Green Methr_ Khắc Tinh Của Côn Trùng Gây Hại

Green Methr_ Khắc Tinh Của Côn Trùng Gây Hại Khắc Tinh Của Côn Trùng Gây Hại

Những tác hại của các loài côn trùng có hại đến con người là gì?Thực chất không phải tất cả các loài côn trùng trên thế ...
18/12/2021

Những tác hại của các loài côn trùng có hại đến con người là gì?
Thực chất không phải tất cả các loài côn trùng trên thế giới này đều có hại hay gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn có rất nhiều loài côn trùng có ích. Tuy nhiên mối lo lắng và nhận được quan tâm lớn từ con người đó là những loài côn trùng gây hại, gây nguy hiểm. Một số loài côn trùng có hại phổ biến đó chính là: mối, mọt, muỗi, gián, kiến ba khoang, bọ chét,...
Vì sao côn trùng lại là nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh truyền nhiễm là gì? Bởi vì trên cơ thể, thân xác của côn trùng có rất nhiều vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn wolbachia, mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy. Một số căn bệnh do côn trùng có hại gây ra như là: bệnh sốt rét, bệnh cảm cúm, các bệnh liên quan đến phổi, bệnh tiêu chảy,... Số lượng côn trùng trên toàn thế giới chiếm phần lớn trong hệ động vật, chúng có một sức sống mạnh mẽ, lâu dài nên cần cẩn thận nếu không sẽ các con côn trùng này đốt và cắn bạn rồi gặp phải các căn bệnh truyền nhiễm.
Đâu là phương pháp phòng chống côn trùng hiệu quả
Dẫu cho các loài côn trùng có nhiều lợi ích như thế nào thì nhất định cũng không thể làm ngơ được những tác hại mà chúng gây ra cho sức khỏe con người. Chúng ta cần phải có những phương pháp, cách phòng chống các loài côn trùng một cách hiệu quả nhất.
Trước tiên để ngăn ngừa côn trùng đốt, chúng ta cần mặc và trang bị những bộ quần áo dài tay, dài chân
Tránh những khu vực, nơi có bụi rậm, cây cối vườn,
Thường xuyên vệ sinh chỗ ở, chỗ sinh hoạt đời sống thường ngày và cả khu vực nhà vệ sinh để ngăn chặn sự phát sinh của côn trùng
Hạn chế sử dụng cửa lối ra, cửa sổ vào khoảng thời gian sáng sớm và tối. Bởi đây là khoảng thời gian mà chúng hoạt động mạnh mẽ hơn.
Sử dụng màn chắn để những con côn trùng không thể vào
Ngoài ra biện pháp tối ưu còn lại đó là lắp đặt một số cửa lưới chống muỗi nói riêng và chống côn trùng nói chung. Với biện pháp này, bất kỳ con côn trùng nào từ là muỗi đến gián thì không thể xâm nhập.

Tác hại của các loài côn trùng đối với mùa màng và con ngườiVới số lượng chiếm nhiều nhất trong các loài động vật. Côn t...
15/12/2021

Tác hại của các loài côn trùng đối với mùa màng và con người
Với số lượng chiếm nhiều nhất trong các loài động vật. Côn trùng có sức sống mạnh mẽ, thích nghi với mọ điều kiện môi trường. Trong rất nhiều loại côn trùng sẽ có loại gây hại cho con người như:
Chúng có thể tàn phá mùa màng
Gây thiệt hại hàng tỉ đồng cho các quốc gia
Gây thất thoát lương thực, thực phẩm của con người
Côn trùng còn là vật trung gian gây bệnh truyền nhiễm. Là nguyên nhân dẫn đến các đại dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới.
Môt vài ví dụ điển hình bao gồm: gián sống trong nhà của chúng ta chứa các loại vi khuẩn gây bệnh phổi, tiêu chảy,… Mối mọt cũng là một loài côn trùng khiến chúng ta phải đau đầu trong việc tìm cách tiêu diệt. Chúng rất ưa thích các loại gỗ ở các ngôi nhà hay công trình. Trải qua năm tháng, cùng sức ăn kinh khủng, mối có thể gây hỏng hóc các công trình, nhà ở một cách nặng nề.
Biện pháp diệt côn trùng tận gốc đang được nhiều người lựa chọn hiện nay
Từ những lợi ích và tác hại của các loài côn trùng nhiều người thường đưa ra biện pháp để kiểm soát chúng phổ biến là thuốc trừ sâu. Tuy nhiên ngày nay thì các biện pháp kiểm soát bằng sinh học từ các dịch vụ diệt mối côn trùng đang ngày càng phổ biến hơn. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành tiêu diệt các loài côn trùng mối mọt,… Trung Tâm Diệt Côn Trùng Sinh Học tự tin có thể đối phó với tất cả những loại côn trùng gây hại cứng đầu nhất!

Rệp giường có nguy hiểm hay không?Rệp giường hay còn gọi là rệp là loại côn trùng ký sinh trên người và các loài động vậ...
13/12/2021

Rệp giường có nguy hiểm hay không?
Rệp giường hay còn gọi là rệp là loại côn trùng ký sinh trên người và các loài động vật khác. Chúng thường trú ẩn trên giường và các vật dụng gần giường. Ngoài ra, chúng cũng có thể trú ẩn ở những nơi đễ dàng tiếp cận con người trong thời gian ngủ. Rệp sống hoàn toàn nhờ vào máu. Do đó, chúng ký sinh để hút máu người và các loài động vật khác. Vết cắn của rệp có thể tự khỏi hoặc điều trị đơn giản bằng sử dụng kem dưỡng và các thuốc kháng histamin.
1. Đặc điểm của rệp giường
Rệp là loại côn trùng ký sinh nhỏ, có màu nâu đỏ như loài gián nhưng nhạt hơn. Cơ thể của chúng dẹt và nhỏ. Con trưởng thành có kích thước chỉ khoảng 5 – 9mm. Rệp cắn vào da người hoặc động vật vào thời điểm đang ngủ để hút máu. Sau khi hút máu, chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra như vài loại côn trùng khác. Mặc dù rệp không lây bệnh nhưng chúng có thể ảnh hưởng về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng.
>> Các vết côn trùng cắn gây nhiều khó chịu. Bạn có thể tìm hiểu về cách xử trí khi bị côn trùng cắn.
Đôi khi rệp giường bị nhầm lẫn với các loại mối gỗ hoặc gián nhỏ. Với kích thước của một hạt táo, rệp ẩn trong các vết nứt, kẽ hở của giường và những đồ vật xung quanh giường. Rệp có thể sống rất lâu mà không ăn uống gì. Những con trưởng thành có thể ngủ đông hơn 1 năm. Những vết rệp cắn ngoài gây ngứa ngáy khó chịu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.
2. Các vị trí rệp có thể ẩn nắp
Rệp thường ẩn trú ở các vị trí như:
Chiếu, mùng, gối…
Khe giường.
Nệm.
Các vật dụng gần giường.
Ngoài ra, rệp cũng có thể được tìm thấy ở những nơi như:
Dưới các tấm thảm.
Chân tường.
Rèm cửa.
Rệp giường có thể ẩn náu ở nhiều chỗ trong nhà bạn
Rệp giường có thể ẩn náu ở nhiều chỗ trong nhà bạn
3. Các triệu chứng khi bị rệp giường cắn
Vết cắn có thể nằm trên mặt, cánh tay hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
Gây ngứa, khó chịu tại vết cắn.
Vết cắn có màu đỏ, thường có một đốm đỏ đậm hơn ở giữa.
Một số người không có phản ứng với vết cắn của rệp. Trong khi đó, những người khác có phản ứng dị ứng bao gồm ngứa liên tục, mụn nước, nổi mề đay…
Nếu bạn nghi ngờ mình bị rệp cắn, hãy kiểm tra các vật dụng trong nhà để tìm rệp như: nơi ngủ, giường, nệm, đồ nội thất….
Dấu rệp cắn
Dấu rệp cắn
4. Các dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của rệp trong nhà
Lớp vỏ sau khi rệp lột xác: Lớp vỏ này có màu vàng nhạt.
Vết đỏ: Tìm thấy trên giường, có thể do bạn nằm đè lên rệp.
Đốm đen: Đó có thể là phân rệp.
Sự lây lan của rệp:
Rệp có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác qua các vật dụng như quần áo, giường hay đồ dùng.
Chúng có thể di chuyển qua các tầng trong nhà hoặc từ phòng này sang phòng khác dễ dàng.

Virus ZikaVirus Zika là một loại virus nguy hiểm chủ yếu lây truyền qua loài muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh.Người nhiễ...
09/12/2021

Virus Zika
Virus Zika là một loại virus nguy hiểm chủ yếu lây truyền qua loài muỗi Aedes aegypti mang mầm bệnh.
Người nhiễm virus có các triệu chứng gồm sốt, viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ và khớp, phát ban, nặng có thể dẫn đến tử vong. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hàng nghìn ca di tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh.

Người chăn nuôi thực hiện ‘5 không’ để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi29/11/2021Tỉnh Quảng Trị hiện đang bước vào giai...
08/12/2021

Người chăn nuôi thực hiện ‘5 không’ để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi
29/11/2021
Tỉnh Quảng Trị hiện đang bước vào giai đoạn thời tiết chuyển mùa và diễn biến phức tạp. Mưa rét kéo dài đan xen những ngày nắng ấm đã tác động bất lợi đến sức đề kháng của đàn vật nuôi, trong đó có con lợn. Tại địa bàn tỉnh, quy mô chăn nuôi lợn nhỏ lẻ trong nông hộ đang còn phổ biến. Sau một thời gian khá dài, trên địa bàn tỉnh, dịch tả lợn Châu Phi ít xuất hiện nên người chăn nuôi và một số địa phương chủ quan, chưa tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống cần thiết. Việc tiêm phòng các loại bệnh cho lợn đạt tỉ lệ thấp, triển khai chậm so với thời điểm có nguy cơ cao làm phát sinh dịch bệnh. Do vậy, khi dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại như hiện nay đã gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi lợn.Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại 543 hộ, 152 thôn, 62 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 4.159 con lợn, trong đó có 695 con lợn nái, 2.626 con lợn thịt và 838 con lợn sữa bị bệnh chết, buộc chôn hủy với tổng trọng lượng tiêu hủy 195.416 kg (lợn nái 112.143 kg, lợn thịt 79.452 kg, lợn sữa 3.821 kg). Trong 9 tháng đầu năm, dịch xảy ra nhỏ lẻ, rải rác tại 53 xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10/2021 đến nay, dịch bùng phát trở lại và có chiều hướng lây lan nhanh tại 33 xã, phường, thị trấn của 6 huyện, thị xã, thành phố làm 1.392 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy với tổng trọng lượng 76.509 kg.
Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan, UBND tỉnh đã có công văn số 5715/UBND-NN ngày 23/11/2021 về việc tập trung chỉ đạo phòng, chống, kiểm soát bệnh DTLCP. Trong đó nêu rõ, đối với các địa phương phải xác định phòng, chống bệnh DTLCP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hiện nay. Phải tập trung các nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh. Cùng với đó là kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên để tổ chức phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh; quản lý chặt chẽ đàn lợn trên địa bàn đến từng trang trại, từng hộ dân; nhanh chóng phát hiện, cô lập, khống chế và xử lý triệt để các ổ dịch trong thời gian sớm nhất. Tổ chức triển khai quyết liệt, hiệu quả các phương án phòng, chống đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 2815/QĐ-UBND ngày 29/9/2020 về Kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025. Đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, hóa chất, kinh phí để chủ động phòng, chống dịch với phương châm “Huyện giữ huyện, xã giữ xã, thôn giữ thôn, hộ giữ hộ”.
Hiện nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tiến hành tái đàn lợn trong điều kiện gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Do vậy, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương cần tổ chức quản ý chặt chẽ công tác tái đàn, tăng đàn lợn trên địa bàn, đảm bảo không để tái phát bệnh DTLCP. Xử lý nghiêm những trường hợp tái đàn không khai báo, không đảm bảo điều kiện để xảy ra dịch bệnh và không thực hiện hỗ trợ kinh phí khi có lợn phải tiêu hủy do mắc bệnh đối với những trường hợp vi phạm theo quy định. Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn chết, lợn bệnh kịp thời, đảm bảo yêu cầu, không để lây lan dịch bệnh, không để gây ô nhiễm môi trường.
Các địa phương khẩn trương rà soát và tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, tai xanh… cho đàn lợn. Hộ chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định, để dịch xảy ra bắt buộc tiêu hủy và không được hỗ trợ. Các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến tận cơ sở, đến từng hội viên, từng hộ chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định và cam kết báo cáo ngay khi phát hiện dịch bệnh trên đàn lợn, không giấu dịch. Tuyên truyền và yêu cầu người chăn nuôi thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán; không giết mổ, mua bán lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý làm thức ăn cho lợn.
Chính quyền các xã, thị trấn trong tỉnh tập trung quản lý các hộ có kinh doanh động vật trên địa bàn, cam kết không mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật chưa qua kiểm dịch. Tổ chức việc vệ sinh tiêu độc định kỳ trên địa bàn bằng các loại hóa chất có hiệu quả cao, an toàn. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện việc đăng ký kê khai ban đầu theo quy định; chủ động thực hiện vệ sinh tiêu độc chuồng trại, khu vực chăn nuôi định kỳ. Tuyệt đối không cho vật nuôi khác vào chuồng. Sử dụng lưới bảo vệ chuồng trại để hạn chế tối đa côn trùng, chuột vào chuồng nuôi.
Trong điều kiện bệnh DTLCP diễn biến phức tạp như hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng, chống đối với bệnh. Chuẩn bị đủ hóa chất, vật tư để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm lợn; kiểm soát giết mổ tại các cơ sở, điểm giết mổ lợn, các chợ và các nơi có nguy cơ cao trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức việc lấy mẫu xét nghiệm tại các địa phương mới xuất hiện dịch, tái phát dịch sau 21 ngày. Tăng cường công tác giám sát đến tận hộ nuôi lợn, tận trang trại chăn nuôi lợn; tổ chức quản lý các cơ sở kinh doanh, chợ buôn bán lợn và sản phẩm lợn; cam kết không mua bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn chưa qua kiểm dịch.
Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra thường xuyên các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. Xây dựng kế hoạch và chủ động lấy mẫu giám sát lưu hành mầm bệnh DTLCP để phát hiện sớm, cảnh báo và kịp thời tổ chức triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Có một thực tế là hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, quy mô nông hộ chiếm tỉ lệ cao. Với hình thức chăn nuôi truyền thống, các hộ tận dụng được phụ phẩm nông nghiệp, đất đai, công lao động nhàn rỗi. Song cũng vì thế mà tiềm ẩn nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao. Trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là rất thiết thực. Hướng chăn nuôi mới này đem đến nhiều lợi ích rõ rệt như giảm tỉ lệ dịch bệnh do có những biện pháp xử lý chuồng trại, thú y, thức ăn, vệ sinh môi trường. Từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh, giúp đảm bảo sức khỏe đàn vật nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho người nuôi.

CÁCH DIỆT RUỒI XANH VÙNG NÔNG THÔNCách diệt ruồi xanh ở vùng nông thôn không được chia sẻ nhiều, đó là lý do vì sao đến ...
06/12/2021

CÁCH DIỆT RUỒI XANH VÙNG NÔNG THÔN
Cách diệt ruồi xanh ở vùng nông thôn không được chia sẻ nhiều, đó là lý do vì sao đến giờ nhiều gia đình vẫn phải bó tay trước loài côn trùng này.
Ruồi xanh có nhiều ở khu vực nông thôn, còn được biết tới với tên gọi khác là ruồi nhặng, nhặng xanh… Nhìn vào vẻ ngoài, giống ruồi này cũng không khác gì nhiều so với một số loại ruồi khác thường xuyên xuất hiện trong môi trường sống, làm việc của con người. Đó là lý do vì sao khi cần, bạn vẫn có thể diệt ruồi xanh bằng một số cách diệt ruồi thông thường vẫn được biết tới.
Tìm hiểu về loài ruồi xanh
Giống như tên gọi, ruồi xanh có phần thân màu xanh bóng kinh loại, nhìn vào rất thu hút. Kích thước của một con trưởng thành thường từ 6 đến 10cm, to hơn những con ruồi nhà thông thường và những loại ruồi khác. Tuy nhiên, môi trường sống và sinh sản của ruồi xanh thì không khác gì so với những giống ruồi cùng loại khác, vẫn là môi trường dơ bẩn, nơi có tùi tanh hôi như thịt thối, xác động vật, bãi rác...
Loài ruồi xanh đặc biệt khỏe mạnh, vòng đời của một con ruồi từ khi là trứng tới lúc trưởng thành kéo dài khoảng từ 9 đến 21 ngày, cũng trải qua các giai đoạn phát triển từ trứng, chuyển sang ấu trùng, sang nhộng trước khi lột xác thành ruồi trưởng thành. Vào những ngày hè nắng nóng, đây là thời điểm mà ruồi xuất hiện dày đặt và tấn công vào khu vực sinh sống của con người, gây nhiều phiền phức cho các gia đình.
Ruồi xanh, loài côn trùng gây bệnh
Môi trường sống là những nơi không sạch sẽ, thường bám vào các bề mặt chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy trên ruồi xanh như là một “cái tổ” chứa đầy các loại mầm bệnh trên đó. Khi chúng bâu vào thức ăn không được đậy kỹ, hoặc đẻ trừng vào trên đó, việc con người ăn những thức ăn đó vào cũng đồng nghĩa đang mang vi khuẩn vào trong cơ thể của mình, dân tới các nguy cơ các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa, bệnh về da, đau mắt…
Đặc biệt, vào những lúc thời tiết nóng bức, đó là lúc ruồi xanh hoạt động nhiều và dày đặc, đây là thời điểm chúng mang mầm bệnh lây lan sang con người nhiều hơn. Hằng năm, số người phải nhập viện liên quan tới vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm vẫn rất đông đảo, mà nguyên nhân trong đó không thể không kể đến một phần do ruồi xanh gây ra, khi chúng bâu vào thức ăn chưa đậy kỹ.

Sốt xuất huyếtSốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến nhất do muỗi gây ra, xuất hiện ở hầu hết các nước nhiệt đớ...
04/12/2021

Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những bệnh phổ biến nhất do muỗi gây ra, xuất hiện ở hầu hết các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt, phát ban, nhức đầu, dễ bầm tím và chảy máu răng, nặng hơn là đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết dưới da. Nếu như tình trạng xuất huyết xảy ra quá nhiều, người bệnh có thể tử vong.
Sốt vàng da
Đây cũng là một dạng bệnh sốt xuất huyết nhưng không có biện pháp điều trị. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này rất dễ bị biến chứng với sốt cao hơn, thậm chí là vàng da (da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng) và chảy máu trong. Căn bệnh này rất dễ gây ra tử vong, cho nên nếu như muốn ngăn chặn, phòng ngừa, bạn nên tiêm chủng để đảm bảo an toàn hơn.pháp điều trị. Bệnh nhân mắc phải căn
Sốt rét
Tương tự như sốt vàng da và sốt xuất huyết, sốt rét cũng là một căn bệnh nguy hiểm và phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây sốt rét là do muỗi cái Anopheles truyền ký sinh trùng Plasmodium vào cơ thể người qua vết cắn.
Những dầu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đó là sốt cao, ớn lạnh, cúm nặng, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị.

Tại sao phải sử dụng dịch vụ diệt mối?Thông tin về loài mốiCó tên khoa học là Isoptera, thuộc nhóm côn trùng và họ hàng ...
03/12/2021

Tại sao phải sử dụng dịch vụ diệt mối?
Thông tin về loài mối
Có tên khoa học là Isoptera, thuộc nhóm côn trùng và họ hàng rất gần với loài gián. Tương tự như kiến, mối là loài côn trùng có tập tính xã hội cao. Chúng sẽ “xây dựng” cho mình một vương quốc trong đó có mối chúa thợ và lính. Mỗi con sẽ nhận nhiệm vụ hoạt động khác nhau trong vương quốc của mình. Trên thế giới hiện nay có hơn 2700 loài.
Tuy nhiên bạn chỉ thường thấy một số loài xuất hiện trong nhà. Nguồn thức ăn chính của chúng là các chất Cellulose từ gỗ. Chính vì thế mà mọi người vẫn luôn tìm cách tiêu diệt chúng vì sợ chúng phá hoại các đồ dùng nội thất trong gia đình. Mối là loài côn trùng xã hội, trong một “vương quốc”, chúng sẽ cùng nhau xây dựng với nhiều con giữ vai trò quan trọng khác nhau.
3 lý do cần phải gấp rút xử lý và phòng chống mối
1. Loài mối là một trong những côn trùng gây hại, chúng sống dựa trên nguồn thức ăn có chứa xenlulô ( gỗ). Mối sinh sống theo tổ chức xã hội rất cao. Nếu không trừ tận gốc chúng có thể gây ra những hậu quả sau: Mối tấn công phá hoại vật dụng liên quan đến gỗ
2. Vì sao cần phải phòng chống mối cho nền móng trước khi xây nhà? Phòng chống mối cho nền móng công trình là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Sẽ giúp chúng ta gia cố, bảo vệ cơ sở hạ tầng và đồ đạc bên trong trước sự tấn công và phá hủy của loài mối.
3. Mối chúa là to cỡ ngón tay cái, dài từ 3-3,5cm, đầu nhỏ nhưng bụng thì to, căng mọng. Có kích thước to gấp nhiều lần so với các con mối khác. Một vòng đời của mối chúa thường đẻ khoảng 15 triệu trứng và tuổi thọ của chúng có thể lên tới 25 – 50 năm.
Dấu hiệu nhận biết tổ mối
Dấu hiệu đặc trưng để phát hiện tổ mối là những đường đi mà chúng tạo ra trong quá trình đi tìm kiếm thức ăn. Bạn có thể nhận ra những đường đi này bằng mắt thường, chúng thường được đắp kín đất bên ngoài. Đường đi của mối tuy có kích thước không lớn, nhưng lại khá dài để thuận tiện cho việc di chuyển của chúng.
Nếu đường hầm đất trên tường hoặc gỗ còn ẩm ướt. Chứng tỏ bên trong vẫn có nhiều mối sinh sống và di chuyển thường xuyên. Ngược lại, nếu đường hầm khô và dễ b**g ra thì khả năng cao không có hoặc có ít mối bên trong đường hầm này.
Ở một số trường hợp, mối sống trực tiếp bên trong đồ gỗ hoặc thân tường mà không cần làm đường hầm. Lúc này, bạn có thể gõ nhẹ vào các vị trí nghi ngờ có mối. Nếu âm thanh nghe bục bục như bị rỗng bên trong. Thì có lẽ đây chính là nơi trú ngụ của một đàn mối đáng ghét. Khi đó, việc áp dụng cách xử lý mối của bạn cũng trở nên khó khăn hơn nhiều lần.

Hậu Giang: Tăng cường phòng bệnh trên gia súc, gia cầm22/11/2021 | 16:30Các xã, thị trấn đang bước vào cao điểm triển kh...
02/12/2021

Hậu Giang: Tăng cường phòng bệnh trên gia súc, gia cầm
22/11/2021 | 16:30
Các xã, thị trấn đang bước vào cao điểm triển khai Tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Qua đây, góp phần giảm thiểu rủi ro dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện trên gia súc, gia cầm ở thời điểm cuối năm.
Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi
Tại Hậu Giang, phổ biến nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm nông hộ, truyền thống. Hình thức chăn nuôi này không chỉ góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm mà còn ổn định sinh kế cho nhiều gia đình ở khu vực nông thôn. Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, những năm gần đây, đa phần hộ chăn nuôi đã quan tâm nhiều hơn đến các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khâu phòng bệnh được áp dụng một cách bài bản, khoa học nhằm tăng hiệu quả bảo vệ đàn; thực hiện tốt yếu tố “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Ngoài công việc đồng áng, chăn nuôi heo giúp gia đình bà Ngô Thị Bảy, ở ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, có thêm nguồn thu nhập khá mỗi năm. Tận dụng khu đất nhỏ phía sau nhà, bà Bảy bơm đất lên rồi xây khu chuồng cao ráo. Chuồng trại nằm tách biệt và thiết kế sẵn chỗ để thức ăn, thuốc men cho heo. Hạn chế tối đa người lạ đến gần chuồng.
nuôi gà hậu giang
Người dân tăng cường các biện phòng bệnh trên gia súc, gia cầm lúc giao mùa. (Ảnh tư liệu).
Bà Bảy chia sẻ: “Ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, sản xuất khó khăn, đàn heo béo tốt gần 20 con là cả một khối tài sản đối với tôi. Từng nhiều lần đối mặt với dịch bệnh xuất hiện nên tôi tích lũy được kinh nghiệm chăn nuôi. Tôi quan tâm nhiều tới chuyện tiêm vắc-xin phòng đủ bệnh, chế độ dinh dưỡng cho heo phù hợp và giữ chuồng trại thông thoáng”.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VỆ SINH, KHỬ KHUẨN CHUỒNG GÀNuôi gà cũng như nuôi heo, khâu vệ sinh chuồng trại cần phải được ch...
01/12/2021

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VỆ SINH, KHỬ KHUẨN CHUỒNG GÀ
Nuôi gà cũng như nuôi heo, khâu vệ sinh chuồng trại cần phải được chăm lo hàng đầu để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của vật nuôi lẫn nhân viên trong trại. Mục đích của việc chăm lo vệ sinh chuồng trại nuôi gà là để phòng ngừa mọi thứ dịch bệnh do vị trùng, siêu vi trùng và ký sinh trùng gây ra khiến gà bị bệnh, bị chết hàng loạt gây hao tốn thuốc men, công lao chăm sóc.
Vì vậy, các trang trại chăn nuôi gà cần có kế hoạch vệ sinh chuồng hàng ngày, hàng tháng.
1. Những việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà cần làm hàng ngày.
Mở cửa ra cho nắng ấm vào chuồng.
Mỗi sáng, nên mở tất cả cánh của chuồng trại để đón ánh nắng ban mai rọi vào khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa).
Vệ sinh máng ăn, máng uống cho gà.
Các loại máng đựng thức ăn, nước uống cho gà là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, vì vậy cần phải được cọ rửa hàng ngày và được khử trùng thường xuyên.
Thay máng phân.
Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai.
Quét dọn thức ăn vương vãi.
Gà có thói quen khi ăn thường dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hột rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khoẻ của gà.
Quét dọn chuồng trại.
Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi …
2. Những việc cần làm hàng tháng.
Có nhiều việc không đòi hỏi bạn phải vệ sinh chuồng trại nuôi gà hàng ngày mà hàng tuần hay hàng tháng mới làm một lần như:
Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại.
Những dụng cụ trong chuồng trại nuôi gà như cuốc xẻng, xe rùa, thau sồ, thúng rổ, chổi … cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Thế nhưng, thường thì ta chỉ rửa qua loa cho sạch đất cát mà thôi, sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Như vậy chưa đủ, chúng ta cần sát trùng dụng cụ bằng dung dịch diệt khuẩn như Arusan, vừa tiêu diệt được vi khuẩn gây hại nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe vật nuôi.
Khử mùi hôi.
Chuồng gà nếu làm đúng kỹ thuật, lúc nào cũng được thông thoáng mát mẻ và giữ gìn vệ sinh tốt thì mùi hôi thối cũng không đến nỗi quá nồng nặc, khó ngửi.
Mùi hôi thối không những gây khó chịu cho người mà còn có hại đến sức khoẻ của loài gà, vì gà rất mẫn cảm với mùi xú khí này, dễ bị bệnh đường hô hấp.
Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập.
Một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi gà tránh được mầm bệnh xâm nhập chính là khử trùng chuồng trại định kì hàng tháng. Ngoài cũng nên khử trùng những người có phận sự quét dọn, cho gà ăn uống trước khi vào chuồng gà. Một trong những dung dịch diệt khuẩn được các trang trại sử dụng rộng rãi hiện nay chính là Arusan, dung dịch diệt khuẩn tự nhiên, rất an toàn cho người sử dụng.
Khử trùng chuồng gà.
Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại thì vấn đề khử trùng để tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi cũng phải được thực hiện thường xuyên. Vì vậy, việc lựa chọn dung dịch diệt khuẩn đóng vai trò rất quan trọng, ngoài tính năng: diệt khuẩn nhanh (tức thời), phổ kháng khuẩn đủ rộng để tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh gồm vi trùng gram dương, gram âm, vi trùng sinh bào tử, bào tử vi trùng, các virus có vỏ bọc, các virus không có vỏ bọc, các loại nấm mốc và nguyên sinh động vật, có hoạt tính tốt trong điều kiện môi trường có chất hữu cơ.
Thuốc khử trùng phải an toàn tuyệt đối cho gia súc, không gây độc hại hoặc kích ứng đường hô hấp, từ đó có thể khử trùng chuồng trại định kỳ khi gia súc, gia cầm đang sinh sống, hoặc khử trùng mầm bệnh lúc đang có dịch xảy ra bằng cách phun xịt trực tiếp lên chuồng trại và đàn gia súc, nhằm ngăn chặn mầm bệnh lây.
Kinh nghiệm gần đây cho thấy sử dụng thuốc khử trùng an toàn phun xịt chuồng trại có gia súc đang sống giúp hạn chế ổ dịch, hạn chế sự lây lan bệnh trong đàn, hỗ trợ rất tốt cho các biện pháp điều trị, từ đó giảm thấp tử số, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong điều trị.

Address

KCN Phú Thị, Gia Lâm
Hanoi
100000

Telephone

+84866092219

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Green Methr_ Khắc Tinh Của Côn Trùng Gây Hại posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category

Nearby pet stores & pet services