Viện Nông Chăn Nuôi - Tokyo Gold Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • Viện Nông Chăn Nuôi - Tokyo Gold Phòng và trị bệnh cho vật nuôi

Viện Nông Chăn Nuôi - Tokyo Gold Phòng và trị bệnh cho vật nuôi Siêu Tăng Trưởng - Vỗ Béo Vật Nuôi Green Free

1. Chọn giống     Chỉ mua con giống có nguồn gốc rõ rang, mua tại các cơ sở được nhà nước cấp phép, an toàn dịch bệnh và...
13/11/2023

1. Chọn giống
Chỉ mua con giống có nguồn gốc rõ rang, mua tại các cơ sở được nhà nước cấp phép, an toàn dịch bệnh và có kiểm dịch của cơ quan thú y. Con giống phải khỏe mạnh, đặc điểm ngoại hình đạt tiêu chuẩn của từng giống, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo yêu cầu.
2. Vận chuyển gia súc gia cầm
- Thời điểm vận chuyển: Nên vận chuyển gia súc gia cầm vào thời điểm từ chiều mát, đêm và sáng sớm.
- Phương tiện vận chuyển: Dùng phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm chuyên dùng, có bạt che nắng. Tất cả các phương tiện vận chuyển phải được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng trước khi sử dụng. Nếu vận chuyển gia súc gia cầm đường dài cần chuẩn bị thức ăn, nước uống đầy đủ.
- Kiểm tra kỹ sức khỏe đàn gia súc gia cầm trước và trong suốt quá trình vận chuyển. Nên nhốt với mật độ vừa phải, không nên cho con vật ăn quá no trước khi vận chuyển. Nếu vận chuyển đường dài chú ý cho gia súc gia cầm nghỉ ngơi hợp lý, vào các thời điểm buổi trưa nên để gia súc gia cầm vào nơi mát, có nhiều lùm cây để chăm sóc bổ sung thức ăn, nước uống.
- Khi vận chuyển gia súc gia cầm về đến chuồng nuôi cần giảm nhiệt cho con vật thích nghi từ từ, không để con vật thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Với trâu bò, lợn đưa vào nơi mát cho nghỉ ngơi không nên dùng nước tắm ngay để tránh cho trâu bò, lợn bị cảm do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trường hợp trong đàn có gia súc gia cầm khi vận chuyển về thấy có biểu hiện không bình thường (ủ rũ, thở gấp, ho, sốt, đi đứng không bình thường...) cần tách riêng để theo dõi điều trị đến khi trở lại bình thường mới cho nhập đàn. Cho con vật uống nước sạch, sau đó cho ăn ½ mức ăn so với mức ăn bình thường trong ngày thứ nhất, ngày thứ 2 cho ăn tăng dần mức ăn và sau 3 ngày mới cho ăn mức đầy đủ theo nhu cầu và cho ăn 3-4 lần trong ngày.
- Nuôi cách ly 15 ngày, đàn giống hoàn toàn khỏe mạnh mới cho nhập đàn. Nếu đàn giống bị ốm trong thời gian nuôi cách ly cần điều trị khỏi hoàn toàn mới cho nhập đàn.
3. Chuồng trại
- Bà con cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của chuồng nuôi để lựa chọn hệ thống làm mát cho phù hợp, có thể sử dụng kết hợp các biện pháp sau:
+ Trồng cây dây leo, phủ bèo tây, rơm rạ hoặc lắp đặt hệ thống phun mưa trên mái chuồng.
+ Thiết kế các hệ thống che chắn bằng liếp, bạt, tấm lưới để chủ động che chắn chuồng trại, diện tích che chắn phải rộng để đảm bảo có độ phủ mát tốt. Lắp đặt thêm quạt điện, hệ thống phun sương hoặc nhỏ giọt trong chuồng nuôi. Lưu ý quạt điện nên treo ngang, hệ thống phun sương vận hành hợp lý để tránh làm độ ẩm chuồng nuôi tăng quá cao.
+ Trồng cây xanh bóng mát xung quanh chuồng nuôi.
- Tăng cường vệ sinh chuồng trại và hệ thống làm mát, chất thải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp như Biogas, ủ phân, đệm lót sinh học... không để phân và chất thải ứ đọng nhiều sẽ sinh ra khí độc và phát sinh mầm bệnh. Nếu dùng đệm lót sinh học cần giảm độ dày của lớp đệm để tránh làm nhiệt độ tăng cao. Ngoài ra bà con có thể sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để hạn chế mùi hôi trong chăn nuôi. Định kỳ 2 lần 1 tuần phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh (một số loại thuốc sát trùng có chất lượng tốt, an toàn khi sử dụng như Vikol, Haniodin, Benkocid...).
- Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, vệ sinh bãi chăn thả để hạn chế mầm bệnh.
- Cần thường xuyên kiểm tra các hệ thống làm mát trong chuồng nuôi để kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cho các hệ thống trên sử dụng tốt. Nên bố trí thêm máy phát điện để đề phòng mất điện.
4. Chăm sóc nuôi dưỡng
- Nuôi nhốt với mật độ vừa phải.
+ Đối với gà: úm 50 - 60 con/m2, gà dò nhốt 20 - 30 con/m2, gà vỗ béo nhốt 7 - 10 con/m2, gà đẻ nhốt 4 con/m2.
+ Đối với lợn: lợn nái, lợn có chửa cần 3 - 6 m2/con; lợn thịt 2 m2/con.
+ Đối với trâu, bò 4 - 5 m2/con, dê 1,8 - 2 m2/con.
- Cho vật nuôi ăn thức ăn sạch, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi. Nên cho ăn vào sáng sớm và chiều mát. Với trâu, bò cần tăng cường các loại thức ăn thô xanh, thức ăn ủ chua đảm bảo cho con vật đủ no và tăng cường quá trình trao đổi chất. Đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, thả gà ra vườn cây có bóng mát.
- Cho vật nuôi uống nước sạch và mát, tốt nhất là dùng vòi uống tự động. Có thể bổ sung các loại Vitamin tổng hợp, điện giải để tăng sức đề kháng cho vật nuôi vào những ngày nắng nóng kéo dài.
Bà con chú ý: nên dùng vật liệu cách nhiệt để che chăn bồn chứa nước, tránh không cho vật nuôi uống phải nước nóng.
- Chế độ chăn thả: Nên chăn thả vào lúc mát mẻ, buổi sáng đi chăn thả sớm (6 giờ thả, 9 giờ về), buổi chiều chăn thả muộn (4 giờ thả, 6 giờ về). Lúc nắng nóng nên buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.
- Chế độ tắm chải: nên tắm cho gia súc 1 - 2 lần/ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và phòng chống các bệnh ngoài da, không tắm vào buổi trưa khi thời tiết đang nắng nóng.
5. Phòng bệnh
- Chủ động tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, đặc biệt là gia súc gia cầm mới tái đàn. Đối với gia cầm tiêm các loại vắc xin cúm gia cầm, Niu cát xơn, Gumboro, dịch tả vịt, viêm gan vịt, tụ huyết trùng...; đối với lợn tiêm các loại vắc xin: phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng, tai xanh, lở mồm long móng...; đối với trâu bò tiêm vắc xin tụ huyết trùng, lở mồm long móng...
Chú ý: gia súc, gia cầm khoẻ mạnh mới tiêm phòng. Thời điểm tiêm phòng tốt nhất vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo chất lượng vắcxin, tránh phản ứng, tạo miễm dịch tốt cho con vật.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm những con bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Đặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá cần chủ động cho gia súc gia cầm uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi.
Khi có vật nuôi bị ốm, chết cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
, ,

Đây là khâu sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt (loại trừ) nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể con vật, bước này rất quan trọng đ...
13/11/2023

Đây là khâu sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt (loại trừ) nguyên nhân gây bệnh trong cơ thể con vật, bước này rất quan trọng đối với các trường hợp con vật mắc các bệnh cấp tính, nếu không áp dụng kịp thời bước này, con vật sẽ chết.

Về nguyên tắc dùng kháng sinh bao giờ cũng phải kiểm tra nhiệt độ của gia súc, gia cầm, nếu thấy con vật sốt có các triệu chứng điển hình về các bệnh do nhiễm khuẩn gây nên mới dùng kháng sinh và phải dùng liều cao ngay từ đầu (liều tấn công) sau đó giảm dần. Trên thực tế đã có không ít người dùng liều từ thấp đến cao, như vậy không những bệnh sẽ không khỏi mà nguy hiểm hơn là sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc. Điều quan trọng hơn nữa là khi dùng kháng sinh cần phải dùng đúng chủng loại kháng sinh cho từng loại bệnh, nghĩa là sử dụng những loại kháng sinh đặc hiệu như vậy hiệu quả điều trị sẽ cao, tránh hiện tượng nhờn thuốc hoặc không khỏi bệnh. Bên cạnh đó cần sử dụng kháng sinh theo đúng liều trình, thực tế nhiều người sử dụng kháng sinh thường không tuân thủ điều này, thường khi thấy con vật hết các triệu chứng bệnh điển hình là dừng ngay không dùng kháng sinh nữa mặc dù theo liều trình điều trị là chưa đủ, như vậy sẽ làm con vật nhờn thuốc và đặc biệt là mầm bệnh không bị tiêu diệt hết sẽ rất dễ tái phát lại bệnh. Khi dùng kháng sinh một ảnh hưởng khác đến con vật là thường làm cho con vật bị bệnh mệt mỏi, thậm trí có trường hợp ảnh hưởng đến thần kinh khi dùng quá liều hoặc dùng không đúng thuốc, không tiêm đúng vị trí nên khi dùng cần xem ký hướng dẫn sử dụng của các nhà sản xuất, không được dùng thuốc không rõ nguồn gốc (mất nhãn) các loại thuốc đã quá hạn sử dụng.

🎯  VỖ BÉO SIÊU TĂNG TRƯỞNG VẬT NUÔI GREEN_FREE👉HIỆU QUẢ CHỈ SAU 5 - 7 NGÀY !🔥 GIÁ CẢ HỢP LÍ CHO BÀ CON !🔥 Rút ngắn thời ...
04/10/2022

🎯 VỖ BÉO SIÊU TĂNG TRƯỞNG VẬT NUÔI GREEN_FREE
👉HIỆU QUẢ CHỈ SAU 5 - 7 NGÀY !
🔥 GIÁ CẢ HỢP LÍ CHO BÀ CON !
🔥 Rút ngắn thời gian nuôi từ 15 - 20 ngày
🔥 An toàn với vật nuôi và người sử dụng
💯Sản phẩm có thể dùng cho mọi loại vật nuôi: Trâu, Bò, Lợn, Gà, Vịt, Cá, Tôm,...
🏅Ưu đãi CỰC LỚN DUY NHẤT HÔM NAY MUA 2 TẶNG 1 - MUA 3 TẶNG 2
Liên hệ: 036.329.4231 để nhận báo giá và tư vấn

04/10/2022
Chọn giống bò tốtMột trong những yếu tố quyết định đến thành công của nghề chăn nuôi bò thịt hiện nay là lựa chọn giống ...
20/09/2022

Chọn giống bò tốt
Một trong những yếu tố quyết định đến thành công của nghề chăn nuôi bò thịt hiện nay là lựa chọn giống bò. Vì giống bò quyết định tới năng xuất chất lượng thịt và giá thành sau này. Để nuôi bò thịt đạt hiệu quả bà con không nên chọn giống bò nội còn gọi là bò địa phương nên chọn giống bò lai sind hoặc bò Italia màu trắng, chọn bò có bộ xương to, lông nhuyễn, bụng thon, dài đòn vai đôi hai đùi sau to, cạnh đôi to, dịch hoàn to không lộ rõ, đầu to, răng nhỏ mà thấp, không kén ăn. Giống khác nhau thì tốc độ sinh trưởng phát triển tích lũy thịt mỡ cũng khác nhau. Hiện trên thế giới có rất nhiều giống bò siêu thịt cho năng xuất rất cao cho tỷ lệ thịt sẻ tới 70%. Tỷ lệ thịt tinh trên 50%, giá trị dinh dưỡng thịt rất cao, rất thơm ngon. Tuy nhiên hướng lựa chọn để nuôi phù hợp là các giống vùng nhiệt đới có thể thích nghi khí hậu nóng ẩm.

Khi chọn mua giống bò để nuôi vỗ béo đối với bê tơ thì không nên chọn giống bò nội, bò ta màu vàng. Nếu là bò trưởng thành nên chọn những con có bộ khung to khỏe mạnh. Loại bò này sẽ đạt được tốc độ tăng trọng khá nhanh, thời gian cần thiết để vỗ béo bò chỉ cần khoảng 2 tháng không nên chọn những con đã quá già. Ngoài ra khi chọn giống bò bà con nên lưu ý một vài điểm sau: Chọn những con có thể chất khỏe mạnh; ngoại hình cân đối, lông óng mượt da mềm; đầu cổ linh hoạt, mặt ngắn chán rộng mắt sáng, mõm bẹ bộ răng còn tốt; lưng dài, thẳng, ngực sâu, rộng bụng tròn gọn; mông nở, đuôi dài, gốc đuôi to; chân thẳng, bước đi vững trãi, chắc chắn, móng khít; yếm rộng, bao da rốn phát triển.

Xây dựng chuồng trại

Chuồng trại chăn nuôi bò thịt phải đảm bảo các yếu tố đông ấm, hè mát, nền chuồng không trơn trượt, diện tích từ 4-5 m2/con; thuận tiện cho việc quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chuồng có thể xây 1 dãy hoặc 2 dãy. Có thể tận dụng các vật liệu sẵn có như tranh, tre, lá cọ… để làm chuồng nhằm hạ giá thành.

Cần phải xây dựng hầm biogas để bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời có khí để đun nấu và thắp sáng, mỗi gia đình nuôi 2-3 con bò xây 1 bể từ 5-7 m3 thì có thể sử dụng cho gia đình 5-6 khẩu.

Chế độ ăn cho bò

Để cho bò phát triển khỏe mạnh và năng suất nhất cần phải đảm bảo nguồn năng lượng cao được ăn vào hàng ngày là 2,5% trọng lượng cơ thể. Đơn giản như nếu trọng lượng cơ thể bò là 200kg thì cần phải cung cấp khoảng 5kg vật chất khô trong một ngày, còn với thức ăn thô xơ khoảng 15 – 20 kg.

Khẩu phần ăn hoàn chỉnh gồm đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bò, bò có thể tự lựa chọn sau khi đã trộn chung cả hai loại thức ăn tinh và thô cùng với nhau. Phương pháp cho ăn và tập cho bò ăn thức ăn tinh là vô cùng quan trọng đối với sự sinh trưởng của bò. Vào thời gian đầu nên cho bò ăn loại thức ăn thô xanh, ít sử dụng thức ăn tinh để cho bò quen với khẩu phần năng lượng cao. Nếu ngay từ đầu mà cho bò ăn thức ăn tinh sẽ dẫn đến hiện tượng bò chết do bị ngộ độc axit ( acidosis ). Loại thức ăn thô xanh cần phải sử dụng chung với thức ăn tinh để tạo thành một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng và hoàn chỉnh.

Khẩu phần ăn hợp lý cho bò nhốt chuồng bao gồm: các loại thức ăn thô xanh, phụ phẩm, thức ăn tinh, thức ăn bổ sung chất khoáng và vitamin.

Thức ăn thô xanh: Gồm các loại cỏ băm nhỏ, thức ăn băm nhỏ ủ chua, phụ phẩm nông nghiệp băm nhỏ, phụ phẩm công nghiệp ( bã bia, rượu, rỉ mật, bã mía, bã đậu, vỏ hoa quả…) chiếm từ 55 – 60% vật chất khô có trong khẩu phần ăn.

Thức ăn tinh tổng hợp: Các loại sắn nghiền nhỏ, ngô bắp nghiền, khô dầu lạc, bột keo dậu…Thức ăn tinh tổng hợp chiếm khoảng 40 – 45% vật chất khô trong khẩu phần ăn của bò.

Để giúp tăng năng suất lao động, giảm giá thành thức ăn và tận dụng được triệt để nguồn lương thực sẵn có bà con nên đầu tư máy băm nghiền thức ăn vào quá trình chế biến thức ăn cho bò nhốt chuồng sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí lâu dài.

Phòng ngừa một số bệnh

Vệ sinh phòng bệnh: Thực hiện phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chuồng trại, máng uống, máng ăn, môi trường xung quanh và cơ thể bò phải luôn được sạch sẽ. Tẩy uế chuồng trại định kỳ, khu vực xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, thu gom xử lý chất thải. Tích cực diệt chuột, ruồi muỗi, gián, ve, hạn chế tối đa các động vật trung gian truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò.

Thực hiện tốt lịch tiêm phòng, giúp bò chống lại các loại bệnh phổ biến như tụ huyết trùng, lở mồm long móng,… Bên cạnh đó, bạn cần tẩy giun cho bò thường xuyên bằng cách sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như thuốc tẩy giun Levamisole; thuốc tẩy sán DextilB…

Hướng dẫn cách chăn nuôi lợn thịt chuẩn kỹ thuậtChăn nuôi heo là một trong nghề rất phổ biến với người nông dân Việt Nam...
18/09/2022

Hướng dẫn cách chăn nuôi lợn thịt chuẩn kỹ thuật
Chăn nuôi heo là một trong nghề rất phổ biến với người nông dân Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng chăm heo đúng cách để mang lại chất lượng thịt tốt nhất. Để hướng dẫn bà con chăn nuôi an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất. Cùng đón đọc nhé!
Yêu cầu về chuồng trại
Hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất trước hết phải nhắc đến vị trí đặt trang trại. Nơi đó phải phù hợp với quy hoạch của địa phương hoặc có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Khoảng cách trang trại đối với trường học, bệnh viện, khu dân cư, đường quốc lộ, nguồn nước tối thiểu là 100m. Phải đảm bảo nơi dựng chuồng trại trên nền đất cao, không bị ngập úng, nguồn nước sạch và có khả năng xử lý chất thải theo quy định.
Trang trại cần có tường hoặc hàng rào chắn quanh để kiểm soát người và động vật ra vào. Xong, người chăn nuôi phải bố trí các khu riêng biệt như: khu chăn nuôi, khu vệ sinh, khu cách ly lợn hay nơi sát trùng thiết bị chăn nuôi. Cần phải bố trí hố khử trùng từ cổng ra vào, chuồng nuôi và tại lối ra của mỗi dãy.
Chuồng nuôi lợn thịt cần có kích thước và khoảng cách giữa các dãy chuồng một cách hợp lý. Như vậy mới đúng hướng dẫn cách chăn nuôi lợn thịt chuẩn kỹ thuật. Và để nền chuồng không bị trơn trượt nên lát gạch chỉ và phải có rãnh để thoát nước với độ dốc từ 3 – 5%. Mái chuồng cũng không được quá thấp để chuồng được thông thoáng. Đường ống thoát nước thải cần khép kín, dễ thoát và có một đường ống riêng dẫn đến khu xử lý tránh nhầm với đường ống khác.
Các trang thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải dễ vệ sinh tẩy rửa, không gây độc. Lưu ý các kho chứa thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, thiết bị phải có độ thông thoáng tránh để ở những nơi ẩm thấp. Và phải vệ sinh thường xuyên để tiêu độc khử trùng chuồng trại và các khu liên quan.
Cân nhắc chọn giống lợn thịt
Hướng dẫn cách chăn nuôi thịt lợn chuẩn kỹ thuật nhất thì người chăn nuôi phải biết cách chọn giống lợn. Những giống lợn mua về phải có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, có đầy đủ giấy kiểm dịch và có tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi về nhập đàn, lợn mới này cần phải cách ly một thời gian nhất định để theo dõi thể trạng.
Lưu ý nên nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao, thân dài, mông nở, bụng thon. Tránh mua nhiều loại giống từ nhiều nơi, nắm được nguồn gốc và trọng lượng các con phải đều nhau. Có 2 loại giống để nuôi lợn thịt như sau:
Lợn lai F1 tức là lợn đực ngoại và cái nội. Giống này có khả năng tăng trọng ở mức khá, tỷ lệ nạc cao
Lợn lai 2, 3, 4 máu ngoại có ưu thế lai cao hơn vì vậy mà chúng lớn rất nhanh, tiêu thụ thức ăn ít và có khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn
Trong đó, lợn lai 2 máu ngoại hay chính là con lai F1 giữa giống Landrace và Yorkshire. Còn lợn lai 3 máu là con lai của lợn nái F1 ( Landrace & Yorkshire ) phối với lợn đực Duroc. Giống lợn lai 3 máu ngoại giảm từ 0,1 – 0,3kg thức ăn, thời gian nuôi được rút ngắn từ 4 – 6 ngày, tỷ lệ nạc tăng từ 1 – 2%.
Chuẩn bị đưa lợn về chuồng
Để đảm bảo đúng quy trình hướng dẫn cách chăn nuôi lợn thịt chuẩn kỹ thuật. Trước khi thả lợn bà con cần vệ sinh sạch sẽ bằng cách quét vôi lên nền chuồng, tẩy uế xung quanh và có đủ nước uống. Nên bắt lợn vào ngày mát trời lúc sáng sớm hoặc chiều tối, thời gian chuyển lợn về càng ngắn càng tốt.
Bà con cần cho lợn uống nước pha Glucose hoặc thuốc điện giải ngay sau khi thả vào chuồng. Hãy tạo cho lợn thịt thói quen đi vệ sinh đúng chỗ bằng cách quét dồn phân vào nơi quy định mỗi ngày. Lưu ý không tắm ngay cho lợn.
Tạo môi trường thích hợp
Bà con nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với sự sinh triển của lợn theo các giai đoạn sau:
Từ 23 – 28 độ C đối với lợn có trọng lượng từ 10 – 20kg
20 – 23 độ C phù hợp với lợn nặng 20 – 40kg
18 – 23 độ C đối với lợn nặng 40 – 60 kg
Và 17 – 21 độ C với những con lợn xuất chuồng nặng 60kg
Lưu ý: Nhiệt độ này là nhiệt độ không khí chuồng nuôi, nền chuồng khô và không bị gió lùa vào. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến lợn thở nhiều, ăn ít, đi phân bừa bãi hệ quả là tăng trọng chậm, dễ mắc bệnh.

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi bứt pháCục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông th...
07/09/2022

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi bứt phá
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 294,4 triệu USD, tăng 15,2% so cùng kỳ 2020, trong đó, nhiều sản phẩm chăn nuôi giữ đà tăng trường xuất khẩu.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, 8 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 294,4 triệu USD, tăng 15,2% so cùng kỳ 2020.
Sữa và sản phẩm sữa là mặt hàng đứng đầu với kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2021 đạt 77,1 triệu USD, là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất, chiếm 26,2 thị phần xuất khẩu, tăng 22,1% so cùng kỳ 2020.
Đối với mặt hàng mật ong, 8 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 74,1 triệu USD, chiếm 25,2% thị phần xuất khẩu, tăng 65,2% so với cùng kỳ 2020.
Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt, 8 tháng đầu năm 2021 đạt 67,5 triệu USD, chiếm 22,9% thị phần xuất khẩu, tăng 21,8% so cùng kỳ 2020.
Các mặt hàng khác có tỷ trọng dưới 10% kim ngạch xuất khẩu gồm: da và lông vũ với kim ngạch xuất khẩu đạt 12,1 triệu USD, chiếm 4,2%, giảm 51,1% so với cùng kỳ 2020; trứng các loại với kim ngạch 4,4 triệu USD, chiếm 1,5%, tăng 24,9%…
Ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi 8 tháng đầu năm 2021 đã vượt qua ảnh hưởng toàn diện của đại dịch Covid-19 để tiếp tục tăng trưởng ở mức cao. Mức tăng trưởng cả về số lượng và kim ngạch ghi nhận ở tất cả các mặt hàng chăn nuôi xuất khẩu chủ lực.
Với dự báo mức cầu của thị trường trong nước đối với các sản phẩm thịt không tăng trong thời gian tới, để ngành chăn nuôi tăng trưởng bền vững cần phải tìm hướng mở cửa thị trường xuất khẩu, hướng tới các thị trường tiềm năng. Ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng, trước mắt phát triển các sản phẩm chế biến nhằm tránh các rào cản đối với các quốc gia có hàng rào kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm cao như: trứng muối, thịt gà đã qua chế biến nhiệt. Bên cạnh đó, tập trung sản xuất theo tiêu chuẩn, có chứng nhận chất lượng. Đồng thời, cần đầu tư nghiên cứu sâu nhằm gắn sản xuất với nhu cầu và yêu cầu của từng thị trường xuất khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã có sản phẩm trứng và thịt gà đi các thị trường trên thế giới mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Tiếp tục mở thị trường và xuất khẩu sản phẩm gia cầm chế biến vào các thị trường tiềm năng.

07/09/2022
Tư vấn chăn nuôi hiện đại
07/09/2022

Tư vấn chăn nuôi hiện đại

Address

Nhà Máy 3 Lô 3 KCN Phú Thị Gia Lâm
Hanoi
100000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Viện Nông Chăn Nuôi - Tokyo Gold Phòng và trị bệnh cho vật nuôi posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category

Nearby pet stores & pet services