Đồng Hành Cùng Bà Con Trong Chăn Nuôi Thủy Sản

Đồng Hành Cùng Bà Con Trong Chăn Nuôi Thủy Sản Sản phẩm tăng trưởng thủy sản nhanh chóng hiệu quả cao

Theo Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh từ đầu vụ đến nay, nông dân Trà Vinh đã thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, với số lượ...
15/03/2023

Theo Chi cục Thuỷ sản Trà Vinh từ đầu vụ đến nay, nông dân Trà Vinh đã thả nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, với số lượng gần 428 triệu con tôm sú và hơn 1,2 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 10.300 ha mặt nước.

Theo đó, từ đầu tháng 3 đến nay xuất hiện đợt không khí lạnh kéo dài làm biến động mạnh về nhiệt độ, môi trường nước ao nuôi gây ảnh hưởng lớn sức khỏe tôm nuôi và đã làm thiệt hại gần 43 triệu con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, với diện tích hơn 152 ha. Qua khảo sát và lấy mẫu, hầu hết tôm chết do bệnh đốm trắng, đỏ thân, gan tụy, bệnh đường ruột...

Thời tiết thất thường gây nhiều bất lợi cho người nuôi tôm tại Trà Vinh. Ảnh: TL.
Thời tiết thất thường gây nhiều bất lợi cho người nuôi tôm tại Trà Vinh. Ảnh: TL.

Ông Nguyễn Văn Quốc, Chi Cục Trưởng Chi cục Thuỷ sản tỉnh Trà Vinh cho hay, hiện đơn vị đang cùng Phòng NN-PTNT các huyện vùng ven biển tăng cường công tác hỗ trợ nông dân phòng bệnh cho tôm nuôi. Song song đó, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo nông dân thường xuyên theo dõi, quan trắc môi trường nguồn nước cấp, nước trong ao nuôi, không chủ quan việc thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn tôm giống nuôi của mình để hạn chế rủi ro thiệt hại và dịch bệnh trên tôm lây lan. Đồng thời, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Trà Vinh cùng Phòng NN-PTNT các huyện tăng cường công tác kiểm tra về chất lượng tôm giống. Khuyến cáo nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật kiểm tra nguồn gốc, sức khỏe tôm giống khi mua để thả nuôi.

Ngoài ảnh hưởng của thời tiết thất thường thì số lượng cơ sở sản xuất tôm thẻ chân trắng và tôm sú giống tại tỉnh hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 40 % nhu cầu nguồn tôm giống cho nông dân. Cùng với đó là thức ăn nuôi tôm tăng giá là những khó khăn của người nuôi tôm hiện nay. Tuy nhiên, giá tôm đang ở mức cao nếu người nuôi chủ động phòng chống dịch bệnh, tuân thủ theo quy định của cơ quan chức năng khi thu hoạch sẻ có lãi.

11/03/2023

🔥Nuôi Tôm, Cá Hiện Đại Lãi Tiền TỶ
AQUA GOLD Siêu Tăng Trưởng Thủy Sản
Tôm cá dày mình, chắc thịt - tăng đề kháng
🍀 Học viện Nông Nghiệp khuyến cáo sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
1. Tôm, cá mau lớn, chắc thịt, dày mình.
2. Rút ngắn thời gian xuất ao Tối đa
3. TIẾT KIỆM tối ưu lượng cám
4. Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
☎️Gọi ngay: 0944 895 362 để được tư vấn

🔥Chăn Nuôi Công Nghệ Cao Cực Hiệu Quả✅Với AQUA GOLD Thủy Sản NHANH LỚN:- Tôm SÚ chỉ 5 tháng đạt size 12 CON/KG- Tôm Thẻ ...
09/03/2023

🔥Chăn Nuôi Công Nghệ Cao Cực Hiệu Quả
✅Với AQUA GOLD Thủy Sản NHANH LỚN:
- Tôm SÚ chỉ 5 tháng đạt size 12 CON/KG
- Tôm Thẻ Chỉ 80 ngày đạt size 30 đến 35 CON/KG
- Đối với cá kích thích bắt mồi tốt giúp thịt chắc khỏe,
chỉ 5 đến 6 tháng là có thể xuất ao
Lợi ích VƯỢT BẬC mang lại:
- Tôm, cá dầy mình,chắc, sức đề kháng tốt
- Rút ngắn thời gian nuôi Thấy Rõ
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi, ăn cám nhiều hơn
- TỐI THIỂU lượng cám, tránh lãng phí
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- TỐI ĐA HIỆU.QUẢ KINH TẾ
VỚI 1 TUẦN SỬ DỤNG LỚN TRÔNG THẤY
📞Gọi ngay: 0944 895 362 để được tư vấn và đặt hàng Miễn Phí vận chuyển toàn quốc
Địa chỉ: Nhà máy 2, Lô 2, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội🔥🔥

🔥AQUA GOLD - Đồng Hành cùng VTC Mang đến cho bà con chăn nuôi thủy sảnSản phẩm tăng trưởng thủy sản AQUA GOLDGiúp bà con...
09/03/2023

🔥AQUA GOLD - Đồng Hành cùng VTC
Mang đến cho bà con chăn nuôi thủy sản
Sản phẩm tăng trưởng thủy sản AQUA GOLD
Giúp bà con dễ dàng hơn trong việc chăn nuôi
Không còn nỗi lo về bệnh tật ở THỦY SẢN
Thủy Sản phát triển nhanh Xuất AO SỚM
Đem lại cho bà con nguồn lợi nhuận LỚN
Lợi ích VƯỢT BẬC mang lại:
- Tôm, cá dầy mình,chắc, sức đề kháng tốt
- Rút ngắn thời gian nuôi Thấy Rõ
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi, ăn cám nhiều hơn
- TỐI THIỂU lượng cám, tránh lãng phí
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- TỐI ĐA HIỆU.QUẢ KINH TẾ
VỚI 1 TUẦN SỬ DỤNG LỚN TRÔNG THẤY
📞Gọi ngay: 0944 895 362 để được tư vấn và đặt hàng Miễn Phí vận chuyển toàn quốc
Địa chỉ: Nhà máy 2, Lô 2, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

Từ năm 2020, UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. ...
02/03/2023

Từ năm 2020, UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước. Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án, ngành tôm của tỉnh Bạc Liêu tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực. Bạc Liêu là một trong 6 tỉnh trọng điểm tôm của cả nước có vai trò quan trọng trong nhiều khâu của “chuỗi cung ứng tôm” ĐBSCL cũng như của cả nước. Là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượng, với nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu quốc gia.

Năm 2022, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt 460.900 tấn, trong đó tôm đạt gần 235.000 tấn và thủy sản khác là hơn 226.000 tấn. Hiện, diện tích NTTS đạt hơn 145.000 ha, trong đó nuôi tôm siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh là hơn 27.000 ha.

Hiện, Bạc Liêu có nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được phát triển, toàn tỉnh có 25 công ty, đơn vị và 818 hộ dân đang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, với diện tích hơn 4.600 ha. Ngoài ra, có 7 hợp tác xã sản xuất theo hướng công nghệ cao, đặc biệt, có 5 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Bạc Liêu cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 18 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như: BAP, GlobalGAP, ASC...

Tiếp tục phát huy thế mạnh

Năm 2023, Bạc Liêu phấn đấu tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản đạt 507.000 tấn, tăng thêm khoảng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng tôm đạt 257.000 tấn. Bên cạnh đó, tỉnh Bạc Liêu cũng đề ra chỉ tiêu xuất khẩu tôm đạt 1 tỷ USD.

Bạc Liêu được xem là thủ phủ tôm của cả nước. Dù vậy, trên thực tế vẫn phải nhìn nhận rằng, kim ngạch xuất khẩu tôm của Bạc Liêu năm 2022 chỉ đạt 853 triệu USD, bằng 92,74% so với kế hoạch, vẫn còn kém xa Cà Mau và Sóc Trăng. Đáng quan tâm hơn, trong danh sách 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu năm 2022 không có các doanh nghiệp của tỉnh Bạc Liêu mà chủ yếu là doanh nghiệp của tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau.

Có thể thấy, ngành tôm Bạc Liêu những năm qua tuy đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng nhìn chung vẫn còn đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức cần được hóa giải.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Bạc Liêu cần phải có ngay các giải pháp, chính sách, cơ chế để tạo sự lan tỏa và mở rộng diện tích nuôi tôm ứng dụng cao. Đây thật sự là vấn đề cấp bách và có tính chiến lược để tạo ra những khởi sắc và đột phá, nhằm làm thay đổi căn bản chiến lược tăng trưởng trong giai đoạn đầu để xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước.

Trước những dự báo thị trường xuất khẩu tôm sẽ gặp khó khăn và cùng với đó là dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toà...
27/02/2023

Trước những dự báo thị trường xuất khẩu tôm sẽ gặp khó khăn và cùng với đó là dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, cả doanh nghiệp lẫn ngành nông nghiệp các địa phương đều khuyến cáo người nuôi không nên thả nuôi ồ ạt mà nên thả nuôi thăm dò, khi thấy thuận lợi thì mới thả nuôi hết diện tích. Theo ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam, với thế hệ giống TTCT mới hiện nay cho thấy tốc độ lớn nhanh hơn so với mọi năm, nhưng điều đó không hẳn là mùa vụ đang thuận lợi cho người nuôi vì tất cả còn phụ thuộc nhiều vào mô hình, thời tiết và diễn biến dịch bệnh. Ông Phục chia sẻ: “Tại một số vùng nuôi ở Sóc Trăng hiện bắt đầu xuất hiện một số bệnh nguy hiểm trên tôm, như: EHP, đốm trắng, gan tụy. Vì vậy, nếu mô hình cũng như kỹ thuật nuôi không chuẩn rất dễ bị thiệt hại và thực tế, đầu năm đến nay đã có không ít diện tích nuôi phải thu hoạch sớm”.
Bước sang tháng 2, thời tiết khu vực ĐBSCL đã ít lạnh hơn vào buổi tối và sáng sớm so với tháng 1. Những cơn mưa trái mùa cũng gần như dứt hẳn, đồng thời độ mặn dự báo sẽ tăng lên trong tháng 2 này. Tuy nhiên, đây chỉ mới là điều kiện cần của mùa vụ, còn điều kiện đủ là người nuôi phải cải tạo ao nuôi thật tốt, phải làm sao cắt đứt được mầm bệnh lưu tồn từ vụ nuôi trước và nếu có điều kiện nên nâng cấp ao nuôi lót bạt đáy, chọn con giống tốt để đảm bảo tỷ lệ thành công được cao hơn.
Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết, để mùa vụ nuôi tôm nước lợ đạt mục tiêu của tỉnh đề ra trong năm 2023, Sở yêu cầu các địa phương (có nuôi tôm nước lợ) xây dựng lịch thả giống tôm cụ thể cho từng tiểu vùng sản xuất và hướng dẫn nông dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất. Đồng thời, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan trực thuộc đơn vị hướng dẫn cho người nuôi vận dụng lịch thả giống; ứng phó với hạn – mặn, thời tiết bất lợi, phòng chống dịch bệnh; tổ chức tập huấn kỹ thuật, giới thiệu và hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các mô hình nuôi đạt hiệu quả như: nuôi hai hay nhiều giai đoạn; nuôi kết hợp cá…
Để đảm bảo mùa vụ nuôi tôm đạt thắng lợi, các ngành chức năng huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An khuyến cáo người dân nuôi tuân thủ khung lịch thời vụ, đảm bảo thời gian cắt vụ trước khi tiến hành vụ nuôi mới. Thả giống đã qua kiểm dịch; chọn mua các sản phẩm vật tư, thức ăn, thuốc phục vụ quá trình nuôi có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy. Thực hiện đúng, đầy đủ các giải pháp kỹ thuật do các cơ quan chuyên môn hướng dẫn. Cải tạo, xử lý môi trường, vệ sinh ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật nhằm loại bỏ các mầm bệnh từ vụ nuôi trước. Các chất thải, nước thải phải được xử lý đúng nơi quy định. Thực hiện cắt vụ, giãn vụ nếu ao nuôi xảy ra dịch bệnh. Bố trí, xây dựng ao lắng có diện tích ít nhất bằng 30 – 50% tổng diện tích nuôi để chủ động nguồn nước cấp đã được xử lý đảm bảo chất lượng trước khi cấp vào ao nuôi.

24/02/2023

🔥72ngày 30con!Vụ Tôm THÀNH CÔNG rực rỡ
👉Xuất ao Sớm - An toàn - Tiết kiệm
Để lại SĐT hoặc gọi 0944 895 362 ngay để nhận tư vấn
AQUA GOLD - Được Học Viện Nông Nghiệp khuyên dùng trong chăn nuôi.
Lợi ích VƯỢT BẬC mang lại:
- Tôm, cá dầy mình,chắc, sức đề kháng tốt
- Rút ngắn thời gian nuôi Thấy Rõ
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi, ăn cám nhiều hơn
- TỐI THIỂU lượng cám, tránh lãng phí
- Nong to đường ruột tôm, giảm tỷ lệ phân trắng
- TỐI ĐA HIỆU.QUẢ KINH TẾ
VỚI 1 TUẦN SỬ DỤNG LỚN TRÔNG THẤY
📞Gọi ngay: 0944 895 362 để được tư vấn và đặt hàng Miễn Phí vận chuyển toàn quốc
Địa chỉ: Nhà máy 2, Lô 2, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

Nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đang chuyển mạnh sang thâm canh, chuyển đổi nhanh chóng từ mô hình nuôi tôm sú quảng canh ao đấ...
23/02/2023

Nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đang chuyển mạnh sang thâm canh, chuyển đổi nhanh chóng từ mô hình nuôi tôm sú quảng canh ao đất sang nuôi tôm thẻ thâm canh ao nổi lót bạt HDPE.

Tuy nhiên từ đầu năm 2022, có hơn 70% trang trại nuôi tôm thẻ thâm canh phải giảm sản lượng hoặc dừng nuôi do tôm mắc bệnh chậm lớn, phân trắng và đốm trắng gây ra bởi vi bào tử trùng Enterocytozoon-hepatopenaei, vi khuẩn vibrio parahaemolyticus và vi trùng đốm trắng. Lần bùng phát dịch bệnh này đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL.
Bên cạnh đó, để sản xuất một tấn tôm thẻ thương phẩm, người nuôi cần một lượng tài nguyên rất lớn, bao gồm 0,45ha đất canh tác, 45.500m3 nước, 0.612 tấn cá tạp và 24.859 kwh năng lượng, phát thải hơn 13 tấn khí nhà kính CO2.

Để phát triển bền vững ngành nuôi tôm nước lợ, cần có mô thức nuôi tôm thẻ thâm canh mới, giúp người nuôi sử dụng hiệu quả tài nguyên, ngăn ngừa tốt dịch bệnh, giảm chi phí sản xuất và không phát thải...

Để giải quyết vấn đề trên, một tập đoàn lớn tại Trà Vinh đã nghiên cứu, phát triển và đưa vào ứng dụng mô thức nuôi tôm thẻ siêu thâm canh dựa trên 4 tiêu chí bao gồm: Bảo tồn rừng ngập mặn; sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước và năng lượng; canh tác tuần hoàn kết hợp nuôi tảo, tôm và cá để giảm chi phí sản xuất và ô nhiễm môi trường và dùng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch để không phát thải.

Hiện trang trại nuôi tôm thẻ siêu thâm canh theo mô thức mới được xây dựng trên diện tích 6ha thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh, bao gồm khu xử lý nước đầu vào 1ha, khu nuôi tảo 0,2ha, khu nuôi tôm thương phẩm 1ha, khu bảo tồn rừng ngập mặn 2ha, khu sơ chế đóng gói với khí cải tiến 1,8ha.

Cụ thể, khu xử lý nước đầu vào bao gồm các ao xử lý nước với hóa chất, lắng bùn, lọc cát và sẵn sàng có thể tích chứa 10.000m3, nước được trang bị hệ thống vi sóng diệt tảo lam không dùng hóa chất. Tiếp theo là khu nuôi tôm thương phẩm gồm 5 ao tròn nửa chìm dưới mặt đất, mỗi ao có diện tích 1.000m2 và 10 ao tròn nổi trên mặt đất, mỗi ao có diện tích 500m2.

Một điểm đặc biệt, những ao nuôi tôm này có đáy hình nón ngược, lót bạt HDPE với ống siphon ở giữa giúp gom hiệu quả chất thải hữu cơ không tan trong nước. Tôm có thể nuôi với mật độ 300 - 500 con/m2 một giai đoạn. Các ao nuôi tôm được cấp khí oxy có độ tinh khiết trên 90% với hệ thống tách khí oxy từ không khí có công suất 1.000kg/ngày.
Mỗi ao nuôi tôm còn có 2 hệ thống đa chức năng dùng để tạo dòng nước chảy tầng một chiều để hòa tan khí oxy vào nước; hệ thống cấp thức ăn cho tôm với bộ định lượng tự động. Người nuôi cũng theo dõi trực tuyến độ pH, độ mặn, nhiệt độ nước với bộ cảm ứng thông minh. Bên cạnh đó, ao nuôi tôm còn được trang bị đèn LED để tăng thời gian cho tôm ăn, giúp tôm tăng trưởng nhanh.

Ngoài ra, khu bảo tồn rừng ngập mặn được trồng 20.000 cây đước kết hợp nuôi cá giúp phân giải chất thải hữu cơ trong nước xả thải từ ao nuôi tôm. Nước từ khu rừng ngập mặn được bơm đến khu nước đầu vào, xử lý và tái sử dụng để nuôi tôm. Theo đó, khu rừng ngập mặn có khả năng cô lập 246 tấn CO2 /năm. Đồng thời, mái nhà khu sơ chế được lắp pin năng lượng mặt trời có công suất 642.142 kwh/năm với 500 kWp. Được biết, mỗi kwh điện tại Việt Nam phát thải 0.52kg CO2. Như vậy, với hệ thống pin năng lượng mặt trời tại đây có thể giảm phát thải tương đương 335 tấn CO2/năm.

20/02/2023

GIÚP BÀ CON LỢI NHUẬN CAO
CHI PHÍ BỎ RA LẠI THẤP Hiệu quả tốt
AQUA GOLD - Công Nghệ Nano Hiện Đại
👉TÔM CÁ khỏe mạnh - Mùa màng Bội Thu
Để lại SĐT hoặc gọi 0944 895 362 ngay để được miễn phí vận chuyển
Chỉ 1 thìa/ngày -Tiết kiệm Chi Phí
Cận Cảnh Nhà Máy Sản Xuất AQUA GOLD đạt chuẩn GMP
Lợi ích khi sử dụng:
- Tôm cá dày mình, chắc khỏe.
- Nong to đường ruột , giảm phân trắng
- Rút ngắn thời gian chăn nuôi
- Xử lý nước, sạch môi trường nước.
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi.
👉Sản phẩm sử dụng cho tất cả thủy sản: Tôm, Cá, Lươn, Ốc, Ếch,...

20/02/2023

GIÚP BÀ CON LỢI NHUẬN CAO
CHI PHÍ BỎ RA LẠI THẤP Hiệu quả tốt
AQUA GOLD - Công Nghệ Nano Hiện Đại
👉TÔM CÁ khỏe mạnh - Mùa màng Bội Thu
Để lại SĐT hoặc gọi 0944 895 362 ngay để được miễn phí vận chuyển
Chỉ 1 thìa/ngày -Tiết kiệm Chi Phí
Cận Cảnh Nhà Máy Sản Xuất AQUA GOLD đạt chuẩn GMP
Lợi ích khi sử dụng:
- Tôm cá dày mình, chắc khỏe.
- Nong to đường ruột , giảm phân trắng
- Rút ngắn thời gian chăn nuôi
- Xử lý nước, sạch môi trường nước.
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi.
👉Sản phẩm sử dụng cho tất cả thủy sản: Tôm, Cá, Lươn, Ốc, Ếch,...
Ẩn bớt

17/02/2023

LOA LOA LOA! Tăng Trưởng Thủy SẢN
Hiệu Quả Cực Cao XUẤT AO SỚM
Không CÒN NỖI LO BỆNH TẬT
Để lại SĐT hoặc Gọi 0944 895 362 ngay để nhận Ưu Đãi
👉Tôm Cá Dày Mình - Chắc Thịt - Đề Kháng Tốt
Lợi ích Vượt Bậc khi sử dụng Aqua Gold:
+ Rút ngắn thời gian xuất ao
+ TIẾT KIỆM chi phí chăn nuôi
+ Tạo hương thơm giúp thủy sản ăn cám nhiều hơn
+ Xử lý môi trường nước
=> Sản phẩm được Viện nông nghiệp khuyến khích sử dụng cho cả Tôm, Cá, Cua, Lươn, Ốc, Ếch,...
Địa chỉ: Lô 3, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

VẤN ĐỀ LỘT XÁC Ở TÔM – TƯỞNG DỄ MÀ KHÔNG DỄCó lẽ rằng, trong đa số bà con nuôi tôm đều xem vấn đề lột xác của tôm là một...
16/02/2023

VẤN ĐỀ LỘT XÁC Ở TÔM – TƯỞNG DỄ MÀ KHÔNG DỄ
Có lẽ rằng, trong đa số bà con nuôi tôm đều xem vấn đề lột xác của tôm là một kiến thức cơ bản mà ai cũng phải biết khi làm trong nghề này. Một số người chỉ nhìn nhận việc lột xác của tôm dưới góc độ cung cấp đủ khoáng chất cần thiết cho tôm. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn giản như vậy. Lột xác là quá trình sinh hóa quan trọng nhất của con tôm. Bởi vì tôm chỉ có thể phát triển và lớn lên thông qua quá trình lột xác. Có thể nói vui rằng: Chỉ cần tôm sống và lột xác là bà con chúng ta ấm no. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận sâu hơn về vấn đề này.
Trước tiên, nói về vấn đề lột xác mà không đè cập đến khoáng chất thì rất thiếu sót.
👉Phân loại khoáng theo nguồn gốc:
- Khoáng vô cơ: Hấp thu qua cơ chế thẩm thấu, tỷ lệ hấp thụ thấp
- Khoáng hữu cơ: Hấp thu trực tiếp, tỷ lệ hấp thu gần như hoàn toàn
👉Phân loại khoáng theo nhu cầu của tôm:
- Khoáng đa lượng: 7 khoáng đa lượng bao gồm Canxi (Ca), Chloride (Cl), Magie (Mg), Phốt-pho (P), Kali (K) và Lưu huỳnh (S)
- Khoáng vi lượng: 16 khoáng vi lượng bao gồm nhôm (Al), Arsen (As), Cô-ban (Co), Chrom (Cr), đồng (Cu), Flo (F), Iod (I), Sắt (Fe), Man-gan (Mn), Molybden (Mo), Se-len (Se), Silic (Si), Ni-ken (Ni), thiếc (Sn), Va-na-di (V), Kẽm (Zn).
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, không phải khoáng đa lượng đóng vai trò quan trọng hơn khoáng vi lượng. Mỗi nhóm khoáng đều có một vai trò nhất định mà nếu thiếu hụt chúng đều gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tôm. Sở dĩ khoáng đa lượng lại cần “đa lượng” là vì chúng đa phần đóng vai trò cấu thành nên bộ xương ngoài (vỏ), giúp cân bằng áp suất thẩm thấu của tôm với môi trường, là thành phần của các mô cơ quan. Còn khoáng vi lượng lại cần “vi lượng” vì nó là chất xúc tác, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quá trình sinh hóa bên trong con tôm.
👉Tìm hiểu kĩ hơn một chút, ta lại thấy rằng các loại khoáng chất không hoạt động riêng lẻ mà chúng cần có sự kết hợp một cách phù hợp. Nói cách khác, cần một tỷ lệ nhất định giữa các khoáng chất để việc trao đổi khoáng chất được diễn ra tốt nhất. Ví dụ như: Tỷ lệ Na: K và Mg: Ca tốt nhất nên tương ứng là 28: 1 và 3,4: 1, tỷ lệ Ca:K nên là 1:1. Ở những vùng nước có tỷ lệ Ca: K và Na: K cao, việc bổ sung K để giảm tỷ lệ này ở những vùng nước có độ mặn thấp sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của tôm.
👉Đấy là một góc độ phổ biến mà chúng ta thường nhìn nhận về vấn đề lột xác của tôm. Nhưng như đã nói từ đầu, hôm nay chúng ta sẽ xem xét dưới một cái nhìn hoàn toàn khác: Những thay đổi trên cơ thể tôm trong quá trình lột xác!
Chúng ta sẽ lần lượt giải đáp 2 câu hỏi:
✅Làm sao để tôm lột xác thành công?
✅Làm sao để tăng tuần suất lột xác?
1. LÀM SAO ĐỂ TÔM LỘT XÁC THÀNH CÔNG?
Có thể chia quá trình lột xác thành 3 giai đoạn:
👉Giai đoạn tiền lột xác: Trước khi lột xác, tôm không ngừng tích lũy dĩnh dưỡng để phát triển về thể chất. Chúng tái sử dụng lại các khoáng chất trong lớp vỏ cũ để hình thành lớp vỏ sơ cấp mới dưới biểu bì. Đặc biệt ở giai đoạn này là sự tích lũy lipid ở gan tôm. Đây là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với giai đoạn về sau. Tôm không thể tự tổng hợp chất béo mà phải hấp thu hoàn toàn qua chế độ ăn. Tuy nhiên, tôm chỉ có thể hấp thu các axit béo chuỗi ngắn mà không thể hấp thu được các axit béo chuỗi trung bình và dài. Để hấp thu được, cần bổ sung các chất nhũ hóa có tác dụng nhũ tương hóa chất béo thành các vi hạt có thể hấp thu được.
👉Giai đoạn lột xác: “Bơm đầy nước” vào cơ thể rồi sau đó tách lớp vỏ cũ ra khỏi cơ thể bằng một cú búng mạnh, lớp vỏ mới được hình thành. Lúc này tôm sẽ ngừng ăn, nguồn cung cấp năng lượng duy nhất là lipid đã được tích lũy sẵn ở gan tôm. Nếu không tích lũy đủ năng lượng để thực hiện lột xác sẽ gây ra các hiện tượng như tôm dính vỏ, mềm vỏ, thậm chí là chết.
👉Giai đoạn sau lột xác: Sẽ cần khoảng 2 tiếng để lớp vỏ mới cứng trở lại. Tôm cần huy động nguồn dự trữ trong cơ thể để làm cứng và khoáng hóa lớp biểu bì yếu của nó. Hàng rào bảo vệ vật lý vẫn chưa hoàn toàn hoạt động. Hơn nữa, sốc thẩm thấu do lượng nước vào quá nhiều ảnh hưởng mạnh đến môi trường bên trong của tôm; các chức năng tế bào của nó bị gián đoạn bởi sự biến đổi lớn này. Quá trình lột xác phá vỡ đáng kể cơ thể tôm. Tôm đặc biệt dễ bị tổn thương và các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập ở giai đoạn này.
👉Như vậy, để tôm lột xác thành công chúng ta cần:
- Chuẩn bị nguyên liệu cho quá trình lột xác: Bổ sung đầy đủ khoáng chất đa lượng và vi lượng theo tỷ lệ thích hợp
- Chuẩn bị năng lượng cho quá trình lột xác: Cần nhấn mạnh lại rằng, khi lột xác tôm sẽ ngừng ăn, nên nguồn năng lượng dữ trự trong gan là tối quan trọng. Cần sử dụng nguồn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao và bổ sung phụ gia thức ăn có tác dụng nhũ hóa như axit mật để giúp tôm hấp thu lipid tốt nhất.
2. LÀM SAO ĐỂ TĂNG TẦN SUẤT LỘT XÁC?
Như đã nói, tôm chỉ có thể tăng trưởng kích thước thông qua quá trình lột xác. Như vậy, để tôm có thể nhanh chóng đạt được size mong muốn, chúng ta cần tăng tần suất LỘT XÁC BÌNH THƯỜNG của tôm.
Quá trình lột xác được kiểm soát bởi một loại hoocmon gọi là ecdysone trong gan tụy. Ecdysone là một chất sterol, và axit mật thúc đẩy sự hấp thụ các chất sterol, vì vậy nó có thể thúc đẩy quá trình lột xác của tôm.

14/02/2023

Cùng VTC Đem lại cho bà con giải pháp HIỆU QUẢ cực cao trong chăn nuôi thủy sản

Lứa tôm đạt tỉ lệ tăng trưởng tốt của khách hàng bên em đấy ạ. Cũng đã và đang sử dụng dòng sản phẩm alqua gold cho ra k...
14/02/2023

Lứa tôm đạt tỉ lệ tăng trưởng tốt của khách hàng bên em đấy ạ. Cũng đã và đang sử dụng dòng sản phẩm alqua gold cho ra kết quả tốt. LIÊN HỆ NGAY: 0944 895 362 để được hỗ trợ và đạt kết quả cao trong chăn nuôi.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sảnTại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản khu vực phía bắc được tổ...
11/02/2023

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản
Tại Hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản khu vực phía bắc được tổ chức ngày 19-3, lãnh đạo Bộ NN-PTNT khuyến cáo, thời gian tới nguy cơ dịch bệnh thủy sản bùng phát cao, cần tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt chú trọng các biện pháp an toàn sinh học.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh thủy sản cao
Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, tính đến ngày 15-3, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 1.897 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020 (tổng diện tích bị thiệt hại năm 2020 là 4.863 ha); ngoài ra có khoảng 105 lồng, bè, bể nuôi thủy sản cũng bị thiệt hại. Trong đó, thiệt hại trên tôm nước lợ với diện tích bị thiệt hại là gần 1.713,5ha, chiếm 90,3% trong tổng diện tích thủy sản nuôi bị thiệt hại, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2020 và chiếm gần 0,4% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Diện tích cá tra bị thiệt hại là 125,6ha (giảm 47,4% so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 20,1% tổng diện tích nuôi cá tra của cả nước.
Phát biểu tại hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản khu vực phía bắc năm 2021, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong ba tháng đầu năm 2021, các dịch bệnh trên tôm cũng xảy ra với nhiều chủng bệnh.
Phân tích về tình hình diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại tăng mạnh trong năm 2020, ông Nguyễn Văn Long cho rằng, ngành hàng tôm trong năm qua, với diện tích bị thiệt hại tới hơn 33 nghìn ha nhưng lại không xác định được nguyên nhân. Điều này do địa phương và người dân không tổ chức lấy mẫu xét nghiệm để xác định các yếu tố gây thiệt hại để từ đó có phương hướng giải quyết. Vì vậy, trong thời gian tới, đề nghị cần khắc phục được điểm yếu này.
Với ngành hàng tôm, Cục Thú y cho biết, dự báo diện tích nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới rất cao. Nguyên nhân do người nuôi tôm bắt đầu thả nuôi trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết như: giao mùa, hạn hán, bão và lũ lụt tại một số tỉnh, xâm nhập mặn,… tiếp tục diễn biến phức tạp. Đồng thời, các loại mầm bệnh nguy hiểm còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm.
Bên cạnh đó, các yếu tố bất lợi về nhiệt độ, độ mặn tăng cao, biến đổi môi trường tăng nhanh, mạnh, theo hướng cực đoan có thể tác động xấu làm tôm chậm lớn, kém phát triển, sức đề kháng yếu, mặt khác, điều kiện môi trường biến đổi tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.
Do đó, Cục Thú y khuyến cáo cần tích cực triển khai các giải pháp như: quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết và chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi và sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng. Đáng chú ý, cần bảo đảm chất lượng, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp và áp dụng các biện pháp tổng hợp, phòng chống dịch bệnh.
Phòng bệnh chú trọng biện pháp an toàn sinh học
Theo ông Trần Công Khôi, Phó Vụ trưởng Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT): Để bảo đảm mục tiêu phát triển thủy sản năm 2021, các địa phương cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các ngành chức năng nắm bắt tình hình, thời tiết khí hậu để rà soát, điều chỉnh và xây dựng lịch thời vụ thả giống phù hợp với từng địa phương, vùng sinh thái để tăng cường giảm thiểu thiệt hại.
Các địa phương cần thực hiện việc quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi trọng điểm để kịp thời khuyến cáo người dân, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi. Đối với những địa phương chưa xây dựng và phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường cần khẩn trương tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai.
Địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất và chất lượng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, quản lý tốt chất lượng vật đầu tư vào và kiểm soát điều kiện nuôi nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản. Đồng thời, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, thông tin sai sự thật… làm mất ổn định sản xuất.
Đặc biệt là khuyến khích và có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người nuôi tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tối ưu hóa chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; cấp giấy xác nhận (mã số) cơ sở nuôi; chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, yếu tố quan trọng nhất quyết định cho phòng chống dịch bệnh thủy sản là nuôi trồng an toàn sinh học.
Bên cạnh đó, để nuôi trồng thủy sản an toàn cũng cần bảo đảm các yếu tố khác như giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế phẩm sinh học… Đặc biệt là chế phẩm sinh học đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản khá nhiều nên NN-PTNT sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản rà soát lại các chế phẩm sinh học, không để người nuôi trồng sử dụng các sản phẩm không hiệu quả mà làm tăng giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu không đạt khiến hiệu quả giảm, kéo theo sức cạnh tranh của sản phẩm giảm.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, Bộ NN-PTNT đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số bệnh nguy hiểm dịch bệnh thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025. Đây sẽ là căn chứ pháp lý quan trọng để các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách, nguồn lực để triển khai.
“Trên cơ sở này, các tỉnh sẽ bố trí nguồn lực, xây dựng hệ thống đội ngũ thú y thủy sản để giám sát phòng chống dịch bệnh từ đó tuyên truyền cho người nuôi triển khai các quy trình nuôi chuẩn. Từng bước xây dựng các vùng nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đáp ứng được yêu cầu thị trường.”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Chuyển động thị trường tôm đầu năm còn chậm, các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt Nam khó khăn bủa vây nên rất cần...
10/02/2023

Chuyển động thị trường tôm đầu năm còn chậm, các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm Việt Nam khó khăn bủa vây nên rất cần có giải pháp vượt qua thách thức.
Sau thành công là nỗi lo
Ở ĐBSCL bước vào tháng đầu năm 2023 trong bối cảnh tôm nguyên liệu có dấu hiệu giảm 2.000 - 3.000 đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này các nhà máy chế biến thủy sản đã giảm bớt nhịp độ sản xuất.
Hơn nữa, vùng nuôi tôm nước lợ các tỉnh ven biển chuẩn bị vào vụ nuôi chính năm mới nên không ảnh hưởng nhiều đến người nuôi tôm. Song, người nuôi tôm lo ngại hướng giảm giá sâu hơn và kéo dài sẽ ảnh hưởng phần nào đến tâm lý chần chừ, không vội vào vụ sớm.
Nhìn lại năm 2022, chuỗi ngành hàng tôm thắng lớn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD, tăng 13% so với 2021, đóng góp vào thành tích ấn tượng chung toàn ngành thủy sản đạt kỷ lục gần 11 tỷ USD và đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới.
Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận trong nỗ lực tận dụng thời cơ thị trường sau một năm 2021 chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, giới doanh nghiệp trong ngành hàng tôm cho rằng về mặt hiệu quả không cao.
Giám đốc một doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Sóc Trăng phân tích: Mức tăng trưởng xuất khẩu tôm năm 2022 thật ra chỉ bằng năm 2021, vì khoảng hơn 10% tăng ảo do cước phí thị trường, cho nên có thể nói sự tăng trưởng của ngành tôm năm 2023 chỉ là tăng ảo và bản thân doanh nghiệp cũng không hưởng được phần tăng thêm khoảng 10% này.
Về lượng tôm tiêu thụ 2022 có tăng, nhưng chủ yếu do tồn kho từ năm 2021 nên đầu năm các doanh nghiệp tập trung xuất rất nhiều. Đầu năm tăng 20-30%, cuối năm chỉ còn 10%.
Như vậy, mức tăng này do cước tàu tăng 10% và còn lại là do lượng xuất khẩu tăng. Còn giá bán không thể nói tăng hơn năm 2021 được vì sức cung quá lớn và giá xuất khẩu thấy tăng nhưng thật ra đã cộng thêm phần cước vận chuyển tăng thêm.
Về căn bản thành tích của ngành tôm năm nay 2022 đạt được thật sự ấn tượng. Đạt kỳ tích mới sẽ trọn vẹn hơn, nếu đứng về góc nhìn và cảm nhận của doanh nghiệp, bởi đối với doanh nghiệp không phải là tăng trưởng doanh số mà cái chính là lợi nhuận. Vì vậy, phải đợi đến khi các doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm mới đánh giá đầy đủ được niềm vui này trọn vẹn.
Ghi nhận ý kiến doanh nhân trong ngành hàng cho hay hiện tại không ít doanh nghiệp đang gặp khó khăn dồn dập. Khó khăn trước hết là đối với một số doanh nghiệp xem thị trường Mỹ là thị trường lớn, hiện gặp sự cạnh tranh từ nguồn tôm của Ecuador đang bán sang.
Tình thế tại thị trường này, nếu doanh nghiệp nào không chuyển thị trường sớm được buộc lòng phải bán rẻ, chấp nhận lỗ vốn và sắp tới nếu không có giải pháp khắc phục thì khó khăn sẽ còn kéo dài.
Trong khi đó bắt vào chuyện mới cung-cầu ngành hàng tôm năm 2023, Ecuador tuyên bố tăng sản lượng tôm lên khoảng 1,5 triệu tấn, tương đương mức tăng 20%.
Trong khi thế giới có 5 triệu tấn, nên với mức tăng trên của riêng Ecuador đã làm sản lượng tôm thế giới tăng thêm khoảng 5%, mà nhu cầu tôm thế giới hàng năm cũng chỉ tăng ở mức 5%. Hay nói cách khác, chỉ riêng Ecuador đủ sức đáp ứng nhu cầu tăng thêm của thị trường tôm thế giới trong năm 2023.
Thế nhưng chợ tôm đâu chỉ có Ecuador, các nước nuôi tôm lớn, như: Ấn Độ, Indonesia,… đều có kế hoạch tăng thêm, thậm chí cả Trung Quốc. Như vậy có thể thấy sức cung sẽ có xu hướng cao hơn sức cầu dẫn đến hệ quả là giá tiêu thụ sẽ giảm. Thứ hai là lạm phát chưa biết thời điểm dừng, khiến sức mua có hạn, để kích cầu thì giá bắt buộc sẽ phải giảm nữa.

09/02/2023

KỸ THUẬT VỖ BÉO THỦY SẢN AQUA GOLD
🔥RÚT NGẮN THỜI GIAN XUẤT AO - BÀ CON THẮNG LỚN
Lợi ích khi sử dụng sản phẩm
- Tôm cá dày mình, chắc khỏe.
- Nong to đường ruột , giảm phân trắng
- Rút ngắn thời gian chăn nuôi
- Xử lý nước, sạch môi trường nước.
- Tạo hương thơm giúp tôm, cua, cá đến bắt mồi.
=> Sản phẩm sử dụng cho tất cả thủy sản: Tôm, Cá, Lươn, Ốc, Ếch,...
Gọi Ngay: 0944.895.362 để được Tư Vấn và Đặt Hàng Miễn Phí vận chuyển.
Địa chỉ:Nhà máy 2, Lô 2, KCN Hapro, Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

Address

Lô D2 Khu Công Nghệ Hapro Lệ Chi Gia Lâm
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đồng Hành Cùng Bà Con Trong Chăn Nuôi Thủy Sản posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category



You may also like