AQUA CLEAN - Xử Lý Tảo Nhớt Siêu Tốc

AQUA CLEAN - Xử Lý Tảo Nhớt Siêu Tốc Aqua Clean -Sạch bay tảo nhớt, phân hủy bã hữu cơ, khống chế vi khuẩn gây hạ, giảm khí độc NH3, N02

25/09/2023

🔥CỰC HOT🔥THỰC TẾ 100% HIỆU QUẢ của KHÁCH HÀNG đã sử dụng trong thời điểm tôm rơt giá
⚡️AQUA CLEAN - TẠM BIỆT TẢO NHỚT+LỢN CỢN TRONG AO
⚡️Siêu Vi Sinh Xử Lý Nước An Toàn, Tiết Kiệm Chi Phí
👉Gọi Ngay Hotline 038.886.6351 để Đặt Hàng và nhận Ưu Đãi
----------------------------------------------------------------------
Ưu điểm vượt trội của men vi sinh AQUA CLEAN:
+ Nước đẹp màu trà ổn định
+ Sạch nhày nhớt lợn cợn
+ Sạch bạt, sạch đáy
+ Giảm khí độc NH3, N02, H2S
+ Phân huỷ mùn bã hữu cơ dư thừa.
+ Cắt tảo an toàn sau 2-3 lần sử dụng
⚡️Tất cả các đơn hàng đều được miễn phí ship.
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những ƯU ĐÃI hấp dẫn
☎️Gọi Ngay Hotline: 038.886.6351
Để được tư vấn nhanh nhất và đặt hàng với giá thành hợp lý.

Hướng dẫn cách chăm sóc cá và quản lý ao nuôi cá măng1. Cho cá măng ăn :  - Ngay sau khi thả cá giống, chọn vị trí thíc...
25/09/2023

Hướng dẫn cách chăm sóc cá và quản lý ao nuôi cá măng
1. Cho cá măng ăn :
- Ngay sau khi thả cá giống, chọn vị trí thích hợp cho cá ăn tập trung, đúng giờ. Ngoài thức ăn tự nhiên là lab-lab, thức ăn cho cá măng: chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi dành cho cá, có độ đạm từ 25 - 40%. + Cho cá ăn 2 lần/ngày (buổi sáng từ 6 – 7 giờ, buổi chiều từ 18 – 19 giờ). + Khi cá còn nhỏ, cho cá ăn 2 lần/ngày với khẩu phần từ 3 – 5% trọng lượng thân. + Khi cá đạt trọng lượng ≥300g/con, cho cá ăn 1 lần/ngày với khẩu phần giảm dần còn 2% trọng lượng thân.
Oscillatoria - tên một loại tảo là thức ăn cho cá măng
Kiểm tra thức ăn sau 02 giờ để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. - Cần định kỳ bổ sung thêm vitamin C và Premix khoáng, men tiêu hóa vào thức ăn khi cho cá. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, có thể dùng kháng sinh phòng trị bệnh trong quá trình chăm sóc cá.
2. Quản lý các yếu tố môi trường nước
- Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi và kết hợp lịch thủy triều để thay nguồn nước tốt. Mỗi lần thay nước khoảng 20 - 30% lượng nước trong ao nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường ao nuôi, kích thích cá phát triển. Khi nước trong ao có nhiều chất lơ lửng, nổi bọt khí, hoặc nước quá trong, thì thay nước ngay.
- Quản lý chất lượng nước trong điều kiện thích hợp là yếu tố quyết định đến sự thành công của việc nuôi. Trong những ngày mưa hay trời mát kéo dài, lab-lab có thể bị chết, dẫn đến thiếu oxy, do đó cần có biện pháp xử lý khi cần thiết như thay nước, sục khí…
- Trong 2 tuần đầu tiên, cấp thêm nước vào ao cho đến khi đạt mực nước 1,5m để giúp cá thích nghi dần với môi trường nước mới.
- 2 tuần tiếp theo, thay từ 10 - 20% lượng nước trong ao.
- Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3: lợi dụng thủy triều hoặc dùng bơm để thay nước trong ao ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần thay 30% lượng nước trong ao.
- Từ tháng thứ 3 trở đi: Thường xuyên thay nước, mỗi lần thay 30% lượng nước trong ao hoặc nhiều hơn khi nước trong ao nuôi bị ô nhiễm.
- Định kỳ đánh Zeolite để xử lý đáy ao 2 lần/tháng, với liều lượng 10 - 20kg/1000m2.
- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường nước như: pH, độ mặn, màu nước, oxy hoà tan, nhiệt độ nước… Duy trì các chỉ số ổn định trong giới hạn thích hợp, bảo đảm cho cá phát triển bình thường trong suốt thời gian nuôi. Cụ thể như sau: + pH: 7,5 – 8,5 + Nhiệt độ: 25 – 320C + Độ mặn: 10 – 30 0/00 + Độ trong: 25 – 35cm
3. Hướng dẫn cách chăm sóc cá măng
- Khi cá lớn với mật độ dày, có thể chủ động quạt nước về đêm hoặc gần sáng để đảm bảo đủ oxy cho cá nuôi- Theo dõi thường xuyên và quan sát màu sắc da cá, hoạt động bắt mồi của cá để phát hiện bệnh cá và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Định kỳ thu mẫu để kiểm tra sức khỏe cũng như tốc độ tăng trưởng của cá. Ghi chép các số liệu về tốc độ tăng trưởng, lý do cá chết, cách xử lý. Vớt bỏ cá bị chết để ngăn chặn việc lây lan bệnh.
V. Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá măng
1. Phòng bệnh cho cá măng Việc phòng bệnh phải được tiến hành ngay từ đầu để giảm bớt rủi ro trong quá trình nuôi. Cụ thể như sau:
- Chuẩn bị ao nuôi theo đúng hướng dẫn kỹ thuật.
- Chọn cá giống tốt, không mang mầm bệnh.
- Thức ăn cho cá măng phải đảm bảo chất lượng, đủ độ đạm và không bị ẩm mốc.
- Thường xuyên thu mẫu kiểm tra tình trạng sức khỏe cá, xem vây, mang, da, mắt …để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý.
- Thường xuyên vệ sinh ao hồ; không để thức ăn dư thừa. Hạn chế sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, tảo nở hoa...
- Định kỳ đánh Zeolite để xử lý đáy ao 2 lần/tháng, với liều lượng 10 - 20kg/1000m2.
- Tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi bằng cách trộn vitamin C, Premix hoặc men tiêu hoá vào thức ăn cho cá.
2. Một số bệnh thường gặp ở cá măng và cách điều trị:
2.1 Bệnh do virus:
Nguyên nhân có thể do lây truyền mầm bệnh từ cá bố mẹ. Cá bị sốc bởi các yếu tố môi trường như thay đổi đột ngột về độ pH, độ mặn, các vật chất hữu cơ tăng cao là điều kiện để cá dễ nhiễm bệnh, làm mất sức đề kháng, là điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây bệnh cho cá nuôi.
- Dấu hiệu: Màu sắc của thân cá tối, mang trắng nhợt. Cá bơi xoay tròn hoặc bơi yếu gần mặt nước. Cá chết nhanh với số lượng lớn.
- Nguyên nhân: Do virus gây hoại tử thần kinh và irido virus.
- Phòng bệnh:
+ Tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả cá giống, loại bỏ các cá yếu.
+ Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá.
- Trị bệnh: Chưa có biện pháp chữa trị đối với bệnh do virus.
2.2 Các bệnh do vi khuẩn:
- Dấu hiệu: Vây cá bị tổn thương, xuất huyết dưới da, có khối u hoặc lở loét trên thân, mắt đục lồi ra. Cá bỏ ăn và chết dưới đáy.
- Nguyên nhân:
+ Mật độ cá nuôi quá cao, nước trong ao nuôi bị ô nhiễm vì thức ăn dư thừa và ít thay nước.
+ Do ký sinh trùng gây ra vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Phòng bệnh:
+ Thức ăn công nghiệp đảm bảo độ đạm, không quá hạn sử dụng, phải được bảo quản tốt, tránh bị ẩm mốc.
+ Thường xuyên thay nước trong ao nuôi.
- Trị bệnh:
+ Dùng Tetracyline với liều lượng 200mg/kg thức ăn và vitamin C 30mg/kg thức ăn, sử dụng cho cá từ 5 – 7 ngày liên tục.
+ Tắm nước ngọt cho cá bị bệnh trong thời gian 10 – 15 phút. Sau đó xử lý bằng các loại thuốc hoặc hóa chất như sau:
* Dùng Tetracyline với liều lượng: 10 – 20g/m3 nước, thời gian tắm cho cá 15 – 30 phút; Hoặc hòa tan dung dịch formol 50 – 100ml vào thùng chứa 100 lít nước biển để tắm cho cá, theo dõi các phản ứng hoạt động của cá; tắm liên tục 4 – 5 ngày.
* Chú ý khi khi tắm cho cá phải kết hợp với sục khí mạnh
2.3 Các bệnh do nấm:
- Dấu hiệu: Xuất hiện đốm trắng có đường kính 2mm ở các cơ quan bị nhiễm, cá thường tập trung lại gần nơi có nước chảy, hoặc cọ mình vào vật bám ven bờ, càng dễ gây tổn thương cho cá.
- Nguyên nhân: Cá thường nhiễm bệnh vào mùa đông, khi nhiệt độ nước trong ao nuôi giảm thấp.
- Phòng bệnh: Tránh làm cá bị tổn thương khi vận chuyển hoặc nuôi giữ cá giống qua đông. - Trị bệnh: Tắm cá trong nước ngọt khoảng 10 - 15 phút. Sau đó tắm nhanh bằng dung dịch formol 10 - 30ml/100lít nước biển có sục khí mạnh trong 10 - 15 phút.
2.4 Các bệnh do ký sinh trùng:
- Dấu hiệu: Cá tập trung lại gần nơi có nước chảy, cá cọ mình vào vật cứng, da bị tổn thương, mang nhạt màu.
- Nguyên nhân: Do nhiều loại tác nhân như: nguyên sinh động vật, giun sán, giáp xác, đỉa …ký sinh vào cơ thể cá
- Phòng bệnh:
+ Không nuôi cá ở mật độ cao.
+ Thường xuyên thay nước trong ao nuôi.
+ Định kỳ đánh Zeolite để xử lý đáy ao 2 lần/tháng, với liều lượng 10 - 20kg/1000m2.
- Trị bệnh:
+ Tắm cá bị bệnh trong nước ngọt khoảng 10 – 15 phút.
+ Hoặc tắm nhanh bằng dung dịch formol 20 - 30ml/100lít nước biển có sục khí mạnh trong 10 - 15 phút./

25/09/2023

🔥TẠM BIỆT TẢO NHỚT + LỢN CỢN TRONG AO
✅Tạo nước MÀU TRÀ + GIẢM KHÍ ĐỘC trong ao ngay với AQUA CLEAN
👉Gọi Ngay Hotline 038.886.6351 để Đặt Hàng và nhận ngay Ưu Đãi
-------------------------------------------------
Ưu điểm vượt trội của men vi sinh AQUA CLEAN:
+ Nước đẹp màu trà ổn định
+ Sạch nhày nhớt lợn cợn
+ Sạch bạt, sạch đáy
+ Giảm khí độc NH3, N02, H2S
+ Phân huỷ mùn bã hữu cơ dư thừa.
+ Cắt tảo an toàn sau 2-3 lần sử dụng
Tất cả các đơn hàng đều được miễn phí ship. toàn quốc.
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn
☎️Gọi Ngay Hotline : 038.886.6351
Để được tư vấn nhanh nhất và đặt hàng với giá thành hợp lý.

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đấtI.Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm càng xanhĐịa điểm gần nguồn cung ...
25/09/2023

Quy trình kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất
I.Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi tôm càng xanh
Địa điểm gần nguồn cung cấp nước tốt, nếu bị nhiễm mặn thì độ mặn không quá cao và thời gian mặn trong năm không quá dài (< 6 tháng).
- Chất đất xây dựng tốt nhất là đất sét hoặc sét pha cát tránh các vùng đất phèn.
- Vị trí xây dựng ao tốt nhất là gần đường giao thông lưới điện, xa các khu công nghiệp, tránh các vùng ô nhiễm, có trật tự, an ninh tốt.
II. Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng ao đất nuôi tôm càng xanh
- Ao có hình chữ nhật là thích hợp nhất.
- Kích thước: Vừa phải, tốt nhất nên có chiều rộng 15-30m, dài gầp 2-3 lần rộng.
- Diện tích ao: Tùy thuộc và qui mô của trại, có thể từ vài trăm m2 /ao đến vài nghìn m2/ao. Tốt nhất 2.000-5.000m2.
- Bờ ao: Phải đủ cao và chắc chắn, đảm bảo giữ được mực nước trong ao từ 1-1,5m tạo không gian rộng lớn để tôm hoạt động, ổn định môi trường nước. Bờ ao phải đảm bảo cao hơn mực nước cao ít nhất 0,5m. Khi xây dựng bờ tốt nhất nên đầm nén để tăng khả năng giữ nước. Trên bờ ao nên trồng cỏ phủ bề mặt để chống xói mòn do mưa. Không nên trồng các loại cây cao, nhiều lá, tránh rụng lá làm bẩn nước. Hoặc tán cây chống gió làm giảm lượng khí (oxy) hoà tan vào nước, hoặc rễ cây làm nứt bờ gây rò rỉ...
- Nền đáy ao: Mặt đáy ao cần có độ nghiên theo chiều dài ao về phía cống thoát, để tháo nước dễ. Đáy ao cần bằng phẳng để dễ kéo lưới khi thi hoạch hoặc có thể xẻ một rãnh nhỏ để tôm tập trung khi xả cạn để thu hoạch. Khi xây dựng đáy ao tốt nhất nên đầm nén thật kỹ để đảm bảo độ cứng chắc và giữ được nước, tránh sự sinh khí độc sau này và chỉ nên có một lớp bùn mỏng 5-10cm tạo điều kiện cho động vật đáy phát triển.
- Cống cấp tiêu nước: Nên có 2 cống cấp và thoát riêng biệt đặt chéo nhau ở 2 bờ đối diện. Cống thoát đặt sát đáy ao, cống thoát đặt ở vị trí ngang với mực nước trung bình cần thiết trong ao. Cống có thể làm đơn sơ (bọng dừa, cao, gỗ) hay kiên cố, khẩu độ lớn nhỏ tùy diện tích ao.
- Hệ thống phòng chống địch hại: Trước các hệ thống cống lấy nước cần có lưới, đăng che chắn. Chung quanh ao cũng có thể làm lưới, đăng chắn trên mặt bờ ao hoặc đắp các bờ mương nhỏ. Hệ thống cấp nước phải có lưới lọc, mắt lưới thường là 2a = 0,5-1mm.
- Hệ thống quạt nước tăng cường oxy cho ao: Nên có nhằm tăng mật độ nuôi, có thể sử dụng hệ thống quạt nước trục ngắn hoặc trục dài, kéo bằng moteur điện hoặc động cơ Diesel.
III. Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao đất
1.Chuẩn bị ao đất nuôi tôm càng xanh
Sửa lại bờ, cống, đắp hang mọi, rò rỉ và sửa thiết bị chống địch hại. Nếu lớp bùn đáy không vượt quá 10-15cm thì chỉ cần xả cạn nước, phơi khô. Nếu bùn đáy quá dày (> 15cm) nên vét bỏ bớt rồi phơi khô. Cần diệt hết cua, rắn, cá, tôm tạp... Ao nuôi mới xây dựng còn nhiều dinh dưỡng có thể trồng cỏ, lúa ở đáy cho lên xanh rồi đưa nước vào ngập mới sử dụng. Ao có pH thấp (5-6,5) bón từ 2-3tấn vôi/ha. Ao cũ bón 1-2 tấn vôi/ha. Sau khi bón vôi 2-3ngày, dùng phân chuồng ủ hoai bón cho ao. Ao cũ 3-5tấn/ha, ao mới 5-10tấn/ha. Sau đó cho nước vào tráng đáy ao để 15 - 20ngày rồi mới lấy đầy nước, lúc này có thể bón thêm phân NPK với lượng 50kg/ha. Nước lấy vào ao chú ý phải qua hệ thống lưới lọc ở cống.
2. Tôm giống :
Có thể sử dụng tôm giống tự nhiên hoặc tôm giống sản xuất nhân tạo. Tôm giống nhất thiết phải đều cỡ, khỏe mạnh không bị thương tích, ký sinh, nhiễm bệnh. Mật độ thả giống thích hợp đối với hình thức nuôi bán thâm canh là 5-10con/m2. Giống trước khi thả xuống ao nuôi cần phải được làm thích nghi với môi trường mới một cách từ từ ( lưu ý sự chênh lệch giữa nhiệt độ và độ pH của ao nuôi và nước chuyển tôm, để cho cân bằng nhiệt độ trong 10-15phút mới thả tôm ra ao. Thời gian thả tôm tốt nhất là từ 7-10giờ sáng hoặc 16-18giờ chiều.)
3. Thức ăn và cách cho ăn nuôi tôm càng xanh
Tốt nhất nên cho tôm ăn thức ăn tổng hợp (tự chế biến hay mua các loại thức ăn viên cho tôm do các nhà máy chế biến thức ăn chế biến sẵn) sẽ có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng hơn, phù hợp với nhu cầu của tôm.
Pha các thành phần nguyên liệu theo tỉ lệ trên có thể được thức ăn tôm có hàm lượng đạm từ 25-30%. Thức ăn nên chế biến thành viên có đường kính 2,5-5mm, thời gian tan hết trong nước từ 6-10 giờ. Thức ăn đã chế biến không nên để quá ba tháng để tránh ngộ độc tôm khi cho ăn
Cho tôm ăn có thể rải đều khắp ao và có một số sàng ăn cố định. Cho tôm ăn có thể vào lúc sáng sớm (5-7giờ sáng) và chiều tối (16-18giờ). Tuy nhiên, nếu chỉ cho tôm ăn vào lúc chiều tối cũng đạt hiệu quả cao lại giảm được công lao động. Phải thường xuyên kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
4. Quản lý ao nuôi tôm càng xanh trong ao đất
+ Thay nước mới thường xuyên, giữ mực nước sâu ít nhất từ 0,8-1m, mặt nước ao phải thông thoáng có thể dùng chân vịt máy bơm để đảo nước trong ao.
+ Lưu ý đến độ phèn (pH) của ao tôm, nhất là trong mùa mưa nên dùng vôi pha nước ngọt rải khắp ao (1-1,5kg/100m2) nếu pH

25/09/2023

🔥TẠM BIỆT TẢO NHỚT+LỢN CỢN TRONG AO
✅Tạo nước MÀU TRÀ + GIẢM KHÍ ĐỘC trong ao ngay với AQUA CLEAN
👉Gọi Ngay Hotline 038.886.6351 để Đặt Hàng và nhận ngay Ưu Đãi
-------------------------------------------------
Ưu điểm vượt trội của men vi sinh AQUA CLEAN:
+ Nước đẹp màu trà ổn định
+ Sạch nhày nhớt lợn cợn
+ Sạch bạt, sạch đáy
+ Giảm khí độc NH3, N02, H2S
+ Phân huỷ mùn bã hữu cơ dư thừa.
+ Cắt tảo an toàn sau 2-3 lần sử dụng
Tất cả các đơn hàng đều được miễn phí ship. toàn quốc.
Nhắn tin hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn
☎️Gọi Ngay Hotline : 038.886.6351
Để được tư vấn nhanh nhất và đặt hàng với giá thành hợp lý.

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO TRONG NUÔI THỦY SẢN MÙA MƯA BÃONhững năm gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình t...
25/09/2023

MỘT SỐ KHUYẾN CÁO TRONG NUÔI THỦY SẢN MÙA MƯA BÃO
Những năm gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan và bất thường. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh, thiên tai xảy ra liên tiếp trên phạm vi rộng, trái quy luật, đặc biệt là mưa lớn, lũ, bão,…đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. Để hạn chế tác động xấu của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, cá nuôi và nguy cơ thất thoát tài sản, sản phẩm thủy sản trong ao hồ, lồng nuôi do ảnh hưởng bất thường của thời tiết và mưa lũ trong tình hình hiện nay, chúng tôi khuyến cáo bà con một số biện pháp sau đây:
- Đối với ao nuôi cá: Người nuôi cần kiểm tra và tu bổ lại đê bao cho chắc chắn đảm bảo giữ được nước. Cần phát quang những cành, cây xung quanh bờ đê, để tránh cành lá rơi vào ao làm ô nhiễm ao nuôi và đề phòng khi có gió lớn cây đổ có thể làm vỡ đê bao sẽ làm thất thoát cá. Đặt những ống xả tràn để xả nước khi nước trong ao quá lớn, hoặc chủ động tháo nước trong ao, nhằm đề phòng nước tràn bờ cá sẽ đi theo ra hết. Chuẩn bị lưới, đăng chắn, dụng cụ cuốc xẻng để gia cố sửa chữa hệ thống đê bao, cống khi có tình huống xấu xảy ra. Khi mưa lũ xảy ra phải tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có các biện pháp điều chỉnh phù hợp như: bón vôi để ổn định môi trường, điều chỉnh màu nước, hoặc có thể thay nước khi cần thiết, sau mỗi lần thay nước người nuôi phải xử lý nước bằng cách tạt vôi bột (vôi nông nghiệp) với liều lượng 2-3kg/100m3 nước. Cần rải vôi bột xung quanh bờ ao, sau các đợt mưa lớn nên tháo bớt nước tầng mặt hoặc bổ sung nước từ ao chưa lắng/xử lý (nếu có điều kiện). Đồng thời bổ sung khoáng chất, vitamin nhằm tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi.
- Đối với nuôi lồng, bè trên sông, hồ chứa: Trước khi trời mưa, bão người nuôi cần kiểm tra, gia cố lại lồng, hệ thống dây neo, phao lồng và di chuyển vào những nơi kín gió, có dòng chảy nhẹ để tránh khi gió bão lớn làm vỡ lồng. Nếu không di chuyển được cần hạ lồng bè xuống sâu để giảm bớt sóng đánh làm hư lồng. Vệ sinh lồng sạch sẽ và thông thoáng để nước lưu thông nhanh. Những nơi có dòng chảy mạnh phải dùng những tấm phên hoặc tấm bạt che chắn phía trước lồng để ngăn bớt dòng chảy trực tiếp lên cá nuôi. Bên cạnh đó, cũng nên chuẩn bị thuyền máy để hỗ trợ khi cần thiết. Nuôi cá lồng, bè cần sử dụng chất khử trùng treo trong lồng, bè để khử trùng môi trường nước, diệt các tác nhân gây bệnh cho cá nuôi. Sử dụng vôi bột đựng trong bao tải treo ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè. Treo túi cách mặt nước khoảng 1/3 - 1/2 độ sâu của nước trong lồng,bè. Liều lượng sử dụng là 2 - 3 kg vôi/10m3 nước và khi vôi tan hết lại tiếp tục treo túi khác.
- Đối với ao nuôi tôm: Vào mùa mưa bão, người nuôi tôm cần kiểm tra và gia cố lại bờ đê, sửa chữa và giằng néo lại chòi canh và các công trình phụ trợ khác được chắc chắn. Cần vệ sinh ao nuôi, kiểm tra lại cống xả tràn và chuẩn bị nguồn nước sạch để thay nước cho ao nuôi khi cần thiết. Rắc vôi quanh bờ phòng nước trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi. Duy trì các dàn quạt nước hoạt động thường xuyên để tạo dòng chảy, tránh phân tầng nước đồng thời cung cấp oxy hòa tan đảm bảo cho tôm nuôi phát triển tốt. Các hộ nuôi tôm cần chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng khi điện lưới bị mất. Kiểm tra và sửa chữa lại hệ thống điện cẩn thận để đảm bảo an toàn khi có gió bão. Các chòi canh, ao nuôi cần được trang bị đèn pin, phao cứu sinh. Người nuôi tôm tuyệt đối không được ở lại trên các chòi canh, ao nuôi khi có bão đổ bộ vào. Khi mưa lớn kéo dài người nuôi cần thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, oxy hòa tan, độ mặn trong nước và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi để có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu không thực sự cần thiết, người nuôi không nên sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào ao nuôi tôm, mà lấy nước qua ao lắng và xử lý nước trước khi bơm vào ao nuôi tôm. Người nuôi cũng cần bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất trong khẩu phần thức ăn tôm nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật để giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, chống chịu các điều kiện thời tiết bất thường. Chủ động dự trữ các loại vôi, chế phẩm sinh học, men vi sinh dùng để xử lý môi trường nước. Khi có hiện tượng bất thường, người nuôi cần liên hệ với cán bộ thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh thiệt hại.
Cần theo dõi thường xuyên thông báo diễn biến mực nước lũ trên các con sông và tình hình mưa bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để có biện pháp bảo vệ ao, lồng bè nuôi thuỷ sản một cách có hiệu quả.

🔥MEN VI SINH THẾ HỆ MỚI-CẮT TẢO XANH-TẠO MÀU TRÀ👇💢Vi sinh công nghệ mới chuẩn quốc tế - Làm sạch đến từng phân tử nước⚡V...
25/09/2023

🔥MEN VI SINH THẾ HỆ MỚI-CẮT TẢO XANH-TẠO MÀU TRÀ👇
💢Vi sinh công nghệ mới chuẩn quốc tế - Làm sạch đến từng phân tử nước
⚡Với công nghệ mới AQUA CLEAN thay đổi cấu trúc vi sinh vật giúp tăng mạnh khả năng xử lý môi trường ao nuôi
Men vi sinh AQUA CLEAN - men xử lý nước cao cấp không cần ngâm ủ:
+ Sạch nhày nhớt, lợn cợn
+ Sạch bạt, sạch đáy
+ Phân huỷ tốt mùn bã, thức ăn dư thừa
+ Giảm khí độc NH3, NO2, H2S
+ Tạo màu nước đẹp, ổn định
+ Cắt tảo an toàn và hiệu quả sau 2-3 lần sử dụng
LIÊN HỆ NGAY HOTLINE: 038.886.6351 ĐỂ NHẬN NGAY ƯU ĐÃI~~~

Address

Lệ Chi, Gia Lâm
Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when AQUA CLEAN - Xử Lý Tảo Nhớt Siêu Tốc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category

Nearby pet stores & pet services