Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi Goldking 0936.880.901

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi Goldking 0936.880.901

Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi Goldking 0936.880.901 Cung cấp giải pháp chăn nuôi cho người nông dân. Tăng trưởng an toàn lợi nhuận

Chọn lợn đực và nái sinh sản:- Nên mua ở những trại giống lớn của nhà nước, công ty liên doanh hay tư nhân có uy tín nhi...
14/11/2022

Chọn lợn đực và nái sinh sản:
- Nên mua ở những trại giống lớn của nhà nước, công ty liên doanh hay tư nhân có uy tín nhiều năm, được nghành nông nghiệp địa phương (sở nông nghiệp) công nhận là Trại giống có đủ tiêu chuẩn sản xuất giống lợn.
- Cần xem lai lịch của đời ông, bà, cha mẹ xem có đạt năng suất chất lượng cao hay không. Những tiêu chuẩn qui định của nhà nước cho dòng cha mẹ có giống tốt là: Nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ mỏng (nhỏ hơn 3cm). Dài đòn, đùi và mông to. Tỷ lệ thịt sẻ trên 75%. Đẻ sai từ 8-10con/lứa. Trọng lượng con sau cai sữa đạt trên 15kg/con trở lên. Thức ăn tiêu tốn ít từ 3,2-3,5kg/1kg tăng trọng. Phàm ăn, chịu đựng tốt với khí hậu nóng. Không mắc các bệnh truyền nhiễm như: Dịch tả, thương hàn, suyễn, lở mồm long móng,... Lượng tinh dịch mỗi lần xuất 150-250cc (1cc tinh dịch chứa 3.000-3.500 triệu tinh trùng).
- Ngoại hình, màu sắc đúng với giống lợn cần chọn hay không. Ví dụ: Giống lợn Yorshise Large White (Đại Bạch): Màu lông trắng, tai đứng, mõm thẳng, ngực rộng, ngoại hình thể chất vững chắc,... Giống lợn Landrace: Dài đòn, mông nở, ngực hẹp, mõm dài thẳng, tai to cụp về phía trước, mình lép, bốn chân hơi yếu, lông da trắng... Giống lợn Duroc (Lợn bò): Ngoại hình cân đối, bộ khung vững chắc, bốn chân khoẻ mạnh, tỷ lệ nạc cao, màu lông thay đổi từ nâu nhạt đến nâu đậm, mõm thẳng và dài vừa, tai ngắn, cụp... Giống Berkshire: Tầm vóc hơi thấp, màu lông da đen, có sáu đốm trắng (ở 4 chân, chót đuôi và chán), mõm cong mặt lõm, tai đứng hơi ngiêng về phía trước...
- Chọn đực giống: Chọn con đực khoẻ mạnh và tốt nhất trong cả đàn. Trong đàn thường có một vài con đực, bà con cần theo dõi chọn con tốt nhất đàn, hay ăn chóng lớn, lưng thẳng, vai cứng, bốn chân thẳng, lông mềm, nhuyễn và thưa, da mỏng hồng hào, nhanh nhẹn, móng chân bằng (móng hến), gọn, đuôi to soắn.
- Có sáu cặp vú đều đặn, không lép. Đối với dịch hoàn (hòn cà) phải đều hai bên, nổi rõ gọn và chắc, không chọn con cà ẩn (dái trong), cà lệch, cà bọng.
- Chọn lợn cái: Chọn con có đầu to vừa phải, cân đối với thân, đặc trưng cho từng giống. Mõm bẹ mông nở, chân to, không có ngấn vai đai cổ, lưng thẳng, bụng gọn. Chọn những con có hàng vú dọc thẳng hàng và cách đều nhau, hàng vú ngang rộng. Vú chẵn, có từ 12 vú trở lên. Thuần tính, dễ gần gũi để tắm chải, chăm sóc khi sinh đẻ được dễ dàng.

Sản phẩm chăn nuôi
10/11/2022

Sản phẩm chăn nuôi

08/11/2022
Vỗ Béo vật nuôi  siêu tốc, giúp vật nuôi ăn khỏe, lớn nhanh, xuất chuongf sớm
08/11/2022

Vỗ Béo vật nuôi siêu tốc, giúp vật nuôi ăn khỏe, lớn nhanh, xuất chuongf sớm

sản phẩm GOLDKING USA được nhập khẩu từ Mỹ
08/11/2022

sản phẩm GOLDKING USA được nhập khẩu từ Mỹ

1. Cách chọn vịt trời giốngKhâu lựa chọn vịt trời giống quyết định tới 30% hiệu quả chăn nuôi loại gia cầm này. Bà con c...
31/10/2022

1. Cách chọn vịt trời giống
Khâu lựa chọn vịt trời giống quyết định tới 30% hiệu quả chăn nuôi loại gia cầm này. Bà con cần lưu ý lựa chọn con giống có những phẩm chất sau đây cho đàn vịt nhà mình:
Vịt giống phải lựa chọn những con có bố mẹ to lớn, khả năng tăng trọng cao, phẩm chất tốt để vịt con thừa hưởng được những đặc tính di truyền tốt.
Không lựa chọn vịt trời thương phẩm làm giống.
Lựa chọn mua vịt con tại những cơ sở chăn nuôi uy tín, đảm bảo cung cấp giống sạch bệnh, nguồn gốc rõ ràng.
Lựa chọn những con vịt mới nở có các đặc điểm: lông mượt, rốn khô, chân mỏ đều, cơ thể cân đối, nhanh nhẹn và nặng từ 45g trở lên để làm giống nuôi thương phẩm.
Loại bỏ những con bị dị tật, 2 chân không cân đối, lông bết, ủ rũ hoặc chậm chạp.
2. Cách làm chuồng trại chăn nuôi vịt trời
Tùy vào điều kiện cụ thể để làm chuồng trại nuôi vịt trời cho phù hợp. Có thể lát nền bằng xi măng hoặc để nền đất lót lớp phủ như: trấu, rơm rạ đều được. Nên nuôi nhốt vịt tại các lứa tuổi khác nhau vào riêng từng ô để tiện chăm sóc và quản lý đàn. Vịt con mới nở nên úm trong ô riêng với mật độ từ 150 -200 con/ô hoặc nhốt vào lồng có đèn sưởi để giữ nhiệt. Sau khi vịt đã cứng cáp hơn, có thể chăn thả theo phương thức nuôi đang được áp dụng.
Nuôi vịt trời thương phẩm cần đảm bảo chuồng trại có sân chơi. Bố trí máng ăn máng uống đầy đủ và giữ máng chứa luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh phát sinh mầm bệnh. Đặt máng ăn trong chuồng ở góc riêng đảm bảo không làm ướt chỗ vịt nằm. Cần vệ sinh chuồng trại chăn nuôi hàng ngày, sát khuẩn định kì hạn chế lây lan và phát sinh dịch bệnh.

Thức ăn cho vịt trời theo từng giai đoạn– Vịt từ 1- 3 ngày tuổi: giai đoạn sơ sinh này vịt còn khá nhỏ, chưa có nhu cầu ...
31/10/2022

Thức ăn cho vịt trời theo từng giai đoạn

– Vịt từ 1- 3 ngày tuổi: giai đoạn sơ sinh này vịt còn khá nhỏ, chưa có nhu cầu ăn cao, bà con chỉ nên tập cho vịt ăn một số thức ăn dễ hấp thu như tinh bột: bột gạo, bột ngô. Ngày thứ 2,3 có thể cho vịt ăn thêm cám viên dạng nhỏ và bổ sung thêm chất điện giải, B complex và vitamin C vào nước uống. Nếu trang trại nhà bà con có qui mô chăn nuôi vịt trời lớn, nên sử dụng máy ép cám viên chăn nuôi hỗ trợ tạo hình cám viên theo các kích cỡ khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi của vịt trời, vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, vừa đảm bảo vịt hấp thu tốt nhất. Bổ sung khoảng 21g thức ăn/con/ngày.

– Vịt từ 4 -10 ngày tuổi: ngoài thức ăn giàu năng lượng, bà con có thể bổ sung thêm các thức ăn giàu đạm như: ốc, giun băm nát nhuyễn và trộn với cơm, rồi mới thay thế từ từ cho ăn thức ăn riêng rẽ. Giai đoạn này vịt đã có thể bơi xuống nước từ 5 -10 phút /ngày và tăng dần lên cho đến ngày thứ 10 có thể để vịt trời con bơi tự do. Bổ sung khoảng 56g thức ăn/con/ngày.

– Vịt từ 11 -20 ngày tuổi: ngoài thức ăn giàu tinh bột và đạm, bà con cần bổ sung thêm khoáng chất hỗ trợ quá trình phát triển cơ –xương diễn ra tốt hơn bằng các động vật giáp xác như: tôm, cua, cá và trộn thêm với các loại thức ăn khác. Đến ngày 20 có thể cho vịt trời tập ăn thóc. Từ ngày thứ 15 trở đi, bà con có thể kết hợp hình thức chăn thả tự nhiên để vịt trời phát huy tập tính hoang dã, tự kiếm ăn. Bổ sung khoảng 100g thức ăn/con/ngày.

– Vịt từ 20 -80 ngày tuổi: từ ngày thứ 30 trở đi, bà con có thể cho vịt trời ăn đầy đủ các nhóm thức ăn như vịt trưởng thành kết hợp với chăn thả tự nhiên. Bổ sung khoảng 140g thức ăn/con/ngày.

– Sau 70 ngày cần tiến hành phân loại vịt và chọn ra những con có phẩm chất tốt để làm giống hoặc vịt đẻ trứng. Số còn lại chờ đủ 80 ngày tuổi là có thể bán vịt trời thịt.

mô hình nuôi dúi của anh Phạm Văn HùngNhững ngày cuối tháng 7, từ thành phố Bắc Giang, theo đường tỉnh lộ 293, chúng tôi...
28/10/2022

mô hình nuôi dúi của anh Phạm Văn Hùng
Những ngày cuối tháng 7, từ thành phố Bắc Giang, theo đường tỉnh lộ 293, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi động vật rừng của gia đình anh Phạm Văn Hùng, trú tại thôn Nghĩa An, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Đón chúng tôi, anh Hùng nhanh tay pha trà mời khách, rồi dẫn chúng tôi vào tham quan trang trại nuôi động vật rừng của gia đình.

Trang trại là một khu nhà được xây dựng kiên cố, khép kín, cao ráo, có mái che nắng mưa, tổng diện tích rộng hơn 1.000 m2. Được anh Hùng lắp vài chiếc quạt thông gió công nghiệp có công suất lớn, giúp làm mát, loại bỏ khí nóng bên trong, cung cấp khí tươi, oxy từ bên ngoài vào. Qua đó, trang trại luôn có nhiệt độ ổn định, tạo môi trường trong lành cho động vật rừng sinh sản, sinh trưởng.

Anh Hùng cho biết, trang trại hiện đang nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng trên 1.000 cá thể dúi má vàng và dúi mốc đại. Ngoài ra còn nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng hàng trăm cá thể hai loài cầy vòi mốc và don. Nuôi dúi không giống như nuôi gia súc hay gia cầm. Khi nuôi đòi hỏi quy trình chăm sóc phải nghiêm ngặt hơn như, thức ăn phải khô ráo, không ẩm ướt; không ôi, thiu. Bên cạnh đó, chuồng trại phải thông thoáng, mát, nhiệt độ chuồng vừa phải; cần thường xuyên vệ sinh ô chuồng sạch sẽ, phun khử trùng 1 tháng/lần thì đàn dúi sẽ không bị mắc bệnh ngoài ra, nhiễm khuẩn, viêm phổi hay bị bệnh tiêu chảy.

Chuồng nuôi dúi được thiết kế đơn giản, không tốn nhiều diện tích, với hàng trăm ô chuồng nhỏ, gia đình anh dùng gạch lát nền gắn lại với nhau, kích thước cao 60 x 60cm/ô xếp sát nhau. Trong mỗi ô chuồng là một cặp dúi giống, dúi thương phẩm hoặc vài cá thể dúi con mới được tách đàn.

Cũng theo anh Hùng, khi chọn dúi giống để nuôi sinh sản, đối với dúi cái, cần chọn những cá thể càng nhiều vú càng tốt (nhiều nhất là 8 vú); bởi, theo kinh nghiệm, những cá thể này mỗi lứa sẽ đẻ nhiều con, khi được chăm tốt, sẽ có nhiều sữa để cho con bú. Còn đối với dúi đực, cần chọn những cá thể đầu to, thân dài và có hạt cà to; một cá thể dúi đực có thể ghép với 4 - 5 cá thể dúi cái. Với những đặc điểm trên, khi được chọn để ghép, phối dúi mới sinh sản tốt và nhân đàn nhanh.

Dúi cái nuôi từ 7 - 8 tháng tuổi sẽ động dục. Thời gian sinh sản của dúi rất ngắn, kể từ khi giao phối đến khi sinh sản khoảng 45 ngày, một năm sinh sản 2 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 - 8 cá thể dúi con. Dúi con được khoảng 60 ngày thì tách mẹ. Sau khi tách mẹ khoảng 15 ngày, phải cho dúi con ăn bổ sung thêm ngô non; bởi, ngô non có nhiều chất dinh dưỡng. Thời gian tách đàn dúi con, ghép đôi bố mẹ phải phù hợp. Nếu dúi con tách mẹ sớm sẽ chậm phát triển, còn tách muộn sẽ làm gián đoạn vòng sinh sản của dúi mẹ.

giá thịt lợn 24/10/2022
24/10/2022

giá thịt lợn 24/10/2022

giá trứng gà 24/10/2022
24/10/2022

giá trứng gà 24/10/2022

giá vịt 24/10/2022
24/10/2022

giá vịt 24/10/2022

giá gà 24/10/2022
24/10/2022

giá gà 24/10/2022

10/10/2022
Từ 5 con dê giống ban đầu, chỉ trong vòng 3 năm, anh Nguyễn Hoài Anh, 36 tuổi, ở ấp Ba Tiệm, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân đã...
22/09/2022

Từ 5 con dê giống ban đầu, chỉ trong vòng 3 năm, anh Nguyễn Hoài Anh, 36 tuổi, ở ấp Ba Tiệm, xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân đã phát triển đàn dê gần 50 con và có thu nhập ổn định từ bán dê giống và dê thịt.
Gia đình anh Hoài Anh có diện tích đất khoảng 2 ha, chủ yếu nuôi trồng thủy sản, nỗi năm thu nhập từ tôm, cua trên 100 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, cuộc sống gia đình anh chỉ tương đối ổn định nhưng không dư giả nhiều.
Ước mơ làm giàu trên mảnh đất quê hương vẫn thôi thúc anh tiếp tục đi khắp nơi học hỏi các mô hình chăn nuôi thành công. Sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng đi mới, anh quyết định chọn dê là vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình vì nuôi dê vốn đầu tư ít, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nông nhàn, thức ăn cây cỏ sẵn có ở đị phương, đặc biệt là giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác.
Giữa năm 2019, anh Hoài Anh bắt tay vào làm chuồng và mua 5 con dê giống về nuôi, mỗi con có trọng lượng trên 30kg, với giá 4 triệu đồng mỗi con. Anh Hoài Anh làm mỗi chuồng có diện tích khoảng 50 mét vuông, chiều cao trên 1 mét, chủ yếu bằng cây lá địa phương nên ít tốn chi phí. Đồng thời mua máy cắt thức ăn cho dê. Sau 5 tháng nuôi, dê đã cho sinh sản. Anh Hoài Anh cho biết: “Dê mỗi năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 2 đến 4 con. Đến giữa năm 2020, tôi đã bán dê thịt và dê giống, dê giống từ 2 - 3 tháng tuổi, cân nặng 15 kg/con là có thể xuất chuồng”. Mỗi con bán từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Dê thịt nuôi từ 5 đến 6 tháng, có trọng lượng khoảng 40 kg, có giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Hơn 2 năm qua, mỗi năm gia đình anh bán từ 10 đến 20 cặp dê giống và khoảng 30 con dê thịt, cộng với tiền bán phân dê, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 150 triệu đồng từ mô hình nuôi dê. Hiện tại, chuồng dê của anh có trên 50 con.
Theo anh Hoài Anh, để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi dê rất quan trọng, từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bệnh, chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh, cho ăn uống đầy đủ là dê phát triển tốt.
Hàng ngày, cho dê ăn 3 lần vào buổi sáng, trưa, chiều; thức ăn chủ yếu là cỏ, cây, lá. Để chủ động nguồn thức ăn cho dê, anh Hoài Anh còn trồng cỏ sữa trên mảnh đất trống sau nhà, đi cắt cỏ ven theo các tuyến đường giao thông nông thôn trong xóm. Ngoài ra, anh Hoài Anh còn cho dê ăn thêm một số phụ phẩm như: xơ mít, chuối cây, rau cải vụn… Nhờ chịu khó chăm sóc, cho ăn uống đầy đủ nên đàn dê của anh Hoài Anh rất mau lớn, khỏe mạnh và ít bệnh tật.
Ông Trần Quốc Duy, Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Mỹ cho biết: “Anh Hoài Anh là nông dân tiêu biểu, đi đầu trong phong trào sản xuất của xã. Hiện tại, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn xã đến học hỏi mô hình nuôi dê nhốt chuồng của anh Hoài Anh. Để hỗ trợ người dân phát triển bền vững, chúng tôi sẽ tranh thủ các nguồn vốn vay, hỗ trợ bà con tăng quy mô và nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng”.
Sự cần cù, chịu khó, với ý chí dám nghĩ, dám làm, đến nay mô hình nuôi dê của anh Nguyễn Hoài Anh là một trong những mô hình có hiệu quả trong phát triển kinh tế. Dê dễ nuôi, giá dê thịt luôn ổn định, phù hợp với các hộ ít đất sản xuất, nên mô hình này có thể phát triển và nhân rộng ra cho bà con nông dân áp dụng để giảm thời gian nhàn rỗi và tạo thu nhập ổn định cho gia đình.

SẢN PHẨM ĐƯỢC CẤP PHÉP LƯU HÀNH TOÀN QUỐC. AN TOÀN, HIỆU QUẢ, KHÔNG CHẤT CẤM
22/09/2022

SẢN PHẨM ĐƯỢC CẤP PHÉP LƯU HÀNH TOÀN QUỐC. AN TOÀN, HIỆU QUẢ, KHÔNG CHẤT CẤM

20/09/2022
-Những việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà cần làm hàng ngày để đảm bảo gà không bị các loại bệnhVệ sinh chuồng gà tưởng ch...
24/08/2022

-Những việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà cần làm hàng ngày để đảm bảo gà không bị các loại bệnh
Vệ sinh chuồng gà tưởng chừng là một việc đơn giản, thế nhưng lại rất nhiều và có thể cần nhiều nhân công mới có thể hoàn thành đầy đủ. Và đây cũng là một công việc hết sức cần thiết không thể thiếu. Dưới đây là những công việc chúng tôi liệt kê ra, cần phải làm hàng ngày, hàng tháng và hàng quý. Thực hiện đầy đủ và đúng cách sẽ giúp cho đàn gà nhà bạn phát triển nhanh và khỏe mạnh hơn.
Những công việc cần làm vệ sinh ngay trong ngày tại chuồng gà tuy không nặng nhọc nhưng rất nhiều. Chăn nuôi nhỏ theo hộ gia đình thì không nói làm gì, nhưng nếu là trại gà lớn, nuôi hàng ngàn gà trở lên thì mỗi khâu vệ sinh cần phải có nhiều người phụ trách, chứ không thể một hai người mà có thể quán xuyến hết được
Đón nắng ban mai cho chuồng
Ánh nắng ban mai giúp chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu. Những loại vi trùng này không chỉ có ở những nơi rông rãi mà còn cả những chỗ kín.
-Vệ sinh máng ăn, máng uống
Máng đựng thức ăn và máng đựng nước uống của gà mỗi sáng cần được đem ra cọ rửa sạch và phơi nắng sát trùng vì đã quá dơ bẩn, không thể để vậy dùng tiếp được. Phải thay vào đó máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gà ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dành dùng vào hôm sau.
Thay các máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gà ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để diệt khuẩn. Hôm sau mới có thể dùng tiếp.
-Thay máng phân
Mỗi chuồng nên có hai máng phân để hợp vệ sinh hơn. Chúng bao gồm máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai.
-Quét dọn thức ăn vương vãi
Nết ăn của gà rất xấu. Khi ăn đều dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hột rơi hột rụng đó; nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khoẻ của gà.
-Quét dọn chuồng trại
Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi …
Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi.

KỸ THUẬT NUÔI BÒ NHỐT CHUỒNGChuẩn bị chuồng nuôiĐể thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng quản lý đàn bò thì việc sử dụng chu...
24/08/2022

KỸ THUẬT NUÔI BÒ NHỐT CHUỒNG
Chuẩn bị chuồng nuôi
Để thuận lợi cho công tác nuôi dưỡng quản lý đàn bò thì việc sử dụng chuồng nuôi bò là khâu đầu tiên bà con cần chuẩn bị. Chuồng nuôi được xây dựng dựa trên số lượng đàn bò và quy mô chăn nuôi hộ gia đình hay trang trại. Chăn nuôi bò theo hình thưc nhốt chuồng là bò sẽ được chăm sóc nuôi dưỡng tại chuồng nên yêu cầu chuồng trại phải đảm bảo được đầy đủ các bộ phận như nền, mái, rào chắn xung quanh, máng ăn, máng uống, hố chứa phân.
Để đảm bảo bò luôn khỏe mạnh thì chuồng trại hải đạt các yêu cầu sau:
Diện tích chuồng bình quân từ 2-4 mét vuông.
Xây dựng ở nơi cao ráo , sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
Chuồng làm cách nhà ở tối thiểu là 4 mét, quay về hướng nam hoặc đông nam.
Nền chuồng phải làm chắc chắn lát gạch hay bê tông để dễ dọn vệ sinh. Có độ dốc 2-3 % về phía rãnh thoát.
Bố trí máng ăn, máng uống dọc theo hành lang.
Kích thước máng ăn: 60cm x 120 cm. Cao phía sao 80cm, cao phía trước 50 cm, trong lòng máng hình lòng mo.
Kích thước máng uống dài 60cm x rộng 60cm x sâu 40cm.
Rãnh thoát nước thải: rộng 30cm, sâu 30cm, độ dốc 5- 8 %.
Cần bố trí thêm hố ủ phân hoặc hầm biogas, hệ thống rèm che cách tầm bò với 1- 1,5 mét. Chồng cây xanh chống nóng cho bò giữa mùa hè.
Có thể ngăn thành các ô rộng để nuôi nhốt 5- 7 con cùng một chuồng hoặc dùng ống kẽm hàng cũi để nuôi nhốt riêng thành từng con.
Khâu chọn giống
Một trong những yếu tố quyết định đến thành công của nghề chăn nuôi bò thịt hiện nay là lựa chọn giống bò. Vì giống bò quyết định tới năng xuất chất lượng thịt và giá thành sau này. Để nuôi bò thịt đạt hiệu quả bà con không nên chọn giống bò nội còn gọi là bò địa phương nên chọn giống bò lai sind hoặc bò italia màu trắng, chọn bò có bộ xương to, lông nhuyễn, bụng thon, dài đòn vai đôi hai đùi sau to, cạnh đôi to, dịch hoàn to không lộ rõ, đầu to, răng nhỏ mà thấp, không kén ăn. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng phát triển tích lũy thịt mỡ cũng khác nhau. Hiện trên thế giới có rất nhiều giống bò siêu thịt cho năng xuất rất cao cho tỷ lệ thịt sẻ tới 70%. Tỷ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao, rất thơm ngon. Tuy nhiên hướng lựa chọn để nuôi phù hợp là các giống vùng nhiệt đới có thể thích nghi khí hậu nóng ẩm.
Khi chọn mua giống bò để nuôi vỗ béo đối với bê tơ thì không nên chọn giống bò nội, bò ta màu vàng. Nếu là bò trưởng thành nên chọn những con có bộ khung to khỏe mạnh. Loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh, thời gian cần thiết để vỗ béo bò chỉ cần khoảng 2 tháng không nên chọn những con đã quá già. Để chăn nuôi bò thịt có hiệu quả cao bà con nên chọn giống bò lai nhóm zêbu gồm: Red Sindhi, Brahman, Sahiwal. Đặc biệt giống bò Brahman có nguồn gốc từ Ấn Độ và Brazin đang được nhiều bà con lựa chọn để nuôi vì bò Brahman có thể lực tốt thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới khô hạn. Khả năng sinh sản và sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như vùng đồng cỏ khô hạn, việc đầu tư và chăm sóc cũng tiết kiệm hơn. Ngoài ra khi chọn giống bò bà con nên lưu ý một vài điểm sau:
Chọn những con có thể chất khỏe mạnh.
Ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm.
Đầu cổ linh hoạt, mặt ngắn chán rộng mắt sáng, mõm bẹ bộ răng còn tốt.
Lưng dài, thẳng, ngực sâu, rộng bụng tròn gọn.
Mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to.
Chân thẳng, bước đi vững trãi, chắc chắn, móng khít.
Yếm rộng, bao da rốn phát triển.
Khâu chăm sóc
Khác với chăn nuôi bò theo hình thức chăn thả truyền thống trước đây, chăn nuôi bò thịt khá đơn giản mà vẫn mang lại hiệu quả cao bởi người nuôi không tốn nhiều công chăm sóc chỉ cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong khâu nuỗi dưỡng thì bò sẽ tăng trưởng và phát triển nhanh.
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò thịt vẫn là các loại cỏ tươi rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô, củ quả, ngoài ra còn có các loại thức ăn ủ chua, rơm đã được kiểm hóa các loại thức ăn tinh chế. Chăn nuôi bò thịt bằng các thức ăn vỗ béo khác với chăn nuôi bò truyền thống là có bổ sung thêm thức ăn tinh và các phụ phẩm như bống rượu, cám.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố rất quan trọng giúp đàn bò phát triển nhanh. Thời gian vỗ béo thường kéo dài từ 2- 2,5 tháng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả vỗ béo của bò. Chăm sóc nuôi dưỡng bò vỗ béo chủ yếu là cách chọn lựa thức ăn và cách cho bò ăn. Thức ăn của bò vỗ béo chủ yếu là thức ăn thô xanh đây là nguồn thức ăn rât quan trọng đối với bò vỗ béo. Mặc dù việc cung cấp dinh dưỡng của thức ăn thô xanh không cao nhưng thức ăn thô xanh lại đóng vai trò rất quan trọng giúp cho bò không bị chướng hơi, dạ cỏ do sử dụng qúa nhiều thức ăn tinh trong suốt quá trình vỗ béo. Cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh có chất lượng tốt đã băm nhỏ và cho bò ăn tự do cả ngày. Đối với thức ăn thô xanh là cỏ tươi khi cắt về nên rửa và phơi tái sau đó cho bò ăn, đảm bảo sạch mầm bệnh giảm chướng hơi, dạ cỏ và ngộ độc. Đối với phụ phẩm như thân lá cây ngô, bẹ ngô có thể cho ăn thẳng sau khi băm nhỏ. Không nên cho bò ăn quá nhiều cây họ đậu như dây lạc, đỗ trong một bữa tối đa chỉ được cho ăn 1/3 khẩu phần dưới 10 kg một bữa để đảm bảo nguồn cỏ cho bò luôn dồi dào quanh năm và phù hợp với hình thức nuôi nhốt. Bà con nên có diện tích đất để trồng cỏ, việc chọn cỏ dễ trồng sinh trưởng và phát triển nhanh cũng rất quan trọng trong chăn nuôi bò thịt. Hiện có nhiều loại cỏ như Va06, Ruzi, cỏ sữa cho năng suất dinh dưỡng cao rất thích hợp để trồng làm thức ăn cho bò.
Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ lượng thức ăn thô xanh cho bò thịt, bà con cần bổ sung thêm các loại thức ăn tinh như bột bắp cám gạo, bột mì, thức ăn giàu protein, giàu đạm để nâng cao hiệu quả vỗ béo bò. Ngoài ra bà con nông dân có thể dùng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân cây bắp, cây mía, để chế biến thành thức ăn, ủ chua để dành cho bò ăn dần vào mùa khô thiếu cỏ.
Trước khi bán thịt nếu bò gầy cần vỗ béo khoảng 2 tháng sẽ cho lợi nhuận cao. Trong thời gian vỗ béo bò cần nuôi nhốt hoàn toàn cung cấp thức ăn, nước uống tại truồng. Vỗ béo bò quan trọng nhất là sử dụng lượng thức ăn tinh hợp lý, kết hợp hài hòa với thức ăn thô xanh và các phụ phẩm khác. Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của bò để bò tích lũy tạo thịt trong cơ thể càng nhiều càng tốt.
Để bò nhanh béo bà con cần áp dụng những quy định sau:
Tẩy giun sán trước lúc vỗ béo.
Nuôi nhốt tại chuồng suốt thời gian vỗ béo.
Mỗi ngày cho ăn từ 8- 10 kg thức ăn thô xanh, 3,5 kg thức ăn tinh chia làm 4- 5 bữa trong ngày.
Thức ăn tinh được trộn theo công thức 44 kg bột sắn + 50% bột ngô + 3% Ure + 1% muối + 2% bột xương hoặc 70% bột sắn + 22 % cám gạo + 3% ure + 1% muối + 2% bột xương.

KĨ THUẬT NUÔI LƯƠN TẠI NHÀNuôi lươn có bùnDo đây là loài động vật máu lạnh nên khi xây dựng bồn nuôi lươn, các ...
18/08/2022

KĨ THUẬT NUÔI LƯƠN TẠI NHÀ
Nuôi lươn có bùn
Do đây là loài động vật máu lạnh nên khi xây dựng bồn nuôi lươn, các bạn cần phải lựa chọn khu vực đất cao ráo, kín gió và có thể cung cấp được nguồn nước với chất lượng tốt. Việc xây dựng bồn nuôi lươn cũng vô cùng đơn giản và không đòi hỏi chi phí quá cao. Bạn chỉ cần thực hiện một bồn chứa có diện tích khoảng 10 – 30 m2, chiều cao mỗi bồn từ 1 – 1,3 m và phủ trên là tấm bạt nylon không thấm nước là hoàn tất chiếc bồn cơ bản.
Sau khi xây dựng bồn nuôi lươn cơ bản, bạn hãy đổ đất vào trong bồn. Lưu ý, đất nên chiếm khoảng 1/2 – 2/3 diện tích để lươn có thể chui vào đó cư trú. Tiếp đến, bạn hãy đổ nước có chiều sâu 20-30cm, không để nước sâu quá sẽ ảnh hưởng đến tốc tộ tăng trưởng của lươn. Ngoài ra, loài động vật này thường chui rúc vào những chỗ tối, ít ánh sáng nên bạn có thể thả thêm lục bình, rau dừa để tạo bóng râm. Bạn cũng thể trồng thêm một số cây bên ngoài bồn để tạo bóng mát, giúp quá trình nuôi lươn được thuận lợi hơn.
Lươn không bùn
Bể xi măng mặt trong ốp gạch men/gạch tàu hoặc lót bạt (để tránh cho lươn bị trầy xướt) hay đơn giản hơn là dùng tre đóng thành khung nổi trên mặt đất và lót bạt. Bể nuôi nên thiết kế hình chữ nhật, diện tích dao động từ 6 - 20 m2, chiều cao khoảng 0,7 - 1 m ,trên thành bể viền các gờ bằng gạch tàu để đề phòng lươn thoát ra ngoài
- Vị trí yên tĩnh, có bóng mát, dễ lấy nước và thoát nước ,làm mái che bán mái hoặc làm giàn trồng cây leo che nắng, gió
- Đáy bể phải được làm dốc về phía cống thoát để có thể dễ dàng đưa thức ăn thừa ,chất bài tiết của lươn khi tháo cạn thay nước .Cống thoát nên được thiết kế bằng ống nhựa PVC được khoan lỗ nhỏ hơn kích cỡ lươn hoặc bọc lưới để tránh lươn bị hút ra ngoài khi thay nước. Hệ thống cấp nước nên đặt sát đáy bể và đối diện cống thoát để có thể tận dụng sức nước tống cặn bã về phía cống thoát. - Bể nuôi lươn nếu xây mới thì giá thể phải được ngâm ít nhất 1 tuần (thay nước hàng ngày)
- Giá thể cho lươn trú ẩn (đồng thời là “sàn ăn”) gồm 3 khung tre/gỗ đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 1/3 diện tích bể, mỗi khung bao gồm các thanh tre/gỗ được đóng song song cách nhau 10 cm. Khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn - Hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể làm tăng nhiệt độ nước, toàn bộ bể nuôi nên được che mát bằng lưới cách nhiệt (lưới lan) loại dày.

CÁCH  NUÔI NGAN ĐEN HIỆU QUẢChọn ngan giốngChọn ngan đen nở đúng ngày (từ ngày 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông...
27/07/2022

CÁCH NUÔI NGAN ĐEN HIỆU QUẢ
Chọn ngan giống
Chọn ngan đen nở đúng ngày (từ ngày 34 và 35) khoẻ mạnh nhanh nhẹn. Lông bông; mắt sáng, bụng gọn, chân mập, có màu lông tơ đặc trưng của giống.

Mật độ
Tuỳ thuộc vào điều kiện chăn nuôi, mùa vụ và khí hậu mà quyết định mật độ chuồng nuôi. Mật độ vừa phải thì ngan sinh trưởng và phát triển tốt và hạn chế được sự lây nhiễm bệnh tật. Từ 0 – 4 tuần tuổi: 15 – 20 con trên m2 nền chuồng. Từ 9 – 12 tuần tuổi: 5 – 7 con trên m2. Nền chuồng cộng với diện tích sân chơi bằng 2 lần diện tích nền chuồng.

Nhiệt độ và chế độ chiếu sáng
Ngan đen không tự nhiên điều chỉnh được thân nhiệt trong 2 tuần đầu mới xuống chuồng. Do vậy cần được đảm bảo được nhiệt độ cho ngan đen. Nếu nhiệt độ không thích hợp thì tỷ lệ nuôi sống; khả năng sing trưởng bị ảnh hưởng, ngan đen dễ mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá.

Khi đủ ấm ngan đen nằm rải đều trong quây; khi thiếu nhiệt ngan đen nằm chồng lên nhau sát vào nguồn nhiệt. Nếu thừa nhiệt ngan đen nằm tản ra nguồn nhiệt nhào nhác khát nước. Ngan đen con cần chiếu sáng 24 trong ngày, ban ngày lợi dụng ánh sáng tự nhiên đảm bảo cường độ chiếu sáng 3W 1 m2 nền chuồng.
Thức ăn cho ngan

Phải bảo đảm được thức ăn luôn mới, thơm; không bị mốc mọt. Thức ăn cần phải cân đối về thành phần dinh dưỡng để đáp ứng đủ về nhu cầu sinh trưởng và phát triển của ngan đen. Trong từng giai đoạn, sử dụng nhiều loại nguyên liệu và thức ăn bổ sung động vật, thực vật, premix khoáng và vitamin.
Phương pháp cho ăn
Với mục đích của người chăn nuôi là ngan lớn nhanh. Nên lượng thức ăn đảm bảo thoả mãn được nhu cầu của ngan. Như vậy không có nghĩa là cứ cho ăn tự do ở mức lúc nào trong máng cũng có thức ăn. Khi thức ăn sẽ bị ôi thiu; ẩm mốc, thức ăn của ngan giảm đi gây ảnh hưởng tới sinh trưởng, thậm chí gây bệnh cho ngan. Để ngan ăn được nhiều; hiệu quả chuyển hoá thức ăn tốt cần cho ăn như sau: Cho ngan đen ăn theo bữa, hết thức ăn mới cho ăn tiếp để cám thường xuyên mới. Mùi thơm của cám sẽ kích thích được ngan ăn nhiều; đồng thời tránh cho ngan mổ cắn nhau.

Từ 5 – 12 tuần tuổi có thể cho ngan ăn thêm rau xanh. Để có căn cứ cho các nhà sản xuất lập kế hoạch chuẩn bị thức ăn nuôi ngan.

Một số chú ý:
Cần thực hiện như kiểm tra khối lượng đến 12 tuần tuổi. Ngan đen mái đạt 2,15 – 2,2kg và ngan đen trống đạt 3,1 – 3,5 kg. Vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày phải vệ sinh máng uống, máng ăn sạch sẽ. Thay chất độn chuồng; thay nước sạch cho ngan uống và tắm. Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7 ngan đen mọc lông vai. Lông cánh dẫn đến bệnh mổ cắn lông do thiếu dinh dưỡng, rau xanh; nuôi chật, độ ẩm cao.

Do đó, cần chú ý chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo để tránh hiện tượng này. Chú ý cho ngan đen vận động để tránh liệt chân. Hàng ngày quan sát theo dõi đàn ngan. Khi phát hiện cần cách ly kịp thời những con ốm, phòng và trị kịp thời cho toàn đàn ngan. Từ tuần thứ 12 cánh ngan mọc dài; ngan đen có thể bay cần xén cánh cho ngan mái. Tiêm phòng vaccin dịch tả vịt lần 1 cho đàn ngan.

SỬ LÝ CHUỒNG TRẠI PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO LƠN        Chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở và khu chăn nuôi gia súc, gi...
27/07/2022

SỬ LÝ CHUỒNG TRẠI PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO LƠN

Chuồng nuôi phải cách biệt với nhà ở và khu chăn nuôi gia súc, gia cầm khác. Có tường rào bao quanh khu vực chăn nuôi. Đối với nuôi lợn theo phương thức chuồng hở phải có lưới bao quanh chuồng nuôi để ngăn chặn các loại động vật, chuột, côn trùng... tiếp xúc với lợn. Tại cửa ra vào khu vực chăn nuôi, cửa ra vào của các dãy chuồng phải có hố sát trùng, tiêu độc. Nước thải, chất thải từ các ô chuồng được đổ thẳng ra hệ thống thu gom chung. Đường thoát chất thải chung từ các ô chuồng đến khu xử lý chất thải phải đảm bảo kín như hố phân hoặc hầm Biogas. Tại các ô chuồng phải bố trí máng ăn, máng uống riêng, không sử dụng chung máng ăn, máng uống giữa các ô chuồng.

KỸ THUẬT NUÔI DÊ NHỐT CHUỒNGThức ăn cho dê:Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nuôi dê làm giàu. Nguồn thứ...
27/07/2022

KỸ THUẬT NUÔI DÊ NHỐT CHUỒNG
Thức ăn cho dê:
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nuôi dê làm giàu. Nguồn thức ăn cho dê vô cùng phòng phú, có sẵn, dễ canh tác. Bà con có thể tận dụng tối đa các phế phẩm và phụ phẩm của ngành trồng trọt, các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm…. để đáp ứng nhu cầu thức ăn và phát triển của đàn dê. Các nguồn thức ăn chủ yếu của chúng bao gồm: thức ăn thô xanh, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung. Cụ thể:

– Thức ăn thô xanh: cỏ tạp, cỏ mồm, cỏ voi, cỏ lông tây, rau muống, rau bèo, lá xoan, dây khoai lang, lá mít, lá sấu, thân cây chuối, thân cây đậu lạc, thân cây ngô, cỏ hòa thảo

– Thức ăn tinh: Bao gồm các loại hạt ngũ cốc và phụ phẩm của chúng như: thóc, ngô, đậu tương, lúa mì, cao lương, các loại hạt họ đậu, hạt lạc…

– Thức ăn bổ sung: Bao gồm các loại củ quả như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, sắn (tuy nhiên trong sắn cùng có nhiều độc tố như axit HCN nên trước khi cho ăn bà con phải xử lý và không nên cho ăn quá nhiều). Ngoài ra còn có các phụ phẩm như: bã rượu bia, dã đậu phụ, rỉ mật đường, các loại thức ăn bổ sung khoáng, vitamin, bột xương, bột sò, muối ăn.

Những phương pháp chế biến và dự trữ nguồn thức ăn cho dê:
– Với các loại thức ăn thô xanh:

Đây là nguồn thức ăn quan trọng và dễ chế biến nhất, chiếm đến hơn 70% khẩu phần ăn. Tuy nhiên các loại cỏ, đặc biệt là cỏ voi, thân ngô, thân cây chuối… dài, có phần thân cứng và dai nên dê thường bỏ. Muốn nâng cao khả năng ăn của dê, tránh lãng phí, tránh để thức ăn rơi vãi ra bên ngoài, bà con nên dùng các loại máy băm cỏ đa năng để băm nhỏ chúng thành đoạn ngắn từ 3 – 5 cm cho dê ăn hàng ngày.
Ngoài ra, bà con có thể đem ủ chua thức ăn với một số chế phẩm sinh học để thúc đẩy hệ tiêu hóa, giúp đàn dê hấp thụ tốt nhất.

– Với các loại củ quả, bà con không nên nghiền mịn mà cũng không nên để cả củ, đàn dê sẽ rất khó ăn. Ở đây, người chăn nuôi chỉ nên băm nhỏ vừa phải.

– Với hỗn hợp thức ăn tinh, thức ăn từ các loại hạt trồng trọt, bà con có thể sử dụng các loại máy nghiền đa năng, máy trộn nguyên liệu… để nghiền mịn sau đó phối trộn với nhau và với rỉ mật, chế phẩm sinh học giúp bổ sung hàm lượng đạm, vitamin cho vật nuôi. Bà con có thể tham khảo các công thức phối trộn theo từng giai đoạn sau cho dê:

Hỗn hợp tinh cho dê con tập ăn và giai đoạn sau cai sữa với hàm lượng đạm thô từ 17 – 19%)
Nước uống
Bà còn phải thường xuyên cung cấp nước cho đàn dê nhốt chuồng. Giai đoạn từ từ sinh đến 2 tháng tuổi: khoảng 0,5 lít/ ngày. Dê từ trên 2 tháng tuổi: cần khoảng 5 lít nước/ ngày.

Chú ý: nước uống, máng uống luôn phải sạch sẽ, không có lẫn chất bẩn tránh để vi khuẩn có cơ hội thâm nhập vào cơ thể, đường ruột gây bệnh.

Vào mùa mưa, nguồn thức ăn xanh của dê thường có chứa nhiều nước nên thời điểm này chúng sẽ không đòi hỏi quá cao nhu cầu nước uống.

Đối với dê vắt sữa, trung bình 1 lít sữa chúng sẽ cần khoảng 1,3 lít nước, dựa vào số lượng sữa thu được trung bình trong ngày bà con có thể tính toán và cung cấp lượng nước phù hợp cho chúng.

Thiến giống cho dê thịt
Đối với dê đực lấy thịt, bà con phải thiến để chúng cho sản lượng thịt tốt nhất. Thời gian bắt đầu thiến là từ khi dê đạt 3 tuần tuổi vì nếu thiến trước chúng sẽ còn yếu, khó chịu đựng. Còn kéo dài quá thời gian thì khó thiến vì bản tính dê đực rất hung hăng.

Bà con tiến hành thiến giống cho dê đực như sau:

Bước 1: Làm vệ sinh sạch sẽ, sát trùng túi dịch hoàn. Kéo nhanh và nắm chắc 2 dịch hoàn ra phía bên ngoài rồi buộc lại để nó không di chuyển trở lại phía bên trong.
Bước 2: Dùng một con dao nhỏ và sắc để cắt một đường dài khoảng 3 – 4 cm vào chính giữa túi dịch hoàn. Lúc này phần dịch hoàn ở bên trong sẽ lộ ra, bà con kéo dịch hoàn ra bên ngoài.
Bước 3: Phần trên thừng dịch hoàn bà con buộc thắt lại thành 2 nút cách nhau 1,5cm. Sau đó, dùng dao sắc để cắt phần thừng dịch hoàn giữa hai nút buồn đó. Bà con cũng làm tương tự với phần dịch hoàn còn lại.
Bước 4: Sau khi thiết, bà con sử dụng bông sạch để lau bên trong và bên ngoài bao dịch hoàn. Để tránh bị nhiễm trùng, lở loét, bà con nghiền mịn kháng sinh sau đó rắc vào bên trong và khâu bao dịch hoàn lại.
Bước 5: Sau khi thiến giống, bà còn phải kiểm tra hàng ngày tránh để bị nhiễm trùng, ngoài ra cần bôi thêm thuốc sát trùng hàng ngày để vết khâu khỏi hẳn.

Address

Toà Nhà VTC 18 Tam Trinh, Hoàng Mai
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi Goldking 0936.880.901 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tổng Kho Cám Vỗ Béo Vật Nuôi Goldking 0936.880.901:

Share

Category

Nearby pet stores & pet services



You may also like