Chăn Nuôi An Toàn

Chăn Nuôi An Toàn Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Chăn Nuôi An Toàn, Pet sitter, Đông La/Hoài Đức/Hanoi, Hanoi.

—--------------APEX - BIO----------------📌 Được nhập khẩu từ Mỹ📌 Không tái phát lại đến khi xuất chuồng📌 Không hiệu quả ...
21/06/2024

—--------------APEX - BIO----------------
📌 Được nhập khẩu từ Mỹ
📌 Không tái phát lại đến khi xuất chuồng
📌 Không hiệu quả xin HOÀN lại tiền
📌Vật nuôi không KHỎE xin ĐỀN gấp 10 lần
📌Phát hiện ra chất cấm xin phép đền 100tr
--------------------
💊APEX BIO : PHÒNG VÀ ĐẶC TRỊ CÁC BỆNH TRÊN GÀ VỊT:
✔️ Vấn đề về đường tiêu hóa: Newcastle (gà rù, gà tơ), E.coli (phân xanh, phân trắng có bọt), cầu trùng (phân máu, phân gà sáp)…
✔️Vấn đề về hệ hô hấp: CRD, CCRĐ, IB, ILT, ho hen, khò khè...
Chống lại các loại virus khác
✅Sản phẩm tăng đề kháng giúp vật nuôi tránh khỏi mọi loại bệnh.
📌Bà con quan tâm để lại SỐ ĐIỆN THOẠI để được tư vấn
Địa chỉ: Đông La , Hoài Đức, Hà Nội

TUYỆT VỜI QUÁ ! Thức dậy như vậy là em vui rồi các bác ạ Có Tâm ắt có TẦM 🥰Mua hàng : 0793.239.567
11/07/2023

TUYỆT VỜI QUÁ ! Thức dậy như vậy là em vui rồi các bác ạ
Có Tâm ắt có TẦM 🥰
Mua hàng : 0793.239.567

Còn gì vui hơn khi được nghe khách hàng phản hồi ạ Mua hàng liên hệ : 0793.293.567
10/07/2023

Còn gì vui hơn khi được nghe khách hàng phản hồi ạ
Mua hàng liên hệ : 0793.293.567

📎 QUẢN LÝ SỨC KHỎE GÀ CHĂN NUÔI HỮU CƠTrong chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa bệnh để giữ vật nuôi khỏe...
02/07/2023

📎 QUẢN LÝ SỨC KHỎE GÀ CHĂN NUÔI HỮU CƠ
Trong chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa bệnh để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn là điều trị bệnh. Chăn nuôi hữu cơ tập trung vào việc nâng cao điều kiện sống của vật nuôi và làm tăng khả năng miễn dịch của chúng.
* Một số nguyên tắc quản lý sức khỏe vật nuôi
- Chọn giống gà thích hợp.
- Áp dụng các biện pháp thực hành chăn nuôi phù hợp với yêu cầu đối tượng vật nuôi, tăng cường sức đề kháng và khả năng phòng bệnh.
- Dùng thức ăn hữu cơ có chất lượng tốt, kết hợp với việc cho gà vận động để tăng miễn dịch tự nhiên.
- Đảm bảo mật độ nuôi, đủ không gian, ánh sáng và độ thông thoáng.
- Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Nên tiến hành chăn thả luân phiên càng nhiều càng tốt. Việc chăn thả luân phiên làm cho các mầm bệnh tồn tại nhưng ở mức độ thấp, hạn chế bệnh cho vật nuôi.
Đảm bảo chất lượng và số lượng thức ăn chăn nuôi có một tầm quan trọng quyết định đối với sức khỏe của vật nuôi.
* Dùng thuốc thú y
- Thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin đối với các bệnh không kiểm soát được bằng các biện pháp quản lý.
- Nếu vật nuôi bị bệnh, ưu tiên điều trị bệnh bằng các loại thảo dược. Trong trường hợp thảo dược này không hoặc kém tác dụng thì sử dụng các loại thuốc tổng hợp theo chỉ định của cán bộ thú y với thời gian thải trừ thuốc gấp 2 lần hướng dẫn của nhà sản xuất và trong mọi trường hợp tối thiểu là 48 giờ.
* Trong chăn nuôi hữu cơ nhấn mạnh đến công tác phòng ngừa bệnh để giữ vật nuôi khỏe mạnh hơn là điều trị bệnh. Chăn nuôi hữu cơ tập trung vào việc nâng cao điều kiện sống của vật nuôi và làm tăng khả năng miễn dịch của chúng. Muốn vậy, cần phải bắt đầu từ tạo, chọn giống đến chăm sóc nuôi dưỡng phải đạt các tiêu chuẩn tối ưu: đủ không gian, ánh sáng, không khí, chuồng khô ráo, sạch sẽ, vật nuôi được vận động thường xuyên, được vệ sinh phù hợp.
Khi tất cả các biện pháp phòng ngừa này được thực hiện tốt thì gà rất ít nhiễm bệnh. Vì vậy, điều trị thú y chỉ đóng vai trò thứ yếu trong chăn nuôi hữu cơ.

Nhận diện bệnh ORT trên gàTriệu chứng:– Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc– Gà sốt rất cao, ủ ...
28/06/2023

Nhận diện bệnh ORT trên gà
Triệu chứng:
– Gà khó thở, rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vẩy mỏ, khẹc
– Gà sốt rất cao, ủ rũ, giảm ăn.
– Chảy nước mắt mũi, sưng mặt.
– Có thể tiêu chảy, có dịch viêm trên nền chuồng
– Chết trong trạng thái “ngã ngửa” (xác chết béo).
– Gà đẻ: sụt đẻ, đẻ non, vỏ trứng mỏng.
– Bệnh phát sinh từ từ theo từng ô chuồng chứ không xẩy ra ồ ạt.
-Thể bệnh mãn tính âm thầm: nhiều gà còi cọc, chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng cao, giá thành sản xuất tăng.
– Thể bệnh cấp tính hơn: gây chết lên tới 30% trở lên

HỘI CHỨNG LẬT NGỬA VÀ GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU🔰 Đặc điểm bệnhBệnh chủ yếu cảm nhiễm trên vịt ở mọi độ tuổi với ...
22/06/2023

HỘI CHỨNG LẬT NGỬA VÀ GIẢM ĐẺ TRÊN VỊT DO VIRUS TEMBUSU
🔰 Đặc điểm bệnh
Bệnh chủ yếu cảm nhiễm trên vịt ở mọi độ tuổi với biểu hiện sinh trưởng chậm với vịt thịt, giảm hoặc ngừng sinh sản với vịt nuôi theo hướng sinh sản, tỷ lệ chết tương đối cao. Hiện tại chưa có vaccine chính ngạch cho bệnh Tembusu, nên bệnh đang diễn biến phức tạp.
🔰 Nguyên nhân cơ chế truyền lây
Bệnh do virus Tembusu thuộc họ Flavivirus, là một RNA virus nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ba và cs.(2022) cho thấy chủng virus Tembusu lưu hành ở miền Bắc Việt Nam tương đồng cao với virus phân lập từ Thái Lan.
Virus có thể lan truyền từ con bệnh sang con khỏe qua hô hấp, tiêu hóa, tiếp xúc. Ngoài ra còn có minh chứng muỗi là nhân tố trung gian truyền bệnh.
🔰 Triệu chứng
* Vịt con 3 tuần tuổi trở lên và vịt thịt: Đàn vịt khi nhiễm bệnh sẽ giảm ăn đột ngột, sinh trưởng giảm, tiêu chảy phân trắng, loãng, chảy nước mũi, các triệu chứng thần kinh như đi lại mất thăng bằng, vịt nằm lật ngửa, chân tê liệt. Tỷ lệ bị bệnh có thể lên đến 90% và tỷ lệ chết 5-30% phụ thuộc điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.
* Đối với vịt đẻ: Triệu chứng xuất hiện sớm là giảm lượng ăn vào và giảm lượng trứng đột ngột. Tiếp đến xuất hiện tiêu chảy phân xanh dẫn đến suy nhược, giai đoạn sau của bệnh vịt có biểu hiện thần kinh, đi lại bất thường, nặng thì bại liệt hoàn toàn. Diễn biến ổ dịch xảy ra trong vòng 7-10 ngày, tỷ lệ chết trong đàn có thể từ 5-15%, những con vịt trong đàn qua khỏi ngày 10 sẽ phát triển kém, sinh sản kém, dẫn đến chăn nuôi không có hiệu quả.
🔰 Bệnh tích
Xác chết gầy, túm lông đuôi dính phân xanh. Mổ khám cho thấy phù não, màng não xuất huyết, và mạch máu bị tắc nghẽn. Xoang ngực tích dịch màu vàng, cơ tim thoái hóa biến chất. Xoang bụng tích dịch màu vàng, gan sưng to nhạt màu hoặc vàng, lách sưng to sung huyết. Mặt trong dạ dày cơ bị b**g tróc, niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết, niêm mạc ruột xuất huyết tràn lan. Tuyến tụy sưng xuất huyết hoặc hoại tử.
Ngoài những bệnh tích trên vịt đẻ viêm, xuất huyết buồng trứng và thoái hóa, vỡ các nang trứng non, viêm xuất huyết ống dẫn trứng và phúc mạc.
🔰 Phát hiện bệnh
* Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào dịch tễ lưu hành bệnh, căn cứ triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào bệnh tích mổ khám đặc trưng để chẩn đoán Tembussu
* Chẩn đoán xét nghiệm:
- Chẩn đoán virus: thông qua lấy mẫu xét nghiệm bằng sinh học phân tử RT-PCR.
- Chẩn đoán huyết thanh: có thể sử dụng phương pháp ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để tầm soát, xét nghiệm huyết thanh vịt: Việc phát hiện mẫu huyết thanh dương tính trong các đàn vịt chưa tiêm phòng với vaccine Tembusu chứng tỏ trong quá khứ đàn vịt đó đã từng nhiễm bệnh thể nhẹ, tuy nhiên những di chứng bệnh có thể sẽ làm giảm hiệu quả chăn nuôi. Vậy nên tầm soát mầm bệnh sẽ giúp cho nhà chăn nuôi có những giải pháp để giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
🔰 Giải pháp trong bối cảnh chưa có vaccine hữu hiệu, vaccine chính ngạch
Hiện tại chưa có vaccine chính ngạch nhập về để phòng bệnh Tembusu, trước bối cảnh đó nhiều loại vaccine trên thị trường không chính ngạch hiệu quả chưa được kiểm duyệt. Việc tầm soát phát hiện mầm bệnh sẽ rất quan trọng.
* Khi chưa có dịch: thực hiện an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, tiêm đủ các loại vaccine trong quy trình để nâng cao sức đề kháng chung cho vịt.
Định kỳ tuần 2 lần tiêu độc khử trùng, diệt côn trùng, khai thông cống rãnh và phát quang bụi rậm. Định kỳ cần tầm soát sự lưu hành của virus Tembusu thông qua giám sát huyết thanh phát hiện sớm để có hướng xử lý giảm thiệt hai chăn nuôi.
* Khi có dịch: Cần phát hiện sớm để cách ly những con ốm ra khỏi đàn, tiến hành phun khử trùng trên những con vịt chết và chất thải của chúng trước khi mang đi chôn, cần rắc vôi trước khi lấp đất.
Tăng cường giám sát theo dõi để cách ly vịt ốm, tiêu độc khử trùng ngày 1 lần.
Vịt trong đàn chưa có triệu chứng cần tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung điện giải, hạ sốt, men tiêu hóa, giải độc gan thận.
Cần sát trùng để trống chuồng trại sau 1,5 đến 2 tháng mới cho tái đàn.
Nguồn: nhachannuoi.vn

M SOÁT BỆNH CIRCO VIRUS TRÊN HEOBệnh do virus Porcine Circo (PCV2) gây nên có các tên khoa học khác như PMWS (postweanin...
22/06/2023

M SOÁT BỆNH CIRCO VIRUS TRÊN HEO
Bệnh do virus Porcine Circo (PCV2) gây nên có các tên khoa học khác như PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa - hay hội chứng còi cọc. Hoặc PDNS (porcine dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận.
‼ Nguyên nhân
Bệnh do virus Porcine Circo (PCV2) gây nên có các tên khoa học khác như PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa - hay hội chứng còi cọc. Hoặc PDNS (porcine dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận.
Heo thường phát bệnh ở giai đoạn nuôi vỗ béo 6 - 16 tuần tuổi hay lớn hơn.
Bệnh Circo có tỷ lệ nhiễm rất cao, gần 100%, nghĩa là hầu hết mọi con heo đều có mang mầm bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên không phải những heo nào mang mầm bệnh Circo cũng đều biểu hiện triệu chứng bệnh tích. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (cơ địa, giống, môi trường, dinh dưỡng…) mà số heo bệnh có thể chiếm từ 3 - 50%.
‼ Đường truyền lây
Có thể dễ dàng lây nhiễm và gây bệnh trầm trọng khi các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động vào như: Mật độ quá dày, heo đang bị stress, chăm sóc vệ sinh kém, hệ thống cùng vào cùng ra chưa áp dụng đúng mức yêu cầu. Các yếu tố stress tác động làm cho cơ thể giảm sức đề kháng là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh từ môi trường, heo đang mắc bệnh, heo mẹ mang trùng, hoặc từ tinh trùng của heo mắc bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
‼ Cơ chế sinh bệnh
Virus có thể xâm nhập vào cơ thể heo con ngay từ những ngày đầu sau khi sinh. Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào các hạch bạch huyết, hạch amidan, hạch phổi, lách và các mô tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Sau đó, virus xâm nhập vào các tế bào lympho -> làm giảm số lượng các tế bào lymphocyte -> giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch -> tăng độ mẫn cảm với các loại vi khuẩn, virus khác.
‼ Triệu chứng và bệnh tích
Bệnh thường thể hiện dưới 2 thể chính: Thể còi cọc và thể viêm da, viêm thận.
Thể còi cọc: Hơn 95% heo bị bệnh ở thể này đều có triệu chứng còi cọc, chậm lớn, xù lông. Ngoài ra heo còn có các biểu hiện khác như hô hấp khó khăn (do phổi bị tổn thương), hệ thống hạch sưng to, vàng da, sốt, tiêu chảy, chết đột ngột.
Khi mổ khám heo bệnh thấy có nhiều tổn thương trên các cơ quan nội tạng như ruột sưng, dạ dày loét, sưng gan, phổi viêm và nhục hóa...
Thể viêm da, viêm thận: Biểu hiện chủ yếu của thể này là heo xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau trên vùng da toàn thân -> sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy. Trong một số trường hợp heo nái bị sảy thai.
Khi mổ khám heo bệnh thấy tổn thương trên thận: Thận sưng (dẫn đến hai đầu quả thận không cân đối), viêm, nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt. Trong một số trường hợp bề mặt thận xuất hiện nhiều điểm màu trắng.
‼ Kiểm soát dịch bệnh
Trước hết nên loại bỏ ngay những con còi cọc ra khỏi đàn càng sớm càng tốt.
Bệnh không có thuốc đặc trị nên quan trọng nhất vẫn là thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.
Chăm sóc heo thật tốt ngay từ khi vừa mới sinh ra như: Cho bú sữa đầu càng sớm, càng nhiều càng tốt, úm heo con đúng kỹ thuật, bấm răng và cắt đuôi đúng, tập ăn sớm…Hạn chế ghép heo và chuyển đàn để giảm sự tiếp xúc giữa các đàn với nhau.
Quản lý tốt nhiệt độ và thông thoáng trong chuồng nuôi.
Thực hiện nguyên tắc cùng vào cùng ra, mật độ nuôi phù hợp. Loại thải những con ốm yếu và ủ rũ.
Tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm các mầm bệnh thường ghép, kế phát cùng với Circo như bệnh tai xanh (PRRS), suyễn heo, cúm, tụ huyết trùng, viêm phổi màng phổi (APP), liên cầu khuẩn.Dùng kháng sinh và thuốc kháng viêm để điều trị các bệnh vi khuẩn kế phát.
Trong quá trình nuôi, hạn chế các tác nhân gây stress.
Quản lý vệ sinh, chăm sóc heo tốt.
Theo

XỬ LÝ KHI HEO BỎ ĂN, SỐT CAO, TIÊU CHẢY PHÂN MÀU CAFE ▶ Câu hỏi: Heo khoảng 60 kg bỏ ăn, sốt cao, tiêu chảy phân màu cà ...
22/06/2023

XỬ LÝ KHI HEO BỎ ĂN, SỐT CAO, TIÊU CHẢY PHÂN MÀU CAFE
▶ Câu hỏi: Heo khoảng 60 kg bỏ ăn, sốt cao, tiêu chảy phân màu cà phê dính bết ở hậu môn, đuôi cụp và luôn ngoáy, lưng cong lên, lông xơ xác. Xin hỏi heo bị bệnh gì, nguyên nhân và cách phòng, trị bệnh
▶ Trả lời:
Với những triệu chứng trên có thể chẩn đoán heo bị mắc bệnh Hồng lỵ do xoắn khuẩn Brachyspira hyodysenteria gây ra. Bệnh thường lây qua đường miệng từ phân, nước tiểu, rác thải, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra bệnh có thể lây truyền qua động vật trung gian như: chó, chuột, ruồi, muỗi,...
Heo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh nhưng heo cai sữa và heo 6 - 12 tuần bị mắc nặng nhất.
* Phòng bệnh:
✔️ Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng (bổ sung vitamin, men tiêu hóa,..).
✔️ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và sử dụng hóa chất sát trùng để khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
✔️ Giữ ổn định nhiệt độ khi thời tiết thay đổi (thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông).
✔️ Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn heo
* Điều trị
✔️ Cách ly ngay heo bị bệnh.
✔️ Nếu heo sốt thì phải hạ sốt bằng thuốc (Anagin, Paracetam,…)
✔️ Sử dụng thuốc có thành phần Tiamulin để điều trị.
✔️ Bổ sung dung dịch Glucose để chống mất nước, vitamin K, A, D, E để cầm máu và tăng sức đề kháng của heo.

Address

Đông La/Hoài Đức/Hanoi
Hanoi
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chăn Nuôi An Toàn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category