điều chỉnh cho phù hợp.

>> Nên sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi, giúp ổn định môi trường và hạn chế khí độc trong a

Thủy sản Việt Nam thích nghi với chính sách ‘zero Covid’ của Trung QuốcXuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Trung Quốc tr...
24/04/2022

Thủy sản Việt Nam thích nghi với chính sách ‘zero Covid’ của Trung Quốc
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Trung Quốc trong quý 1/2022 tăng trưởng gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã thích nghi tốt với chính sách "zero Covid" của nước này.
Theo Tổng cục Hải quan, trong quý 1 vừa qua xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 326 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, mặt hàng cá tra có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, đạt 65.000 tấn tương đương 165 triệu USD, tăng 87% về lượng và tăng 2,6 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Giá cá tra trung bình đạt 2.530 USD/tấn, tăng 74%. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm đã có tín hiệu phục hồi tăng trưởng tốt vào đầu năm nay sau khi giảm đến 22% trong năm 2021.
Hiện tại Trung Quốc vẫn kiên định với chính sách "zero Covid" và nhiều thành phố lớn của nước này đang trong tình trạng phong tỏa. Do đó, các quy định về nhập khẩu hàng hóa vào nước này vẫn khắt khe. Chính vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này cần đảm bảo công tác kiểm soát và phòng chống Covid-19 trong quá trình đưa hàng vào nước này. VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2022 do nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc đang cao. Mặt khác, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã thích ứng kịp với các chính sách chống Covid-19 của Trung Quốc

23/04/2022

🔥Chăn Nuôi THỦY SẢN KHÓ - ĐÃ CÓ AQUA LO🔥
Tôm Cá DÀY Mình - CHẮC Thịt - Tăng Sức Đề Kháng - Xuất Ao Sớm.
🔥Học viện Nông Nghiệp khuyến cáo sử dụng trong nuôi trồng THỦY SẢN.
- Giải pháp TỐI ƯU cho bà con nuôi trồng Thủy Sản
1. Tôm, cá mau lớn, chắc thịt, dày mình, sức đề kháng vượt bậc.
2. Rút ngắn thời gian xuất ao tối đa
4. Tiết Kiệm tối ưu lượng cám
5. Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
6. Tăng Hiệu Quả kinh tế thấy rõ.
Chỉ từ 5-7 ngày sử dụng sản phảm
☎️Hotline: 0867.646.893 để được tư vấn và đặt hàng
Miễn Phí vận chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán

Giá cá tra TĂNG CAO người nuôi phấn khởiSuốt hơn hai năm qua, giá cá tra nguyên liệu chỉ tương đương trên dưới mức giá t...
23/04/2022

Giá cá tra TĂNG CAO người nuôi phấn khởi
Suốt hơn hai năm qua, giá cá tra nguyên liệu chỉ tương đương trên dưới mức giá thành sản xuất, dao động từ 20.000 đến 23.000 đồng/kg, thậm chí có nhiều thời điểm dưới 20.000 đồng/kg

21/04/2022

– Thức ăn của ba ba con chủ yếu là động vật (sống hay đã chết) như: giun, ốc, hến, chua, cá, mỡ trâu bò, ruột, sà lách… phế phẩm các lò mổ, thức ăn chế biến hoặc thức ăn công nghiệp và thức ăn động vật khô.
– Kích thước thức ăn phải vừa cỡ miệng ba ba, ba ba phải được cho ăn đều. Người nuôi có thể chủ động gây thức ăn bằng cách nuôi cách nuôi cá mè, rô phi, ốc vặn v.v… Chế biến thức ăn tổng hợp từ chất bột, cám bột cá,bột đậu tương sao cho đạm tổng số 40 – 43%.
Chú ý: không dùng bột cá mặn hay cá tép đã ướp mặn.
– Lượng thức ăn hàng ngày khoảng 5 – 8% trọng lượng ba ba có trong ao. Trước khi cho ăn phải dọn sạch sàn bệ, máng cho ăn. Điều chỉnh thức ăn theo thời tiết để tránh bị lãng phí ảnh hưởng đến chất nước. Ba ba ăn khỏe, hoạt động mạnh khi nhiệt độ nước từ 22 – 32 độ C, trên 35 độ C ít ăn hoặc ngừng ăn, dưới 12 độ C ngừng ăn.
– Ở miền Bắc, trước khi vào mùa đông người nuôi nên cho ba ba ăn thức ăn giàu dinh dưỡng và có độ béo cao như mỡ trâu, mỡ bò… để nó tích lũy mỡ dùng trong mùa đông. Ao nuôi ba ba với độ thưa có thể kếp hợp nuôi cá mè, trôi, trắm, chép… nuôi ốc trong ao làm thức ăn cho ba ba, sẽ không gây hại với ba ba mà còn tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi.

Cung cấp men vi sinh, men tiêu hoá, thuốc điều trị tốt nhất dành cho thuỷ sản đến bà con chăn nuôi !!!

18/04/2022

🔥AQUA GOLD - Xuất Cá Tôm Ôm Đống VÀNG
🔥 Chỉ 1 thìa/ ngày -Thủy Sản Tăng Trưởng Nhanh Chóng
👉 Aqua Gold - Đột phá trong chăn nuôi Thủy Sản Hiện Đại
📢 HAI 𝗧𝗛𝗔́𝗡𝗚 10 NGÀY Xuất Ao Tôm
📢 BA 𝗧𝗛𝗔́𝗡𝗚 Xuất ngay AO Cá
Lợi ích VƯỢT BẬC mang lại:
- Tôm, cá dày mình,chắc thịt, sức đề kháng tốt
- Rút ngắn thời gian nuôi
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi, ăn cám nhiều hơn
- Tối Thiểu lượng cám, tránh lãng phí
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- Tăng Hiệu Quả kinh tế thấy rõ
Chỉ với 1 TUẦN sử dụng sản phẩm
Gọi Hotline : 0867.646.893 để được tư vấn và đặt hàng
MIỄN PHÍ Vận Chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán

17/04/2022

🔥ĐÔ LA TỪ THUỶ SẢN, VÀNG BẠC TỪ CHĂN NUÔI
🔥 Có AQUA GOLD - Không Lo Lỗ Vốn
Tôm Cá Nhanh Lớn - Dày Mình - Chắc Thịt - Xuất Ao Nhanh Chóng
----------------------------------------------------------------------
🍀Sản phẩm sử dụng cho tất cả thủy sản
Lợi ích mang lại:
1. Tôm cá dày mình, chắc khỏe.
2. Nong to đường ruột - Giảm phân trắng
3. Xử lý nước, sạch môi trường nước.
4. Rút ngắn thời gian chăn nuôi.
5. Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi.
Gọi Hotline: 0867.646.893 để được Tư Vấn và Đặt Hàng
Miễn Phí vận chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán

1. Chọn và thả giốngTôm là loài khó nuôi, nhạy cảm thời tiết, nên sự thay đổi thời tiết, nguồn nước cuối năm là thử thác...
17/04/2022

1. Chọn và thả giống
Tôm là loài khó nuôi, nhạy cảm thời tiết, nên sự thay đổi thời tiết, nguồn nước cuối năm là thử thách lớn đối với tôm. Thời điểm này khí hậu nóng lạnh bất thường, chất lượng con giống không đảm bảo, để giảm thiểu thiệt hại do thả tôm không đúng thời điểm cần nghiêm chỉnh tuân thủ lịch thả giống theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản địa phương.
1.1. Chọn giống
Chỉ mua tôm giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; được kiểm dịch; cỡ giống tôm sú từ P15 – P20; tôm thẻ chân trắng từ P12 trở lên; kích cỡ đồng đều (số lượng tôm khác cỡ không vượt quá 5%).
Kiểm tra tôm giống bằng cảm quan trực tiếp tại bể, yêu cầu:
Kiểm tra trực quan: Chiều dài ≥ 11 mm (từ mũi chùy đến cuối đuôi), tôm có kích cỡ đồng đều, độ lệch không quá 15%. Hình thái cấu tạo ngoài hoàn chỉnh, chùy, râu thẳng, đuôi xòe. Màu sắc: xám sáng, vỏ bóng mượt. Phản ứng nhanh nhẹn khi có tác động đột ngột. Bắt mồi đều đặn, ruột đầy.
Kiểm tra trên kính hiển vi: Đặt tôm trong đĩa lồng petri hoặc trên lamen có chứa 1 giọt nước biển. Quan sát mẫu vật trên kính hiển vi có độ phóng đại 100x hoặc 150x các phụ bộ, như chùy, râu A1, A2, chân ngực, chân bụng, chân đuôi, đốt đuôi tìm ra những loài nguyên sinh động vật sống ký sinh. Quan sát bề mặt của vỏ tìm kiếm các tổn thương trên vỏ.
Phương pháp thử gây sốc: Lấy khoảng 20 mẫu tôm cần kiểm tra cho vào cốc thủy tinh 300 ml. Tính lượng nước ngọt cần cho vào, tiến hành hạ đột ngột độ mặn xuống 15‰ hoặc lượng Formalin cần cho vào để đạt nồng độ 100‰, sau đó theo dõi trong vòng 2 giờ, nếu tỷ lệ sống được 95% là đạt yêu cầu.
Nên gửi mẫu đến các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra xét nghiệm các bệnh do vi rút như bệnh đốm trắng (WSSD), đầu vàng (YHV), bệnh gan tụy (HPV) đối với tôm sú và hội chứng Taura đối với tôm thẻ chân trắng trước khi mua giống.
1.2. Thả giống:
– Mật độ thả: Đối với tôm sú: Nuôi thâm canh 15 – 20 con/m2; nuôi bán thâm canh 8 – 14 con/m2. Đối với tôm thẻ chân trắng: 30 – 60 con/m2 (đối với những hộ mới chuyển đổi) và 60 – 80 con/m2 (những hộ có kinh nghiệm và đủ điều kiện).
– Cách thả: Trước khi thả giống cần so sánh các chỉ số môi trường (pH, độ mặn…) giữa trại giống và ao nuôi để điều chỉnh môi trường nhằm tránh gây sốc cho tôm. Mỗi ao nuôi cần thả đủ lượng giống trong một lần. Toàn vùng nuôi nên tập trung thả giống trong 3 – 4 ngày.
Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 – 12 giờ để đảm bảo lượng ôxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/l đối với tôm sú và 6 mg/l đối với tôm thẻ chân trắng. Nên thả tôm vào lúc sáng sớm hay chiều mát, không thả tôm vào lúc trời mưa hay trong điều kiện môi trường ao nuôi chưa thích hợp, thả tôm ở đầu hướng gió để tôm dễ phân tán khắp ao. Có 2 cách thả tôm cần chú ý như sau:
Cách 1: Thả các bao tôm giống trên mặt ao khoảng 10 – 15 phút để cân bằng nhiệt độ, sau đó mở bao cho tôm bơi ra từ từ (chỉ áp dụng khi độ mặn của nước trong và ngoài bao tôm chênh lệch không quá 5‰).
Cách 2: Thuần hóa tôm giống ngay tại ao để tôm thích nghi dần với độ mặn của nước ao và các yếu tố môi trường khác. Chuẩn bị thau/chậu lớn có dung tích khoảng 20 lít và máy sục khí. Đổ các bọc tôm vào thau, khoảng 10.000 con/thau và sục khí. Cho thêm nước ao vào thau từ từ để tôm thích nghi dần. Sau 10 – 15 phút nghiêng thau cho tôm bơi ra từ từ. Có thể ước lượng tỷ lệ sống của đàn tôm bằng cách thả tôm vào giai lưới có diện tích 2 – 3 m2 và sâu 1 m đặt ngay trong ao, thả vào giai từ 1.000 – 2.000 tôm bột, cho tôm ăn bình thường. Sau 3 – 5 ngày kéo lưới lên đếm và xác định tỷ lệ tôm còn lại trong lưới.
Một số dấu hiệu cho thấy tôm khỏe và thích nghi với môi trường ao nuôi là không có tôm chết khi thuần trong thau, tôm bơi lội linh hoạt, bám thành thau. Tôm bơi chìm xuống đáy ao, không bám theo mé nước, không nổi trên mặt nước.
Nếu phải sử dụng dụng cụ thả, nên dùng riêng cho từng ao, rửa sạch, khử trùng dụng cụ trước và sau khi sử dụng để tránh lây lan dịch bệnh.

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ là loại bệnh khá phổ biến và thường bắt gặp từ giai đoạn tôm được 40 – 50 ngày tuổi trở lên...
13/04/2022

Bệnh phân trắng trên tôm thẻ là loại bệnh khá phổ biến và thường bắt gặp từ giai đoạn tôm được 40 – 50 ngày tuổi trở lên. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm như đốm trắng, đầu vàng nhưng bệnh có khả năng lây lan nhanh gây giảm năng suất, thiệt hại nặng nề cho bà con nuôi tôm.
Một số nguyên nhân chủ yếu như:
– Thức ăn: Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, độc đố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng,…
– Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp,.. trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm.
– Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng.
3. Cách điều trị phân trắng
Để điều trị bệnh phân trắng trên tôm thẻ một cách hiệu quả thì điều đầu tiên chúng ta phải xác nhận được đâu là nguyên chính gây bệnh. Tùy vào từng nguyên nhân mà chúng ta có các cách điều trị khác nhau.
Đối với thức ăn:
– Nếu thức ăn không tốt, ngừng cho ăn và thay đổi thức ăn chất lượng hơn bởi các đơn vị uy tín. Trộn Vinalic và G Biotic vào thức ăn theo liều lượng 100 ml/ 1kg thức ăn nhằm hỗ trợ điều trị bệnh phân trắng tôm thẻ. Sau đó, bổ sung thêm Hercozin để tăng cường chức năng gan ruột – giúp phục hồi sau khi bị bệnh phân trắng.
– Ngoài ra, quý bà con có thể trộn men vi sinh G Biotic cho tôm ăn nhiều lần trong ngày nhằm bổ sung lợi khuẩn cho tôm.
Đối với yếu tố môi trường:
– Nguyên nhân do tảo độc: Tiến hành thay nước nhiều hơn bình thường sau đó sử dụng các loại chế phẩm vi sinh để diệt tảo độc.
– Sau khi diệt tảo 2- 3 ngày dùng men vi sinh EM-Tom VS Rhodo để xử lý nền đáy ao nuôi, EM-Tom VS tươi 1 lít/ 1000 mét khối và sử dụng từ 1- 2 lần/ tuần để ổn định màu nước và NH3 /NO2.
– Đồng thời Trộn G Biotic và Vinalic vào thức ăn 100ml/ 1kg thức ăn, hỗ trợ điều trị triệu chứng phân trắng.
– Sau đó bổ sung Hercozin để tăng cường chức năng gan ruột phục hời sau khi bị phân trắng.
– Trộn men vi sinh đường ruột G Biotic cho tôm ăn bổ sung lợi khuẩn đường ruột 1 lần/ ngày. Sau 5 – 7 ngày giúp hồi phục đường ruột cho tôm.
– Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: vi bào tử trùng chuyên kí sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng

07/04/2022

🔥CHĂN NUÔI THỦY SẢN KHÓ - CÓ AQUA LO
Tôm Cá Dày Mình - Chắc Thịt - Tăng Sức Đề Kháng - Xuất Ao Sớm.
Học viện Nông Nghiệp khuyến cáo sử dụng trong nuôi trồng Thủy Sản.
AquaGold - Giải pháp tối ưu cho bà con nuôi trồng Thủy Sản
1. Tôm, cá mau lớn, chắc thịt, dày mình, sức đề kháng vượt bậc.
2. Rút ngắn thời gian xuất ao Tối Đa
4. Tiết Kiệm tối ưu lượng cám
5. Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
6. Tăng HIỆU QUẢ kinh tế thấy rõ.
Chỉ từ 5-7 ngày sử dụng sản phảm
☎️Hotline: 0867.646.893 để được tư vấn và đặt hàng
Miễn Phí vận chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán

Xuất khẩu tôm, cá tra 'nhảy vọt'Ba tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỉ USD, tăng 38,7% so với cùng...
07/04/2022

Xuất khẩu tôm, cá tra 'nhảy vọt'

Ba tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỉ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn xuất khẩu rau quả đạt khoảng 849 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu cá tra Việt Nam đang hồi sinh mạnh mẽ ở nhiều thị trường lớn
Giá cá tra lên 30.000 đồng/kg, lo ngại phát triển nóng rồi sụt giá như năm 2018
Con số trên vừa được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) công bố sáng 31-3.

Quý 1-2022, nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ như cao su, chè, gạo, hồ tiêu, sắn/khoai mì và các sản phẩm từ sắn, cá tra, tôm, gỗ và các sản phẩm gỗ.

Cụ thể, giá trị xuất khẩu cà phê đạt khoảng 1,2 tỉ USD, tăng 50,4%; gạo đạt 715 triệu USD, tăng 10,5%; hồ tiêu khoảng 252 triệu USD, tăng 40,8%. Cá tra đạt 606 triệu USD, tăng 82%. Tôm đạt 929 triệu USD, tăng 39,7%. Mây, tre, cói thảm đạt 265 triệu USD, tăng 34,4%...

Tính chung quý 1-2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước trên 12,8 tỉ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,4 tỉ USD, tăng 38,7% so với cùng kỳ; chăn nuôi ước đạt 75,6 triệu USD, giảm 22,4%,...

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết quả xuất khẩu thủy sản khả quan chủ yếu nhờ cá tra vẫn đang đà hồi phục mạnh với các tín hiệu tích cực về nhu cầu ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, EU.

Với giá trị xuất khẩu tăng 88% so với cùng kỳ năm trước, cá tra đang lấy lại vị thế trong cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đến nay chiếm 27% giá trị xuất khẩu thủy sản.

Tôm vẫn giữ tỉ trọng cao nhất với 37%, mang về hơn 345 triệu USD trong tháng 3, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng xuất khẩu tôm trong quý 1-2022 đạt trên 900 triệu USD, cao hơn 37% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tôm ở các thị trường chính đều cao cùng với giá xuất khẩu trung bình tăng là những yếu tố giúp kim ngạch xuất khẩu tôm vượt xa năm trước.

Chiến sự Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến ngành khai thác thủy sản vì giá xăng dầu tăng quá cao, nhiều ngư dân cho tàu nằm bờ, thậm chí bán tàu bỏ nghề. Ngành chế biến hải sản vốn đã khó khăn về nguyên liệu lại càng thiếu hụt.

Vì vậy, xuất khẩu hải sản trong tháng 3 chỉ giữ được mức tăng khiêm tốn dưới 3%, đạt 312 triệu USD.

Nhìn chung xuất khẩu thủy sản sang các thị trường chính trong tháng 3-2022 vẫn duy trì tăng trưởng cao. Trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 42%, sang Trung Quốc tăng 77%, sang EU tăng 37%, Hàn Quốc tăng 23%. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ tương đương so với tháng 3-2021.

Chiến tranh Nga - Ukraine khiến cho xuất khẩu thủy sản sang Nga giảm 86% trong tháng 3, chỉ còn 2,7 triệu USD và xuất khẩu sang Ukraine bị dừng hoàn toàn trong tháng 3.

VASEP nhận định xuất khẩu thủy sản trong tháng 4 sẽ tiếp tục bị tác động bởi chiến sự Nga - Ukraine, nhưng vẫn có động lực tăng trưởng ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, khi hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đã trở lại trạng thái bình thường, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam lại tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để kết nối và mở rộng khách hàng.

Do vậy dự báo xuất khẩu thủy sản trong tháng 4 vẫn duy trì tăng trưởng 25%, đạt 934 triệu USD. Theo đó xuất khẩu các loại cá biển có thể giảm 15%, nhưng xuất khẩu cá tra vẫn tăng 80% và tôm sẽ tăng 20%, cá ngừ tăng 18%, mực, bạch tuộc tăng 25%.

06/04/2022

🔥AQUA GOLD - GIẢI PHÁP NUÔI TÔM CÁ VƯỢT TRỘI
👉 TÔM CÁ CHẮC THỊT - NHANH LỚN - TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG - XUẤT AO SỚM.
🍀 Học viện Nông Nghiệp khuyến cáo sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
1. Tôm, cá mau lớn, chắc thịt, dày mình, sức đề kháng vượt bậc.
2. Rút ngắn thời gian xuất ao Tối đa
4. TIẾT KIỆM tối ưu lượng cám
5. Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
6. TĂNG HIỆU QUẢ KINH TẾ THẤY RÕ.
CHỈ TỪ 5-7 NGÀY SỬ DỤNG SẢN PHẨM
☎️HOTLINE : 0867.646.893 để được tư vấn và đặt hàng
MIỄN PHÍ vận chuyển toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán

Khách chăn nuôi cứ mua thử 1Kg ☑️,2Kg ☑️Là quay lại mua luôn CẢ THÙNG hoặc muốn LÀM SỈ, LÀM ĐẠI LÝ KHU VỰC LUÔN 🤝🤝👌Thật ...
05/04/2022

Khách chăn nuôi cứ mua thử 1Kg ☑️,2Kg ☑️
Là quay lại mua luôn CẢ THÙNG hoặc muốn LÀM SỈ, LÀM ĐẠI LÝ KHU VỰC LUÔN 🤝🤝👌
Thật sự xứng đáng đồng tiền các bác ạ
DÙNG NGÀY NÀO THẤY HIỆU QUẢ NGÀY ẤY.🎀
VỖ BÉO THỦY SẢN SIÊU TỐC AQUA GOLD đã chiếm được lòng tin của anh chị em chăn nuôi ở khắp mọi miền
Sản phẩm có chất dẫn rất phù hợp cho sự phát triển của tôm, cá và thủy sản khác
☎ CÁCH THỨC ĐẶT HÀNG
Hình thức đặt hàng: TÊN + ĐỊA CHỈ + SỐ ĐIỆN THOẠI dưới bài viết hoặc ib riêng
SĐT hỗ trợ 24/7 liên hệ ngay 0867.646.893

05/04/2022
05/04/2022

📢 BẬT MÍ BÍ QUYẾT KIẾM TIỀN TỈ TỪ CHĂN NUÔI THỦY SẢN
📣 Bước tiến VƯỢT BẬC trong nuôi trồng Thủy Sản chuẩn HIỆN ĐẠI cho bà con
- Tôm, cá CHẮC thịt, DÀY mình, sức đề kháng vượt trội
- GIẢM tối đa tỷ lệ phân trắng, nong to đường ruột tôm,...
✴️ Một ngày chỉ cần 1 THÌA - TÔM CÁ LỚN NHANH SIÊU CẤP
👉 AQUA GOLD - Người bạn luôn bên cạnh bà con ngư dân trong nuôi trồng thuỷ sản
📢 HAI 𝗧𝗛𝗔́𝗡𝗚 10 NGÀY Ao Tôm XUẤT
📢 BA 𝗧𝗛𝗔́𝗡𝗚 Ao Cá ĐI HÀNG MẺ LỚN
Ưu điểm KHÁC BIỆT mang lại:
- Tôm, cá chắc thịt, dày mình, sức đề kháng vượt trội
- Tiết kiệm thời gian nuôi trồng, xuất ao trong thời gian ngắn
- Hương thơm đặc biệt thu hút tôm, cá tới bắt mồi, ăn cám tốt hơn
- TIẾT KIỆM lượng cám tối đa cho bà con
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- HIỆU QUẢ KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG THẤY RÕ CHO NGƯ DÂN
☎️HOTLINE : 0867.646.893 để được tư vấn MIỄN PHÍ và đặt hàng☎️
VẬN CHUYỂN toàn quốc, kiểm tra hàng trước khi thanh toán

Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tômTìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết và vô cù...
04/04/2022

Biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm
Tìm ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm nước ao tôm là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng đối với ngành thủy sản nói chung và ngành nuôi tôm công nghiệp nói riêng. Người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, xử lý nguồn nước triệt để trước khi bơm xả ra môi trường bên ngoài. Các cơ quan chức năng nên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục Luật bảo vệ môi trường, xử lý nghiệm ngặt những trường hợp vi phạm nhằm răn đe ý thức của người dân, giúp ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển bền vững.

Tại Khoản 2, Điều 19 của Nghị định số 179, ngày 14/11/2014 Chính phủ có quy định: Phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng đối với những hành vi xả thải, hóa chất độc hại, chất thải nguy hại, các nguồn gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác vào môi trường nước không tuân theo đúng quy định của pháp Luật về bảo vệ môi trường.

Dr.Tom khuyến khích bà con nên áp dụng các quy trình “Nuôi tôm an toàn sinh học” nói không với kháng sinh, vừa giúp tôm sạch bệnh vừa có thể bảo vệ môi trường. Trong suốt quá trình nuôi nên lưu ý các yêu cầu sau:

+> Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình

+> Xử lý nguồn nước thật kỹ trước khi đưa vào ao lắng và cấp nước qua lưới lọc để loại bỏ tạp chất.

+> Nuôi tôm mật độ vừa phải

+> Quản lý thức ăn hợp lý, không cho ăn quá nhiều gây dư thừa

+> Sử dụng các loại thiết bị đo nhằm kiểm soát chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi

+> Bố trị hệ thống quạt nước, sục khí phù hợp

+> Tiến hành Xi phong đáy thường xuyên

+> Định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học EM-Tom VS Rhodo phân hủy hợp chất hữu cơ dưới ao

Ngoài ra, các doanh nghiệp, hộ nuôi cần phải tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại và quản lý chuyển giao chất thải đúng quy định, xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung,…

PHÒNG BỆNH CHO LƯƠNÁp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp là làm sạch môi trường nước và bể nuôi, tăng sức đề kháng cho...
04/04/2022

PHÒNG BỆNH CHO LƯƠN
Áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp là làm sạch môi trường nước và bể nuôi, tăng sức đề kháng cho lươn, ngăn ngừa bệnh

Một số bệnh thường gặp

Bệnh sốt nóng: Ta cần giảm mật độ nuôi, thay nước. Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Sunphat đồng 0,07 % với lượng 0,5 - 0,7g/m3 nước, sau 24 giờ tiến hành thay nước.

Bệnh lở loét: Trước khi nuôi sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần kết hợp dùng thuốc tím 2 - 3g/m3 hoặc Iodine 1 - 1,5g/m3 hòa tan vào nước tạt đều khắp bể nuôi.

Bệnh tuyến trùng: Dùng thuốc tím 2 - 3g/m3 hoặc Iodine 1 - 1,5g/m3 hoàn tan với nước tạt đều khắp bể nuôi.

Thu hoạch

Sau thời gian nuôi, khi lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch, trước khi thu hoạch nên cho lươn nhịn ăn 1 ngày.

Thông thường, cỡ lươn giống thả từ 100 – 300 con/kg, thời gian nuôi từ 8 - 10 tháng lươn có thể đạt được 150 - 250g/con.

Cỡ lươn thả 300 - 500 con/kg thời gian nuôi từ 10 - 12 tháng đạt cỡ 150 - 250g/con.

Năng suất: Tùy theo mật độ nuôi lươn, năng suất có thể đạt từ 15 - 20kg/m2/vụ (mật độ 150 con/m2), năng suất có thể tăng gấp đôi nếu nuôi mật độ cao.

Sau khi thu hoạch cần vệ sinh bể sạch sẽ để chuẩn bị nuôi vụ tiếp theo.

Address

Nhà Máy 3, Lô 3, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tăng Trưởng Thủy Sản CẤP TỐC - AquaGold posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category